1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn bản nuôi tại huyện yên châu tỉnh sơn la

79 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN ĐĂNG NGỮ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢN NUÔI TẠI HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN ĐĂNG NGỮ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢN NUÔI TẠI HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI MÃ SỐ : 60.62.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI HÀ NỘI - 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Đăng Ngữ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian 2 năm học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, các tổ chức và cá nhân nơi thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Cô PGS.TS. Lê Thị Thúy, văn phòng dự án GEF – UNEP - ILRI, cùng các thành viên của Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế của Viên Chăn nuôi quốc gia. Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trạm Thú y, cán bộ các xã và bà con nhân dân trong huyện Yên Châu đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài. Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên khuyến khích tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Đăng Ngữ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài 2 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Vấn đề bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi ở địa phương 3 2.2 Đặc điểm sinh sản của lợn và các yếu tố ảnh hưởng 4 2.2.1 Đặc điểm sinh sản của lợn 4 2.2.2 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 6 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái 8 2.3 Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn và những yếu tố ảnh hưởng 14 2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng phát dục 14 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng 15 2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tăng trọng của lợn thịt 16 2.4 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước 19 2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 19 2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 20 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1 Đối tượng nghiên cứu 24 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 3.2 Địa điểm, thời gian tiến hành 24 3.3 Nội dung nghiên cứu 25 3.3.1 Điều tra tình hình chăn nuôi lợn Bản trên địa bàn huyện Yên Châu 25 3.3.2 Xác định đặc điểm sinh học của lợn Bản nuôi trên địa bàn huyện Yên Châu 25 3.3.3 Xác định khả năng sinh trưởng qua các tháng tuổi của lợn thịt 25 2.3.4 Xác định khả năng sinh sản 25 2.3.5 Xác định chất lượng thịt qua các chỉ tiêu mổ khảo sát 25 3.4 Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1 Phương pháp điều tra 26 3.4.2 Phương pháp đánh giá, giám định ngoại hình thể chất của lợn 26 3.4.3 Phương pháp xác định sức sản xuất của vật nuôi 26 3.5 Phương pháp xử lý số liệu 30 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 4.1 Kết quả điều tra về số lượng, cơ cấu đàn lợn và phương thức chăn nuôi 31 4.1.1 Số lượng và cơ cấu đàn lợn của huyện Yên Châu qua 3 năm (2010 – 2012) 31 4.1.2 Cơ cấu đàn lợn nuôi trong một số xã điều tra 34 4.1.3 Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Yên Châu 38 4.2 Kết quả đánh giá một số đặc điểm sinh học 41 4.2.1 Kết quả điều tra về màu sắc lông da 41 4.2.2 Kết quả đánh giá mức độ cảm nhiễm bệnh của lợn Bản 45 4.3 Kết quả theo dõi về khả năng sản xuất của lợn Bản 46 4.3.1 Kết quả theo dõi về các chỉ tiêu khối lượng 46 4.3.2 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của lợn nái Bản 51 4.4 Kết quả mổ khảo sát – đánh giá phẩm chất thân thịt 58 4.4.1 Kết quả mổ khảo sát 58 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v 4.4.2 Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn 60 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62 5.1 Kết luận 62 5.2 Đề nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Khả