Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học )

141 4K 16
Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGÔ THỊ THU TRANG NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGÔ THỊ THU TRANG NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Đức Phương. Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong khóa luận là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Ngô Thị Thu Trang LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đoàn Đức Phương, người thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới tất cả các thày giáo, cô giáo trong trường, các thày giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi vốn kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trường, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Ngô Thị Thu Trang MỤC LỤC: Mở đầu: ……… ….…………………………………………… ……… …… 1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….………1 2. Lịch sử vấn đề …………………… ……………………………….…. 3 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu…… ………… ……… 12 4. Phương pháp nghiên cứu……………………… …………………… 13 5. Cấu trúc luận văn …… …………… ……………………………. ….14 Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Kim Lân 14 1. Hành trình sáng tác của Kim Lân…………………………………….…14 1.1. Sáng tác của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945 …… .15 1.2. Sáng tác của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám 1945 … ……19 2. Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân …………… .…………………… 21 2.1. Quan niệm của Kim Lân về con người … …………………… …22 2.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp ………………………….……33 2.3. Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn ……… ……………… 44 Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân ………… ….……….….… 48 1. Nhân vật trong tác phẩm văn học …………………… …… ……….48 2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân …….………… ………50 2.1. Nhân vật mang thân phận bé mọn, thua thiệt ……………… …50 2.2. Nhân vật nặng lòng với quê hương bản xứ ……….………….…60 2.3. Nhân vật có sức sống tiềm tàng …………….…….………….…67 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân …….…73 3.1. Tạo dựng chân dung nhân vật ……………………….…………73 3.2. Đặt nhân vật vào những tình huống thử thách, …… ………… 79 3.3. Khắc họa đời sống nội tâm nhân vật …………….……………. 81 3.4. Xây dựng nhân vật mang tính chất tự truyện …….…………….87 Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân … .……………… ……. 93 1. Cốt truyện trong tác phẩm văn học … ………….……………………. 93 2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân …… ….………… 95 2.1. Cốt truyện tuyến tính ………………… …… ……………… 95 2.2. Cốt truyện gấp khúc ………………………….……………… 99 2.3. Cốt truyện khung ……………………….…………… ……. .103 2.4. Cốt truyện tâm lý ……………………….……………………. 106 3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của Kim Lân … 111 3.1. Trình bày … … ………………………………… ……… 111 3.2. Vận động ………………….………………….…… … …… 116 3.3. Kết thúc………………………………….… …… …………. 124 Kết luận: ………………….…………………… …… ………………… 127 Thư mục tham khảo 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm những nhà văn viết không nhiều nhưng lại tạo được những dấu ấn đặc biệt. Nhắc đến ông, cả bạn đọc và bạn văn đều cảm nhận một điều gì đó gần gũi, thân thiết mà cũng rất đáng nể trọng. Cái tên Kim Lân đã được công chúng biết và nhớ đến từ rất sớm, khi ông cho đăng Đứa con người vợ lẽ trên báo Trung Bắc chủ nhật năm 1942. Hơn tám mươi năm cuộc đời và gần sáu mươi năm đau đáu với nghiệp văn nhưng gia tài ông để lại không nhiều, chỉ khoảng ngoài ba mươi tác phẩm, mà chủ yếu lại chỉ là truyện ngắn. Vỏn vẹn chừng ấy “đứa con tinh thần” nhưng “đứa” nào cũng có một chỗ đứng, thậm chí vị trí trang trọng, trong lòng độc giả. Nhớ đến Kim Lân là nhớ đến phong vị làng quê Bắc Bộ. Cái hồn quê xứ sở ấy đã thấm đẫm trên từng trang văn của ông. Đó là hơi thở của vẻ đẹp văn hóa tao nhã, nên thơ vùng văn vật, là sức sống bền bỉ, dẻo dai của những con người đồng ruộng vượt lên từ lam lũ cuộc đời, cũng là những ánh lửa của niềm tin yêu, lạc quan mà nhà văn gửi gắm. Không những vậy, nhớ đến Kim Lân, bạn đọc cũng không thể quên cái lối kể chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm, cứ như đang chuyện trò gần gũi, thân thiết, đặc biệt là cái cách ông xây dựng thế giới nhân vật và tổ chức cốt truyện trong tác phẩm. Mọi nỗi niềm muốn tâm sự với cuộc đời, bao mơ ước muốn sẻ chia, gây dựng, và cả tài năng độc đáo đều bộc lộ qua thế giới nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn. Nó cũng bình dị và sâu sắc như chính con người ông vậy. Chính bởi thế, truyện ngắn Kim Lân không những tạo nên một bản sắc rất riêng cho người sáng tạo ra nó mà còn góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện và hiện đại hóa một thể loại văn học vẫn còn mới mẻ của văn đàn dân tộc từ những buổi đầu của thế