1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER VÀ VÍ DỤ MINH HỌA TRONG PHÁT TRIỂN SMARTPHONE

34 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kíchhoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy củamột cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về mộtvấn đề hay

Trang 1

I Tư duy sáng tạo 6

1 Khái niệm 6

2 Đặc điểm 6

3 Những biện pháp bổ sung 7

4 Các phương pháp thông dụng 8

5 Lịch sử 10

II Phương pháp SCAMPER 12

1 Giới thiệu 12

2 Phân tích 13

2.1 Phép thay thế – Substitute 13

2.2 Phép kết hợp – Combine 13

2.3 Phép thích ứng – Adapt 14

2.4 Phép phóng đại – Magnify 15

2.5 Phép dùng vào mục đích khác – Put to others use 16

2.6 Phép loại bỏ – Eliminate 16

2.7 Phép đảo ngược – Reverse 17

3 Kết luận 18

III Sơ lược lịch sử phát triển smartphone 19

IV Các ví dụ sáng tạo trong phát triển smartphone với phương pháp SCAMPER 25

1 Phép thay thế 25

2 Phép kết hợp 25

3 Phép thích ứng 27

4 Phép phóng đại 27

5 Phép dùng vào mục đích khác 28

6 Phép loại bỏ 30

7 Phép sắp xếp lại 30

V Kết luận 31

Trang 2

Lời nói đầu

Cuộc đời là chuỗi các vấn đề cần phải giải quyết và chuỗi các quyết định cần phải

ra Quả thật, mỗi người chúng ta trong cuộc đời của mình gặp biết bao vấn đề, từ

chuyện mua sắm, học hành, quan hệ giao tiếp đến chọn ngành nghề, nơi ở, thunhập, xã hội… phải suy nghĩ để giải quyết và ra quyết định xem phải làm gì và làmnhư thế nào

Nếu như trước đây, ngay cả đối với các nhà nghiên cứu, sáng tạo được coi là huyền

bí, mang tính thiên phú, may mắn, ngẫu hứng… thì ngày nay với những phát hiệnmới, người ta cho rằng có thể khoa học hóa được lĩnh vực sáng tạo và sáng tạo cóthể dạy và học được Không những thế, còn cần phải quản lý sự sáng tạo như là lâunay người ta vẫn quản lý một cách có kết quả nhiều lĩnh vực khác Ví dụ, hiện nay,một tạp chí khoa học quốc tế, trụ sở đặt tại Manchester, nước Anh, có tên gọi rất rõràng về mục đích ấy "Quản lý sự sáng tạo và đổi mới" (Creativity and InnovationManagement) mà số đầu tiên của nó mới ra đời năm 1992

Trên thế giới, các trung tâm, trường học, công ty chuyên về sáng tạo được thành lậpcách đây chưa lâu Ở Mỹ, lâu đời nhất là Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center forStudies in Creativity) thuộc đại học Buffalo, New York ra đời năm 1967 Đại họcsáng tạo sáng chế đầu tiên của Liên Xô cũ hoạt động từ năm 1971 Ở Anh, khingười ta bắt đầu chương trình dạy sáng tạo tại Trường kinh doanh Manchester năm

1972 thì chưa một trường đại học Tây Âu nào làm việc này Ngày nay, ít nhất đã có

12 nước Tây Âu triển khai các chương trình tương tự Các hiệp hội, mạng lưới vềsáng tạo được thành lập ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới Chỉ riêngMạng lưới sáng tạo quốc tế (International Creativity Network), trụ sở liên lạc ở Mỹ,tuy mới thành lập ba năm nay, đã có hơn 300 hội viên ở hơn 25 nước Các hội nghịkhoa học về sáng tạo cũng được tổ chức thường xuyên Riêng năm 1990 đã có 7 hộinghị như vậy Năm 1994 từ ngày 10 đến 13 tháng 8 đã có một hội nghị quốc tế tạiQuébec, Canađa, sắp tới đây có một hội nghị về sáng tạo tại London (Anh Quốc)

Ở nước ta, lớp học đầu tiên về tư duy sáng tạo được tổ chức vào năm 1977 Hiệnnay, Trung tâm Sáng tạo KHKT thuộc Đại học Tổng hợp TPHCM thường xuyên

Trang 3

mở các lớp, chiêu sinh theo cách ghi danh tự do cho những người nào quan tâm đếnviệc nâng cao chất lượng suy nghĩ Gần 60 khóa học đã mở với hơn 2.300 ngườitham dự Qua các ý kiến của các học viên có thể thấy được những ích lợi cụ thể domôn học mang lại Một số học viên đã có những thành công đáng kể trong côngviệc và trong cuộc sống của chính mình mà báo chí thành phố ta đã có dịp nói tới.Thế kỷ 21, theo các dự báo là thế kỹ trí tuệ Sự cạnh tranh trên thế giới, càng ngàycàng sẽ là cạnh tranh chất xám sáng tạo chứ không phải theo lối chụp giựt, trảlương rẻ hay do có được nhiều tài nguyên thiên nhiên, có được vị trí địa lý thuậntiện… Dưới cách nhìn hiện đại, sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của con người(a fundamental human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như nhà khoahọc Mỹ George Koznetsky: bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có nó nhiềuhơn Từ đây, chúng ta thấy, giáo dục và rèn luyện tính sáng tạo sẽ càng ngày càngđóng vai trò quan trọng như John Dewey nhận xét: "Mục đích giáo dục trẻ emkhông phải là thông tin về những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trịmới của tương lai" (mà chắc chắn là, không chỉ đối với trẻ em).

Trên con đường phát triển, đất nước chúng ta sẽ không tránh khỏi bộ môn khoa họcmới mẻ này Do vậy, chúng ta cần có những nỗ lực cần thiết để đưa nó vào cuộcsống xã hội, giúp nâng cao khả năng sáng tạo của mỗi người, của toàn dân tộc Đó

là lý do của đề tài tiểu luận này

Trang 4

I Tư duy sáng tạo

1 Khái niệm

Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu cònmới Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kíchhoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy củamột cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về mộtvấn đề hay lĩnh vực Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cánhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải

từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải Các vấn đềnày không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học

kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế,

xã hội, nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế Mộtdanh từ khác được giáo sư Edward De Bono (1933 -) sử dụng đểchỉ ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ biến là Tư duyđịnh hướng

Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triểnkhai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổchức xã hội, chính trị, chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quảlàm việc của cá nhân hay tập thể Ở các trường trung học củacác nước phát triển, một số phương pháp quan trọng như tậpkích não, giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách

áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáodục tư thục giảng dạy các chuyên đề về phương pháp tư duysáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi

2 Đặc điểm

Các bộ môn được xem là công cụ của ngành này bao gồm:Tâm lý học, giáo dục học, luận lý học (hay logic học), giải phẫuhọc, và các tiến bộ về y học trong lĩnh vực nghiên cứu não

Không có khuôn mẫu tuyệt đối: Cho đến nay vẫn không cóphương pháp vạn năng nào để khơi dậy khả năng tư duy và cáctiềm năng khổng lồ ẩn chứa trong mỗi con người Tùy theo đặctính của đối tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cánhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng thíchhợp

Không cần đến các trang bị đắt tiền: Cho đến nay, các phươngpháp tư duy sáng tạo chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề lốisuy nghĩ có hướng và các dụng cụ sử dụng rất đơn giản chủ yếu

là giấy, bút, phấn, bảng, lời nói, đôi khi là màu sắc, máy chiếuhình, từ điển Một số phần mềm đã xuất hiện trên thị trường đểgiúp đẩy nhanh hơn quá trình hoạt động sáng tạo và làm việc

Trang 5

tập thể có tổ chức và hiệu quả hơn Song, tại một số trường họcvẫn có thể tiến hành giảng dạy bộ môn này bằng những cuộcthảo luận chuyên đề hỗ trợ không tốn kém.

