1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

25 543 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC 1. Bản chất của nhà nước Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp, nó ra đời khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển đó. Vì thế, nhà nước vừa mang tính chất giai cấp vừa mang tính chất xã hội. Tức là, nhà nước vừa bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, vừa duy trì trật tự xã hội để đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hiến pháp 1992 của nước ta khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Điều đó đã xác định rõ bản chất của nhà nước ta và được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Trước hết, nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là người chủ của đất nước, có quyền tham gia và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Các cơ quan nhà nước đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp lập ra và chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân. Nhà nước được tổ chức để thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, trấn áp các phần tử chống đối xâm phạm trật tự, an ninh, an toàn xã hội và đi ngược lại lợi ích của đa số đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nhà nước ta là nhà nước dân chủ thực sự, rộng rãi. Tính dân chủ của nhà nước ta được thể hiện một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nhà nước thực hiện chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự tự do, bình đẳng của các chủ thể sản xuất kinh doanh, sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trước pháp luật. Trong lĩnh vực chính trị, nhà nước đảm bảo cho mọi người dân có thể thực hiện được tất cả các quyền tự do dân chủ trên cơ sở các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nước cũng tạo mọi điều kiện cho nhân dân thực hiện các quyền tự do khác như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng tín ngưỡng Đồng thời, bằng các quy định của pháp luật, nhà nước cũng bảo vệ các quyền tự do khác của cá nhân như quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, quyền bất khả xâm phạm thư tín, nhà ở.… Nhà nước ta là nhà nước thống nhất của các dân tộc. Tính nhân dân và tính chất giai cấp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc. Trong tất cả các thời kỳ phát triển của mình, Nhà nước ta đều xác lập và thực hiện nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân. Điều này thể hiện ở chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước mà nội dung cơ bản là tạo điều kiện cho mỗi dân tộc có thể tham gia vào việc thiết lập, củng cố quyền lực nhà nước, tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước thực hiện nhiều chính sách ưu tiên đối với các dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu, vùng xa và tạo điều kiện cho các dân tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; và đảm bảo cho các dân tộc phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống tốt đẹp của mình. Trong điều kiện hiện nay, nhà nước cũng thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự phát triển của miền núi nhằm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính xã hội rộng rãi. Xuất phát từ nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Nhà nước ta đã tiến hành nhiều hoạt động để tổ chức và quản lý các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển, một nền văn hóa hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc. Nhà nước cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển khoa học kỹ thuật, giáo dục để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, Nhà nước tiến hành nhiều hoạt động để phát triển y tế, chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Trong điều kiện hiện nay, với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước cũng đã tiến hành các chính sách để đảm bảo sự công bằng xã hội cũng như thực hiện các chính sách xã hội khác để giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Điều 14 Hiến pháp 1992 của nhà nước ta đã xác định: Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những đặc điểm nêu trên trong bản chất của nhà nước ta đó được thể hiện cụ thể trong các chính sách cũng như các hoạt động của nhà nước. 2. Các dấu hiệu của nhà nước Trong xã hội, bên cạnh nhà nước còn có thể có các tổ chức khác như tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng.… Nhà nước khác với các tổ chức khác ở những dấu hiệu cơ bản sau: - Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt. Nhà nước là một tổ chức quyền lực công, quyền lực của nó là công khai, mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đều phải phục tùng. Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức nhà nước từ trung ương tới địa phương, cơ sở. Các cơ quan, tổ chức đó chủ yếu làm nhiệm vụ quản lý, cưỡng chế hoặc cung cấp dịch vụ công cho toàn bộ dân cư. - Nhà nước tổ chức và quản lý dân cư theo khu vực họ cư trú, tức là theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ mà không phụ thuộc nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính… của dân cư. Sự quản lý của nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ đảm bảo cho các thành viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo nơi cư trú của họ. - Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội thực hiện chủ quyền quốc gia. Việc thực hiện chủ quyền quốc gia của nhà nước được thể hiện ở chỗ nhà nước có quyền quyết định cao nhất các vấn đề trong phạm vi nội bộ của mình, không chịu sự can thiệp của bất kỳ một nước nào khác và nhà nước có quyền độc lập trong quan hệ với các nhà nước khác. - Nhà nước có quyền ban hành ra pháp luật, tức là hệ thống các quy tắc xử sự cho mọi thành viên của xã hội. Để bảo đảm cho các quy tắc ấy được thực hiện, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, phổ biến giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện và trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định như việc áp dụng các biện pháp xử phạt đối với những người vi phạm pháp luật - Nhà nước có quyền phát hành tiền, có quyền quy định và thu các loại thuế theo số lượng và thời hạn được ấn định trước. Nhờ những dấu hiệu cơ bản trên mà chúng ta có thể phân biệt được nhà nước với những tổ chức xã hội khác trong xã hội như Đảng, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc.… Mặt khác, nhờ có những đặc điểm này mà nhà nước trở thành tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội. 3. Hình thức Nhà nước. Hình thức Nhà nước là một khái niệm chỉ cách thức và những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước, gồm 3 yếu tố hợp thành là: Hình thức chính tể, Hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. 3.1. Hình thức chính thể Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Chính thể của nhà nước ta hiện nay là chính thể cộng hòa dân chủ. Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về Quốc hội. Quốc hội do nhân dân bầu ra có nhiệm kỳ là 5 năm. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. 