1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội

112 895 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 792,91 KB

Nội dung

3 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, các chuyên viên của phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Trần Khánh Đức, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp Trường Trung cấp nghề cơ khí I - Hà Nội . Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng có hạn và kinh nghiệm thực tế còn ít nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thày cô giáo, các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứu tiếp theo được tốt hơn. Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014 Tác giả Bùi Thị Quyên 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CNH Công nghiệp hóa CSVC Cơ sở vật chất GV Giáo viên HĐH Hiện đại hóa GDHNN KHCN Giáo dục học nghề nghiệp Khoa học công nghệ KTĐG Kiểm tra đánh giá LĐTB & XH Lao động Thương Binh và Xã hội QLGD Quản lý giáo dục QTDH Quá trình dạy học TCN Trung cấp nghề TCCN - DN Trung cấp chuyên nghiệp - Dạy nghề THCN Trung học chuyên nghiệp THN Thực hành nghề 5 MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục chữ viết tắt ii Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục biểu đồ, sơ đồ vii MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ 15 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 15 1.2. Quản lý và các chức năng, phương pháp quản lý 16 1.2.1. Quản lý 16 1.2.2 Các chức năng quản lý 18 1.2.3. Các phương pháp quản lý 19 1.3 . Dạy học và quản lý hoạt động dạy học 22 1.4 . Dạy học thực hành nghề và quản lý dạy học thực hành nghề 22 1.5. Đặc điểm của hoạt động dạy học thực hành trong các trường Trung cấp nghề 24 1.5.1. Mục tiêu dạy học thực hành nghề 24 1.5.2. Nội dung dạy học thực hành nghề 25 1.5.3. Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề 29 1.5.4. Hoạt động học tập và hoạt động dạy học 31 1.5.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 32 1.5.6. Đặc điểm của dạy học thực hành nghề 33 1.5.7. Vai trò của dạy học thực hành nghề 34 1.6. Nội dung quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề 36 1.6.1. Lập và tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch dạy học thực hành 36 1.6.2. Quản lí nội dung, kế hoạch, chương trình giảng dạy thực hành nghề 37 6 1.6.3. Quản lí hoạt động dạy thực hành của giáo viên 38 1.6.4. Quản lí hoạt động học tập thực hành của học sinh 39 1.6.5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành nghề 40 1.6.6. Đánh giá kết quả dạy học thực hành nghề 41 Kết luận chương 1 44 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I - HÀ NỘI 45 2.1. Thông tin chung về trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội 45 2.2. Thực trạng dạy học thực hành nghề tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I- Hà Nội 47 2.2.1. Thực trạng về mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành 47 2.2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy thực hành 48 2.2.3 Thực trạng về cơ sở vật chất thiết bị dạy học thực hành 53 2.2.4. Chất lượng dạy học thực hành 55 2.3. Thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội 56 2.3.1. Thực trạng về xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo công tác dạy học thực hành 56 2.3.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình 58 2.3.3. Thực trạng quản lí hoạt động dạy thực hành của giáo viên 62 2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập thực hành của học sinh 64 2.3.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành nghề 60 2.3.6. Thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy học thực hành 70 2.4. Đánh giá chung 71 2.4.1. Mặt mạnh 71 2.4.2. Mặt yếu 64 2.4.3. Thời cơ và thách thức 73 Kết luận chương 2 74 7 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ Ở TRƯỜNG TCN CƠ KHÍ I - HÀ NỘI 75 3.1. Định hướng phát triển của Trường Trung cấp nghề Cơ khí I-Hà Nội 75 3.2. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 75 3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ 75 3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa 75 3.2.3. Đảm bảo tính khả thi 76 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành 76 3.3.1. Lập và tổ chức chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch dạy học thực hành 76 3.3.2. Đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình trong dạy học thực hành 78 3.3.3. Đổi mới quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên 82 3.3.4. Đổi mới quản lý hoạt động học thực hành của học sinh 93 3.3.5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành nghề. 98 3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 103 3.4.1. Phương pháp tiến hành 103 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm 103 Kết luận chương 3 106 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107 1. Kết luận 107 2. Khuyến nghị 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC 111 8 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Qui mô đào tạo của trường năm học 2013 – 2014 37 Bảng 2.2. Thống kê số lượng giáo viên Trường TCN Cơ khí I-Hà Nội. 40 Bảng 2.3. Trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên 41 Bảng 2.4. Thực trạng hoạt động dạy học thực hành của giáo viên 42 Bảng 2.5. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ dạy học 45 Bảng 2.6. Về trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học thực hành 46 Bảng 2.7. Khảo sát kết quả thi tốt nghiệp (môn thi thực hành) 47 Bảng 2.8. Mức độ đánh giá về thời lượng giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo 49 Bảng 2.9. Mức độ và kết quả thực hiện của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về hoạt động quản lý thực hiện chương trình 51 Bảng 2.10. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện hoạt động dạy của giáo viên dạy học thực hành nghề 54 Bảng 2.11. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học thực hành của học sinh 58 Bảng 2.12. Mức độ đánh giá về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật 60 Bảng 2.13. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực hành nghề 61 Bảng 3.1. Tính khả thi theo đánh giá của CBQL và GV tại trường 96 Bảng 3.2. Tính khả thi theo đánh giá của Nhóm học sinh tại trường 97 9 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mô tả thực trạng về mục tiêu đào tạo 38 Biểu đồ 2.2. Mô tả thực trạng về nội dung chương trình đào tạo 39 Sơ đồ 1.1. Chức năng quản lý 10 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới đang phát triển, với quy mô rộng lớn chưa từng thấy. Để phát triển đất nước, trước mắt là đáp ứng kịp nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đảng đã nhấn mạnh: Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng đã chỉ rõ: phải đặc biệt coi trọng việc dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước ta. Nghị quyết thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có nhiều trình độ, coi trọng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kỹ sư thực hành”. Tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình, phương pháp giảng dạy còn lạc hậu, nặng nề, chưa phù hợp. Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục phổ thông. Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng”. Do vậy, nguồn nhân lực nói chung, công nhân có chất lượng cao nói riêng đang trở thành yếu tố cơ bản, một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Lực lượng này sẽ góp phần cho sự đảm bảo việc tăng trưởng kinh tế đất nước, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, trong khu vực cũng như trên thị trường quốc tế. Trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội tiền thân là Trường Đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí I được thành lập theo Quyết định số 1311/QĐ-CN ngày 15/11/1974 của UBND thành phố Hà nội với nhiệm vụ chính là đào tạo Công nhân kỹ thuật cơ khí với các hệ sơ cấp, trung cấp, đào tạo nâng bậc thợ định kỳ cho hầu hết các xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn huyện Đông Anh. 11 Ngoài ra nhà trường cũng thường xuyên liên kết đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trong khu vực và các doanh nghiệp đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Mục tiêu của trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội là phấn đấu xây dựng trường trở thành trường đào tạo nghề cơ khí chất lượng cao đạt thương hiệu trong khu vực. Là nơi đào tạo đội ngũ công nhân cơ khí có tay nghề cao đồng thời cũng là nơi cung cấp chính nguồn lực lao động cho hầu hết các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Nhà trường luôn áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng các mô hình dạy nghề tiên tiến, phát triển phương tiện, thiết bị dạy nghề theo chuẩn hiện đại. Những năm qua, trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong đổi mới công tác quản lý giáo dục đào tạo, góp phần tích cực vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khoa học quản lý, trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay, công tác quản lý chất lượng đào tạo tại trường TCN Cơ khí I - Hà Nội còn nhiều vấn đề bất cập: tư duy quản lý của chủ thể quản lý còn chưa nhất quán, chu trình quản lý chưa thật sự đồng bộ, các thành tố quản lý chưa được xác định cụ thể, năng lực quản lý của các chủ thể chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của thực tiễn Để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi, quy mô đào tạo, xây dựng thương hiệu trong phạm vi khu vực và quốc gia, để đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất cũng như tiến tới mở rộng hợp tác quốc tế, trường TCN Cơ khí I - Hà Nội phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao dạy học trong đó chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề. Trường TCN Cơ khí I - Hà Nội với bề dày lịch sử gần 40 năm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cơ khí muốn đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập Quốc tế thì phải nâng cao và tập trung đầu tư, nâng cao hơn nữa về chất lượng dạy học thực hành nghề. Nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề là một trong những 12 nội dung, biện pháp có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công các mục tiêu đã xác định. Là người giáo viên trực tiếp tham gia quá trình đào tạo của Nhà trường, nhận thức sâu sắc yêu cầu bức thiết của việc quản lý dạy học thực hành nghề tạo chuyển biến về chất trong quá trình dạy nghề, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, có chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả chọn đề tài: "Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường Trung cấp nghề cơ khí I - Hà Nội" làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở khoa học & thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề phù hợp với đặc thù của nhà trường chuyên đào tạo các ngành cơ khí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho học sinh của trường TCN Cơ khí I - Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lý luận quản lý dạy học thực hành nghề ở trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội. 3.2. Đánh giá thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội hiện nay. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề của trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội. 3.4. Tổ chức lấy ý kiến CBQL, GV về các biện pháp đề xuất 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học thực hành nghề của trường Trung cấp nghề. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý dạy học thực hành nghề của trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà Nội. [...]... các trường Trung cấp nghề Chương 2: Thực trạng quản hoạt động lý dạy học thực hành nghề trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà N i Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà N i trong giai đoạn hiện nay Kết luận và kiến nghị, danh mục t i liệu tham khảo & phần Phụ lục 14 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG. .. dung quản lí dạy học thực hành cũng bao gồm những mặt sau: - Quản lí kế hoạch hoạt động dạy học thực hành - Quản lí n i dung, kế hoạch, chương trình dạy học thực hành - Quản lí phương pháp dạy học thực hành - Quản lí hoạt động dạy học thực hành của giáo viên - Quản lí hoạt động học tập thực hành của học sinh 1.5 Đặc i m của hoạt động dạy học thực hành trong các trường Trung cấp nghề 1.5.1 Mục tiêu dạy. .. và quản lý dạy học thực hành nghề - Nghiên cứu các t i liệu liên quan đến các gi i pháp dạy thực hành nghề 7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát sư phạm + Dự giờ lên lớp của một số lớp thực hành nghề + Tìm hiểu những i u kiện dạy học thực hành nghề ở trường Trung cấp nghề Cơ khí I- Hà N i - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí hoạt động thực hành nghề qua các báo cáo thực hiện nhiệm... của giáo viên như quản lý theo mục tiêu, n i dung, chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, quản lý kế hoạch hoạt động dạy học, quản lý n i dung, chương trình, giáo trình, quản lý phương pháp dạy học, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh, quản lý cơ sở vật chất (phòng học, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đồ dùng dạy học ) Có thể hiểu quản lý hoạt động dạy học thực chất... sinh, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường Vì vậy quản lý dạy học gồm cả hai mặt: quản lý dạy của thầy và quản lý học của học sinh, thiếu một trong hai mặt quản lý này đều dẫn đến công tác quản lý dạy học kém hiệu quả Để quản lý tốt hoạt động dạy học, nhà quản lý giáo dục ph i nắm vững được n i dung của quản lý hoạt động dạy học đó là: quản lý các hoạt động chuyên môn của giáo... xảo nghề nghiệp vẵn tồn t i khách quan trong quá trình dạy học ở đào tạo nghề Quản lí hoạt động dạy học thực hành nghề chính là quản lí hoạt động dạy học trong khi thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động học tập thực hành của ngư i học nhằm vào mục tiêu học thực hành là hình thành kĩ năng, rèn luyện kĩ xảo, phát triển khả năng hành dụng tương ứng v i môn học, ngành học hoặc chuyên môn nghề nghiệp N i dung... nghĩa thực tiễn Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp v i thực tế và có tính khả thi giúp nâng cao chất lượng trong dạy học thực hành nghề t i trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà N i Từ đó phát huy và phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý cho các trung tâm, trường trung cấp nghề trên địa bàn 9 Cấu trúc luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động quản lý dạy học thực hành nghề trong... những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành b i tập thể giáo viên và học sinh, v i sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã h i) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường 1.4 Dạy học thực hành nghề và quản lý dạy học thực hành nghề Lý luận dạy nghề v i tư cách là một bộ môn của giáo dục học nghề nghiệp, là lý thuyết... Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực thi từng bước các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp v i i u kiện thực tiễn của nhà trường thì sẽ góp phần đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường 6 Phạm vi nghiên cứu 6.1 Khảo sát thực trạng hoạt động dạy và quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường Trung cấp nghề 6.2 Các biện... xảo nghề cho học sinh, sinh viên Đây là hình thức dạy học có tầm quan trọng đ i v i việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở các trường đ i học - cao đẳng Dạy học thực hành chủ yếu được tiến hành ở xưởng trường và các cơ sở sản xuất khác, tuỳ theo đặc tính nghề mà có thể bố trí n i luyện tập cho thích hợp Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành là ph i hình thành được kỹ năng, kỹ xảo, th i độ Dạy học thực hành . QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I - HÀ N I 45 2.1. Thông tin chung về trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà N i 45 2.2. Thực trạng dạy học thực hành nghề t i trường. - Hà N i. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lý luận quản lý dạy học thực hành nghề ở trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà N i. 3.2. Đánh giá thực trạng quản lý dạy học thực hành. cơ sở vật chất thiết bị dạy học thực hành 53 2.2.4. Chất lượng dạy học thực hành 55 2.3. Thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề t i trường Trung cấp nghề Cơ khí I - Hà N i 56 2.3.1. Thực

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w