NGUYEN THI QUYEN
DU LICH SINH THAI
TINH THAI NGUYEN - HIỆN TRANG VA
DINH HUONG PHAT TRIEN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Viét Nam hoc
HÀ NỘI - 2010
Trang 2NGUYEN THI QUYEN
DU LICH SINH THAI
TINH THAI NGUYEN - HIỆN TRẠNG VÀ
DINH HUONG PHAT TRIEN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Viét Nam hoc
Người hướng dẫn khoa học THS PHÙNG GIA THẾ
Trang 3Lời cảm ơn
Khoá luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ
Phùng Gia Thế
Tôi xin gửi tới thầy lời cảm ơn sâu sắc
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ bộ môn Lý luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khố luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành khố luận này
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010 Sinh viên
Trang 4Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi Các kết luận trong khoá luận là trung thực Khoá luận này chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào
Nếu những lời cam đoan trên là sai, tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Trang 5MỤC LỤC
987170775 3 ngoc nh ẽ a1 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -2- 2+ s+cx+EE+E2EE2EE2EE21122122112211 2e xe2 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - 5< 56+ *+<E+vE+eE+keeseeeeeeee 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿ s++2++£++xt2EE+EkezExvrxerrerrs 9 5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 6 <1 x13 51 E1 11 1 1 1 1 ng ren 9 6 Đóng góp của khố luận . - << t9 9E ng nh ng ren 9 7 Bố cục của khoá luận ¿- - s k+SkkềEk*kEEEEEEEEEEk AE E111 11111111 te 10
)9)800 60575 ~ Ô.ÔỎ 10 CHUONG 1: KHAI QUAT VE DU LICH SINH THAI VA TIEM NĂNG
PHAT TRIEN DU LICH SINH THAI TINH THAI NGUYEN 11 1.1 Khái quát về du lich simh thai oo ccecceccceecsessessesseseesecsseeecssesneeneaeeees 11
ID?) 6) 00011 11
1.1.2 Một số vẫn đề về du lịch sinh thái 2 sz2s+cvcxszxrsrscee 12
1.1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái 555552555 ++<5<<<++<<<+ 12
1.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái -s<-« + 13 1.1.2.3 Những nguyên tắc của du lịch sinh thái 2-2- 252552 14 1.1.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá khu du lịch sinh thái - 252 15
1.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên 16
Trang 61.2.2.1 Dân cư và nguồn lao động -2c++++2222EE+22222ceerrrree 19
1.2.2.2 Hệ thống giao thông -22++22EEEEEetEEEE22E22222E1xEerrrrrrev 20
1.2.2.3 Thông tin liên lạc - - - 5° 5s %++E*Ek£keEsEkekeEEkekekrkekerrkeerree 20
1.2.2.4 Đường lối chính sách -2-+22E222ee+22EEEEEet.tEEEErerrrrrrrree 21
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH THÁI
NGUYEN oo =.- HA 23
2.1 Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái - - 5< «+ 23 2.1.1 Khách du lịch, doanh thu và nguồn nhân lực -‹ < + 23
2.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng H110 1111011111011 10 11H KH KH K10 1 1g rrr 26 2.1.3 Hiện trạng đầu tư S.Sc 2 k T1 H21 121211 211112111151111111115 1111 1xxee 28
2.1.4 Hiện trạng tổ chức và quản lý . - ¿s2 ©s++xzzxz+zxerxeczseree 29
2.2 Một số khu du lịch sinh thái tiêu biểu -2-552c5zccsccccxcsrsrees 33 2.2.1 Khu du lịch sinh thái hồ Núi CỐc . -2¿©2222cxcccxccrrrrsrev 33
2.2.2 Khu du lich sinh thái hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà 35 2.2.3 Khu du lịch sinh thái đồi chè Tân Cương ¿- 5-©5¿©c<c=+ 37
2.3 Một số điểm và tuyến du lịch sinh thái - 5-5 << <++<<<++<<<<<<+ 39
CHƯƠNG 3: DINH HUONG PHAT TRIEN DU LICH SINH THAI TINH THAI NGUYEN 00057 ,ÔỎ 43
3.1 Định hướng cơ bản phát triển du lịch sinh thái - 43
3.1.1 Mục tiêu chiến lược : ¿©-++c+++cx+2x2Ekerksrkerksrxrrkerrvee 43
3.1.2 Mục tiêu cụ thỂ c- tt E1 1112111511111 1151111511115 xe 44
3.1.3 Các hoạt động nhằm đây mạnh phát triển du lịch sinh thái 45
3.1.4 Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du lịch sinh thái 45
3.2 Định hướng cụ thỂ - 5-22 ©2k212E12215221221211112 22111 11121ecxe 46 500095777 jÍA 54
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch
đã trở thành một nhu cầu không thẻ thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội của các quốc gia Về phương diện kinh tế, du lịch đã trở thành ngành “cơng nghiệp khơng khói” mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều nước Dự
báo năm 2010 thế giới có trên 1 ty người đi du lịch Điều đó cho thấy, du lịch
đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cộng đồng xã hội và trở thành ngành kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, mối quan tâm của hầu hết quần chúng về thiên nhiên và môi trường (chủ yếu ở các nước công nghiệp) đã tăng lên rõ ràng Họ thường chọn những điểm đến gần với thiên nhiên, những cơ
sở dịch vụ đu lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường Nhiều tổ chức bảo tồn đã được thành lập để vận động chính quyền dành ra các khu vực không chỉ để
bảo vệ các loài động thực vật, toàn vẹn các hệ sinh thái mà còn phục vụ cho du lịch Từ thực tế ay, một hình thức du lịch mới đã xuất hiện và ngay sau đó đã
cho thấy tầm quan trọng với văn hoá, kinh tế, xã hội, đó là du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái là một lĩnh vực đặc biệt của du lịch nói chung, nó được đặc trưng bởi một xu thế rất rõ ràng là tạo nên và làm thoả mãn sự sự
khát khao đến với thiên nhiên Qua những chuyến đi, khách du lịch được tiếp xúc với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên bằng những phương tiện quan
sát giản đơn hay những nghiên cứu có tính hệ thống, đồng thời là hoạt động
khai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển; ngăn ngừa các tác động
Trang 8Vi vay, loại hình du lịch này ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người và góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
1.2 Trong xu thế chung đó, ngành du lịch sinh thái của Việt Nam cũng đang có những bước tiến phù hợp để hoà nhập với du lịch thế giới Việt Nam
được thiên nhiên ban tặng cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
du lịch nhiều tiềm năng này Tính đến năm 2004, Việt Nam được UNESCO
công nhận bốn khu dự trữ sinh quyên thế giới đó là: Cát Bà (Hải Phòng), khu
dự trữ sinh quyên sông Hồng trên địa bàn hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Giao Thuỷ (Nam Định), Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia
Cát Tiên (Đồng Nai), có 31 vườn quốc gia, 400 nguồn nước nóng Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có biển đẹp trên thế giới, đặc biệt có 2 di sản thiên nhiên đã được UNESCO công nhận là vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) Bên cạnh đó, những điều kiện xã hội thuận lợi cũng góp phần tạo nên nền tảng vững chắc dé phát triển ngành du lịch sinh thái
1.3 Thái Nguyên nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, là tỉnh có nhiều điều
kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái Trong những
năm qua, tỉnh đã không ngừng triển khai các chương trình, các dự án nhằm phát triển ngành kinh tế này Thái Nguyên xác định đầu tư cho du lịch sinh thái nói riêng và du lịch nói chung là đầu tư cho hiện tại và tương lai Trước tiên sẽ tạo nguồn tích luỹ vốn ban đầu cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp phần vào việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh, tạo việc làm
cho người lao động Từ đó, mở rộng giao lưu, hợp tác, nối liền các điểm du lịch, khu du lịch của tỉnh với các tỉnh khác và vươn xa ra thị trường nước
Trang 9Tuy tài nguyên du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ở Thái
Nguyên vẫn tồn tại nhiều ở dạng tiềm năng, hoạt động du lịch còn non yếu,
nhiều hạn chế chưa được xử lý nhưng tý trọng GDP ngành dịch vụ (trong
đó có du lịch) chiếm phần lớn GDP toàn tỉnh Vậy nên, nếu du lịch (trong đó
có du lịch sinh thái) được khai thác tốt hơn từ những tiềm năng vốn có sẽ tạo
thêm cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần tích cực trong việc thực
hiện chính sách mở cửa, thúc đây sự phát triển của các thành phần kinh tế, đây mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và mở rộng giao lưu văn hoá, xã hội giữa Thái Nguyên với cả nước và bạn bè quốc tế
Từ thực tế đó, tác giả khố luận di sau tìm hiểu tiềm năng, hiện trạng
hoạt động lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên nhằm đưa ra một số đề xuất, giải
pháp và định hướng phát triển Đây là công việc có ý nghĩa thiết thực với một
sinh viên chuyên ngành Việt Nam học, với mục đích tích luỹ tri thức, hiểu
biết thêm về thực tế để phục vụ cho học tập và công việc thực tế sau này,
đồng thời, cũng là sự thể hiện tình yêu quê hương, góp phần quảng bá các danh lam thắng cảnh của quê hương mình với bạn bè
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có những bước tiến dài và thu được nhiều thành tựu đáng chú ý Ngành kinh tế này đã và đang có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và
trở thành đề tài của nhiều cơng trình nghiên cứu, là tâm điểm của báo chí Có
thể kế ra một số ý kiến đánh giá, những nghiên cứu ở nhiều công trình với các cấp độ khác nhau như sau:
Bản tin “Văn hoá - Thế thao - Du lịch Thái Nguyên”, thang 11 + 12,
năm 2008 có bài viết đánh giá về tài nguyên tự nhiên cho phát triển du lịch
Trang 10điểm chụm đầu của bốn rặng núi cánh cung đá vôi miền Đông Bắc, nên Võ Nhai, Định Hoá như một vùng “Hạ Long trên sóng lúa”! Các trái núi đá vôi lại được các tán rừng che phủ nên cảnh quan càng trở nên huyền bí, kỳ thú mang nhiều nét hoang sơ với hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, động Người Xưa (Võ Nhai), hang Chùa, chợ Chu hay thác Khuôn Tát bảy tầng (Định Hố) Khơng những thế, Thái Nguyên còn có sườn phía đơng dãy núi Tam Đảo đồ sộ, nơi có khu rừng quốc gia Tam Đảo rộng lớn, tạo nên những tiềm
năng du lịch sinh thái Gần sát với chân Tam Đảo là một khu du lịch “sơn
thuỷ hữu tình” hồ Núi Cốc nồi tiếng, đầy hấp dẫn, kề với những vùng núi cao san sát những dãy đổi thấp đã trở thành những đổi chè xanh mơn mởn Thái Ngun cịn có các cánh đồng chạy dài ven sông hay những thung lung men theo chân núi xanh rì, dưới khe suối róc rách có những cọn nước ngày đêm vẫn cần mẫn quay vòng chuyển dòng nước mát lên cánh đồng cao Theo các
nhà khoa học địa lý, Thái Nguyên đã hình thành cả 4 nhóm địa hình với 1Š
kiểu cảnh quan hình thái, điều đó làm cho du khách từ phương xa tới luôn bị bất ngờ trước những cảnh sắc thiên nhiên khác nhau Sự đa đạng về hình thái là
điểm lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch sinh thái của Thái Nguyên” [31, 16]
Bản tin “Văn hoá - Thế thao - Du lịch Thái Nguyên”, tháng 9 + 10
năm 2009 đã đề cập tới Hội thảo hợp tác phát triển du lịch của tám tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc Tại hội thảo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên
có tham luận: Du lịch sinh thái hồ Núi Cốc gắn với du lịch hồ Na Hang -
sản phẩm du lịch, lịch sử văn và sinh thái cộng đồng Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Kạn “Tại đây, các đại biểu đã đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Thái Nguyên có tác động và ảnh hưởng tích cực tới các tỉnh có hình thái du lịch lịng hồ lân cận” [24, 23]
Bản tin “Văn hoá - Thế thao - Du lịch Thái Nguyên”, xuân Canh Dần,
Trang 11chợ Du lịch, Thời trang và Cuộc sống: “qua đó quảng bá giới thiệu các sản
phẩm, hình ánh du lịch của Thái Nguyên đến đông đảo du khách trong và ngoài
tỉnh Hội chợ còn giới thiệu tiềm năng du lịch về thiên nhiên, con người và sản vật địa phương, góp phần phục vụ cho phát triển du lịch bền vững như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, vùng chè Tân Cương ” [29, 8]
Báo “Thái Nguyên” số 2881, ra ngày 22 tháng 02 năm 2010 có đoạn: “Sản phẩm đệ nhất danh trà gắn với sản phẩm du lịch làng chè Tân Cương vừa phù hợp với xu thế, vừa là thế mạnh đa dạng về tài nguyên du lịch nơi đây Tân Cương, nơi du lịch sinh thái với cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, sát
dãy Tam Đảo lại kề bên khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc đang phát triển thành khu du lịch trọng điểm quốc gia” [8, 4]
“Tân Cương một vùng quê yên ả Cảnh sắc núi đôi trung du khác lạ so
với đồng bằng Ấn tượng đầu tiên khi đến với Tân Cương là một màu xanh
mướt với bát ngát đồi chè Du khách khách sẽ được hoà mình vào thiên nhiên trong lành thay cho khơng khí ồn ã chốn thị thành ” [8, 4]
Sách “Địa chí Thái Nguyên” do Tỉnh uý - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ấn hành đã đánh giá và đưa ra phương hướng phát
triển đu lịch sinh thái của tỉnh như sau: “Q trình tiến hố địa chất địa mạo đã tạo cho Thái Nguyên có tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên, du lịch sinh
thái hết sức phong phú và đa dạng ”, “Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác
các lợi thế địa lí, điều kiện cảnh quan sinh thái, danh lam thắng cảnh Nâng cấp
các cơ sở du lịch trọng điểm như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, đây mạnh xúc
tiến du lịch đề thu hút khách du lịch trong và ngoài nước” [18, 715]
Sách “Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI” do Chu Viết Luân
chủ biên có nhận xét: ““Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong
Trang 12quản lý nhà nước về du lịch Đặc biệt, việc triển khai Đề án Phát triển du lịch
Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2005 bằng các chương trình cụ thể đã tạo ra động lực phát triển, mở ra tương lai sáng ngời cho ngành du lịch địa phương Đó là dự
án đường du lịch ven hồ Núi Cốc nối từ khu Nam Phương lên khu trung tâm hồ
Núi Cốc, với nguồn đầu tư 23 tỷ đồng, dự án tính lộ Đán - Núi Cốc với kinh phí
24 ty đồng, du an cai tao ha tang khu du lịch hồ Núi Cốc, dự án đầu tư khu du lich
sinh thái hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà [10, 431]
Qua các bài báo, tài liệu nói trên các tác giả đã chỉ ra tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái của Thái Nguyên, cũng như các hoạt động và định
hướng tiêu biểu dé phát triển ngành du lịch này Tuy nhiên, các cơng trình