3.2. Hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Có hai loại cấu trúc nhà nước là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cấu trúc đơn nhất. Những đặc điểm của nhà nước đơn nhất được phản ánh sâu sắc trong Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn tổ chức, hoạt động của nhà nước ta với các đặc thù sau: Thứ nhất, nước ta là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời (Điều 1 Hiến pháp 1992); các đơn vị hành chính - lãnh thổ ở nhà nước ta bao gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; và xã, phường, thị trấn. Thứ hai, ở nước ta có một hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương Thứ ba, có một hệ thống pháp luật thống nhất mà Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải được ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp. Các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên. 3.3. Chế độ chính trị Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, cách thức thực hiện quyền lực nhà nước. Các nhà nước khác nhau có chế độ chính trị khác nhau. Có hai loại chế độ chính trị là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ. Chế độ chính trị ở nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ chính trị dân chủ. Điều đó thể hiện ở chỗ: Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân trực tiếp thành lập các cơ quan đại diện cho quyền lực của mình thông qua chế độ bầu cử tự do và dân chủ; nhân dân có quyền bổ nhiệm những đại biểu của mình khi họ không còn tín nhiệm với nhân dân nữa, nhân dân có quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội và nhà nước có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt quyền đó. Hiến pháp của nhà nước ta ghi nhận các quyền tự do dân chủ của công dân như: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 6); Quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật (Điều 50); Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước vã xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 53); Các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyêt đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng (Điều 8).… II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP 1. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam 1.1. Hiến pháp - luật cơ bản Ngành luật Hiến pháp bao gồm các văn bản pháp luật. Trong đó, Hiến pháp là luật cơ bản, có vị trí cao nhất và đứng trên các văn bản pháp luật khác. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp và nếu trái với Hiến pháp thì bị bãi bỏ. Hiến pháp là văn bản do Quốc hội ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 nêu: “Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước”. Hiến pháp là văn bản được ban hành theo thủ tục đặc biệt. Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1946. Tiếp đó, chúng ta có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp hiện hành được Quốc hội thông qua năm 1992 và sửa đổi, bổ sung năm 2001. 1.2. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp hiện hành được Quốc hội Khoá VIII thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992. Ngày 25 tháng 12 năm 2001, Quốc hội Khoá X đã ban hành Nghị quyết 51/2001/NQ-QH về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) gồm có Lời nói đầu, 12 Chương, 147 điều. Sau đây là những nội dung cơ bản của Hiến pháp: - Hiến pháp quy định chế độ chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Chương I của Hiến pháp quy định về hình thức, bản chất của Nhà nước ta; về hệ thống chính trị; các nguyên tắc bầu cử và chính sách đối ngoại của Nhà nước. + Về hình thức Nhà nước, Hiến pháp quy định: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. + Về bản chất của Nhà nước: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc; thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. + Về hệ thống chính trị, Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; xác định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; xác định Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động. + Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Hiến pháp quy định các nguyên tắc: tập trung dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa; quy định trách nhiệm phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước. - Hiến pháp quy định chế độ kinh tế của Nhà nước, bao gồm chính sách kinh tế, cơ cấu kinh tế, các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế: + Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. + Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lỢi ích của Nhà nước. - Hiến pháp quy định chế độ văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ bao gồm các nội dung chính như chính sách phát triển nền văn hoá Việt Nam; chính sách phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ; chính sách về bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Hiến pháp quy định chế độ an ninh, quốc phòng bao gồm các nội dung về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; chính sách xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. + Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. + Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. + Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. - Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội. - Hiến pháp quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. 2. Một số quy định của Hiến pháp Việt Nam 2.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Điều 49 Hiến pháp quy định: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998, công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật (Điều 4). Những quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp được gọi là những quyền và nghĩa vụ cơ bản. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bao gồm: - Các quyền và nghĩa vụ về chính trị; - Các quyền tự do cá nhân; - Các quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hoá, xã hội. 2.1.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương V Hiến pháp (từ Điều 49 đến Điều 82). Các quyền và nghĩa vụ đó được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau đây: - Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân: Công dân có các quyền cơ bản, được Nhà nước bảo đảm thực hiện và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. - Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật: Các quyền và nghĩa vụ cơ bản được quy định cho mọi công dân. Tất cả công dân đều bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và trong việc thực hiện các nghĩa vụ. Về quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới, Hiến pháp quy định: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ. Về quyền bình đẳng dân tộc, Hiến pháp quy định quyền bình đẳng của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. - Các quyền công dân được Nhà nước bảo đảm: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của công dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. 2.1.2. Các quyền và nghĩa vụ của công dân về chính trị - Trong lĩnh vực chính trị, công dân có các quyền sau đây: + Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. + Quyền bầu cử: Công dân có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. + Quyền khiếu nại, tố cáo: Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. + Trong lĩnh vực chính trị, công dân còn có các quyền khác như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội, quyền hội họp theo quy định của pháp luật. - Trong lĩnh vực chính trị, công dân có các nghĩa vụ sau đây: + Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. + Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. + Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. 