Cuối cùng, khoa này cũng không giới hạn tầm nghiên cứu của

nó cho việc ứng dụng thành tựu mới của y học về não bộ và tinhọc và điều đó vẫn còn bỏ ngỏ cho các nhà nghiên cứu

Không phức tạp trong thực nghiệm: Thực nghiệm của hầu hếtcác phương pháp tư duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản Nếu cầnquá trình đào tạo cấp tốc có thể từ một buổi cho tới dưới mộttuần cho người học Đa số các phương pháp đã được ghi sẵn ratừng bước như là những thuật toán Điều kiện cho người thựchiện chỉ là sự hiểu biết và có khả năng tư duy cũng như đôi khicần đến sự hỗ trợ của các kho dữ liệu về kiến thức chuyên môn

mà vấn đề đặt ra có liên quan hay đề cập tới

Hiệu quả cao: Các phương pháp tư duy sáng tạo, nếu sử dụngđúng chỗ đúng lúc đều mang lại lợi ích rất cao, nhiều giải phápđược đưa ra chỉ nhờ vào phương pháp tập kích não Các phươngpháp khác cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát minh, nhất

là trong lĩnh vực kỹ thuật hay công nghệ

Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin: bằng cácphương án tư duy có định hướng thì một hệ quả tất yếu là ngườinghiên cứu sẽ chọn lựa một cách tối ưu những dữ liệu cần thiết,

do đó tránh các cảm giác lúng túng, mơ hồ, hay lạc lõng trongrừng rậm của thông tin

3 Những biện pháp bổ sung

Y học: Thành tựu mới về y học, nhất là dược khoa, đã đem lại

nhiều kết quả cho việc nâng cao khả năng tư duy Ngày nay, yhọc đã tìm ra rất nhiều dược chất có khả năng chống lão hóanão hay chống sự suy giảm khả năng của trí nhớ trong đó có vaitrò quan trọng của các chất chống ôxi hóa, cũng như vai trò củacác muối khoáng và các sinh tố (vitamin) - đặc biệt là sinh tố A.Không chỉ các tiến bộ trong Tây y mà trong Đông y người tacũng đã có nhiều thành công trong việc dùng hỗn hợp các dượcthảo với các dược chất Tây y Một vị thuốc Đông y nổi tiếng cókhả năng phục hồi trí nhớ và giảm stress là gingko bibola

Thiền: Thiền định là một phương pháp khá hữu hiệu để chống

stress, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể và tăng khảnăng suy nghĩ tập trung vào một chủ đề Đặc biệt các phương

Trang 6

pháp thiền Phật giáo còn giúp tư duy của hành giả trở nên độclập trước mọi thành kiến, kinh nghiệm, hay tri thức vốn đã đượchuấn tập từ trước trong não bộ Chính những kiến thức và kinhnghiêm này đôi khi là trở lực che mờ sự sáng suốt hay ngăn trở

sự độc lập của tư duy

Dưỡng sinh và rèn luyện sức khỏe: Một cá nhân không thể

có những hoạt động trí não sáng suốt mạnh mẽ nếu ngườikhông đủ sức khỏe để làm việc Việc ăn uống điều độ, dưỡngsinh đúng mực giúp rất nhiều cho việc giữ não bộ được linh hoạt

và bền bỉ Vai trò của thực phẩm đặc biệt là các chất đạm rấtcần thiết cho não bộ hoạt động bình thường

Chế độ làm việc: Để giảm thiểu hậu quả không tốt do việc

tập trung lâu, ngồi lâu và bảo đảm cho sự bền bỉ hoạt động củanão bộ nhiều chuyên gia đã cho lời khuyên là phải có các vậnđộng thể dục ngắn để giảm stress cũng như để buông xả bớtcác căng thẳng thần kinh sau mỗi 45-60 phút làm việc tậptrung Hơn nữa, bắt cơ thể làm việc với số giờ quá nhiều trongmột ngày sẽ làm giảm sức tập trung Ngoài ra, tổ chức công việc

có thứ tự ngăn nắp cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả củaquá trình tư duy

Các kho dữ liệu và vai trò hỗ trợ của tin học: Trong khi

nghiên cứu các giải pháp mới thì việc nắm bắt đầy đủ thông tin,

tư liệu về vấn đề cần giải quyết là một điều cần thiết trước tiên.Ngoài ra, để có được những ý kiến hay lời giải sáng tạo thì việcvận dụng kiến thức, hiểu biết hay các công cụ mới là rất quantrọng Ngày nay tận dụng khả năng của tin học người ta có thểgiảm thiểu nhiều công sức để tìm tòi tra cứu các kho dữ liệu ởcác nơi khác nhau Đồng thời, có thể truy nhập hay tìm ra cáckiến thức cần thiết cho một vấn đề trong thời gian rất ngắn Đặcbiệt, với sự trợ giúp của Internet và các máy truy tìm dữ liệu thìcác thông tin rời rạc trước đây của nhân loại đã được nối lạithành một kho dữ liệu quí báu khổng lồ rất tiện lợi cho việc khaithác và tận dụng chúng

4 Các phương pháp thông dụng

Các phương pháp sử dụng trong ngành này còn đang đượckhám phá Số lượng phương pháp đã được phát minh có đếnhàng trăm Nội dung các phương pháp áp dụng có hiệu quả baogồm:

Trang 7

Tập kích não: Đây là một phương pháp dùng để phát triển

nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề Phương pháp này hoạtđộng bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó; các ý niệm

và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóngkhoáng và ngẫu nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều thì càng

đủ và càng tốt, rồi vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh vànhiều cách (nhìn) khác nhau Sau cùng các ý kiến sẽ được phânnhóm, đánh giá và tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề đãnêu

Thu thập ngẫu nhiên: là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu

tư duy mới với kiểu tư duy đang được sử dụng Cùng với sự cómặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn cócũng sẽ được nối vào với nhau Phương pháp này rất hữu ích khicần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quátrình giải quyết một vấn đề Đây là phương pháp có thể dùng bổsung thêm cho quá trình tập kích não

Nới rộng khái niệm: là một cách để tìm ra các tiếp cận mới

về một vấn đề khi mà tất cả các phương án giải quyết đươngthời không còn dùng được Phương pháp này triển khai nguyêntắc "lui một bước" để nới rộng tầm nhìn về vấn đề

Kích hoạt: Tác động chính của phương pháp này là để tư

tưởng được thoát ra khỏi các nền nếp kiến thức cũ mà đã từngđược dùng để giải quyết vấn đề Chúng ta tư duy bằng cáchnhận thức và trừu tượng hóa thành các kiểu rồi tạo phản ứng lạichúng Các phản ứng đối đáp này dựa trên kinh nghiệm trongquá khứ và sự hữu lý của các kinh nghiệm này Tư tưởng củachúng ta thường ít vượt qua hoặc đứng bên ngoài của các kiểumẫu cũ Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời như là một

"kiểu khác" của vấn đề, thì cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn chochúng ta để liên kết các lời giải này Phương pháp kích hoạt sẽlàm nảy sinh các hướng giải quyết mới

Sáu chiếc mũ tư duy (six thinking hats): là một kĩ thuật

được nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đốitượng, những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thôngthường có thể thấy được Đây là một khuôn mẫu cho sự tư duy

và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng Trongphương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứngriêng của chúng, nhưng các phê phán đó sẽ không được phépthống trị như là thường thấy trong lối suy nghĩ thông thường

Trang 8

Phương pháp này được dùng chủ yếu là để kích thích lối suynghĩ song song, toàn diện và tách riêng cá tính (như là bản ngã,các thành kiến, ) với chất lượng.

DOIT: là phương pháp để gói gọn, hay kết hợp, các phương

pháp tư duy sáng tạo lại với nhau và dẫn ra các phương pháp về

sự xác định ý nghĩa và đánh giá của vấn đề DOIT giúp tìm ra kỹthuật sáng tạo nào là tốt nhất Chữ DOIT là chữ viết tắt trong

tiếng Anh bao gồm: Define problem (xác định vấn đề), Open mind and Apply creative techniques (cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo), Identify the best solution (xác định lời giải đáp tốt nhất), Transform (chuyển đổi).