kỷ XX. 2 Kim Lân cũng là một trong số không nhiều nhà văn luôn có tác phẩm được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn phổ thông qua các thời kỳ. Trước năm 1995, ông có hai tác phẩm được đưa vào chương trình dạy học là Làng (lớp 9 Phổ thông Cơ sở) và Vợ nhặt (lớp 12 Phổ thông Trung học). Sau năm 1995, trong chương trình chỉnh lý sách giáo khoa, hai tác phẩm kể trên vẫn được giữ nguyên vị trí tại chương trình giảng dạy ở các khối lớp. Đặc biệt, tác phẩm Vợ nhặt có mặt trong cả ba bộ sách: Văn học 12 chưa phân ban và Ngữ Văn 12 thí điểm ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngữ Văn 12 thí điểm ban Khoa học Tự nhiên. Hiện nay, khi chương trình Ngữ Văn phổ thông đã có sự thống nhất thì Làng và Vợ nhặt vẫn là các tác phẩm được giảng dạy như trước. Vợ nhặt vẫn có mặt trong hai bộ sách Chương trình chuẩn và Chương trình nâng cao. Cùng với đó, cái tên Kim Lân và Vợ nhặt cũng xuất hiện khá thường xuyên trong các đề thi tốt nghệp Trung học Phổ thông và đề thi tuyển sinh Đại học nhiều năm gần đây. Có thể thấy, Kim Lân là một nhà văn luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học dân tộc. Trong thế giới tác phẩm của Kim Lân, nhân vật và cốt truyện luôn là yếu tố tạo dấu ấn đặc biệt với bạn đọc. Đây cũng là hai phương diện không thể tách rời nhau trong một truyện ngắn nói chung. Nhân vật chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực đời sống một cách hình tượng, cũng là nơi để họ thể hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời. Và cốt truyện lại là phương diện để nhân vật ấy bộc lộ những tính cách thông qua một hệ thống các sự kiện được tạo dựng. Khi viết truyện, Kim Lân luôn có ý thức tạo dựng nhân vật một cách kỹ lưỡng và xây dựng cốt truyện hợp lý, sao cho vấn đề truyền tải đến bạn đọc được hiệu quả nhất. Việc tìm hiểu nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân sẽ giúp bạn đọc phần nào thấy rõ hơn những thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống cũng như tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của ông. 3 Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân làm đề tài nghiên cứu cho mình. 2. Lịch sử vấn đề Là cây bút truyện ngắn sớm có chỗ đứng vững chãi trên văn đàn dân tộc, cũng là nhà văn được bạn đọc trân trọng và yêu mến trong suốt thời gian qua, Kim Lân và tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng bàn luận, nghiên cứu của rất nhiều học giả, độc giả khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin hệ thống những ý kiến, nhận định nổi bật về tác giả, tác phẩm và những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài. Năm 1942, Kim Lân trình làng văn tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ lẽ trên tờ báo Trung Bắc chủ nhật. Rồi sau đó là hàng loạt truyện ngắn khác như Đứa con người cô đầu, Người kép già, Đôi chim thành… Rất nhanh, tên tuổi ông đã để lại một dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. Và có lẽ, người nghiên cứu sớm nhất về truyện ngắn Kim Lân chính là nhà văn Nguyên Hồng. Trong cuốn Những nhân vật ấy đã sống với tôi, ông đã hồi tưởng lại: “Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân… Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì đó chân chất của đời sống con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình…” [18, tr. 82]. Như vậy, tác phẩm của ông đã có một ấn tượng sâu sắc về nội dung tư tưởng và giọng điệu với bạn đọc. Sau hàng loạt truyện ngắn của Kim Lân ra đời, cùng với thời gian, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn dày dặn và cụ thể hơn về tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của ông. Sáng tác của Kim Lân đã được giới phê bình quan tâm trên rất nhiều bình diện. 4 Nổi bật hơn cả và cũng sớm hơn cả là hướng nghiên cứu tập trung vào nội dung sáng tác của Kim Lân. Đây cũng là điều tất yếu, bởi vấn đề nhà văn phản ánh cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa những điều trăn trở, quan tâm của họ trước cuộc đời. Điều làm nên ấn tượng “gần gũi” với Nguyên Hồng từ tác phẩm của Kim Lân cũng không là gì xa lạ ngoài thế giới mà nhà văn phản ánh: đời sống của những con người “nghèo hèn, khổ đau”. Sau này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn học số 6 với nhan đề: Văn xuôi Kim Lân đã nói cụ thể hơn về nội dung truyện ngắn của tác giả này: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ bến sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trai, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hằng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy” [1]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong một bài viết: Kim Lân – nhà văn của những kiếp người đầu thừa đuôi thẹo cũng khẳng định: “Hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách tự nguyện” [67]. Năm 1983, trong bài viết Khải luận cho cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng cho rằng, “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [32, tr. 64]. [...]... thập và phân loại các dấu hiệu nghệ thuật nổi bật trong sáng tác của Kim Lân xoay quanh vấn đề nghiên cứu 5 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Kim Lân - Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân 13 Chƣơng 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA KIM. .. hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách thức tổ chức cốt truyện của nhà văn Mục đích của luận văn khi nghiên cứu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm vài ý kiến trong việc tìm hiểu tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn từ hai phương diện nhân vật và cốt truyện Qua đó, góp thêm phần khẳng định vị trí của ông trong nền văn xuôi Việt Nam hiện... người đi trước, luận văn của chúng tôi xin tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện hơn về Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân, với mong muốn góp thêm chút tiếng nói nhỏ thể hiện tấm lòng yêu quý và trân trọng những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn 3 Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân Từ đó tìm... đọc với nhà văn Trong chương trình dạy học Ngữ Văn hiện hành, Kim Lân cũng là tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học: Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Vì vậy, khi thực hiện công trình này, chúng tôi cũng mong muốn đóng góp thêm một vài ý kiến vào công việc học tập và giảng dạy truyện ngắn Kim Lân ở nhà trường Phạm vi nghiên cứu của đề tài: các truyện ngắn của Kim Lân đã được... truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ, 1948, NXB Văn nghệ, Hà Nội, 1955 Nên vợ nên chồng, tập truyện ngắn, NXBVăn nghệ, Hà Nội, 1955 Ông lão hàng xóm (cùng Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng), NXB Văn nghệ, Hà Nội, 1957 12 Anh chàng hiệp sĩ gỗ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1958 Vợ nhặt, tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà nội, 1984 Ông Cản Ngũ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984 Tuyển tập Kim Lân, NXB Văn học, Hà Nội, 1996 Kim Lân. .. định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm: Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo… Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [8, tr 31] Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn Truyện của ông thường... đáng về các kiểu truyện ngắn của nhà văn: “Bằng vào hai tập Vợ nhặt và Nên vợ nên chồng, có thể kể được khoảng ba kiểu truyện chính Kiểu phổ biến hơn cả có thể gọi là những truyện ngắn tính cách Nhiệm vụ nghệ thuật mà nhà văn vẽ ra ở đó là vẽ ra một con người ( ) Hơi khác chút ít với kiểu truyện tính cách này, Vợ nhặt là truyện ngắn không chú tâm hẳn vào nhân vật nào ( ) Diễn biến của truyện không nhằm... thuật của nhà văn tập trung ở khung cảnh cuộc sống, con người làng quê - Kim Lân là nhà văn có tấm lòng nhân hậu, có lối viết giản dị mà kỹ lưỡng Vấn đề nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân đã được các nhà nghiên cứu đề cập tới trong các công trình kể trên Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện riêng lẻ như là một vài nhận định trong tổng thể các bài viết 11 Trên tinh thần tiếp thu và vận dụng những... cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân ( ại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) Ở đây, người viết đã khái quát được những nội dung và phương thức tự sự chủ đạo trong văn xuôi nghệ thuật Kim Lân: “Thế giới và cuộc sống con người trong văn xuôi nghệ thuật Kim Lân về căn bản là thế giới 10 được nhìn từ quê hương, hay mang hình bóng quê hương đồng bằng Bắc Bộ vốn dung dị và kín đáo, thân thuộc của nhà văn và “Phương... nhân vật và cốt truyện, từ đó tổng kết, đánh giá về các kiểu nhân vật, kiểu cốt truyện và nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn - Phương pháp loại hình: xem xét sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hình thể loại, loại hình văn bản nghệ thuật - Phương pháp so sánh: đối chiếu các vấn đề nghiên cứu về truyện ngắn Kim Lân với truyện ngắn của một số tác giả khác để đi tìm những sự tương đồng và khác biệt . dựng nhân vật và cách thức tổ chức cốt truyện của nhà văn. Mục đích của luận văn khi nghiên cứu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm vài ý kiến trong. của Kim Lân về việc viết văn ……… ……………… 44 Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân ………… ….……….….… 48 1. Nhân vật trong tác phẩm văn học …………………… …… ……….48 2. Các kiểu nhân vật trong truyện. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGÔ THỊ THU TRANG NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã

Ngày đăng: 06/07/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan