HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂNBIOFUEL TRÊN THỚI GIỚ

Một phần của tài liệu NHIÊN LIỆU SINH HỌC – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỰC TẾ VIỆT NAM (Trang 40)

Năng lượng hóa thạch ngày càng cạn dần, yêu cầu bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường với những tác động gây thay đổi khí hậu toàn cầu,..là những lý do khiến các nước trên thế giới từ 5 - 10 năm trở lại đây ráo riết nghiên cứu để phát triển nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu sinh học (biofuel) không phải là nhiên liệu mới, đã được áp dụng đã khá lâu kể từ khi động cơ diezel đầu tiên chạy bằng dầu lạc ra đời năm 1898 được triển lãm ở Paris ( Pháp). Tác giả của động cơ diezel đầu tiên - ông Rudolf Diezel đã từng tiên đoàn rằng nhiên liệu từ sinh khối sẽ là tương lai thực cho động cơ của mình. Hơn 10 năm sau (1912) ngay cả khi dầu mỏ và than bắt đầu được đề cao, ông cũng vẫn tuyên bố: "sử dụng dầu thực vật làm nhiên liệu động cơ hiện thời có thể không còn ý nghĩa, song nó vẫn sẽ trở thành nguồn nhiên liệu quan trọng như dầu mỏ và than trong về sau này". Cho tới năm 1920 khi các nhà sản xuất động cơ diezel phải thay đổi động cơ của họ để sử dụng loại nhiên liệu độ nhớt thấp hơn (diezel dầu mỏ) và không dùng dầu thực vật nữa thì các cơ sở sản xuất biofuel thời đó mới dần bị loại bỏ. Ngày nay do nhưng nguyên nhân đã nêu ở trên, các nước trên thế giới đang có xu hướng tích cực quay trở lại với biofuel. Hiện tai hầu hết biofuel được sản xuất trên thế giới mới chỉ là bioethanol. Các nhà sản xuất chính hiện nay là Hoa Kỳ, Canađa và Braxin. Tổng sản lượng bioethanol hiện nay là vài tỉ galon/ năm, trong đó Braxin dẫn đầu với con số 4 tỉ galon/ năm còn Liên minh châu Âu ( EU) đóng góp phần rất nhỏ. Tuy nhiên EU lại là nhà sản xuất biodiezel lớn nhất trên thị trường toàn cầu. Từ năm 1993 đến năm 2001, sản lượng biodiezel của EU tăng gấp 10 lần, từ mức 80.000 tấn vào năm 1993 lên 780.000 tấn vào năm 2001, Đức là nước sản xuất hàng đầu, theo sau là Pháp, Italia và Áo. Hiện nay, trên toàn EU, biodiezel được sử dụng chạy động cơ dưới dạng pha trộn với diezel thông thường. Tại Đức, Áo và Thụy điển, biodiezel được sử dụng dưới dạng tinh khiết trong các đoàn xe tải nặng. Bioethanol sử dụng làm nhiên liệu ô tô ở châu Âu tăng gấp 4,5 lần, từ mức 47.000 tấn vào năm 1993

lên 216.000 tấn vào năm 2001. Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển là các nước đóng vai trò lớn trong thị trường bioethanol ở châu Âu. Bioethanol tại đây cũng được dùng cả dưới dạng tinh khiết lẫn pha trộn với xăng. Tại Pháp, bioethanol chủ yếu để chuyển hóa thành phụ gia ETBE pha xăng. Quy mô sản xuất biofuel toàn cầu mở rộng dần suốt những năm 1980, trước khi đạt mức phát triển cao hơn nhiều vào những năm 1990. Sản lượng biofuel toàn cầu hiện đạt khoảng 15 triệu tấn/ năm. Các nước EU chỉ chiếm mức dưới 6% tổng sản lượng (890.000 tấn vào năm 2000). Hầu hết sản lượng biofuel toàn cầu tập trung vào bioethanol (năm 2000 đạt 14,6 triệu tấn).

Trong Sách trắng về chiến lược và kế hoạch hoạt động của EU (1997) mục "Năng lượng tương lai: nguồn năng lượng tái tạo" đã nêu yêu cầu cấp bách phải tăng bằng được thành phần năng lượng sinh học trong cơ cấu kinh tế, trong đó có biofuel. Người ta cho rằng hiện tại biofuel chưa có giá cạnh tranh được với dầu mỏ, song để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, cần thiết phải đưa ra thị trường nguồn nhiên liệu thay thế mới để đón đầu, bởi trong tương lai khi nguồn năng lượng hóa thạch cạn dầu, giá dầu sẽ biến động tới mức khó dự đoán nổi. ưu tiên đầu tiên đề cập tới trong Sách trắng của EU là tìm cách giảm chi phí sản xuất biofuel. Mục tiêu khác là giảm thuế đánh vào các hoạt động canh tác cung cấp nguyên liệu sinh khối.

Trong Sách xanh, mục "Chiến lược của EU về an ninh năng lượng" (2000) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh khối trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng. Người ta cho rằng tiềm năng hết sức to lớn của rừng và phế thải nông nghiệp hầu như chưa được tận dụng, trong khi nhiên liệu từ nguồn sinh khối này khi được sử dụng sẽ làm giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 40 - 80% so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên các vấn đề trong Sách trắng và Sách xanh cũng chưa hoàn toàn thúc ép các nước thành viên EU đề ra chính sách tập trung phát triển biofuel một cách cụ thể. Từ 6/2001, hai nghị định mới của EU khuyến khích xúc tiến phát triển biofuel đã được ban hành. Nghị định thứ nhất bắt buộc các nước thành viên phải có sản phẩm

biofuel đưa ra thị trường vào giai đoạn 2005 - 2010. Nghị định thứ hai cho phép các nước thành viên được áp dụng mức thuế ưu đãi đối với biofuel, nhất là đối với các biofuel sử dụng trong ngành giao thông vận tải. Nhiệm vụ đặt ra cho ngành này là phải sử dụng biofuel thay thế nhiên liệu thông thường.

Nghị quyết của EU vào ngày 22/10/2002 yêu cầu thực hiện không chậm trễ hai nghị định đã ban hành từ tháng 6/2001 và nhấn mạnh một mục tiêu trong toàn bộ chiến lược năng lượng của EU là phải giảm mức phát thải do giao thông vận tải xuống mức thấp cho tới zero hoàn toàn trong giai đoạn sắp tới.

IV.1. Châu Âu

Liên hiệp châu Âu (EU) đặt mục tiêu tăng tỷ lệ biofuel lên 6% vào năm 2015. Nhằm mục tiêu nói trên, vừa qua EU trợ cấp 45 euro cho nông dân đối với mỗi ha trồng các loại cây nhiên liệu. Dưới đây là tình hình phát triển biofuel tại một số nước thuộc EU.

Pháp

Pháp là nước có lịch sử sử dụng biofuel lâu đời. Kể từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Pháp đã trồng các loại cây làm nguyên liệu sinh khối sản xuất biofuel. Với tiềm năng nguyên liệu sinh khối, Pháp hiện nay đang là một trong những nước sản xuất biofuel hàng đầu ở châu Âu, cả bioethanol và biodiezel.

Pháp là nước có mức tiêu thụ nhiên liệu sinh học đứng thứ 2 trong cộng đồng châu Âu năm 2006, khoảng 1,07 triệu tấn ethanol và diesel sinh học. Kể từ năm 2001, sản lượng biofuel ở Pháp đã đạt mức 403.000 tấn, trong đó biodiezel chiếm 310.000 tấn, còn lại 91.000 tấn là bioethanol. Ngoài hai sản phẩm trên, Pháp còn sản xuất ETBE từ ethanol: năm 2000 sản lượng ETBE là 193.000 tấn. Công ty Diester sản xuất diesel sinh học và Téréos sản xuất ethanol là 2 công ty tiêu biểu của Pháp trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học.

Biodiezel của Pháp chủ yếu đi từ nguyên liệu dầu hạt cải và dầu đậu tương. Hai loại này dùng để pha trộn với diezel thông thường. Đối với xe tải lớn, nhiên liệu thường được pha trộn tỉ lệ 30% biodiezel, còn bình thường tỉ lệ pha trộn là 5%. Bioethanol của Pháp không sử dụng làm nhiên liệu dưới dạng cồn tinh khiết nhưng được chuyển thành ETBE dùng làm phụ gia pha xăng.

Hiện tại các loại nhiên liệu pha trộn ở Pháp đang sử dụng cho các xe tải nặng chạy ở vùng ngoại ô. Suốt thập kỷ qua, nhiều thành phố ở Pháp đã sử dụng biodiezel cho ngành vận tải công cộng.

Biofuel lỏng là một trong 4 lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học (bio-energy) ở Pháp. Ngay từ năm 1992, Pháp đã áp dụng giảm thuế sản xuất biofuel cho những pilot nhỏ. Nhưng sau này, khi EU đưa ra các quy định cụ thể, Pháp đã áp dụng chế độ giảm 100% thuế sản xuất kinh doanh biodiezel và 80% đối với bioethanol. Nếu không vì những quy định gây rào cản trước khi Sách trắng và Sách xanh của EU ra đời, thì chắc chắn Pháp (một trong 4 nước sản xuất biofuel hàng đầu EU) đã có thể phát triển hơn nữa.

Riêng đối với biogas, Pháp cũng là một trong một số nước hàng đầu. Ngay từ năm 1990, cộng đồng dân cư khu vực Lille ở Pháp đã cho thực hiện dự án thử nghiệm sản xuất biogas từ nước cống thải tại nhà máy Marquette để làm nhiên liệu. Kết quả là hàng ngày nhà máy này sản xuất được 15.000 m3 biogas sử dụng cung cấp nhiệt và điện lại cho bản thân nhà máy và làm nhiên liệu chạy xe bus. (8 xe bus chạy biogas đã hoạt động suốt từ 1994 tới khi được nâng lên con số 100 xe bus chạy biogas vào năm 2002). Giá sản xuất 1m3 biogas ở đây là 0,75 euro.

Đức

Đức là nước tiêu thụ nhiên liệu sinh học nhiều nhất trong cộng đồng châu Âu, khoảng 2,8 triệu tấn diesel sinh học, 0,71 triệu tấn dầu thực vật (tinh khiết) và 0,48 triệu tấn ethanol. Công ty sản xuất diesel sinh học lớn nất là ADM Oelmühle

Hamburg AG (của Hoa Kỳ), kế đến là MUW (Mitteldeutsche Umesterungswerke GmbH& Co KG) và EOP Biodiesel AG. Nguyên liệu chính là củ cải đường để sản xuất ethanol, và dầu cải, dầu dừa (nhập từ Mã Lai, Indonesia) cho diesel sinh học. Hiện tại Đức có một số cơ sở sản xuất biofuel, công suất trên 60.000 tấn/ năm và một số cơ sở công suất dưới 5.000 tấn/ năm. Có khoảng 100 trạm biofuel khắp nước Đức đang bán biodiezel, chủ yếu là RME, SME (metyleste dầu đậu tương) và các loại dầu gốc thực vật khác. Các xe sử dụng các loại biodiezel này không cần phải thay đổi động cơ. Nói chung các loại RME sử dụng ở Đức đều dưới dạng tinh khiết không pha trộn. Đức là một trong các nước tích cực sản xuất biofuel ở EU và là một trong ba nước của EU sử dụng biodiezel 100% cho các loại xe cộ (Áo và Thụy Điển là hai nước cũng đang sử dụng biodiezel tinh khiết). Hiện tại Đức là một trong 6 nước sản xuất biofuel ở EU với quy mô kinh doanh. Tuy nhiên nước này cũng là một trong 4 nước phải đương đầu với quy định của EU trước đây về tỉ lệ sản lượng biodiezel (Đức, Áo, Pháp và Italia).