trên mới đề cập tới du lịch sinh thái một cách chung chung, chưa tồn diện Chính vì lẽ đó, trên cơ sở gợi ý của những người đi trước tác giả khóa luận sẽ
tập trung tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái tỉnh Thái
Nguyên nhằm bước đầu đưa ra định hướng phát triển cho du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
3.3.1 Có một cái nhìn bao quát và những đánh giá khách quan về hoạt động du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên
3.3.2 Nêu những đề xuất nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế
để du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên phát triển vững chắc, phù hợp
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.3.7 Tìm hiểu những lý luận cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái Đây là
nhiệm vụ tất yếu, là cơ sở dẫn dắt nBƯỜời viết thực hiện những nhiệm vụ tiếp
Trang 133.3.2 Qua sách báo, tạp chí, số liệu thu thập từ thực tế, để tìm hiểu về
tiềm năng và hiện trạng du lich sinh thái tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất, phân
tích một số giải pháp và định hướng phát triển cụ thé
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên - hiện trạng và định hướng phát triển 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Không gian lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên, chú trọng tới những nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đã được khai thác hoặc còn ở dạng tiềm năng 5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu - Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Phương pháp phân tích hệ thơng
6 Những đóng góp của khóa luận
6.1 Những đóng góp về mặt khoa học
6.I.I Cung cấp một hệ thống kiến thức lý thuyết và thực tiễn về tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên
6.1.2 Cung cấp một nguồn tài liệu chỉ tiết, đáng tin cậy về du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên
6.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn
6.2.I Cung cấp những kiến thức thú vị về du lịch sinh thái tỉnh Thái
Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của những người quan tâm, yêu mến
Trang 147 Bố cục của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục ảnh, nội
dung khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về du lịch sinh thái và tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Hiện trạng du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên
Trang 15NỘI DUNG
CHUONG 1
KHAI QUAT VE DU LICH SINH THAI VA
TIEM NANG PHAT TRIEN DU LICH SINH THAI TINH THAI NGUYEN
1.1 Khái quát về du lịch sinh thái 1.1.1 Định nghĩa du lịch
Năm 1963, tại hội nghị Liên Hợp Quốc họp tại Roma, các chuyên gia đã
đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguôồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [26, 12]
Tổ chức Du lịch thế giới cho rằng: “Du lịch là hoạt động của con người đến ở tại những nơi ngồi mơi trường hàng ngày của họ trong một thời gian nhất định với mục đích giải trí, cơng vụ hay những mục đích khác” [12, 7]
Theo 7ừ điển bách khoa toàn thư của Việt Nam thì du lịch được hiểu
theo các nghĩa sau:
Nghĩa thứ nhất: “Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan nghỉ ngơi tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hoá nghệ thuật, vv .”
Nghĩa thứ hai: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quá cao về nhiều mặt: nâng cao hiéu biét về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá
dân tộc, từ đó tăng thêm tình u đất nước; đối với người nước ngồi là tình hữu
Trang 16nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu
quả rất lớn; có thê coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ” [12, 7]
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định” [12, 8]
1.1.2 Một số vấn đề về du lịch sinh thái
1.2.2.1 Khải niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng
phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới Nó đã và đang thu
hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu Vì vậy, đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về đề tài này, trong đó đưa ra các định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái:
Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế: “Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch tham quan có trách nhiệm với mơi trường tại những vùng còn tương
đối nguyên sơ đề thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc
trưng văn hoá - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân dia phuong” [11, 138]
Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecoturism Society) cũng đưa ra định
nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương
được bảo đảm” [11, 138]
Tại Việt Nam, Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch
Trang 17Thuật ngữ du lịch sinh thái (Ecotourirm) được Hector Ceballos đề xuất lần đầu tiên vào năm 1983 Nhưng đây không phải là cụm từ duy nhất dùng
để miêu tả hình thức du lịch mới này mà cịn có nhiều thuật ngữ tương tự
như: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch xanh, du lịch có
trách nhiệm, du lịch mơi trường, du lịch thám hiểm, du lịch nhà tranh, du lịch nông thôn, du lịch thay thế, du lịch nông nghiệp [1I, 141]
1.1.2.2 Đặc trưng cơ ban cua du lich sinh thai:
- Du lich sinh thai 1a loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, khách du lich tim
đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, rừng nguyên sinh, hoặc tai nguyên thiên nhiên khác chưa bị tàn phá để tìm hiểu, sống hồ mình với thiên nhiên
- Các cơ quan cung ứng địch vụ du lịch, các cơ quan bảo tổn, các hãng lữ hành, các công ty du lịch, các đơn vị tổ chức và khách du lịch tham gia vào
du lịch sinh thái có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi
trường sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và văn hoá
- Các chương trình hoạt động chủ yếu do hướng dẫn viên địa phương, những người có kiến thức và kinh nghiệm về tài nguyên thiên nhiên xung quanh họ
- Các phương tiện và việc sắp xếp đề hỗ trợ các chương trình hoạt động du lịch sinh thái bao gồm các trung tâm thơng tin, đường mịn tự nhiên, cơ sở
lưu trú, sách báo và các tài liệu khác
- Các hướng dẫn viên đóng vai trị là người trung gian giữa thiên nhiên, cộng đồng của vùng và khách du lịch từ bên ngoài; chịu trách nhiệm hướng dẫn về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá của khu vực, đồng
Trang 18- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái khách du lịch có được nhận thức, hiểu biết về tự nhiên; đồng thời được giáo dục nâng cao nhận thức về môi
trường và bảo tồn thiên nhiên, nâng cao ý thức tơn trọng nền văn hố bản địa
Với quan điểm trên, phát triển du lịch sinh thái bền vững phải đảm bảo kết
hợp hài hòa lợi ích của 4 bộ phận quan trọng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái đó là: khách đi du lịch đến nơi cảnh quan sinh thái, các nhà tổ chức
điều hành du lịch sinh thái, các nhà quán lý khu bảo tồn và dân cư địa phương 1.1.2.3 Những nguyên tắc của du lịch sinh thái
