1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHIÊN LIỆU SINH HỌC – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỰC TẾ VIỆT NAM

81 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN    MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG TIỂU LUẬN: NHIÊN LIỆU SINH HỌC – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỰC TẾ VIỆT NAM GVHD : GS.TS. Lê Chí Hiệp HVTH : Phùng Đình Liểu MSHV : 1080100032 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2011 1 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH…….………………………………………………………………….2 DANH SÁCH BẢNG……………………………………………………………………….2 Trang 2 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng DANH MỤC BẢNG Trang 3 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng I. SƠ LƯỢC VỀ NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH I.1. Than đá Hàng nghìn năm trước đây nguồn năng lượng được con người sử dụng cho cuộc sống chủ yếu lấy từ củi gỗ, rơm, rạ, cỏ, lá cây, v.v Than đá được khai thác sớm nhất vào thế kỷ thứ X ở Đức nhưng không được con người ưa chuộng vì khó cháy và lại tỏa nhiều khí độc khi đốt. Đến thế kỷ XV, ngành công nghiệp luyện kim ra đời và ngày càng phát triển, nhất là đến đầu thế kỷ XIX, với sự ra đời của các nhà máy nhiệt điện, thì nhu cầu sử dụng than đá mới chiếm tỷ trọng ngày một lớn. Tuy nhiên, cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, lượng than đá khai thác và sử dụng mới chỉ chiếm dưới 27% tổng năng lượng sử dụng, còn khí đốt và dầu mỏ thì vẫn coi như không đáng kể. Từ đầu thế kỷ XX, cơ cấu thành phần nhiên liệu sử dụng có sự thay đổi lớn. Tỷ lệ dùng than đá, dầu mỏ và khí đốt tăng cao. Theo số liệu năm 1965, tỷ lệ đó là 40%, 33,5% và 16,3% tương ứng. Song đối với từng khu vực và từng quốc gia, cơ cấu năng lượng sử dụng phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội của mỗi nước, Chẳng hạn Ấn Độ vào năm 1965, năng lượng do than đá cung cấp chiếm 40%, trong khi đó năng lượng cung cấp từ điện năng (trừ nhiệt điện), dầu mỏ, khí đốt chỉ là 7% Tuy nhiên trong thời gian qua, xu hướng sử dụng năng lượng từ than đá có sự giảm sút rõ rệt vì dầu mỏ và khí đốt được khai thác ngày càng nhiều nên giá thành hạ. Gần đây, một xu hướng mới lại xuất hiện ở nhiều nước, trước tình hình nguồn dầu mỏ và khí đốt thiếu hụt, giá tăng nhanh. Người ta đang quay trở lại sử dụng than đá, đồng thời cải tiến kỹ thuật đốt than để dễ điều khiển quá trình cháy và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trữ lượng than đá thế giới được đánh giá là 23.000 tỷ tấn, trong đó khoảng 30% tập trung ở Liên Xô (cũ), Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các nước có trữ lượng than đá Trang 4 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng lớn hơn 20 tỉ tấn là: Liên Xô (4.122 tỉ tấn), Hoa Kỳ (1.100 tỉ tấn), Trung Quốc (1.011 tỉ tấn), Đức (70 tỉ tấn), Canađa (61 tỉ tấn), Ba Lan (46 tỉ tấn), Nam Phi (26 tỉ tấn), Nhật Bản (20 tỉ tấn). Với nhịp độ khai thác hiện nay thì việc khai thác than đá có thể tiếp tục chừng 250 năm nữa. Nhu cầu sử dụng than đá ở một số nước vẫn tăng cao, tuy nhiên số lượng than khai thác thì lại có nguy cơ giảm xuống. Thực trạng thị trường than đá thế giới đang trong giai đoạn cung thấp hơn cầu. Hiện tại Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước nhập khẩu than đá lớn nhất thế giới. I.2. Dầu mỏ Từ năm 2000 trở đi, năng lượng chủ yếu được khai thác và sử dụng cho nhu cầu công nghiệp là dầu mỏ và khí đốt. Riêng dầu mỏ, trữ lượng toàn cầu (trừ Liên Xô và các nước XHCN cũ) là 65,3 tỉ tấn, và đến năm 1978 trữ lượng này tăng lên 74,9 tỉ tấn do quá trình thăm dò bổ sung ở một số vùng biển và thềm lục địa. Không kể phần Liên Xô (cũ) thì khoảng 65% dự trữ dầu mỏ tập trung ở các nước thuộc khối Ả Rập. Từ nửa sau thế kỷ XX, nhu cầu về dầu mỏ ngày càng tăng và lượng dầu khai thác cũng tăng lên gấp đôi. Lượng dầu khai thác hàng năm vào cuối thế kỷ XX gấp 150 lần lượng khai thác hàng năm vào đầu thế kỷ. Theo ước tính, với nhịp độ khai thác hiện nay thì trữ lượng dầu mỏ sẽ cạn trong vòng 30 - 35 năm nữa. Có tồn tại mâu thuẫn là khu vực sản xuất dầu mỏ nhiều nhất lại là nơi không tiêu thụ nhiều dầu, nên phần lớn dầu mỏ khai thác được xuất sang các nước phát triển. I.3. Khí tự nhiên Trong nửa sau thế kỷ XX, khí đốt (khí tự nhiên) là nguồn cung cấp quan trọng sau dầu mỏ. Trữ lượng khí đốt ở độ sâu hiện đang khai thác (3.000m) là 72,9 ngàn tỉ m 3 trong đó có 20% nằm ở đại dương. Nếu tính ở độ sâu 5000 mét thì trữ lượng khí Trang 5 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng đốt là 86 ngàn tỉ m 3 . Mức độ khai thác khí đốt cũng khác nhau tùy theo khu vực và từng nước là do nhu cầu thực tiễn của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Do nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu tăng cao, trong khi nguồn nhiên liệu than đá và dầu mỏ cạn dần, đã khiến giá nhiên liệu nói chung, nhất là dầu mỏ, tăng cao. Giá dầu mỏ tăng đang làm chao đảo nền kinh tế nhiều khu vực và thế giới. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới (khoảng 1 tỷ tấn năm) và phải nhập khẩu 70% nhu cầu sử dụng, ước 20 - 25 triệu thùng/ngày. Trung Quốc (TQ) hiện đang là nước tiêu thụ dầu mỏ đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ, vượt cả Nhật Bản. Theo số liệu của cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm 2003 tổng khối lượng dầu mỏ tiêu thụ của TQ là 252,3 triệu tấn. Theo số liệu của Bộ Thương mại TQ, nước này đang nhập khẩu dầu mỏ với khối lượng ngày càng tăng và chiếm 1/3 lượng dầu mỏ tiêu thụ ở TQ. Năm 2004, TQ nhập khẩu 110 triệu tấn dầu thô, vượt 21% so với năm 2003. Dự báo đến năm 2020, sự thâm hụt dầu mỏ ở TQ sẽ đạt tới 250 triệu tấn/ năm. Các nguồn dầu mỏ mà TQ đang hướng tới là Nga, Arập Xeut, Iran, Kazacstan, Tuôcmenistan, Kirgistan, Xyri. Ngoài ra TQ cũng đang tìm cách tăng cường thăm dò và khai thác dầu khí trong nước. Khu vực lãnh hải giàu tiềm năng khí đốt đang là chủ đề tranh cãi gay gắt giữa Nhật Bản và TQ. Ngoài ra, Chính phủ TQ đang tổ chức các đề án quy mô lớn nhằm khai thác dầu mỏ và khí đốt trên đại lục. Nước đông dân thứ hai trên thế giới, đồng thời sử dụng dầu mỏ lớn thứ 3 châu Á bên cạnh TQ, là Ấn Độ. Ấn Độ là nước đang phải nhập khẩu tới hơn 2/3 nhu cầu dầu thô trong nước. Từ lâu các công ty dầu khí của Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Iran, mua dầu thô và khí đốt tại Angola, I rắc, Myanma, Xuđăng, Xyri và Việt Nam. Trang 6 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng II. NHIÊN LIỆU SINH HỌC – KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN Nhiên liệu sinh học (Biofuel hay Agrofuel) là loại chất đốt tái tạo sản xuất từ nguyên liệu động thực vật gọi là sinh khối (biomass). Gọi là “tái tạo” (renewable) vì chất đốt cơ bản Carbon (C) nằm trong chu trình lục hoá (photosynthesis) ngắn hạn - đốt nhiên liệu sinh học sẽ thải khí CO 2 , rồi thực vật canh tác hấp thụ lại CO 2 đó, để tạo thành sinh khối. Chế biến nhiên liệu sinh học, trên lý thuyết, coi như không làm gia tăng CO 2 trong khí quyển. Nhiên liệu sinh học có thể ở thể rắn như củi, than củi (than đá thuộc loại cổ sinh, không tái tạo); thể lỏng (như xăng sinh học, diesel sinh học); hay thể khí như khí methane sinh học (sản xuất từ lò ủ chất phế thải). Nhiên liệu ở thể lỏng được ưa chuộng hơn vì có độ tinh khiết cao, chứa nhiều năng lượng, dễ dàng chuyên chở, dễ tồn trữ và bơm vào bình nhiên liệu của xe. Nhiên liệu sinh học đề cập bao gồm xăng ethanol (E) và diesel sinh-học (ở Việt nam gọi là B), tương ứng với xăng cổ sinh biến chế từ dầu mỏ là xăng (gasoline) và diesel. Khuynh hướng sản xuất xăng sinh học đang trên đà phát triển, vì nhiều lý do: (i) giá xăng cổ sinh ngày càng mắc; (ii) trữ lượng dầu hoả ở các mỏ dầu có giới hạn và sẽ kiệt quệ trong tương lai (khoảng năm 2100); (iii) nhiều quốc gia muốn phụ thuộc ít vào việc nhập cảng nhiên liệu cổ sinh trong khi quốc gia họ có khả năng sản xuất nhiên liệu thay thế; (iv) bị áp lực chính trị phải giảm lượng khí CO 2 xả thải để phù hợp với Thoả hiệp Kyoto (1997) quy định. Nhiên liệu sinh học ở thể rắn (gỗ, củi, than củi, phế thải thực và động vật, v.v.) đã được loài người sử dụng từ khi khám phá ra lửa. Khi phát minh ra động cơ hơi nước (steam engine) và máy phát điện, nhiên liệu sinh học thể rắn (gỗ) được sử dụng Trang 7 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng một thời để phát triển kỹ thuật ở thế kỷ 18 và 19, và gây nhiều ô nhiễm. Ở Việt Nam, xe lửa chạy bằng năng lượng từ đốt gỗ được sử dụng cho tới khoảng 1956 mới thay thế bằng động cơ diesel. Ngày nay có khoảng 2 tỷ dân đốt nhiên liệu sinh học ở thể rắn như gỗ, củi, trấu, mạt cưa, rơm rạ, lá khô, v.v. Mặc dầu chứa carbon tái tạo, nhưng cho nhiều khói, tro bụi, bù hóng nên làm ô nhiễm môi trường. Động cơ nổ đầu tiên trên thế giới do Nikolaus August Otto (người Đức) thiết kế sử dụng nhiên liệu sinh học thể lỏng là rượu cồn ethanol, Rudolf Diesel (người Đức) phát minh động cơ Diesel thiết kế chạy bằng dầu đậu phộng (groundnut oil), và Henry Ford (Hoa Kỳ) thiết kế xe hơi chạy bằng dầu thực vật (từ 1903 đến 1926) chế biến từ dầu chứa trong hạt và thân cây cần sa (hemp - Cannabis sativa). Từ khi khám phá ra nhiên liệu cổ sinh (than đá, dầu hoả, khí đốt) các ngành kỹ thuật bắt đầu chuyển sang sử dụng nhiên liệu này do hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn chiến tranh, hay thế giới có khủng hoảng chính trị, kinh tế, và để không tuỳ thuộc vào dầu hoả nhập cảng (từ Trung Đông), khuynh hướng sử dụng xăng sinh học lại được ưa chuộng. Chẳng hạn, Đức và Anh Quốc sản xuất xăng sinh học từ khoai tây và lúa mì trong thời kỳ Đệ nhị Thế Chiến. Khủng hoảng xăng dầu năm 1972 do khối OPEC gây ra, làm một số quốc gia có chủ trương tự túc nhiên liệu bằng cách sản xuất xăng sinh học từ tiềm năng nông nghiệp đồ sộ của mình. Brazil tiêu biểu cho chính sách này. Kể từ 2000, các quốc gia trên thế giới lần lượt thật sự tuân thủ Thoả hiệp Rio de Janeiro (1992), rồi Kyoto (1997), đã nghiên cứu các kỹ thuật hạn chế xả thải khí nhà kính (CO 2 , methane, N 2 O, v.v.) khi sử dụng nhiên liệu cổ sinh bằng cách sử dụng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời, gió, thuỷ điện, v.v.), cũng như nhiên liệu sinh học. Trong các loại nhiên liệu sinh học, xăng ethanol (E) là loại thông dụng nhất hiện nay trên thế giới vì dễ dàng biến chế từ đường (đường mía, củ cải đường, sorgho đường) và tinh bột (ngũ cốc, khoai tây, khoai mì). Trang 8 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng Khi cháy, một phân tử ethanol sinh một nhiệt lượng 1409 kJ. Tuy nhiên, ethanol chứa 33% năng lượng ít hơn xăng cổ sinh, nên cần nhiều ethanol hơn để xe chạy cùng một đoạn đường. Vì vậy, xe phải có bình chứa nhiên liệu lớn hơn. Thông thường, máy xe hơi chạy hiệu nghiệm với E15 (xăng pha 15% ethanol). Xăng chứa ethanol có mức octane hơn xăng thường nên động cơ mau nóng hơn, máy cũng mau hao mòn hơn, nhất là các vòng đệm cao su. Bất lợi khác của ethanol là hút ẩm nên xăng ethanol có chứa nhiều nước, làm máy khó khởi động, làm rỉ sét kim loại, hư mòn chất nhựa (plastic), nên đòi hỏi phải thay đổi vật liệu làm động cơ, phải bảo trì xe thường xuyên. Bồn chứa ethanol cũng phải làm từ kim loại đặc biệt, việc chuyên chở cũng khó khăn hơn xăng thường (bồn đặc biệt, đắt hơn, khoảng £120,000/xe bồn xăng ở Anh – USD 200,000), nên cuối cùng tổn phí cao (tại Anh, tổn phí sản xuất khoảng 35 pence/lít – 60 cents/lít). Nói tóm lại, nếu tính từ lúc canh tác cây, phân bón, thuốc sát trùng, tưới nước, thu hoạch, lên men, chưng cất cho tới khi sử dụng, biến cải xe hơi, v.v. thì chạy xe bằng xăng-ethanol tốn kém hơn chạy bằng xăng thường. Ngày nay mọi hiệu xe hơi đều có thể chạy xăng ethanol E10 (xăng thường pha 10% ethanol), tuy nhiên để bảo đảm máy móc, khuyến cáo nên dùng xăng ethanol E5 (Xăng pha 5% ethanol). Một vài loại động cơ xe hơi cải biến sử dụng xăng ethanol E85 như ở Brazil. Xăng pha với ethanol thải ít khí nhà kính hơn xăng thường. Chẳng hạng E85 thải 1 ppm khí NO2 trong khi xăng cổ sinh thải 9 ppm. Nguy cơ bị ung thư ít hơn khi hít phải khí thải của xăng sinh học. Methanol (CH 3 OH), còn gọi methyl- alcohol được điều chế từ khí methane (CH 4 ) của khí đốt của mỏ dầu. Methanol cũng được biến chế từ chất hữu cơ động thực vật qua phương pháp đun trong bình kín (không có oxy và hơi nước) ở nhiệt độ cao (pyrolysis). Diesel sinh học: Theo phòng thí nghiệm Năng Lượng Tái Tạo Hoa Kỳ (U.S. National Renewable Energy), đốt diesel sinh học giảm thải 50% carbon monoxide Trang 9 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng (CO) và 78% carbon dioxide (CO 2 ) so với diesel truyền thống. Ngoài ra, sử dụng nhiên liệu này không thải Sulphur SO 2 . Diesel sinh học có những đặc tính vật lý tương tự diesel, thành phần hoá học chính là acid béo - Fatty acid methyl (hay ethyl) ester. Diesel sinh học chứa ít năng lượng hơn, nhiệt độ bắt cháy khoảng 150°C, trong khi diesel là 70°C. Diesel sinh học khi đun nóng thì trở nên lỏng, nhờn hơn, nên có thể chạy máy diesel. Nguyên liệu sản xuất diesel sinh học là thực vật chứa nhiều dầu như hạt cải dầu (Oil seed rape), dừa dầu (oil palm), dừa (coconut), đậu nành (soyabean), đậu phộng (groundnut), bông vải (cotton), hạt cao su (rubber), hướng dương (sunflower), cây và hạt cần sa (hemp,Cannabis sativa), v.v. Trong các nguyên liệu, tảo và trái dầu lai (Jatropha curcas) là những nguồn dầu thực vật quan trọng mới ngày nay. Thông thường, để cho động cơ an toàn, diesel sinh học được pha với diesel truyền thống. Tuy nhiên, các loại dầu ăn tinh khiết bán trên thị trường, hay đã sử dụng, đều có thể thay thế diesel để chạy động cơ diesel loại cũ (chỉ cần thay thế bộ phận bơm injection). Hiện nay nhiều loại xe hơi hiện đại có động cơ chạy được với dầu ăn nguyên chất, hay diesel sinh học 100%. Chẳng hạn, động cơ xe hơi MAN B&W Diesel, Wartsila và Deutz AG có thể chạy từ dầu ăn nguyên chất. Dầu đã sử dụng (từ trong các tiệm Fast Food) chỉ cần lọc cặn và loại phần nước thì chạy được xe hơi. Xe Đức Volkswagen cũng chạy được với diesel sinh học 100%. Tuy nhiên, các hãng làm xe hơi khuyến cáo là nên pha 15% diesel sinh học với 85% diesel để xe ít bị hao mòn. Các nước Âu Châu hiện nay bán diesel pha 5% diesel sinh học ở mọi trạm xăng. Ở Hoa Kỳ, hơn 80% xe vận tải và xe bus đều chạy bằng diesel sinh học, và càng ngày mức sử dụng diesel sinh học càng gia tăng, 25 triệu gallons năm 2004, 78 triệu gallons năm 2005, và khoảng 1 tỷ gallons vào 2007. Xe chở hàng và xe bus ở Âu châu đều chạy bằng diesel sinh học. Trang 10 [...]... chưa Trang 11 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng hữu hiệu và giá đắt, chỉ một phần cellulose và lignin biến thành ethanol, nên giá thành sản xuất còn cao  Công nghệ nhiên liệu sinh học thế hệ 3: từ tảo (algae), kỹ thuật đang phát triển Hiện nay tảo nổi lên như một nguyên liệu có triển vọng nhất để sản xuất nhiên liệu sinh học vì không xâm phạm vào nguồn thực phẩm như ethanol, không... dụng làm nhiên liệu cho nhà máy phát điện và phục vụ các nhu cầu dân dụng (nấu ăn và sưởi ấm), tuy nhiên thị trường này hiện chưa phát triển Trên toàn cầu hiện mới có một số nhà máy quy mô nhỏ sản xuất DME từ methanol Công nghệ tổng hợp DME trực tiếp từ syngas hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu Một số nhà máy pilot đang được xây dựng để thực hiện điều này Công nghệ sản xuất DME từ nguyên liệu sinh khối... nguyên liệu thực vật thành xăng sinh học, các nhà vi sinh học đã thành công cấy vào bộ máy di truyền (genome) của vi khuẩn Escherichia coli thêm 2 gen của vi khuẩn Zymomonas mobilis để giúp lên men chất đường và tinh bột thành ethanol, và một gen của vi khuẩn Acinetobacter baylyi để biến chất dầu trong thực vật thành diesel sinh học Với kỹ thuật hiện tại, biến rơm rạ của lúa và ngũ cốc ra xăng sinh học. .. Diezel HTU có triển vọng sánh ngang với các chất liệu diezel truyền thống III.8 Diezel Fischer - Tropsch Công nghệ Fischer - Tropsch được đưa ra ở Đức từ những năm 1920 và được áp dụng để sản xuất được nhiên liệu tổng hợp vào những năm 1930 Về cơ bản, đến nay nhiên liệu hóa thạch thường được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình này Các phát triển hiện nay tập trung vào việc sản xuất nhiên liệu Fischer... bình chứa đặc biệt chịu áp và giữ cho nhiệt độ bên trong luôn thấp Hiện tại đã có một trạm nhiên liệu bán hydro do công ty Shell đặt tại Washington (Hoa Kỳ) vào tháng 11/2004 và đây được coi là trung tâm nhiên liệu hydro điều tiên trên thế giới Hydro lỏng tại trạm này được chứa trong hệ thống nhiệt độ -97 oC Từ đây hydro dạng khí sẽ được nạp vào bình nén chứa làm nhiên liệu bơm cho các xe ô tô Hãng Daimler... diezel Trang 28 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng nguồn gốc dầu mỏ được gọi là petrodiezel Biodiezel được sản xuất từ dầu thực vật và mỡ động vật Dầu thực vật ép từ các loại quả hạch và hạt chứa dầu từ lâu đã được sử dụng làm nhiên liệu Việc sản xuất dầu thực vật làm nhiên liệu chạy xe cộ cũng giống như sản xuất dầu ăn Hiện nay ở châu Âu, dầu thực vật làm nguyên liệu sản xuất biodiezel... biến nó thành nhiên liệu (chạy xe cộ) có nhiệt lượng cao hơn Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế không đáp ứng được nên thực nghiệm phải bỏ dở Sau đó nhiên liệu sinh học được quan tâm trở lại vào những năm 1990, Trang 33 Tiểu luận môn học Quản lý bền vững nguồn năng lượng nên công nghệ nói trên đã được Công ty Dutch Biofuel sau này do các cựu nhân viên Shell thành lập tiếp tục nghiên cứu phát triển Công nghệ... biến chế diesel sinh học Kỹ thuật đơn giản và kinh tế nhất  Công nghệ nhiên liệu sinh học thế hệ 2: từ cellulose, chất xơ của phần thực vật thải bỏ (rơm, rạ, thân bắp, gỗ, mạt cưa, bã mía, v.v.), hay thực vật hoang dã (non-crop) (như cỏ voi, vetiver, lục bình) Chẳng hạn, một ha mía cho khoảng 25 tấn bã mía (bagasse, xác mía sau khi ép), và mỗi tấn bã mía sản xuất 285 lít ethanol Kỹ thuật hiện nay chưa... Ethanol (C2H5OH), Propanol [CH3CH2CH2OH; (CH3)2CHOH] và Butanol (C4H10O) (ii) Trích dầu từ thực vật giàu chất dầu, hay mỡ từ động vật (ép với áp suất cao và nhiệt, hay bằng dung môi, hay phối hợp cả hai).Về phương diện kỹ thuật (và kinh tế) , chia làm 3 loại như sau:  Công nghệ nhiên liệu sinh học thế hệ 1: chế biến từ đường (mía, củ cải đường, sorgho- đường) và tinh bột của nông phẩm (từ hạt của bắp,... biệt là ở Hoa Kỳ Methanol có thể sản xuất từ khí tổng hợp - sản phẩm khí hóa sinh khối và các nguồn khác đồng thời cũng có thể đi từ khí tự nhiên Methanol được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đi từ sinh vật đang được khuyến khích phát triển sử dụng làm nguyên liệu tái tạo thay thế nhiên liệu dầu mỏ Methanol có thể được sản xuất từ sinh khối, thường là củi gỗ Để sản xuất 1 tấn methanol cần gần 2 tấn gỗ khô, . nghệ đang đi đầu trong phương pháp tổng hợp này: CO + H 2 ‒› CH 3 - O - CH 3 + H 2 O (Topsoe Haldor) CO + H 2 ‒› CH 3 - O - CH 3 + CO 2 (JFE) Giai đoạn đầu tiên nghiên cứu về chất xúc tác. pha lỏng thấp hơn công nghệ tổng hợp trong pha khí là 5 - 23%. Chi phí sản xuất methanol ngắn hạn hiện khoảng 0,14 - 0,20 euro/ lit (9 - 13 euro/ GJ). Trong tương lai, chi phí này có thể giảm. vào cơ sở lớn hơn chi phí giảm 25 - 30%. Hiệu suất ngắn hạn có thể đạt 50 - 55%. Đối với cơ sở sản xuất dài hạn lớn hơn (1000 MW nhiệt) con số này có thể còn 60 - 65% so với đầu tư nhỏ. Chi phí

Ngày đăng: 06/07/2015, 13:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” theo Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tướng chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm2025”
2. “Kế hoạch và chương trình triển khai các dự án Nhiên liệu sinh học của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” theo Quyết định số 1156/QĐ-DKVN ngày 24/02/2009 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch và chương trình triển khai các dự án Nhiên liệu sinh học củaTập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”
6. ThS. Kiều Đình Kiểm, 2005. Các sản phẩm Dầu mỏ và Hóa dầu. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các sản phẩm Dầu mỏ và Hóa dầu
Nhà XB: Nhàxuất bản Khoa học và Kỹ thuật
7. Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh, 2010. Nghiên cứu chuyển hóa dầu hạt cao su trên xúc tác Na 2 SiO 3 /MgO. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN quốc tế “Dầu khí Việt Nam 2010: Tăng tốc phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứuchuyển hóa dầu hạt cao su trên xúc tác Na"2"SiO"3"/MgO. "Tuyển tập báo cáo Hội nghịKHCN quốc tế “Dầu khí Việt Nam 2010: Tăng tốc phát triển
8. Ikwuagwu OE, Ononogbu IC, Njoku OU, 2010. Production of biodiesel using rubber seed oil. In Crops Prod 2000; 12:57-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production of biodieselusing rubber seed oil
3. Viện Dầu khí Việt Nam, 2004. Nghiên cứu dùng cồn Etylic sản xuất trong nước pha chế xăng thương phẩm có trị số octan cao (Giai đoạn 1) Khác
4. Viện Dầu khí Việt Nam, 2008. Nghiên cứu dùng cồn Etylic sản xuất trong nước pha chế xăng thương phẩm có trị số octan cao (Giai đoạn 2) Khác
5. Viện Dầu khí Việt Nam, 2009. Nghiên cứu dùng cồn Etylic sản xuất trong nước pha chế xăng thương phẩm có trị số octan cao (Giai đoạn 3) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w