Đơn vận: Đây là phương pháp mạnh giải quyết vấn đề bằng

cách đem nó vào sự vận chuyển đơn nhất Phương pháp nàythích hợp để giải quyết những vấn đề trong môi trường kỹ nghệsản xuất Nó đưa phương pháp DOIT lên một mức độ tinh tế hơn.Thay vì nhìn sự sáng tạo như là một quá trình tuyến tính thì cáinhìn của đơn vận đưa quá trình này vào một vòng khép kínkhông đứt đoạn Nghĩa là sự hoàn tất cùng với sự thực hiện tạothành một chu kì dẫn tới chu kì mới nâng cao hơn của sự sángtạo

Giản đồ ý: phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận

dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Nó có thể dùngnhư một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tíchmột vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh Phươngpháp này củng cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện vớinhau cũng như nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy

ra theo thời gian Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn

đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng đượcliên hệ với nhau bằng các đường nối Với cách thức đó, các dữliệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn

Tương tự hoá: xem vấn đề như là một đối tượng So sánh đối

tượng này với một đối tượng khác, có thể là bất kì, thường lànhững bộ phận hữu cơ của tự nhiên Viết xuống tất cả những sựtương đồng của hai đối tượng, các tính chất về vật lý, hoá học,hình dạng, màu sắc cũng như là chức năng và hoạt động Sau

đó, xem xét sâu hơn sự tương đồng của cả hai, xem có gì khácnhau và qua đó tìm thấy được những ý mới cho vấn đề

Trang 9

Tương tự hoá cưỡng bức: là một cách mở rộng tầm nhìn

hay bóp méo những kiến thức hiện hữu để tạo ra những sángkiến mới

Tư duy tổng hợp: là một quá trình phát hiện ra các mối liên

hệ làm thống nhất các bộ phận mà tưởng chừng như là táchbiệt Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại với nhau để

mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề Phương phápnày không chỉ dùng trong nghiên cứu khoa học mà còn trongnhiều lĩnh vực khác như nghệ thuật, sáng tác hay ngay cảtrong lĩnh vực sử dụng tài hùng biện như chính trị, luật

Đảo lộn vấn đề (reversal): Đây là một phương pháp cổ điển

được áp dụng triệt để về nhiều mặt trên một vấn đề nhằm tìm

ra các thuộc tính chưa được thấy rõ và khả dĩ biến đổi được đốitượng cho phù hợp hơn

Cụ thể hoá và Tổng quát hoá.

TRIZ: (Viết tắt từ Nga ngữ Teoriya Resheniya

Izobreatatelskikh Zadatch (Теория решения изобретательскихзадач), Anh ngữ: The Theory of Inventive Problem Solving) tức), Anh ngữ: The Theory of Inventive Problem Solving) tức

là Lý thuyết giải quyết sáng tạo cho vấn đề Đây là lý thuyếtsáng tạo được thống kê và tổng hợp thành 40 gợi ý khác nhau

và được ghi ra cụ thể cho người áp dụng tùy theo tình huống củavấn đề

SCAMPER: được giáo sư Michael Mikalko phát triển SCAMPER

là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute (thay thế),Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put(thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược) Phươngpháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữuhiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất làtrong các doanh nghiệp

Nhiều phương pháp trình bày trên đây vẫn còn được nhữngngười phát minh ra chúng giữ độc quyền trong việc đào tạo và in

ấn các tài liệu giáo khoa

5 Lịch sử

Từ xa xưa, các phương pháp tư duy sáng tạo đã bắt nguồn khiloài người biết suy nghĩ Một trong các phương pháp đầu tiênđược dùng tới có lẽ là phương pháp tương tự hoá

Trang 10

Tiếp theo là các phương pháp tổng hợp, phân tích, trừu tượng

và cụ thể hoá chắc chắn đã được các nhà triết học và toán học

sử dụng trong thời La Mã cổ đại và thời Xuân Thu

Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và trình bày lại mộtcách đầy đủ cho từng phương pháp thì mãi đến đầu thế kỷ thứ

20 mới xuất hiện Đặc biệt là sau việc chính thức phát minh raphương pháp Tập kích não vào năm 1941 của Alex Osborn thìcác phương pháp tư duy sáng tạo mới thực sự được các nhànghiên cứu nhất là các nhà tâm lý học chú ý tới Kể từ đó, rấtnhiều phương pháp tư duy sáng tạo đã ra đời

Hiện nay, một số khuynh hướng chung là tìm ra các phươngpháp để sử dụng kết hợp khả năng tư duy của các cá nhân vàotrong một đề tài lớn cùng với sự hỗ trợ của ngành tin học

Trong tương lai, khi mà thành tựu của việc liên lạc trực tiếpcác tín hiệu của các con chip điện tử với não người được hoànthiện hơn thì chắc chắn nó sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới vềcác phương pháp tư duy sáng tạo Lúc đó, việc khó khăn là làmsao cho bộ não của từng cá nhân điều khiển và tận dụng đượcmọi khả năng của các hệ thống máy tính, cũng như làm saoquản lý việc nối các hoạt động tư duy cá nhân thành một mạng

tư duy khổng lồ với thời gian truy cập thông tin là thời gian thực

Trang 11

II Phương pháp SCAMPER

1 Giới thiệu

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhaunhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tìnhhuống, trong mọi lĩnh vực Tuy nhiên, phương pháp sáng tạoSCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp Hai trọng tâm sáng tạo trongdoanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển/đổi mới sản phẩm vàsáng tạo trong tiếp thị/kinh doanh sản phẩm

SCAMPER là một phương pháp sáng tạo dựa trên khái niệmrằng tất cả mọi thứ mới đều là sự sửa đổi của những thứ đã có.Mỗi ký tự trong chữ viết tắt đại diện cho một cách khác nhauthách thức bạn sáng tạo những ý tưởng mới:

đó đặt các câu hỏi về nó bằng cách sử dụng danh sách các câuhỏi của SCAMPER

Ví dụ, vấn đề "Làm thế nào để có thể tăng doanh số bánhàng?"

Theo phương pháp SCAMPER, sau đây là một số câu hỏi có thểđặt ra:

• S (Substitute): "Tôi có thể thay thế cái gì trong quytrình bán hàng?"

• C (Combine): "Làm thế nào để kết hợp bán hàng với cáchoạt động khác?"

• A (Adapt): "Cái gì tôi có thể thích ứng hoặc sao chépquy trình bán hàng của một người nào đó?"

• M (Magnify): "Cái gì tôi có thể phóng đại hoặc nhấnmạnh khi bán hàng?"

Trang 12

• P (Put to Other Uses): "Làm thế nào tôi đặt hoạt độngbán hàng vào các mục đích khác?"

• E (Eliminate): "Cái gì tôi có thể loại bỏ hoặc đơn giảnhóa quy trình bán hàng?"

• R (Reverse): "Làm thế nào tôi có thể thay đổi, sắp xếplại hoặc đảo ngược cách bán hàng?"

Những câu hỏi này buộc bạn phải suy nghĩ khác về vấn đề củabạn và cuối cùng đưa ra giải pháp sáng tạo

Một ví dụ cổ điển là Ray Kroc - người sáng lập của MacDonald.Nhìn lại, rất dễ dàng để xác định nhiều ý tưởng ông sử dụngthông qua các lăng kính SCAMPER: bán nhà hàng và bất độngsản thay vì chỉ đơn giản là bánh mì kẹp thịt [P = Put]; kháchhàng trả tiền trước khi ăn [R = Reverse]; cho phép khách hàng

tự phục vụ, tránh việc sử dụng các nhân viên phục vụ [E =Eliminate]…

 Các câu hỏi có thể đặt ra:

 Tôi có thể thay thế hoặc thay đổi bất kỳ bộ phận?

 Tôi có thể thay thế người tham gia?

 Các quy tắc có thể được thay đổi?

 Tôi có thể sử dụng các thành phần hoặc các vậtliệu khác?

 Tôi có thể sử dụng các quy trình thủ tục khác?

 Tôi có thể thay đổi hình dạng của nó?

 Tôi có thể thay đổi màu sắc, độ nhám, âm thanhhoặc mùi của nó?

 Nếu tôi thay đổi tên của nó?

 Tôi có thể thay thế một phần cho phần khác?

 Tôi có thể sử dụng ý tưởng này ở một nơi khác?

 Tôi có thể thay đổi cảm xúc hay thái độ của tôi đốivới nó?

2.1.2 Các ví dụ

Trang 13

- Trước đây ta không có món xúc xích hotdog chaynhưng giờ đã có, nó làm bằng chất liệu ra củ quả.

- Thay thế các nguyên liệu lẫn nhau trong ngành ẩmthực

- Hạt nêm: thay thế các gia vị khác

- Ngân phiếu thay thế cho tiền mặt

6.2 Phép kết hợp – Combine

2.2.1 Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác

nhau để tạo ra hệ thống mới

 Combine (kết hợp): Hãy suy nghĩ về kết hợp hai hoặcnhiều phần của vấn đề của bạn để tạo ra một sảnphẩm hoặc quá trình khác nhau hoặc để tăng cườngsức mạnh tổng hợp của chúng Một số lượng lớn của tưduy sáng tạo liên quan đến việc kết hợp những ýtưởng trước đây không liên quan, hàng hóa, dịch vụ đểtạo ra một cái gì đó mới

 Các câu hỏi có thể đặt ra:

 Ý tưởng gì hoặc các bộ phận nào có thể được kếthợp?

 Tôi có thể kết hợp hoặc kết hợp lại mục đích củacác bộ phận đó?

 Tôi có thể kết hợp hoặc trộn nó với các đối tượngkhác?

 Những gì có thể được kết hợp để tối đa hóa sốlượng công dụng?

 Vật liệu gì có thể được kết hợp?

 Tôi có thể kết hợp tài năng khác nhau để cải thiệnnó?

2.2.2 Các ví dụ

- Tạo ra máy in tích hợp: in, scan, copy, fax

- Điện thoại di động tích hợp máy ảnh, máy nghe nhạc

- Cà phê 3 trong 1

Trang 14

6.3 Phép thích ứng – Adapt

2.3.1 Nội dung

 Adapt (thích ứng): Hãy suy nghĩ về thích ứng với một ýtưởng hiện có để giải quyết vấn đề của bạn Các giảipháp của vấn đề của bạn là ở ngoài kia rồi Nhớ rằngtất cả những ý tưởng mới hoặc sáng chế đều được vay

 Tôi có thể sao chép, mượn hay ăn cắp những gì?

 Người nào mà tôi có thể mô phỏng?

 Những ý tưởng nào tôi có thể kết hợp?

 Những quá trình nào có thể được điều chỉnh?

 Những ngữ cảnh khác nhau nào tôi có thể đưa ýtưởng của tôi vào?

 Những ý tưởng bên ngoài lĩnh vực nào tôi có thể kếthợp?

2.3.2 Các ví dụ

- Tạo hình trái cây (dưa hấu, bưởi) giống như hồ lô đểtrưng bày

Trang 15

6.4 Phép phóng đại – Magnify

2.4.1 Nội dung

 Magnify (phóng đại): Hãy suy nghĩ về cách để phóng

to hoặc phóng đại ý tưởng của bạn Phóng to ý tưởnghoặc các bộ phận của nó bạn có thể làm tăng giá trịcảm nhận của nó hoặc cung cấp cho bạn những hiểubiết mới về những thành phần quan trọng nhất

 Các câu hỏi có thể đặt ra:

 Cái gì có thể được phóng to hoặc làm cho lớn hơn?

 Cái gì có thể được phóng đại hoặc cường điệu?

 Cái gì có thể được thực hiện cao hơn, to hơn hoặcmạnh mẽ hơn?

 Tôi có thể làm tăng tần số của nó?

 Cái gì có thể được nhân đôi? Tôi có thể làm chonhiều bản sao?

 Tôi có thể thêm các tính năng bổ sung hoặc bằngcách nào đó tăng thêm giá trị?

2.4.2 Các ví dụ

- Xe đạp đôi, chai nước dung tích lớn

- Chế tạo máy nông nghiệp dựa trên các máy khác

- Chế tạo xe buýt siêu dài, máy bay vận tải siêu lớn

- Áo mưa 2 đầu

6.5 Phép dùng vào mục đích khác – Put to others use

2.5.1 Nội dung

 Put to other uses (dùng vào mục đích khác): Hãy suynghĩ về cách bạn có thể có thể đưa ý tưởng hiện tạicủa bạn với các mục đích khác, hoặc nghĩ về những gìbạn có thể sử dụng lại từ một nơi nào khác để giảiquyết vấn đề của riêng bạn Nhiều lần, một ý tưởng chỉtrở nên tuyệt vời khi áp dụng khác với tưởng tượngđầu tiên

 Các câu hỏi có thể đặt ra:

 Những gì khác nó có thể được sử dụng cho?

Trang 16

 Nó có thể được sử dụng bởi những người khác với

nó ban đầu được dành cho?

 Làm thế nào một đứa trẻ sẽ sử dụng nó? Một ngườilớn tuổi?

 Làm thế nào những người khuyết tật khác nhau sẽ

sử dụng nó?

 Có những cách thức mới để sử dụng nó trong hìnhdạng hoặc hình thức hiện tại của nó?

 Có khả năng sử dụng khác nếu nó được sửa đổi?

 Nếu tôi không biết gì về nó, tôi sẽ tìm ra mục đíchcủa ý tưởng này?

 Tôi có thể sử dụng ý tưởng này trong thị trườnghoặc các ngành công nghiệp khác?

2.5.2 Các ví dụ

- Lốp xe có thể dùng làm hàng rào

- Xe bay như trực thăng, lội nước như thuyền

- Bàn chải đánh răng tích hợp lược chải đầu

- Bóng tennis có thể làm đồ chơi cho chó

6.6 Phép loại bỏ – Eliminate

2.6.1 Nội dung

 Eliminate (loại bỏ): Hãy suy nghĩ về những gì có thểxảy ra nếu bạn loại bỏ hay thu nhỏ các phần của ýtưởng của bạn Đơn giản hóa, giảm hoặc loại bỏ cácthành phần Thông qua lặp đi lặp lại cắt tỉa các ýtưởng, các đối tượng, và các quá trình, bạn có thể dầndần thu hẹp thách thức của bạn xuống đến một phầnhoặc chức năng quan trọng nhất

 Các câu hỏi có thể đặt ra:

 Làm thế nào tôi có thể đơn giản hóa nó?

 Những phần nào có thể được loại bỏ mà không làmthay đổi chức năng của nó?

 Cái gì không thiết yếu hoặc không cần thiết?

 Các quy tắc có thể được loại bỏ?

Trang 17

 Có chuyện gì nếu tôi làm cho nó nhỏ hơn?

 Tính năng gì có thể bớt đi hoặc bỏ qua?

 Tôi có nên chia nó thành các phần khác nhau?

 Tôi có thể thu gọn hoặc làm cho nó nhỏ hơn?

2.6.2 Các ví dụ

- Điện thoại không dây

- Bàn phím, chuột không dây

- Sạc pin không dây

- Quạt không cánh

- Kết nối không dây

- Máy tính không bàn phím

6.7 Phép đảo ngược – Reverse

2.7.1 Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ

thống

 Reverse or rearrange (đảo ngược hoặc sắp xếp lại):Hãy nghĩ xem bạn sẽ làm gì nếu một phần của vấn đề,sản phẩm hoặc quá trình của bạn được thực hiện trongmột trình tự đảo ngược hoặc được thực hiện trong mộtthứ tự khác

 Các câu hỏi có thể đặt ra:

 Sắp xếp nào khác có thể tốt hơn?

 Tôi có thể trao đổi các thành phần?

 Đang có các mẫu khác, bố trí hoặc trình tự tôi cóthể sử dụng?

 Tôi có thể hoán chuyển nguyên nhân và kết quả?

 Tôi có thể thay đổi tốc độ hoặc thay đổi lịch trìnhgiao hàng?

 Tôi có thể hoán chuyển tích cực và tiêu cực?

 Tôi có nên quay xung quanh nó? Lên thay vìxuống? Xuống thay vì lên?

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w