Ngoài việc áp dụng chế độ miễn thuế sản xuất và kinh doanh biofuel không theo luật định, Đức thực hiện chế độ cấp giấy phép cho từng hoạt động sản xuất ở mức độ gây ô nhiễm môi trường trong giới hạn được phép, ví dụ như: mở một xưởng sản xuất nhiên liệu đi từ gỗ có công suất từ 100 kW đến 1MW, phần nào gây ảnh hưởng môi trường thì sẽ phải xin phép cũng như phải xin phép mở xưởng sản xuất biofuel công suất nhiệt dưới 100 kW; với điều kiện nguyên liệu dầu hạt cải, rơm, ngô và cỏ miscanthus phải gia công ở nơi khác. Đối với các nhà máy sản xuất biofuel từ rơm và các chất hữu cơ khác có công suất nhiệt từ 100 kW đến 1 MW không gây hại môi trường thì không phải xin phép.

Tây Ban Nha

Là nước sản xuất chủ yếu bioethanol và ETBE, Tây Ban Nha cùng với Pháp là 2 nước sản xuất ETBE chính trong EU. Cây nguyên liệu để sản xuất biofuel tại đây

được trồng trên 43.000 ha đất, trong đó 36.000 ha để trồng cây lấy hạt, 7.500 ha đất còn lại trồng hướng dương. SME cũng được sản xuất ở Tây Ban Nha.

Tại Tây Ban Nha, chính sách sản xuất và kinh doanh biofuel chia thành hai khu vực: nhà nước và địa phương. Khu vực nhà nước có nhiều quy định khuyến khích phát

triển biofuel quy mô kinh doanh. Một trong các quy định đó là biện pháp khấu trừ 10% thuế đầu tư cho các đầu tư sử dụng nguyên liệu sinh khối sản xuất biofuel (bioethanol và biodiezel). Một chính sách khuyến khích xử lý chất thải sinh học và sản xuất biofuel khác là áp dụng mức tài trợ từ Ngân quỹ Hoàng gia Tây Ban Nha trị giá 30% chi phí đầu tư của dự án. Một khoản tài trợ khác (có thể lên tới 70% dự án) là tài trợ kết hợp của ICO - IDEA (Viện Tín dụng và Viện đa dạng hóa và tiết kiệm năng lượng) với chiết khấu 5% tỉ lệ lợi nhuận thu được từ sản phẩm biofuel hoặc các loại năng lượng tái tạo khác.

Italia:

Biofuel được sản xuất chủ yếu ở Italia là biodiezel (chủ yếu là RME, SME) với sản lượng 78.000 tấn/năm. Italia là nước sản xuất đứng thứ 2 trong EU về các sản phẩm này. Chưa có con số chính xác về lượng bioethanol sản xuất ở nước này, nhưng có một nhà máy sản xuất ETBE, công suất 90.000 tấn/ năm.

Nguồn sinh khối dùng để sản xuất biodiezel là cải dầu và hướng dương. Hiện tại Italia có hơn 9.500 ha trồng hướng dương và 550 ha trồng cải dầu. Nước này có 8 nhà máy sản xuất biodiezel sử dụng nguồn dầu nguyên liệu từ đây.

Công suất dự tính giai đoạn 2008 - 2012 có thể đạt mức 500.000 tấn/ năm. Hai công ty sản xuất biofuel chính ở Italia là Bakehte và Navaol.

Kể từ năm 1991, biodiezel đã được bán tại các đô thị, công ty vận tải và khu vực địa phương Italia. SME được sử dụng dưới dạng tinh khiết hoặc pha trộn với diezel thông thường theo tỷ lệ 20%, hoặc sử dụng để đốt các hệ thống sưởi ấm, cung

cấp nhiệt cho lò hơi. Thông thường biodiezel ở Itali được trộn với diezel dầu mỏ theo tỷ lệ 5%.

Những năm sau đó biodiezel đã được đưa ra mạng lưới phân phối tại các đô thị, công ty vận tải ở các địa phương. Italia là một trong bốn nước được EU giao quyền sản xuất một sản lượng xác định biodiel. Trước đây Italia có quota 125.000 tấn, từ 2001 đã được quyền tăng lên 320.000 tấn. Ngoài ra EU còn cho Italia được miễn giảm thuế nhiên liệu biodiezel tới cuối năm 2004. Chương trình miễn thuế 3 năm áp dụng ở Italia đủ để cho nước này đạt mức công suất 300.000 tấn/ năm (mức thuế áp dụng đối với diezel là 381,7 euro/ 1000 lít) (đây là mức thuế đã được điều chỉnh đối với biofuel). Ngoài chính sách khuyến khích đối với biodiezel, còn có quy định ưu tiên đối với bioethanol và ETBE. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thụy Điển

Là một trong ba nước chính của EU sản xuất bioethanol. Tuy nhiên, không như Pháp và Tây Ban Nha, Thụy Điển không sản xuất ETBE. Sản lượng bioethanol đạt được năm 2000 ở nước này là 20.000 tấn. Với phương pháp chưng cất cải tiến, sản lượng năm 2001 đạt 40.000 tấn. Nhà sản xuất bioethanol chính ở Thụy Điển là Ekobransl.

Bioethanol sản xuất ở Thụy Điển được sử dụng dưới dạng nguyên chất hoặc pha trộn dùng cho động cơ ô tô. Biodiezel cũng đã được ứng dụng trên quy mô nhỏ, ví dụ RME tinh khiết được sử dụng trong các đoàn xe tải nặng. Công ty sản xuất ô tô Saab đang nghiên cứu cải tiến các động cơ để có thể chạy được bằng nhiên liệu thay thế. Hãng Volvo cũng đang cải tiến động cơ để xe của họ có thể chạy bằng biodiezel tinh khiết. Thụy Điển cũng tham dự trong dự án Zevs, nhằm quảng bá rộng rãi các loại xe cộ chạy nhiên liệu thay thế thân môi trường. Stockhom là một trong 8 thành phố có dự án thực hiện vấn đề này. Các chương trình hoạt động khác liên quan tới biofuel gồm có chương trình nghiên cứu của cơ quan năng lượng Thụy Điển về khả

năng phát triểnbiofuel của nước này.

Chính phủ Thụy Điển đã đưa ra chính sách thuế và một số biện pháp hành chính để đạt được mục tiêu giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, tăng sản xuất và sử dụng năng lượng thay thế. Biofuel được sản xuất và kinh doanh ở Thụy Điển được miễn giảm các loại thuế và phí, kể cả thuế năng lượng lẫn thuế môi trường. Hai biện pháp tài chính gián tiếp hỗ trợ phát triển biofuel là chỉ đánh thuế CO2 và lưu huỳnh phát thải (thuế xanh). Các biện pháp tài chính xem ra rất hiệu quả góp phần thúc đẩy sản xuất và sử dụng biofuel tại Thụy Điển. Một nhà máy mới do Công ty Skellefteakraft đầu tư xây dựng tại Storuman (Thụy Điển) sản xuất biofuel làm nhiên liệu cho nhà máy điện sẽ ra đời trong thời gian tới. Theo dự tính, 6 tấn cải dầu có thể cung cấp 28 MWh điện năng.

Áo

Là một nước sản xuất biofuel nhỏ nhất EU, với sản lượng 31.000 tấn biodiezel/ năm. Hòa nhịp với sự phát triển biofuel toàn cầu, sản lượng biofuel của Áo cũng tăng lên đáng kể từ những năm 1990. Hiện Áo có hai nhà máy sản xuất biodiezel quy mô công nghiệp và một số cơ sở sản xuất nhỏ hơn do các tập đoàn hợp tác nông nghiệp sở

Một phần của tài liệu NHIÊN LIỆU SINH HỌC – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỰC TẾ VIỆT NAM (Trang 40)