- Giáo dục nâng cao hiểu biết cho khách du lịch về mơi trường tự nhiên;
qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn
- Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá của vùng, quốc gia
- Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
- Khách du lịch được hoà nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn
nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hoà nhập
- Lượng khách du lịch ln được điều hồ ở mức vừa phải, để đảm bảo
cho không gian môi trường không bị quá tải (tức là không vượt quá giới hạn tối đa về sức chứa của điểm du lịch)
- Phát triển đu lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm với môi trường tự
nhiên, không được làm tốn hại đến tài nguyên môi trường
- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc day sự công nhận giá trị này lên hàng đầu
- Khi tổ chức du lịch sinh thái, phải luôn đặt nguyên tắc về môi trường
sinh thái Điều đó có nghĩa là phải làm cho mọi người khách du lịch sinh thái chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận
Trang 19- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài, hài hoà cho tất cả các bên liên quan - Du lịch sinh thái phải làm cho khách du lịch được hoà đồng vào tự
nhiên, làm tăng sự hiểu biết về tự nhiên, tránh khai thác quá mức thiên nhiên
- Người hướng dẫn viên và các thành viên tham gia du lịch sinh thái phải có sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiểu biết nhận thức cao về môi trường sinh thái
- Cần có sự liên kết các thành viên của các đơn vị tham gia vào hoạt
động du lịch sinh thái (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hãng lữ hành và khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi)
1.1.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá khu du lịch sinh thái
Người ta thường sử dụng bậc thang sinh thái của Rhore để đưa ra tiêu
chuẩn phân loại đánh giá xem một hoạt động có phải là du lịch sinh thái hay không, đồng thời, đảm bảo cho các hoạt động sinh thái diễn ra theo đúng nguyên
tắc Thang du lịch sinh thái của Rhore gồm các bậc sau:
Bậc 0: Đề tham gia du lịch sinh thái đòi hỏi các nhà lữ hành phải nhận thức được sự phá huỷ đối với hệ thống sinh thái
Bac 1: Doi hoi sự hỗ trợ tiền tệ tích cực giữa khách du lịch sinh thái và hệ
sinh thái tự nhiên mà họ tham quan
Bac 2: Khách du lịch tự giác tham gia bảo vệ môi trường
Bác 3: Có hệ thống tour đặc trưng được xây dựng thuận lợi cho bảo
VỆ môi trường
Bậc 4: Có các nỗ lực tại chỗ như sử dụng cơng nghệ thích hợp, sự tiêu
thụ năng lượng thấp để bảo vệ môi trường
Bậc 5: Có hệ thống bảo vệ môi trường: sử dụng phương tiện giao thông không gây ô nhiễm, các cơ sở lưu trú, các hoạt động tham quan không ảnh hưởng đến môi trường, đô ăn uông và đô lưu niệm sẽ được sản xuât băng các
Trang 20vật liệu địa phương có khả năng tự phân huỷ, dùng các thiết bị sử dụng năng
lượng mặt trời, chất thải được xử lý
1.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên 1.2.1 Các điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh thuộc trung du - miền núi phía Đơng Bắc của Việt
Nam; diện tích tự nhiên 3.541,67 km”; nằm trong hệ toạ độ dia ly tir 21G19é đến 22G23' vĩ độ bắc và 105G29° đến 106G15' kinh độ đơng; phía bắc giáp
tỉnh Bắc Kạn; phía đơng giáp tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn; phía nam giáp thủ đơ Hà Nội; phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế của Việt Bắc nói chung và của vùng Đơng Bắc nói riêng, Thái Nguyên trở thành cửa ngõ giao lưu giữa trung du miền núi Đông Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ Vị trí địa lý đã tạo ra nhiều
điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các
tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước cũng như với nước ngoài Trong quỹ
đạo đó, vị trí địa lý cũng đã mang lại nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành
du lịch sinh thái của tỉnh Do ở vị trí trung tâm nên Thái Nguyên nằm ở nơi trung chuyển của nhiều tour du lịch Hơn thế, Thái Nguyên nằm ở nơi có nhiều
núi, đôi, sông, hồ là những điều kiện tự nhiên thuận lợi hình thành nên các
khu du lịch sinh thái Cảnh quan thiên nhiên nơi đây thu hút khách du lịch bởi những đặc điểm chung của địa hình trung du miền núi và những nét riêng mang màu sắc bản địa không trùng lặp với bất cứ địa phương nào
1.2.1.2 Địa hình
Trang 21vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc - đơng nam, ngồi ra cịn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy tới huyện Võ Nhai và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam Như vậy, Thái Nguyên là điểm chụm
đầu của bốn rặng núi đá vôi cánh cung vùng Đông Bắc, những trái núi đá vôi
được rừng che phủ tạo nên cảnh quan huyền bí với hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, động Người Xưa, thác Mưa Rơi Đó chính là những thắng cảnh đẹp thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan, nghỉ mát, cũng là tiền đề cho phép Thái Nguyên xây dựng những khu du lịch sinh thái tầm cỡ trong tương lai
1.2.1.3 Khí hậu
Khí hậu của Thái Nguyên chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, cao nhất vào tháng 8 (400 mm), thấp
nhất vào tháng 1 (dưới 50 mm) Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất
(tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C Tổng số
giờ nóng trong một năm dao động trong khoảng 1.300 - 1.750 giờ
Nằm sâu trong nội địa, Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng
ơn hồ, tính chất ấm, ẩm, mát nhiều hơn khơ, nóng và giá rét, mùa khô
thường kéo dài 7 - 8 tháng rất thuận lợi cho đu lịch
1.1.1.4 Hệ thống sông - hồ
Thái Nguyên có 8 lưu vực sông, các con sông chảy quanh uốn lượn hiền hoà, với nhiều khe suối, thác ghềnh tạo nên những điểm du lịch xanh kỳ thú
Thái Nguyên có hai con sơng chính là sơng Cơng và sông Cầu Hệ thống sông ngòi chủ yếu nằm trong lưu vực sông Cầu Thái Nguyên cũng có nhiều
đầm, hồ tạo nên những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái đặc
Trang 221.1.1.5 Hệ sinh vật - Hệ thực vật
Do được hình thành và phát triển trong các điều kiện địa lý tự nhiên đa
dạng nên hệ thực vật của Thái Nguyên rất phong phú với khoảng 2.000 loài
Theo thống kê sơ bộ ở vùng núi Tam Đảo đã có 490 lồi thực vật bậc cao thuộc 344 chi và 130 họ trong đó:
Thực vật khuyêt 21 ho 32 chi 53 loai Hat tran Tho 7 chi 11 loai Hat kin 102 ho 105 chi 462 loai
Thái Nguyên có nhiêu lồi thực vật q hiêm đã được ghi vào sách Đỏ
của Việt Nam:
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
1 Burretiodendronhsienmu Nghiên
2 Chukasiatabularis Lat hoa
3 Amentotaxusagrota enia Dé tung soc trang hep (sam bong)
4 Madhucapasquieir Sén mat
5 Nagieafleuryi Kim giao
6 Fokienfiahodginsis Pomu
7 Garcinia fagraeoides Trai
[18, 156]
Là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp 152.000 ha, chiếm 43%
diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh, Thái Ngun có lợi thế lớn trong mở rộng
diện tích rừng Rừng Thái Nguyên từ xa xưa đã nồi tiếng về đặc sản cây thuốc và động vật hoang dã vừa quý hiếm vừa độc đáo
- Hệ động vật
Ở Thái Nguyên hiện có khoảng 422 lồi, 91 họ, 28 bộ của 4 lớp động
Trang 23Sự phong phú của hệ sinh thái đã thu hút hàng vạn khách du lịch tới Thái
Nguyên thăm thú, tìm hiểu và nghỉ dưỡng
1.2.2 Các điều kiện xã hội 1.2.2.1 Dân cư và nguôn lao động
Thái Nguyên là vùng đất tiếp nối giữa đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía bắc nên q trình phát triển cũng là quá trình giao lưu - hội tụ và tiếp xúc Trải qua
những diễn biến của lịch sử, Thái Nguyên đã trở thành vùng đất hội nhập dân cư
từ đồng bằng phía nam lên cũng như từ vùng núi phía bắc xuống Đó là tiền đề tạo nên sự phong phú về văn hoá và lao động
Dân số Thái Nguyên năm 2006 có gần 1,1 triệu người, gồm 8 dân tộc, chủ
yếu là người Kinh (chiếm khoảng 75%) Trong đó, số người trong độ tuổi lao
động tính đến ngày 31- 12 - 2006 là 751.857 người [17, 267]
Qua số liệu điều tra năm 1996 cho thấy chất lượng lao động của tỉnh như sau:
Lao động phố thông : 87,49% Công nhân kỹ thuật : 4,01%
Trung học : 5,36% Đại học trở lên :3,14%
Trong những năm gần đây, nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ và
đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, công tác đào tạo, phát triển nhân lực đã được
các cấp ngành hết sức quan tâm Riêng năm 2003, Sở Thương mại và Du lịch
Thái Nguyên đã phối hợp cùng Trường Cao đẳng Nghiệp vụ du lịch Hà Nội tổ chức
hai lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh du lịch - khách sạn cho 135 học viên là cán bộ quản lý, nhân viên của các cơ sở lưu trú du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh
Trang 24Với đặc điểm cần cù, thông minh, sáng tạo, con người Thái Nguyên đã và đang là nhân tố quan trọng bậc nhất trong sự phát triển kinh tế, xã hội, ngành du lịch của tỉnh nói chung và ngành du lịch sinh thái nói riêng
1.2.2.2 Hệ thống giao thông
Hệ thống đường bộ của Thái Nguyên có tổng chiều dài 2.753 km, bao gồm
quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc Thái Nguyên, nối tỉnh với thủ
đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh thành phố trong cả nước; các
quốc lộ 37, 1B, 279 cùng hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan
trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng
Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là đầu mối giao thông quan trọng nói
Thái Nguyên với đồng bằng sông Hồng
Hệ thống đường thủy có hai tuyến sơng chính đi Hải Phịng và Hịn Gai (Quang Ninh)
Có thể xem đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đu lịch nói chung và
du lịch sinh thái nói riêng Hệ thống giao thông thuận lợi, đa dạng giúp vận
chuyển nhanh chóng người và hàng hoá Hơn thế, du khách sẽ có sự lựa chọn loại
phương tiện phù hợp, tiện lợi nhất cho nhu cầu và mục đích của mình 1.2.2.3 Thơng tin liên lạc
Trong thời hiện đại, thông tin liên lạc giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giao lưu hợp tác nhằm phát triển kinh tế, xã hội Những năm qua, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn song những cán bộ làm công tác giữ vững mạch máu thông tin ở Thái Nguyên vẫn hàng ngày, hàng giờ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin của đồng bào các dân tộc trong tỉnh
Từ năm 2002, Thái Nguyên đã trở thành một trong 12 tỉnh thành đầu tiên
trong cả nước hoàn thành mục tiêu 100% xã có điểm bưu điện văn hoá xã hoặc
Trang 25100% xã có báo trong ngày và các sản phâm bưu chính khác đúng thời gian và tuyệt đối an toàn
Bên cạnh mạng lưới bưu chính, mạng lưới viễn thông cũng ngày càng được củng cô với số lượng thuê bao điện thoại, thuê bao internet không ngừng tăng
Đến năm 2004, toàn tỉnh có 60.658 thuê bao điện thoại có định phủ khắp 100%
xã, 5.905 số thuê bao di động trả sau, 33 nghìn thuê bao di động trả trước, 120 trạm điện thoại thẻ cardphone, 450 thuê bao internet, 132 thuê bao ADSL
Hệ thống mạng truyền dẫn cáp quang chất lượng cao được đầu tư mở rộng, trong đó các tuyến đã đưa vào sử dụng bao gồm: Thái Nguyên - Võ Nhai, Võ Nhai - Tràng Xá, Phổ Yên - Thái Nguyên - Phú Lương Bưu điện tỉnh cũng đã hoàn thành các dự án mạng cáp ngoại vi thành phố, mạng viễn thông phục vụ vùng sâu vùng xa
thuộc huyện Định Hố, huyện Võ Nhai
Có thể nói, mạng lưới thơng tin liên lạc đã vươn tới những nơi xa xôi nhất
trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhu cầu trao đổi liên lạc của nhân dân, cũng như việc
giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế Đối với du lịch nói chung và du lịch sinh thái
nói riêng thì đây là một điều kiện thuận lợi cho việc trao đối, liên hệ, liên lạc giữa
khách hàng và nhà đầu tư, giữa khách hàng với người thân của họ Vì vậy, du khách tới Thái Nguyên vẫn sẽ luôn cập nhật được những thông tin mới từ trong và ngoài nước, không phải lo lắng về việc mắt liên lạc hoặc băn khoăn khi có cơng
việc đột xuất cần xử lý
1.2.2.4 Đường lối chính sách
Du lịch đã và đang là một ngành kinh tế đem lại nguồn thu nhập khơng nhỏ giúp Thái Ngun góp phan cái thiện đời sống của nhân dân Nhận thấy tầm quan trọng này, tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư với những đường lối chiến lược cụ thể
như: Đề án Phát triển du lịch Thái Nguyên 2001- 2005; các dự án phát triển du
lịch sinh thai: du án đường du lịch ven hồ nối từ khu Nam Phương lên khu trung
tâm hồ Núi Cốc, dự án khu du lịch sinh thái hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà
Trang 26Trong “Quy hoạch phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn” của Thái Nguyên, du lịch được xem là ngành cần được chú trọng phát triển cho tương xứng
với tiềm năng hiện có; cần xây dựng các khu du lịch, các trục du lịch đáp ứng nhu
cầu cho khách trong và ngoài nước
“Phương hướng và mục tiêu phát triển tỉnh Thái Nguyên năm 2006 - 2010”
xác định cần phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các lợi thế địa lí, cảnh quan
sinh thái, danh lam thắng cảnh, nâng cấp các cơ sở du lịch trọng điểm như hồ Núi
Cốc, hang Phượng Hồng, ATK Định Hố, đây mạnh xúc tiến du lich dé thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước
Với những điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi đó, trong những năm
qua Thái Nguyên đã không ngừng phát huy thế mạnh để phát triển ngành du
lịch sinh thái Đó thực sự là nền tảng vững chắc tạo động lực cho sự phát
triển của ngành Với những điều kiện thuận lợi, cùng sự đầu, tư khai thác
Trang 27CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái
Ngành du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên còn rất non trẻ, mới được hình thành và đi vào hoạt động khoảng chục năm gần đây với đặc trưng chủ yếu là kinh doanh nhà trọ và ăn uống thuần túy Có thể nói hoạt động kinh doanh du
lịch chưa rõ nét, do không thê hiện đầy đủ tính chất của kinh doanh du lịch
trong các khâu: kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn du lịch, kinh doanh
vận chuyên du lịch và kinh doanh thông tin du lịch Từ năm 1993, các hoạt động của khách sạn, nhà hàng và hoạt động vận chuyên đưa đón khách du lịch
mới dần phát triển
2.1.1 Khách du lịch, doanh thu và nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái Thái Nguyên đã có bước khởi sắc so với thời kỳ trước và trở thành loại hình du lịch phát triển nhanh
nhất Loại hình du lịch này ngày càng thu hút được nhiều du khách và đóng
góp GDP lớn trong ngành Theo Bản fin - Văn hoá - Thể thao - Du lịch của Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Thái Nguyên, tháng 7 + 8, năm 2009 chỉ riêng bảy tháng đầu năm, Thái Nguyên đã đón 671.000 lượt khách, vượt mức lớn so với cùng kỳ năm trước Khách du lịch tới Thái Nguyên chủ yếu chọn
hồ Núi Cốc, hang Phuong Hoang - sudi Mé Ga, Bao tàng Văn hoá các dân tộc
Việt Nam làm điểm đến trong cuộc hành trình của mình Năm 2009 tổng số
lượt khách du lịch tới Thái Nguyên là 1.350.000 lượt, đạt 100% so với cùng
Trang 28Lượng khách du lịch tới Thái Nguyên đã không ngừng tăng lên theo các năm Không chỉ khách nội địa mà số lượt khách quốc tế cũng ngày càng lớn Du khách trong nước chủ yếu đến từ vùng Đông Bắc Bắc Bộ và Đồng bằng
sông Hồng Họ chọn những khu du lịch sinh thái ở Thái Nguyên làm điểm
đến cho những kỳ nghỉ ngắn, đặc biệt là kỳ nghỉ cuối tuần hoặc tham gia vào những tour du lịch liên tỉnh mà Thái Nguyên là một mắt xích Đây cũng là xu hướng chính của du khách quốc tế khi tới Thái Nguyên Những khu du lịch sinh thái nơi đây đã thu hút hàng ngàn lượt khách từ các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia Bên cạnh đó lượng khách đến từ thị trường Tây Âu cũng có những khởi sắc Tuy nhiên, du khách tới đây không chỉ đi du lịch mà đôi khi còn là sự kết hợp giữa công việc với nghỉ ngơi thư giãn
Thời gian lưu trú của khách du lịch ở các khu du lịch sinh thái tại Thái Ngun khơng dài, trung bình là 1 ngày đối với khách nội địa và 1,5 ngày với khách quốc tế
Lượng khách tới Thái Nguyên cũng tăng, giảm theo mùa, tức là có tính
chất mùa vụ Các tháng từ tháng 5 tới tháng 9 là thời điểm đông nhất, thời
gian còn lại trong năm lượng khách ít hơn Vào những ngày cuối tuần, cuối tháng số lượng khách luôn tăng cao
Số lượng khách du lịch ngày càng tăng kéo theo doanh thu toàn xã hội từ hoạt động du lịch cũng tăng lên không ngừng Bản tin Văn hoá - Thể thao - Du lịch Thái
Nguyên, xuân Canh Dần, năm 2010 cho biết doanh thu toàn xã hội từ hoạt
động du lịch năm 2009 đạt 800 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2008, doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch là 100 tỷ đồng đạt 100% so với cùng kỳ năm 2008; công suất sử dụng phòng đạt 65% [20, tr 12] Các khu du
lịch sinh thái đã và đang là lựa chọn đầu tiên của nhiều du khách tới tham
Trang 29lịch ở đây cũng chiếm phần lớn tý trọng trong ngành du lịch và có đóng góp lớn vào ngân sách của tỉnh Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng rõ nét xoá đi đặc trưng chủ yếu là kinh doanh nhà nghỉ và ăn uống thuần tuý trước đây
Từ lâu, Thái Nguyên đã thu hút lực lượng lao động đông đảo từ mọi
miền đất nước đến sinh sống và làm việc Lực lượng lao động hoạt động trong
ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng tại Thái Nguyên cũng không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng Thái Nguyên luôn xác định nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của mọi
ngành kinh tế Việc đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt
động du lịch nói chung ln được tỉnh quan tâm đầu tư
Thực hiện chủ trương chính sách của tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tiêu biểu như
Công ty khách sạn du lịch Dạ Hương đã tuyển dụng đảo tạo được một đội ngũ cán bộ, nhân viên có tình độ chun mơn khá, ln tận tình cởi mở với khách
hàng Năm 2004, tồn cơng ty có 80 lao động có tay nghề 3/7 về chuyên
ngành du lịch khách sạn, trong đó, 14 người có trình độ đại học, cao dang, 14
người tốt nghiệp trung cấp, 50 người đã qua đào tạo nghề Đặc biệt công ty có
7 hướng dẫn viên được đào tạo chính quy, thông minh, nhanh nhẹn, sử đụng
thành thạo tiếng Anh và tiếng Trung Quốc
Nhận thấy tầm quan trọng của ngành du lịch sinh thái với sự phát triển kinh tế - xã hội, ban chỉ đạo du lịch tỉnh đã xây dựng hệ thống chính sách ưu
đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch
Người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trị của du lịch sinh thái
trong thời kỳ mới Chính những yếu tố thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển góp phần hồn thành nhiệm vụ của Đề án phát triển du lich
Thái Nguyên và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
Trang 302.1.2 Hiện trạng cơ sở ha tang
Sự phát triển của du lịch sinh thái trong những năm qua đã đem lại cho Thái Nguyên nguồn lợi nhuận lớn và tạo thêm việc làm cho người lao động Đó thực sự là nguồn động lực và là nền tảng vững chắc cho Thái Nguyên phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm gần đây nhiều thành phần kinh tế đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch sinh thái ở
Thái Nguyên để xây dựng cơ sở vật chất phía nam hồ Núi Cốc, khách sạn
Sông Cầu, khách sạn Thái Nguyên, khách sạn Bông Sen, xây dựng mở rộng
nhà nghỉ Cơng đồn hồ Núi Cốc, tăng thêm số phòng nghỉ vào khu nhà nghỉ ở
phía bắc và phía nam hồ Núi Cốc
Thái Nguyên đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng có trọng điểm ở một số
khu du lịch, tiêu biểu là khu du lịch hồ Núi Cốc Từ năm 2003 - 2004, Sở
Thương mại - Du lịch đã tiến hành khảo sát lập dự án quy hoạch khu du lịch ven hồ Núi Cốc Đồng thời, Sở cũng phối hợp với các ngành, các cấp liên quan khảo sát lập dự án các điểm du lịch sinh thái: hang Phượng Hoàng - suối
Mỏ Gà (huyện Võ Nhai), hồ Suối Lạnh (huyện Phổ Yên), Suối Tiên (huyện
Đồng Hỷ), khu du lịch sinh thái Lương Sơn phía nam thành phố Đặc biệt
năm 2007, Thái Nguyên vinh dự được chọn là nơi tổ chức năm du lich quốc
gia Tỉnh đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các Bộ, ngành đồng thời phát
huy nội lực dé xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà hàng khách sạn, sân lễ hội,
một số tuyến đường giao thông
Trong giai đoạn 1980 - 1990, khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc chỉ có 40
phịng nghỉ, 01 khu xông hơi, vật lý trị liệu, thì đến năm 2004 đã có 250 phịng đầy đủ tiện nghi, 01 hội trường lớn 400 chỗ, phịng họp, hội thảo quy mơ 50 - 100 người, phòng ăn lớn sức chứa 300 - 800 người Hiện nay, du
Trang 31Cốc đầu tư xây dựng động Huyền thoại cung, khu Chuyện tình ba cây thông,
công viên nước, thì hồ Núi Cốc đã gây được ấn tượng mạnh với du khách
Nhiều cơ quan, đoàn thể đã tới nơi đây để tổ chức hội thảo, cắm trại, tham
quan, nghỉ ngơi
Các đơn vị tiêu biểu tham gia hoạt động kinh doanh tại đây gồm: Công ty Cô phần Khách sạn du lịch Công đồn hồ Núi Cốc, Cơng ty Khách sạn du
lịch Dạ Hương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Bình, Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Vân Đạo Các khách sạn chất lượng cao có: khách sạn Dạ
Hương, khách sạn Bắc Sơn, khách sạn Hương Cọ, khách sạn Bến Đợi, khách
sạn Hoa Mua, khách sạn Ba Cây Thông
Một số hạng mục cơng trình được đầu tư tại khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc
Tên hạng mục Vôn đâu tư (tỷ đông)
Khu vườn thú 0,8
Khu khách sạn hai tâng 0,5
Khu chợ tình 12
Khách sạn Thái Dương 7
Khu trưng bày bày sản phâm làng nghê Việt Nam 7
Khu nhà nghỉ 0,75
Động Cổ tích và vườn Âm phủ 9
Động Huyên thoại cung 24
Công viên nước 21
Khách sạn Hương Cọ 4
Khu du lịch Nam Phương 4
Tàu du lịch 7
(Nguồn: Công ty cô phần khách sạn du lịch cơng đồn hồ Núi Cốc)
Trang 322.1.3 Hiện trạng đầu tư
Khi nhận xét về môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, ông
Toshiyuki Takao - Téng giam déc Công ty Trách nhiệm hữu han Mani - Meinfa nhận xét: “Thái Nguyên có những chính sách hấp dẫn: giá thuê đất rẻ, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư nhanh gọn Người lao động Thái Ngun có trình độ tay nghề cao, khéo léo, ý thức kỷ luật tốt Đó là những lợi thế giúp Thái Nguyên thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư trong mọi ngành,
Trang 33Các dự án nhằm phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên
Tên dự án Quy mơ | Hình thức Tong von Dia diém (triệu USD)
Hệ thông giao thông Liên doanh 3 Khu du lịch hô
thuỷ bến tàu, bãi Núi Cốc
tắm hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ)
10 km 100% vôn 3-7 Khu du lịch hỗ
Hệ thống cáp treo nước ngoài Núi Cốc
trên hồ Núi Cốc hoặc liên (huyện Đại Từ)
doanh
Xây dựng sângôn | 10 ha 100% von 12 Khu du lịch hô
18 lỗ nước ngoài Núi Cốc
(huyện Đại Từ) Khu du lịch sinh 10 ha 100% vôn 2-5 Xã Thành
thái hồ Suối Lạnh nước ngồi Cơng (huyện
PhốYên)
Khu du lịch sinh 15 ha 100% vôn 2-5 Xã Phú
thái hang Phượng nước ngoài Thượng,
Hoàng - suối Mỏ Gà (huyện Võ
Nhai)
2.1.4 Hiện trạng tổ chức và quản lý
Qua hơn một thập kỷ phát triển, hoạt động du lịch sinh thái tỉnh Thái
Nguyên đã có những chuyên biến rõ rệt về mọi mặt Trong công tác tổ chức quản lý, trước đây tỉnh chỉ có một phòng quản lý du lịch trực thuộc Sở
Trang 34Thương mại - Du lịch Các đơn vị kinh doanh chỉ có một cơng ty du lịch, còn
lại các công ty khác chỉ hoạt động đơn thuần là kinh doanh khách sạn
Hiện nay, Thái Nguyên đã có Sở Văn hóa, Thể Thao va Du lich với một phòng Nghiệp vụ du lịch riêng có chức năng quản lý, tổ chức mọi hoạt động du lịch
Địa chỉ Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thái Nguyên:
Số19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
ĐT: 02803855506/ 3851730, Fax: 02803855506 Email: Thainguyen@vhttdl.gov.vn
Giám đốc: ThS Nguyễn Thị Lệ Thu
Sở đã tổ chức tập huấn triển khai các văn bản, nghị định của Chính phủ về cơng tác quản lý nhà nước về du lịch Cụ thể, trong năm 2009 Sở đã chỉ
đạo hướng dẫn các tổ chức cá nhân hoạt động du lịch trong tỉnh thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL ngày 22/7/2009 giữa
Bộ Công an với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về công tác an ninh trật tự trong hoạt động du lịch, chỉ đạo các cơ sở kinh doanh du lịch triển khai cơng
tác phịng chống dịch bệnh, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh
an toàn thực phẩm; hướng dẫn các đơn vị hoạt động lữ hành nội địa hoàn tất
hồ sơ xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 88+89/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch
Trang 35Trong chiến dịch phát triển của mọi ngành kinh tế, hoạt động quảng bá
xúc tiến là không thể thiếu Nhận thức được điều đó, Ủy ban nhân tỉnh Thái
Nguyên đã ra quyết định số 64/QD-UBND thành lập Trung tâm Thông tin
Xúc tiến Du lịch Thái Nguyên vào ngày 09 tháng 01 năm 2009 Đây là đơn vị sự nghiệp có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Sở trong lĩnh vực tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh Tuy mới được thành lập nhưng Trung tâm đã tô chức và tham gia nhiều sự kiện tuyên truyền các tiềm năng thế mạnh của tỉnh như:
- Tham gia giới thiệu tiềm năng du lịch Thái Nguyên tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư đặc biệt tổ chức tại Thái Nguyên vào tháng 01 năm 2009
- Phối hợp cùng công ty Viasi tổ chức hội chợ Du lịch, Thời trang và
Cuộc sống vào tháng 02 và 10 năm 2009 Bà Nguyễn Thị Lệ Thu - Giám đốc
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên nhận xét: “Hội chợ đã giới thiệu về tiềm năng du lịch thiên nhiên, con người và sản vật địa phương
phục vụ cho phát triển du lịch của Thái Nguyên (như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, vùng chè Tân Cương và các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố)” [29, 8]
- Phối hợp tham gia gian hàng cùng trung tâm tư vấn và xúc tiễn đầu tư (Sở Kế hoạch - Đầu tư), Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) giới thiệu tiềm năng, quảng bá về du lịch Thái Nguyên tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất, từ ngày 21 - 23/11/2009 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia
Tuy mới được thành lập nhưng với sự cố gắng vượt khó của mỗi cán bộ, viên chức trong đơn vị, Trung tâm đã gặt hái được nhiều thành quả góp phần vào thành cơng chung của tồn ngành Đó cũng là nền táng vững chắc cho Trung tâm từng bước ồn định tô chức và tiếp tục thực hiện tốt chức năng của mình
Trang 36Có thể nói, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch Thái Nguyên
nói chung và du lịch sinh thái nói riêng hiện nay đã đạt được những thành quả
đáng khích lệ Tiêu biểu trong số đó là việc tổ chức quản lý nhà nước về du
lịch dần được củng cố và phát triển, việc chi đạo khai thác tiềm năng du lịch ở
các địa phương cũng giúp tỉnh có những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động
kinh doanh du lịch
Tuy nhiên, công bằng mà nói, hoạt động du lịch sinh thái của Thái Nguyên hiện nay vẫn chưa xứng với tiềm năng Tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh doanh thấp do chưa giải quyết được vấn đề cơ bản có ý nghĩa
quyết định đối với hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch đó là khách du
lịch Số lượng khách tới Thái Nguyên tuy có tăng theo các năm song thời gian lưu trú không dài, bình quân là 1,5 ngày, trong khi các tỉnh khác như Hà Tây cũ
thì trung bình là 2,5 ngày, Quảng Ninh 3 ngày, thành phố Hồ Chí Minh 5 - 6
ngày và của cả nước là 17,5 ngày
Nguồn nhân lực tuy đã được chú trọng đầu tư song vẫn còn nhiều hạn
chế, đội ngũ hướng dẫn viên còn yếu và thiếu, đặc biệt là thiếu hướng dẫn
viên thành thạo ngoại ngữ Việc phân bố lao động cũng không đồng đều, chủ yếu tập trung ở những khu du lịch sinh thái truyền thống
Việc tổ chức địch vụ cho khách còn yếu, chưa có nhiều chương trình du lịch, hoạt động kinh doanh vận chuyên chưa mạnh Công tác thông tin tuyên
truyền quáng bá chưa tốt, cơ sở vật chất, hạ tầng cơ bản chưa đáp ứng được
yêu cầu phục vụ khách, giao thông tới các điểm du lịch còn hạn chế, rap
chiếu bóng, cơng viên hoạt động không thường xuyên, hàng lưu niệm nghèo nàn và đơn giản
Như vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì ngành du lịch sinh
Trang 37thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nhân tạo, nhằm biến tiềm năng thành sức mạnh
2.2 Một số khu du lịch sinh thái tiêu biểu
2.2.1 Khu du lịch sinh thái hỗ Núi Cốc
Từ thành phố Thái Nguyên đi về hướng tây 20 km, trên con đường uốn lượn qua những đổi chè xanh mướt, những ngút ngàn núi đồi du khách sẽ
tới với một hồ nước mênh mông, một vùng du lịch sinh thái rất đặc biệt
* Phụ chú:
Theo truyền thuyết dân gian, Sơng Cơng, núi Cóc ngàn đời bên nhau là mình chứng cho một câu chuyện tình đẹp mà bn Cơ gái xinh đẹp, dịu hiển là con quan lang giàu có, nồi tiếng gân xa Nàng có tấm lịng nhân hậu, luôn bảo vệ, giúp đð những người nghèo khổ Vào một đêm trăng tròn, nàng bỗng nghe thấy tiếng sáo từ trong rùng xa vọng lại Tiếng sáo thiết tha, trong trẻo như gọi bạn, như mong muốn kết giao RỒi đêm sau, đêm sau nữa nàng vẫn nghe thấy âm thanh từ nơi xa xôi ấy Quá tò mò, nàng Cơng quyết định vào rừng tìm gặp người thối sáo Đó là chàng Cốc, chàng trai khôi ngô, chăm chỉ, tốt bụng Chàng mà côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, phải đi làm thuê kiếm sống Họ không hẹn mà gặp gỡ, rồi làm bạn của nhau và yêu nhau từ khi nào cũng không hay Hàng đêm cô gái tới làm bạn với chàng trai trong túp lều nhỏ giữa rừng Họ đã sống những tháng ngày thật hạnh phúc, kế cho nhau nghe về cuộc sống của mình và cùng nhau nói về một tương lai Nhưng rồi mọi người cũng biết chuyện, cha cô gái không chấp nhận một người con rễ nghèo khổ nên tìm mọi cách để chia rẽ Nàng Công bị nhốt lại trong phòng, nàng thương nhớ người yêu khóc tới cạn nước mắt rồi chết Dòng nước mắt thuỷ chung chảy thành sơng và từ đó có con sơng Cơng Chàng Cóc nghe tin người yêu chết, q đau lịng mà hố thành ngọn núi đá nằm bên bờ sơng Cơng, đó là múi
Cốc ngày nay
Trang 38Có thể nói, công sức và ý tưởng của con người cùng sự thôi thúc về phát
triển kinh tế du lịch đã biến hồ Núi Cốc thành vùng huyền thoại Những con
suối nhỏ lưng chừng núi, vắt nước từ núi rừng tạo ra đầu nguồn con sông Công tại Đèo De, Phú Đình, rồi xi dịng chảy đến phía nam Đại Từ, phía tây thành phố Thái Nguyên thì lưu vực sơng rộng ra Thái Nguyên đã xây đập
ngăn nước tạo nên hồ nước với điện tích 25 km”, dung tích tới 226,48 triệu mì
nước với 11.494 ha rừng phòng hộ Hồ là lá phối xanh của vùng Việt Bắc với 89 hòn đảo đầy chất thơ và thắm đẫm chất huyền thoại Từ khi có hồ, những
cánh rừng nguyên sinh, rừng trồng ngày càng xanh tốt tạo nên một vùng sinh thái sơn thuỷ hữu tình
Những năm vừa qua, Thái Nguyên không ngừng đầu tư để biến nơi đây
thành khu du lịch sinh thái nỗi tiếng, góp phần làm giàu cho quê hương Hiện
nay, khu du lịch hồ Núi Cốc gồm sáu khu vực:
- Khu trung tâm gồm khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các dịch vụ vui
chơi giải trí, diện tích 935 ha
- Khu khách sạn nhà hàng phục vụ khách quốc tế và nội địa, điện tích 163 ha
- Khu du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, diện tích 250 ha
- Khu thể thao đua ngựa, diện tích 120 ha
- Khu núi Pháo là khu du lịch leo núi hoang dã, diện tích 250 ha
- Khu bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên, diện tích 2.050 ha
Khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn về
sinh thái, môi trường, cảnh quan, văn hoá Du khách được đi tàu lướt trên mặt hồ lộng gió, thăm các đảo lớn nhỏ thấp thoáng trong sóng nước trong xanh
Đặc biệt, khu có đảo Cái Lớn là nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá của các dân tộc Việt Nam với trên 2.000 hiện vật Du khách còn được tham gia các trò chơi,
Trang 39Từ năm 2003, khi Công ty cổ phần Khách sạn du lịch Cơng đồn Hồ Núi Cốc đầu tư xây dựng khu Huyền thoại cung, tới nay hồ Núi Cốc luôn gây
được ấn tượng mạnh với du khách gần xa Trong giai đoạn 1980 - 1990, cơng
ty chỉ có 40 phịng nghí, 01 khu xơng hơi vật lí trị liệu thì đến hết năm 2004 đã có 250 phịng đầy đủ tiện nghi, 01 hội trường lớn với 400 chỗ, phịng ăn có
sức chứa tới 800 người Đặc biệt, từ năm 2004 du khách tới hồ Núi Cốc đã có
thể nghỉ ở khách sạn hai sao với 70 phịng nghỉ có trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Đến với hồ Núi Cốc, cảnh sắc đất trời sẽ đem đến sự bình yên thanh
thản sau những ngày làm việc căng thẳng chốn thị thành, mang lại cho du
khách những cảm xúc kỳ diệu, được trở về gần gũi với thiên nhiên, đắm
chìm trong một không gian đầy chất huyền thoại
2.2.2 Khu du lich sinh thái hang Phượng Hồng - suối Mó Gà
Từ thành phố Thái Nguyên thẳng theo quốc lộ 1B, tới km 42 du khách sẽ đến với một danh thắng nỗi tiếng của Thái Nguyên là hang Phượng Hoàng -
suối Mỏ Gà
* Phụ chú: Theo truyểền thuyết dân gian, ngày xưa có một đơi chim Phượng Hồng di tìm nơi xây tổ ấm Tìm mãi mà vẫn chưa có nơi nào vừa ÿ, quá mệt mỏi chúng dừng lại trên một ngọn núi nghỉ ngơi Bỗng nhiên chúng phát hiện ra máng đá đẩy nước ở cửa hang phía trước Đơi chìm mừng rỡ xà xuống Thế rồi, cảnh đẹp nơi đây đã quyến rũ, níu giữ đơi chim ở lại Chúng xây một cái tổ đẹp, ám áp, cùng chung sống hạnh phúc và sinh được hai quả trứng Ngày ngày, chim bó đi kiếm mỗi cho chim me nam ấp trứng Nhưng một ngày kia mdi theo dan chim mái khác, chìm bố đã quên nhiệm vụ và không trở về Một ngày xa xôi, chim bó chợt nhận ra và quay về nhưng chim me cho mong moi mon da hoa da Qua hoi han chim bo guc xuống ở ngọn núi
Trang 40bên cạnh ngóng chờ chìm mẹ tỉnh dậy Chờ mãi, chờ mãi, chìm mẹ vẫn khơng tỉnh dậy, chim bồ cũng hố đá theo Từ đó núi mang tên Phượng Hoàng
Trên đường đến hang Phượng Hoàng, du khách sẽ được hoà mình trong thiên nhiên xanh mát Hiện nay du lịch phát triển, con đường lên danh thắng đã được mở rộng phẳng phiu thuận tiện cho khách tới thăm quan Tuy vậy, chặng đầu du ngoạn suối, hang, du khách vẫn được hưởng cái thú leo núi trên đường đá dốc vừa sức người, vừa có được cảm giác chinh phục núi non hiểm
trở, đôi chỗ lởm chởm đá tai mèo Khi đã thấm mệt thì được đền bù bởi một
vòm hang sâu thăm, nhiều bí ân, treo trên vách núi như là chờ đợi, mời gọi khám phá Hang nằm sâu trong lòng núi, chu vi khoảng 300 m, sâu 100 m Hang rộng, yên tĩnh mà không tối, không âm thấp do được ánh sáng từ hai cửa hang chiếu vào Hang gồm 3 tầng: tầng thượng và tầng giữa là hang Sáng, tầng cuối là hang Tối Du khách có thể thoả thuê ngắm nhìn các tác phâm thạch nhũ sống động của tạo hoá trên vòm hang từ thủa hoang sơ Đó là đàn voi ngộ nghĩnh quây quần, chầu quanh một mâm nhũ đá, tựa như voi con chực bú mẹ, có nhũ đá giống như đàn sư tử đùa giỡn lại có chỗ giống người mẹ bồng con Ngước lên trên du khách bắt gặp “đơi cánh” Phượng Hồng đang dang rộng đón chào, nhìn xuống đưới, đáy hang là dòng nước mát, cát trắng bao quanh gợi mở không khí hoang sơ thanh thản Du khách như lạc vào vùng tiên cảnh, tựa như đứng giữa chiếc máy điều hoà thiên nhiên vĩ đại
Roi hang du khách đi xuống theo con đường đá ngoằn ngoèo khoảng 100 m sẽ gặp một con suối xanh mát Đó là suối Mỏ Gà, rộng chừng 15 m, cao khoảng 25 m