2.1.3. Các quyền tự do cá nhân + Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Công dân được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. + Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. + Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: nội dung thư tín, điện thoại, điện tín được giữ bí mật. Việc bóc mở, thu giữ, kiểm soát thư tín, điện tín phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. + Quyền tự do đi lại và cư trú: Công dân có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong nước, ra nước ngoài và về nước theo quy định của pháp luật. + Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Công dân được tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. + Quyền được thông tin: Công dân được nhận tin và truyền tin theo quy định của pháp luật. Quyền này mới được bổ sung trong Hiến pháp năm 1992. 2.1.4. Các quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hoá, xã hội - Trong lĩnh vực kinh tế, công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Quyền và nghĩa vụ lao động: Theo Hiến pháp 1992, lao động vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Nhà nước có kế hoạch tạo việc làm cho người lao động; ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động; quy định thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Quốc hội khoá IX đã thông qua Bộ luật lao động nhằm bảo vệ quyền làm việc và các quyền khác của người lao động. + Quyền tự do kinh doanh: Hiến pháp năm 1992 bổ sung quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Quyền của tổ chức, cá nhân về thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005. + Quyền sở hữu: Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. + Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. + Nghĩa vụ đóng thuế. - Trong lĩnh vực văn hoá, công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Quyền và nghĩa vụ học tập: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; có chính sách học phí, học bổng; tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp. Quyền học tập của công dân được quy định cụ thể tại Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005. + Quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. - Trong lĩnh vực xã hội, công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Quyền bảo vệ sức khỏe: Công dân được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn giảm viện phí; quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm. Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng. + Quyền xây dựng nhà ở: Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội có ban hành Luật Nhà Ở. + Quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Lao động nam và nữ việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, để phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ. + Quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình: Nhà nước bảo hộ hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con; con cháu phải kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. + Hiến pháp còn quy định quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em; quyền được hưởng các chính sách ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ; quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi. 2.2. Các quy định về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp thông qua bầu cử để thành lập các cơ quan nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Việc bầu cử được quy định trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 15 tháng 4 năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 2001) và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003. 2.2.1. Các nguyên tắc bầu cử Việc bầu cử ở nước ta được tiến hành theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. - Nguyên tắc phổ thông: Nội dung của nguyên tắc này là “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề [...]... văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cũng được pháp luật quy định cụ thể 4 Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta Theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ở nước ta hiện nay có các loại văn bản quy phạm pháp luật sau: Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành quy định những vấn đề cơ bản nhất của nhà nước như chế độ chính... do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Trong toàn bộ các cơ quan của bộ máy nhà nước, không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước chỉ trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho một số cơ quan nhà nước nhất định Vì thế, chỉ những văn bản do các cơ quan đó ban hành thì mới có thể trở thành văn bản quy phạm pháp luật Những văn bản không... lĩnh vực khác của đời sống, xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý kinh tế xã hội Đồng thời, pháp luật cũng xác định rõ trách nhiệm của mọi công dân trong việc tôn trọng Pháp luật của nhà nước Pháp luật của nhà nước ta là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng và nhiệm vụ khác nhau... việc Nhà Nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và thủ tục định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản. .. điểm cơ bản sau đây: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện để đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ là một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước ta Tính chất dân chủ đó được thể hiện và ghi nhận trong hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước từ Hiến pháp đến các văn bản quy phạm pháp luật khác Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận và xác... sự tồn tại và phát triển của pháp luật Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động Pháp luật của nhà nước ta là... quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn thì trúng cử Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử 2.3 Bộ máy Nhà nước nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.3.1 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Toàn bộ bộ máy nhà nước hoạt... không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phạm pháp luật thì không thể là văn bản quy phạm pháp luật Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng những quy tắc xử sự chung Những văn bản mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng không chứa đựng quy tắc xử sự chung thì không thể Là Văn bản quy phạm pháp luật Đây là đặc trưng cơ bản để chúng... Nhà nước và xã hội” Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng Pháp luật của Nhà nước là sự thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng Đảng thực hiện việc kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước - Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và. .. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Các quy định của Hiến pháp là cơ sở để hình thành một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta, các văn bản quy phạm pháp luật . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC 1. Bản chất của nhà nước Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã. Hiến pháp Việt Nam 1.1. Hiến pháp - luật cơ bản Ngành luật Hiến pháp bao gồm các văn bản pháp luật. Trong đó, Hiến pháp là luật cơ bản, có vị trí cao nhất và đứng trên các văn bản pháp luật. nhiệm vụ, quyền hạn được giao. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh

Ngày đăng: 06/07/2015, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w