1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

39 783 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 7,89 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ rất nhanh, từ đó cho ra đời nhiều sản phẩn công nghệ hiện đại. Trong đó phải kể đến điện thoại di động, đây được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, giúp loại bỏ được khoảng cách về không gian, kết nối mọi người đến gần nhau hơn, dù đang ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Qua thời gian, điện thoại ngày cáng được cải tiến về hình dáng, chức năng. Đó là thành quả của sự sáng tạo không ngừng của nhiều người, nhiều thế hệ. Qua bài thu hoạch này, em muốn tìm hiểu về quá trình lịch sử phát triển của điện thoại di động, và áp dụng phương pháp luận sáng tạo đã được học, cụ thể là phương pháp SCAMPER, để phân tích những cải tiến đột phá của các hãng điện thoại hiện nay, đồng thời vận dụng nguyên lý sang tạo để đề xuất những ý tưởng mới cho điện thoại đi động tương lai. Do đây là lần đầu em tiếp cận với phương pháp SCAMPER nên bài phân tích sẽ còn thiếu sót. Chân thành cảm ơn những góp ý của thầy để em bổ sung hoàn thiện vốn kiến thức của mình hơn. Học viên thực hiện Đỗ Hoàn Thiện HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 1 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm TƯ DUY SÁNG TẠO Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ , hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy - hoạt động bộ não của con người. Chính quá trình tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo các giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại. Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là cơ sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa. Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là sáng tạo. Sự sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta. Ðối với một công ty hay tổ chức, tài nguyên quan trọng nhất chính là nguồn nhân lực, tức là những người làm việc cho công ty, tổ chức. Họ gồm các thợ bảo trì, những người bán hàng, các công nhân trong dây chuyền sản xuất, những người đánh máy… và các cán bộ quản lý mọi cấp bậc. Nguồn nhân lực của công ty làm cho các tài nguyên khác hoạt động, mang lại hiệu quả cao. Thiếu nhân sự tốt, một công ty, tổ chức, dù được trang bị máy móc hoàn hảo nhất, được tài trợ tốt nhất, sẽ hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, mỗi người trong mỗi cơ cấu tổ chức cần học phương pháp luận (các thủ thuật cơ bản, các phương pháp, lý thuyết) về tư duy sáng tạo. Ðiều này làm cho cơ cấu tổ chức của bạn mạnh lên rất nhiều. Trong mỗi cơ cấu tổ chức, càng nhiều người học phương pháp luận về tư duy sáng tạo, tổ chức hoạt động càng có hiệu quả. HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 2 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO Nói một cách ngắn gọn, "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" (Creativity Methodologies) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy. "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của khoa học rộng lớn hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC SÁNG TẠO (Creatology). Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với "làn sóng thứ tư" trong quá trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn sóng thứ tư ứng với Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI. Thế kỷ 21, theo các dự báo là thế kỷ trí tuệ. Sự cạnh tranh trên thế giới, càng ngày càng sẽ là cạnh tranh chất xám sáng tạo chứ không phải theo lối chụp giựt, trả lương rẻ hay do có được nhiều tài nguyên thiên nhiên, có được vị trí địa lý thuận tiện… Dưới cách nhìn hiện đại, sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của con người (a fundamental human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như nhà khoa học Mỹ George Koznetsky: bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có nó nhiều hơn. Từ đây, chúng ta thấy, giáo dục và rèn luyện tính sáng tạo sẽ càng ngày càng đóng vai trò quan trọng như John Dewey nhận xét: "Mục đích giáo dục trẻ em không phải là thông tin về những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trị mới của tương lai" (chắc là, không chỉ đối với trẻ em). Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển/đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị/kinh doanh sản phẩm nhờ vào tính đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng nhưng khá hiệu quả của nó. HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 3 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm PHƯƠNG PHÁP SCAMPER SCAMPER là một kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko người Mỹ sáng tạo nên. Đó là 1 công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc. Kết quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề. Nhưng cơ bản, SCAMPER dựa trên ý tưởng là mọi phát kiến mới xuất phát từ sự điều chỉnh những thứ đã có. SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Mỗi nguyên tắc trên bao gồm các câu hỏi mang tính gợi mở, trả lời những câu hỏi này có thể giúp tuôn trào nguồn ý tưởng sáng tạo trong mỗi người, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, chứ không đơn thuần chỉ trong ngành kỹ thuật. Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp. HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 4 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Làm thế nào để áp dụng phương pháp SCAMPER: - Đầu tiên chúng ta có thể liệt kê ra một vấn đề muốn giải quyết hoặc một ý tưởng ta muốn phát triển. Nó có thể là bất kỳ thứ gì: một thách thức trong cuộc sống hoặc trong kinh doanh, hay một sản phầm, dịch vụ ta muốn cải tiến. - Sau khi tìm ra được ý tưởng, thử trả lời các câu hỏi phần dưới và ghi lại vào bản thống kê, cố gắng trả lời càng nhiều càng tốt thì khả năng tìm ý tưởng sáng tạo càng cao hơn. - Duyệt lại bảng trả lời và xem xét có những ý tưởng nào mới hơn, đột phá hơn so với hiện tại không. Có phương pháp giải quyết nào tốt hơn, sáng tạo hơn, ít tốn kém và tiện dụng hơn không. Nếu cảm thấy có ý tưởng nào đó khả thi thì ghi chú lại để áp dụng sau này. - Có thể lặp lại quá trình trên ngay hoặc sau khi đã hoàn thành phát triển một ý tưởng nào đó và muốn cải tiến hơn nữa. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER PHÉP THAY THẾ - SUBSTITUTE Gợi ý về việc thay đổi một phần vấn đề, sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất bằng một cái gì khác. Trong quá trình tìm kiếm sự thay thế, ta có thể tìm ra những ý tưởng mới, sự thay thế đó có thể là vật, nơi chốn, con người, phương thức hoặc thậm chí là thay đổi cảm xúc. Các câu hỏi gợi ý: HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 5 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống? Can I replace or change any parts? - Có thể thay thế nhân sự nào? Can I repalce someone involved? - Qui tắc nào có thể được thay đổi? Can the rule be changed? - Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác? Can I use other ingredients or materials? - Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác? Can I use other processes or procedures? - Có thể thay đổi hình dáng? Can I change its shape? - Có thể thay đổi màu sắc, bề mặt, âm thanh hay mùi vị? Can I change its color, roughness, sound or smell? - Có thể thay tên khác? What if I change its name? - Có thể đổi 1 phần cho vật khác? Can I substitute one part for another? - Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác? Can I use this idea in a different place? - Có thể thay đổi nhận định hay quan điểm về một việc nào đó? Can I change my feelings or attitude towards it? - … * Ví dụ: - Thay thế màn hình cồng kềnh bằng màn hình điện thoại. - Thay thế kính râm bằng kính điện tử có tích hợp internet. - Thay thế bàn họp bằng màn hình cảm ứng. HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 6 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm PHÉP KẾT HỢP - COMBINE Kết hợp hai hay nhiều phần của hệ thống đã có để tạo ra một hệ thống mới, hay góp phần cải tiến hệ thống cũ. Nguyên tắc kết hợp được áp dụng rất nhiều trong thực tiễn dựa trền nguồn ý tưởng vô hạn từ việc kệt hợp những chức năng khác nhau vào một sản phầm, quy trình nào đó, làm tăng thêm độ tiện lợi cho người dùng. Các câu hỏi gợi ý: - Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống? Can I replace or change any parts? - Ý tưởng / thành phần nào có thể kết hợp được? What ideas or parts can be combined? - Tôi có thể kết hợp / tái kết hợp mục đích của các đối tượng? Can I combine or recombine its parts’ purposes? - Tôi có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác? Can I combine or merge it with other objects? - Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng? What can be combined to maximize the number of uses? - Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau? What materials could be combined? - Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề? Can I combine diffirent talents to improve it? - … * Ví dụ: - Chuột máy tính vạn năng cho game thủ được tích hợp rất nhiều nút và cần điều khiển. - Chuột máy tính kết hợp đầu đọc thẻ nhớ. HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 7 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm PHÉP THÍCH ỨNG - ADAPT Tìm cách thích ứng một hoặc nhiều phần của hệ thống cho phù hợp với môi trường hay hoàn cảnh mới. Các câu hỏi gợi ý: - Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác? What else is like it? - Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình huống khác? Is there something similar to it, but in a different context? - Có những kinh nghiệm giải quyết nào trong quá khứ đối với cùng một vấn đề? Does the past offer any lessons with similar ideas? - Ý tưởng nào khác có thể đề xuất? What other ideas does it suggest? - Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp? What could I copy, borrow or steal? - Tôi có thể tương tác với ai? Whom could I emulate? - Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất? What ideas could I incorporate? - Quá trình nào có thể được thích ứng? What processes can be adapted? - Những ngữ cảnh nào có thể áp dụng cùng 1 ý niệm? What different contexts can I put my concept in? - Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất? What ideas outside my field can I incorporate? - … * Ví dụ: HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 8 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm PHÉP ĐIỀU CHỈNH - MODIFY Điều chỉnh kích thước thành phần trong hệ thống hoặc mở rộng phạm vi ý tưởng. Tìm ra được điểm tốt nhất của một thành phần và tăng cường nó lên, đồng thời giảm bớt điểm hạn chế đi. Các câu hỏi gợi ý: - Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn? What can be magnified or made large? - Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan? What can be exaggerated or overstated? - Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn? What can be made higher, bigger or stronger? - Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống? Can I increase its frequency? HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 9 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao? What can be duplicated? Can I make multiple copies? - Tôi có thể bổ sung them những đặc trưng mới hoặc giá trị mới? Can I add extra features or somehow add extra value? - … *Ví dụ: PHÉP THÊM VÀO - PUT Đặt ý tưởng vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau, xem xét sử dụng lại một số giải pháp từ việc khác cho vấn đề hiện tại Qua việc áp dụng nhiều nơi như vậy ta có thể cảm nhận được tác dụng không ngờ thay vì chỉ dùng với mục đích thiết kế ban đầu. Các câu hỏi gợi ý: - Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác? What else can it be used for? - Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác? Can it be used by people other than those it was originally intended for? - Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào? How would a child use it? An older person? - Những người khuyết tật sử dụng đối tượng này như thế nào? How would people with different disabilities use it? - Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không? Are there new ways to use it in its current shape or form? - Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác? Can I use this idea in other markets or industries? - … *Ví dụ: HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 10 [...]... thác PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG - - PHÉP THAY THẾ Thay thế bàn phím truyền thống bằng bàn phím cảm ứng Thay thế lớp vỏ nặng nề bằng vỏ nhôm để tản nhiệt và nhẹ, hoặc dùng vỏ nhựa để thay đổi phong cách, dễ nhìn bên trong HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 25 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Thay thế vỏ điện thoại bằng... Thiện – CH1201136 Trang 13 Phương pháp nghiên cứu khoa học HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Trang 14 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 15 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm GIAI ĐOẠN SƠ KHAI Giữa những năm 1940, dịch vụ điện thoại di động (MTS) bắt đầu được... để giữ cho dữ liệu của bạn được đồng bộ hóa giữa điện thoại HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 23 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm di động, điện toán đám mây và máy tính / máy chủ Theo dự đoán của các chuyên gia công nghệ thì có lẽ năm 2013 là năm trào lưu của điện thoại Windows Phone 8 Sau hàng loạt thất bại trước các đối thủ và bị sụt giảm thị phần một cách trầm trọng, nhà... Hai chiếc điện thoại họ vừa công bố, Z10 và X10, qua những gì mà những chiếc smartphone này thể hiện, thế giới công nghệ hoàn toàn có thể tin tưởng vào một năm 2013 sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn với sự trở lại của thương hiệu BlackBerry TƯƠNG LAI CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Từ sau khi Samsung phát hành điện thoại nhân bản, chưa nói đã hiểu” Galaxy S3, với mục tiêu chế tạo và cải tiến những dòng điện thoại thông... đến năm 2008, các hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất cho điện thoại thông minh là Symbian, Blackberry nhưng cùng thời điểm này Google cũng đã giới thiệu Android, một mã nguồn mở hệ thống điều hành điện thoại thông minh chiếm lĩnh toàn bộ thị trường điện thoại di động cho đến nay, không chỉ điện thoại di động mà còn rất nhiều sản phẩm khác HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 21 Phương pháp nghiên... analog, anten có thể kéo ra vào linh động để tăng khả năng thu tín hiệu Điện thoại quay phim của Nokia có thể tùy biến điều chỉnh hình dáng điện thoại theo các khớp nối tạo sự tiện dụng khi quay phim - Hầu hết điện thoại chụp ảnh hiện nay cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh trực tiếp như thêm khung ảnh, đổi hiệu ứng, loại bỏ mắt đỏ … - Các dòng điện thoại thông minh tự động nâng cấp phần mềm hoặc hệ điều... đứng  Sẽ cải tiến trong tương lai HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 33 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Thêm chức năng hội thoại có mùi hương nhờ gắn thêm hộp chứa hương liệu Sử dụng điện thoại làm bàn phím và chuột máy tính - PHÉP LOẠI BỎ Cuộc cách mạng trong phép loại bỏ chính là bỏ đi dây dẫn trong điện thoại bàn để mở ra kỷ nguyên điện thoại di động HVTH: Đỗ Hoàn... Trang 27 Phương pháp nghiên cứu khoa học - GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Thay thế kính đeo mắt thông thường bằng camera cho thiết bị di động (Google Glass) - Thay thế vật liệu chế tạo điện thoại bằng “giấy điện tử”, là một công nghệ cho phép thay đổi hình ảnh hiện thị hấp thụ trên "giấy" Tờ "giấy" này có thể làm bởi công nghệ điện tử hữu cơ sử dụng chất dẻo dẫn điện bên trong có chứa các hòn bi tích điện bé... Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 20 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Khái niệm smartphone đã thay đổi mãi mãi khi “ông vua công nghệ” Apple tung ra thế hệ iPhone đầu tiên vào năm 2007 Phải mất một vài năm để các đối thủ cạnh tranh của “Táo khuyết” có thể bắt kịp dòng điện thoại đình đám này Chiếc điện thoại Iphone của Apple thực sự là một sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét... cảm biến tự động …, chắc chắn đây sẽ là trào lưu cạnh tranh hứa hẹn giữa các hãng sản xuất điện thoại lớn trong tương lai Ngoài ra dưới sự thành công của công nghệ nano, chúng ta có quyền trông chờ vào thế hệ điện thoại siêu nhỏ, mỏng dẹt hay trong suốt hoặc có khi được chế tạo dưới hình dạng chiếc răng và cấy trực tiếp vào cơ thể chúng ta HVTH: Đỗ Hoàn Thiện – CH1201136 Trang 24 Phương pháp nghiên . trình lịch sử phát triển của điện thoại di động, và áp dụng phương pháp luận sáng tạo đã được học, cụ thể là phương pháp SCAMPER, để phân tích những cải tiến đột phá của các hãng điện thoại hiện. nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển/ đổi. tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả

Ngày đăng: 05/07/2015, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w