năng sinh sản của lợn phụ thuộc vào giống 8 4.1 Số lượng và cơ cấu đàn lợn qua 3 năm (2010 – 2012) (nghìn con) 31 4.2 Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm điều tra 35 4.3 Cơ cấu đàn lợn Bản tại một số xã điều tra năm 2012 37 4.4 Tình hình chăn nuôi lợn Bản và quy mô trong các hộ 39 4.5 Phương thức chăn nuôi 40 4.6 Một số đặc điểm ngoại hình của đàn lợn Bản 44 4.7 Mức độ cảm nhiễm bệnh của lợn Bản 45 4.8 Sinh trưởng tích lũy của lợn Bản 47 4.9 Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn Bản 49 4.10 Sinh lý sinh dục của lợn nái Bản hậu bị 52 4.11 Khả năng sinh sản của lợn nái Bản 54 4.12 Một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của lợn nái Bản qua các lứa đẻ 56 4.13 Khối lượng và kích thước một số chiều đo của lợn nái sinh sản 58 4.14 Tỷ lệ phần thân thịt có giá trị 59 4.15 Thành phần hóa học của thịt lợn Bản 60 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Biểu đồ biểu diễn số lượng và cơ cấu đàn lợn huyện Yên Châu giai đoạn 2010 – 2012 32 4.2 Biểu đồ cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm điều tra 35 4.3 Biểu đồ cơ cấu đàn lợn Bản tại một số xã điều tra năm 2012 37 4.4 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn Bản qua các tháng tuổi 48 4.5 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn Bản qua các tháng tuổi 49 4.6 Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn Bản qua các tháng tuổi 50 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu về thịt lợn của người tiêu dùng ngày một nâng cao không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng. Trong những năm qua, các giống lợn ngoại nhập như Yorshien, Landrace, Duroc…và lợn lai (lợn nội x lợn ngoại hay lợn ngoại x lợn ngoại) đang được nuôi phổ biến ở các vùng trong khi đó các giống lợn nội đang có xu hướng giảm dần, một số giống còn có nguy cơ tuyệt chủng. Các giống lợn ngoại nhập phải được nuôi bằng thức ăn công nghiệp và quản lý theo phương pháp công nghiệp, có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, ở các vùng nông thôn nghèo, vùng núi cao, nơi không có điều kiện đầu tư cho phát triển chăn nuôi, các giống lợn địa phương vẫn được ưa chuộng. Ngoài ra, các giống địa phương còn là nguồn gen quí và đa dạng để khai thác, lai tạo các giống thương phẩm và tạo ra hệ thống nông nghiệp bền. Lợn Bản tại Sơn La nói chung và tại huyện Yên Châu nói riêng được gọi bằng nhiều tên địa phương khác nhau: Lợn Bản, Lợn Mán, Lợn Đen… có một số ưu điểm như chất lượng thịt thơm ngon, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu vùng núi và được các dân tộc Tày, Dao, H` Mông nuôi dưỡng lâu đời, thường nuôi thả rông. Do sự hiểu biết còn hạn chế, người dân tộc Thái thường dùng con đực phối với mẹ của chúng, vì vậy tỷ lệ thụ thai kém, thai chết lưu cao, tỷ lệ nuôi sống thấp nên chăn nuôi lợn thường lỗ và mang tính tận dụng. Tuy nhiên lợn Bản chịu đựng tốt với điều kiện, hoàn cảnh nông hộ nghèo, không đòi hỏi thức ăn dinh dưỡng cao, chi phí đầu tư thấp, ít bệnh tật mà thịt lại thơm ngon. Giống lợn này được coi là đặc sản, bán với giá thành cao, trong những năm [...]... chất lượng của giống lợn Bản tại địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn Bản nuôi tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La 1.2 Mục tiêu của đề tài - Xác định năng suất sinh sản của lợn Bản nuôi tại huyện Yên Châu - Xác định khả năng sinh trưởng của lợn Bản nuôi tại huyện Yên Châu - Xác định hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn Bản tại huyện Yên Châu 1.3... ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đàn lợn Bản địa phương nuôi tại 3 xã trọng điểm của huyện Yên Châu – Tỉnh Sơn La Khảo sát 110 lợn ở Yên Sơn, 105 lợn ở Phiêng Khoài và 105 lợn ở Chiềng On để xác định các đặc điểm sinh học thông qua các chỉ tiêu: 3.2 Địa điểm, thời gian tiến hành - Địa điểm: + Theo dõi đàn lợn Bản tại 3 xã (Yên Sơn, Phiêng Khoài, Chiềng On) thuộc huyện. .. On) thuộc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La và phòng khuyến nông huyện Yên Châu + Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm của Viện Chăn nuôi quốc gia - Thời gian tiến hành: 6/2012 đến 6/2013 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều tra tình hình chăn nuôi lợn Bản trên địa bàn huyện Yên Châu - Số lượng và cơ cấu đàn lợn nuôi tại vùng điều tra... Theo Lê Đình Cường và cộng sự (2006), lợn Bản nuôi tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có các chỉ tiêu về sinh sản và sinh trưởng như sau: Số lứa đẻ/năm: 1,2 lứa, số con sơ sinh/lứa: 9,75 con; số con sơ sinh còn sống: 8,06 con; số con cai sữa/lứa: 5,4 con Theo Trần Thanh Vân và cộng sự (2005), lợn Mẹo nuôi tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La được đồng bào H’Mông thuần hoá từ lâu đời, chủ yếu được nuôi chăn thả tự... triển xuất sắc và 2 giống phát triển ít (Lê Viết Ly, Hoàng Văn Tiệu, 2004, Hội nghị bảo tồn quỹ gen vật nuôi, (1990 – 2004) 2.2 Đặc điểm sinh sản của lợn và các yếu tố ảnh hưởng 2.2.1 Đặc điểm sinh sản của lợn * Khái niệm Sinh sản là quá trình mà ở đó con đực sản sinh ra tinh trùng và con cái sản sinh ra trứng, sau đó tinh trùng và trứng được thụ tinh với nhau ống dẫn trứng, hình thành hợp tử và phát... cung của con cái, cuối cùng đẻ ra một thế hệ mới khả năng sinh sản được biểu hiện qua các chỉ tiêu như số con sơ sinh sống, tỷ lệ nuôi sống, khả năng tiết sữa, số con cai sữa… * Đặc diểm sinh sản của lợn Theo Vũ Đình Tôn (2009), lợn là loài đa thai có khả năng sinh sản cao, có thể đẻ nhiều con/ lứa, nhiều lứa/ năm, lợn có khả năng thành thục sớm Theo Nguyễn Thiện (2006), tuổi bắt đầu phối giống của. .. năng lượng của cơ thể cho các hoạt động Nếu hoàn toàn không cho lợn vận động thì tính thèm ăn của lợn giảm, khả năng tiêu tốn thức ăn bị giảm sút rõ rệt Do vậy, cần bố trí chuồng nuôi sân chơi phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của lợn, của từng loại lợn và mục đích của người chăn nuôi * Sức khoẻ và khối lượng sơ sinh Thể chất của lợn con khoẻ hay yếu, khối lượng sơ sinh cao hay thấp và trong giai... cấu đàn lợn nuôi tại vùng điều tra - Phương thức chăn nuôi - Quy mô đàn lợn nuôi trong hộ gia đình 3.3.2 Xác định đặc điểm sinh học của lợn Bản nuôi trên địa bàn huyện Yên Châu - Kết cấu ngoại hình (đầu, thân, chân, móng … ) - Màu sắc lông, da, tập tính ăn uống … - Mức độ cảm nhiễm bệnh tật 3.3.3 Xác định khả năng sinh trưởng qua các tháng tuổi của lợn thịt - Sinh trưởng tích lũy (kg/con) - Sinh trưởng... giống lợn nội là: Lợn Sóc 9-12 tháng tuổi, Lợn Ỉ 4-5 tháng tuổi, Lợn Móng Cái 7-8 tháng tuổi, Lợn Mẹo 10 tháng tuổi, Lợn Bản Mường Khương 10-11 tháng tuổi Lợn đực: thành thục về tính sớm hơn ( 2 tháng đối với lợn nội) Hoạt động sinh dục của lợn cái chịu ảnh hưởng của cá yếu tố thần kinh và thể dịch (Sơ đồ 2.1) Dưới tác dụng của các yếu tố ngoại cảnh, não bộ tác động đến vùng dưới đồi (hypothalamus) sản. .. nuôi lợn Bản trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế cho những vùng miền núi khó khăn Lợn Bản, nếu được tác động kỹ thuật để cải tạo, chọn giống tốt, có thể làm nguyên liệu để lai tạo với lợn ngoại nâng cao được năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi Xuất phát từ thực tế trên của địa phương, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và . tài: Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn Bản nuôi tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La . 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định năng suất sinh sản của lợn Bản nuôi tại huyện Yên Châu. . NGUYỄN ĐĂNG NGỮ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢN NUÔI TẠI HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI MÃ SỐ : 60.62.01.05 NGƯỜI. VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN ĐĂNG NGỮ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢN NUÔI TẠI HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN