1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

26 432 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 441,73 KB

Nội dung

Chính điều đó đã gợi ý cho chúng tôi tiến hành luận văn này với những hướng nghiên cứu sâu hơn về nhân vật của Tản Đà và các biện pháp nghệ thuật mà ông sử dụng để tạo ra thế giới nhân v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

NHÂN VĂN

-

ĐOÀN THỊ THÚY

NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM

VĂN XUÔI TỰ SỰ CỦA TẢN ĐÀ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

(ngành) Văn học

Hà Nội - 2014

Trang 2

Công trình đ-ợc hoàn thành tại: Khoa Văn, trường Đại học

Khoa học xó hội và Nhõn văn, ĐHQGHN

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Hải Yến

Phản biện 1: GS TS Trần Ngọc Vương

Phản biện 2: PGS TS Vũ Thanh

Luận văn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp

tại: Văn phũng Khoa Văn, ĐHKHXH & NV

16 giờ 15, ngày 21 tháng 12 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm th- viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Việc lựa chọn đề tài luận văn Nhân vật trong tác phẩm

văn xuôi tự sự của Tản Đà của chúng tôi như một tìm tòi bổ

sung cho viê ̣c nhâ ̣n diê ̣n mô ̣t cây bút đô ̣c đáo của giai đoa ̣n giao

thời những năm đầu thế kỷ XX trong li ̣ch sử văn ho ̣c dân tô ̣c ,

và dựa trên những lý do sau:

1.1 Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tản Đà

nổi lên như một ngòi bút độc đáo, dồi dào năng lực sáng tác Đi

khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể

loại: thơ, hát nói, văn, kịch, dịch thuật, biên khảo Với những

dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông

được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới

trong nền văn học Việt Nam, là gạch nối giữa hai thời kỳ văn

học cổ điển và hiện đại

1.2 Bên cạnh một Tản thi sĩ còn có một Tản

Đà-người viết văn xuôi Không chỉ chiếm một khối lượng lớn trong

di sản văn chương, văn xuôi còn là lĩnh vực mà không ít lần

Tản Đà thừa nhận đã dành nhiều “tinh tứ học lực”

Tuy không đươ ̣c đánh giá cao bằng sáng tác thơ , nhưng

trong văn xuôi của Tản Đà cũng chứa đựng rất nhiều những dấu

hiê ̣u biến chuyển của hai thời kì văn ho ̣c, của cá tính sáng tạo ở

nhà văn này Hơn nữa việc tìm hiểu tác phẩm tự sự của Tản Đà

còn có ý nghĩa ở chỗ trước đó là một thời kỳ văn chương dân

tộc thiên về thơ, về chất trữ tình; còn sau đó là một giai đoạn

văn xuôi tự sự liên tục phát triển và có thành tựu

Trang 4

1.3 Với phương thức tự sự , bên ca ̣nh cốt truyê ̣n , nhân

vâ ̣t có vai trò quan tro ̣ng

Nhân vật chính là nơi chứa đựng nội dung, phản ánh tư tưởng,

chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về

nhân sinh của nhà văn Phân tích nhân vật trở thành một con

đường quan trọng để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác

phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn Nhân vật được

coi là đứa con tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật

còn để nhận ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của

nhà văn [52, tr.1]

2 Lịch sử vấn đề

Dựa vào những sưu tầm , chúng tôi có thể tạm chia những

bài nghiên cứu, phê bình về sáng tác của Tản Đà theo mấy loại

sau: Loại thứ nhất là những công trình có tính chất chuyên luận

nghiên cứu một cách khái quát về sự nghiệp sáng tác của Tản

Đà Loại thứ hai là những bài chủ yếu đi sâu khai thác một vài

phương diện của sáng tác Tản Đà Loại thứ ba là những bài viết

tập trung vào một tác phẩm Thứ tư là các bộ giáo trình văn học

dành cho bậc Đại học Ngoài ra còn có những Luận án, Luận

văn nghiên cứu về Tản Đà, văn chương của Tản Đà

Liên quan tới hình thức văn xuôi tự sự mà chúng tôi

đang tìm hiểu có những nghiên cứu như : Năm 1918 Phạm

Quỳnh viết bài Mộng hay mị (Nam Phong, số 7) Cũng trong

năm 1918 Phạm Quỳnh lại viết bài Các bài tựa tập văn xuôi

Khối tình của Tản Đà Đến năm 1941, Nguyễn Tiến Lãng viết

Văn xuôi Tản Đà (NXB Hương Sơn)

Có thể thấy, phần nhiều nghiên cứu, đánh giá về Tản Đà,

thường tâ ̣p trung vào các tác phẩm thơ của ông Những nghiên

cứu về Tản Đ à với tư cách một tác giả văn xuôi còn rất ít ỏi ,

Trang 5

chưa thành một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt Việc tìm

hiểu nhân vâ ̣t trong mảng văn xuôi tự sự của ông la ̣i càng hiếm

hoi hơn Chính điều đó đã gợi ý cho chúng tôi tiến hành luận

văn này với những hướng nghiên cứu sâu hơn về nhân vật của

Tản Đà và các biện pháp nghệ thuật mà ông sử dụng để tạo ra

thế giới nhân vật đó , qua đó thấy được thêm những chi tiết của

tính giao thời của một giai đoạn văn chương

3 Mục đích nghiên cứu

Tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước ,

Luận văn đặt ra nhiệm vụ khảo sát thế giới nhân vâ ̣t xuất hiện

trong các tác phẩm tự sự bằng văn xuôi của Tản Đà và các

phương thức nghệ thuật mà ông dùng để xây dựng nên các nhân

vật này Trên cơ sở đó , luâ ̣n văn cũng mong muốn chỉ ra được

thế giới nhân vâ ̣t ấy thừa hưởng và sáng ta ̣o thêm những gì từ

truyền thống tự sự trước đó của dân tô ̣c và tự sự từ phương Tây

4 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi tư liệu:

Sau khi Tản Đà qua đời, tác phẩm của ông đã qua nhiều

lần thu thập, xuất bản, nhưng phải đến Tản Đà toàn tập (5 tập)

do chính trưởng nam của ông là Nguyễn Khắc Xương sưu tầm,

biên soạn, giới thiệu năm 2002 thì di sản của ông mới coi là đến

tay độc giả đầy đủ nhất Bộ sách chia tác phẩm của Tản Đà

thành 3 phần: thơ, văn xuôi và dịch thuật Phần thơ: tập hợp các

thơ Tản Đà đã in sách, in trên các báo, thơ ở các bài văn,

truyện Các bài thơ được xếp sắp theo thể loại: tứ tuyệt, bát cú,

trường thiên, lục bát, song thất Phần văn xuôi chia ra: đã in

thành sách, in trên các báo Các sách đã in của Tản Đà có nhiều

thể loại: sách truyện, sách nghị luận, sách giáo dục Văn xuôi

in trên các báo cũng phong phú, nhiều về số lượng, đa dạng về

Trang 6

thể loại và phong cách Phần dịch thuật của Tản Đà có: Kinh

Thi, Đại học, Liêu Trai chí dị và Đường thi Ngoài ra, Tản Đà

còn dịch Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Thuật hoài của

Đặng Dung

Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ lựa chọn

khảo sát những tác phẩm văn xuôi tự sự từ tập 2 của Tản Đà

toàn tập

* Phạm vi vấn đề nghiên cứu:

Đề tài của luận văn tự nó đã hạn định việc tìm hiểu của

chúng tôi ở thế giới nhân vật xuất hiện trong văn xuôi tự sự của

Tản Đà Trong khuôn khổ một luận văn chuyên ngành, chúng

tôi sẽ tập trung vào vấn đề nhân vật với các công việc cụ thể:

Thống kê và phân loại thế giới nhân vật xuất hiện trong những

tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà, từ đó tìm hiểu các phương

thức nghệ thuật mà ông sử dụng, như miêu tả ngoại hình, tính

cách, hành động của nhân vật qua các cốt truyện khác nhau

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng phương

pháp xuyên suốt là văn học sử, đồng thời linh hoạt kết hợp với

lối phân tích nghệ thuật tạo dựng nhân vật Cả hai phương pháp

nói trên còn được cụ thể hoá qua các thao tác thống kê, tổng

hợp, và phân tích…

6 Đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở thống kê, phân loại, đối sánh, luận văn sẽ

đưa ra một phác thảo về thế giới nhân vật mà Tản Đà đã thể

hiện trong các sáng tác văn xuôi tự sự Đồng thời, việc phân

tích đặc điểm của các nhân vật đó cũng như những biện pháp

nghệ thuật mà Tản Đà sử dụng để tạo nên thế giới nhân vật của

Trang 7

ông sẽ góp phần nhìn nhận lại đặc thù sáng tác của Tản Đà và

tư cách một tác gia văn xuôi của ông

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài PHẦ N MỞ ĐẦU , KẾT LUẬN và TÀI LIỆU

THAM KHẢO, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung

Chương 2 Các kiểu nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà

Chương 3 Bút pháp tạo hình và khắc họa tính cách nhân vật

của Tản Đà

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Một số vấn đề chung 1.1 Mô ̣t số khái niê ̣m liên quan

Trong đề tài mà chúng tôi hướng tới có một số khái

niệm cần làm rõ như: nhân vật văn học, và tự sự Chúng tôi lựa

chọn cách hiểu các khái niệm này từ một số từ điển, như: Từ

điển văn học (Bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi,

Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2005), Từ điển thuật

ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi

(2007)

1.2 Các hình thức tự sự Việt Nam thời trung đại

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chú ý tới một số hình

thức tự sự thời trung đại của văn học Việt Nam như: Liệt

truyện, tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, truyện thơ

Nôm

Trước hết là hình thức Liệt truyện Liệt truyện là một

thể loại do Tư Mã Thiên sáng tạo, xuất hiện trong Sử ký, về sau

ảnh hưởng đến cách chép sử, chép gia phả, viết bi ký,…

Trang 8

Tiếp theo là Tiểu thuyết chương hồi Hầu hết các tác

phẩm ở thể loại này trực tiếp lấy lịch sử làm đề tài Nó thể hiện

nổi bật nhất tính chất văn sử bất phân Chất văn học bộc lộ ở

miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết và dẫn dắt chuyện

Truyện truyền kỳ ở Việt Nam viết bằng chữ Hán, du

nhập từ Trung Hoa và rộ lên từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII

thì suy thoái dần Sang thế kỉ XIX thì hòa vào các thể tạp ký, và

hình thức cũng sơ lược hơn

Cuối cùng là Truyện thơ Nôm Đây là một sáng tạo

độc đáo của văn học dân tộc Ðây là một loại hình tự sự có khả

năng phản ánh hiện thực với một phạm vi tương đối rộng, vì

vậy có người gọi truyện thơ Nôm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu

thuyết vừa)

Tóm lại, trước khi Tản Đà kể những câu chuyện bằng

chữ quốc ngữ, các tác giả Việt Nam thời trung đại đã có một lối

kể chuyện dựa trên việc vay mượn các hình thức kể chuyện từ

văn học Trung Hoa và kiểu kể chuyện dân gian Chúng tạo

thành một trong những „không gian chuyện kể‟ làm nền cho

Tản Đà khi ông cầm bút viết truyện văn xuôi

1.3 Thế giới nhân vật trong tác phẩm tự sự Việt Nam thời

trung đại

Thế giới nhân vật trong loại hình tự sự Việt Nam thời

trung đại gồm một số kiểu nhân vật như kiểu nhân vật thực,

nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu, nhân vật do tác giả vay

mượn, và cả nhân vật do tác giả sáng tạo ra Có thể lược điểm

nhân vật theo một số thể loại tự sự chủ yếu1

như sau:

1

Do các tác phẩm tự sự văn xuôi của Tản Đà thường viết theo hình thức

truyện ngắn, mang nội dung đời thường nên ở mục này chúng tôi không nhìn

lại việc thể hiện nhân vật của Tiểu thuyết chương hồi là hình thức trường

thiên và thiên về nội dung lịch sử

Trang 9

1.3.1 Nhân vật trong Liệt truyện

Như trên đã nói Liệt truyện trong văn học trung đại

Việt Nam trung đại chỉ còn lại ở những tác phẩm gắn với Phật

giáo, nên nhân vật chủ yếu là các thiền sư Hơn nữa việc phản

ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi nhân vật cũng

không phải là thế giới hiện thực đời thường mà phải là những

chi tiết phù hợp với thế giới Phật giáo, và qua ba chặng đường

đời (ra đời thần kỳ, hành đạo thần kỳ, và quy tịch thần kỳ),

trong đó có nhiều yếu tố hoang đường, vừa lạ hoá vừa ảo hoá,

vừa là sản phẩm kế thừa cội nguồn truyền thống văn hoá Phật

giáo vừa tương đồng và tích hợp cả nhiều yếu tố dân gian

1.3.2 Nhân vật trong truyện chí quái, truyền kỳ

Nhân vật của thể loại này là các nhiên thần đất Việt

như: thần Tản Viên, thần Bạch Hạc, thần Long Đỗ, thần Đồng

Cổ…, hay các nhân thần như: Hai Bà Trưng, Triệu Quang

Phục, Lý Phục Man, Lê Phụng Hiểu, Cao Lỗ, Lý Thường

Kiệt… Những vị thần này thường “hiện thế‟ khuông phò cho

nước Việt Bên cạnh đó, truyện truyền kỳ còn có những nhân

vật thuộc trần tục với những chuyện sinh hoạt, hoặc có số phận

con người bình thường trong sự biến động khôn lường của xã

hội Các nhân vật này thường là người phụ nữ với những quan

hệ tình ái, và những tài tử, hiệp khách với cuộc sống giang hồ

[16, tr.111]

Hầu hết các truyện nếu kể về các nhân vật lý tưởng đều

dùng các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc phi thường,

khác thường của loại nhân vật này Kì ảo là một trong những

thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo của thể loại truyện

truyền kỳ

1.3.3 Nhân vật trong truyện thơ Nôm

Trang 10

Ở cả hai loại truyện bác học và truyện bình dân, truyện

thơ Nôm thường có một cốt kể lấy tình yêu làm nội dung xuyên

suốt để từ đó hoặc đặt ra vấn đề về đạo lý (chủ yếu ở loại truyện

bình dân) hoặc mang ý hướng pháp vỡ nới rộng một số khuôn

thước Nho gia (chủ yếu ở loại bác học) Vì thế luôn luôn có cặp

nam nữ (tài tử-giai nhân, trai anh hùng-gái thuyền quyên)

Trong truyện thơ Nôm các nhân vật cũng thường được phân

tuyến tách biệt thiện-ác Và dù là thiện hay ác, nhân vật của

truyện thơ Nôm ít được biểu tả tâm lý mà bộc lộ phẩm cách

thông qua hành động, dung mạo… Nhân vật, do đó, thành biểu

tượng cho những phẩm chất nhất định theo dụng ý của tác giả

Nhìn chung, thế giới nhân vật truyện Nôm có tính chất

lý tưởng hóa Ngoại hình được miêu tả theo kiểu ước lệ, tượng

trưng, phục vụ việc bộc lộ tính cách, còn nội tâm ít khi được

chú trọng

Tiểu kết

Với hai nội dung chủ yếu là: 1) lựa chọn cách hiểu phù

hợp nhất cho một số khái niệm liên quan, như: tự sự, nhân vật

văn học; 2) nhìn lại các hình thức tự sự chính và thế giới nhân

vật của chúng ở thời trung đại của văn học Việt Nam, chúng tôi

muốn xác lập những cơ sở lý thuyết và thực tiễn văn chương

như những nền tảng cơ bản nhất để định hướng cho những nội

dung chính của luận văn ở chương 2 tiếp theo

Chương 2 Các kiểu nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà

2.1 Tác phẩm văn xuôi tự sự trong di sản văn chương của

Tản Đà

Trang 11

Trong 5 tập của Tản Đà toàn tập Nguyễn Khắc Xương dành riêng một tập (tập 2) cho di sản văn xuôi, gồm: Tản Đà

văn tập, Giấc mộng con I, Giấc mộng con II, Khối tình, Đàn bà Tầu, Đài gương kinh, Thần Tiền, Tản Đà tùng văn, Thề non nước, Kiếp phong trần, Trần ai tri kỷ, Tản Đà nhàn tưởng, Tam

tự kinh An Nam, Giấc mộng lớn, Tản Đà xuân sắc

Dựa trên nội hàm khái niệm "tự sự" đã trình bày ở

Chương 1, chúng tôi tập trung vào các tác phẩm: Giấc mộng

con I, Giấc mộng con II, Giấc mộng lớn, Thần Tiền, Thề non nước, Kiếp phong trần, Trần ai tri kỷ

2.2 Thế giới nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà - lược kê và phân loại

2.2.1 Lược kê các nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà

- GIẤC MỘNG CON I: Nguyễn Khắc Hiếu, Lệ Trùng, Thu Thủy, Chu Kiều Oanh, Woallak, quan bác sĩ, thống trưởng ở

Cõi đời mới

- GIẤC MỘNG CON II: Nguyễn Khắc Hiếu, Khiên Ngưu, Đông Phương Sóc, Dương Quý Phi, Tây Thi, Chiêu Quân, Chú Cuội, Hàn Thuyên, Chu Kiều Oanh, Thượng đế, Nguyễn Trãi,

Lư Thoa, Khổng Tử

- THẦN TIỀN: Nhân vật người chị, nhân vật người em

- THỀ NON NƯỚC: Vân Anh, người khách

- GIẤC MỘNG LỚN: Nguyễn Khắc Hiếu, người anh của Nguyễn Khắc Hiếu, người con gái (trên tàu), quan Tổng Đốc, quan Công Sứ

- KIẾP PHONG TRẦN: Cô hai Đào, Liễu, Cúc

Trang 12

- TRẦN AI TRI KỈ: Bác Cả, Thị Hai; ông quan Ngự sử, con hổ

đen (Hổ Nghệ An); người mỹ nhân, thi sĩ, người bạn thi sĩ

(Xuân như mộng)

Sự tham gia của các nhân vật là không giống nhau Có

những nhân vật tham gia vào suốt diễn biến của câu chuyện,

nhưng cũng có những nhân vật chỉ xuất hiện trong giấc mộng

của nhân vật chính Nhân vật chính lang thang trong mộng và

gặp rất nhiều con người ở cả phương Đông và phương Tây

2.2.2 Phân loại các nhân vật trong văn xuôi tự sự của

Tản Đà

Quan sát các tác phẩm tự sự của Tản Đà, chúng tôi thấy

một số kiểu loại chính sau:

* Kiểu nhân vật lịch sử:

- Nhân vật trong lịch sử Việt Nam: Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi,…

- Nhân vật trong lịch sử Trung Quốc: Đông Phương Sóc, Dương

Quý Phi, Tây Thi, Chiêu Quân, Khổng Tử

- Nhân vật trong lịch sử phương Tây: Lư Thoa

* Kiểu nhân vật của không gian thành thị - nông thôn:

- Kiểu nhân vật của không gian thành thị: Chu Kiều Oanh, Quan

bác sĩ, người anh của Nguyễn Khắc Hiếu, quan Tổng đốc, quan

Công sứ, Vân Anh, Liễu Nương

- Kiểu nhân vật ở không gian nông thôn: thực tế, loại nhân vật

này không xuất hiện đậm nét mà chỉ xuất hiện thấp thoáng qua

lời kể hoặc qua giấc mộng của nhân vật chính, như: mẹ Nguyễn

Khắc Hiếu, vợ Nguyễn Khắc Hiếu, ông chủ mục súc người

Portugains, người chủ thuyền, ông cụ trưởng trong xóm, lũ trẻ

trú mưa

* Nhân vật trong không gian mộng: Nguyễn Khắc Hiếu, Lệ

Trùng, Thu Thủy, Chu Kiều Oanh, Woallak, Quan bác sĩ,

Trang 13

Thống trưởng ở Cõi đời mới, Khiên Ngưu, Đông Phương Sóc,

Dương Quý Phi, Tây Thi, Chiêu Quân, Thượng đế, Hàn

Thuyên, Nguyễn Trãi, Lư Thoa, Khổng Tử, Nhân vật người chị

và người em (Thần tiền), Vân Anh, Người khách

* Kiểu nhân vật tôi - Nguyễn Khắc Hiếu: Trong bảy tác phẩm

văn xuôi tự sự mà đề tài chọn khảo sát thì ba tác phẩm Giấc

mộng con I, Giấc mộng con II, Giấc mộng lớn đều nhắc đến cái

tên Nguyễn Khắc Hiếu Tác phẩm Thề non nước, bóng dáng

của Nguyễn Khắc Hiếu cũng xuất hiện qua hình ảnh nhân vật

người khách Kiếp phong trần nhắc đến nhân vật tôi, còn Xuân

như mộng (trong Trần ai tri kỉ) nói đến nhân vật người thi sĩ

mang dáng dấp tác giả Như vậy chỉ duy nhất một tác phẩm

không xuất hiện nhân vật tôi, là Thần Tiền

Về không gian Giữa nông thôn và thành thị, nhân vật

của Tản Đà chủ yếu xuất hiện ở không gian thứ hai, còn kiểu

nhân vật của không gian nông thôn chỉ được giới thiệu qua,

không có tên gọi Ở không gian mộng: Kiểu nhân vật này là

phong phú nhất trong các nhân vật của Tản Đà Những nhân vật

này hoặc là được hư cấu hoàn toàn như Lệ Trùng, Thu Thủy,

Chu Kiều Oanh, Quan bác sĩ, Thống trưởng ở Cõi đời mới,

Nhân vật người chị (Thần tiền), Nhân vật người em (Thần

tiền), Vân Anh, Người khách, Khiên Ngưu, Thượng đế, hoặc là

những nhân vật có thật trong lịch sử như Khổng Tử, Đông

Phương Sóc, Dương Quý Phi, Tây Thi, Chiêu Quân, Hàn

Thuyên, Nguyễn Trãi, Lư Thoa

2.3 Nhân vật của Tản Đà – khảo từ không gian và thời gian

hiện diện

2.3.1 Nhân vật của Tản Đà - khảo từ không gian

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w