- Để đánh giá khách quan chính xác các tri thức kỹ năng, kỹ xảo đối với các môn học thực hành tại trường ngay từ đầu năm học các khoa, phòng có môn học đó tự rà soát bổ sung hoặc xây dựng mới qui định về tổ chức chấm điểm các môn thực hành trình Ban Giám hiệu phê duyệt. Yêu cầu của qui định đó phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
+ Xác định mục tiêu yêu cầu cần kiểm tra đối với môn học đó. + Xác định số lượng đề thi đối với môn học đó.
+ Xác định nội dung, kỹ thuật trong các bài thực hành giữa các đề thi đảm bảo cân đối.
+ Xác định cách chấm điểm (điểm tối đa và điểm trừ).
+ Xác định thời gian làm bài thi thực hành đối với từng học sinh. + Xây dựng phiếu chấm điểm, thang điểm cụ thể.
- Quản lý việc ra đề thi: căn cứ vào kế hoạch học tập của từng học kỳ việc ra đề thi đối với thi thực hành được thực hiện theo qui trình sau:
+ Giáo viên được phân công ra đề thi xây dựng nội dung kiến thức của đề thi thực hành kèm theo phương án giải quyết.
+ Trình Trưởng khoa ký duyệt. + Trình BGH ký duyệt.
+ Đóng bì niêm phong, ngoài bì ghi rõ đề thi dành cho lớp nào? hình thức tổ chức thi; địa điểm thi, thời gian làm bài.
- Quản lý và tổ chức thi.
71
+ Khoa giảng dạy có môn thi chuẩn bị phôi, thiết bị kỹ thuật, máy móc, nhà xưởng phục vụ thi.
+ Cán bộ coi thi, 01 cán bộ của phòng đào tạo và 01 giáo viên của khoa thực hiện.
+ Giáo viên chấm thi của khoa có môn thi trực tiếp chấm và cho điểm tại chỗ, cuối buổi thi nộp ngay điểm cho phòng đào tạo. Kết thúc môn thi công bố kết quả cho học sinh biết.
Tóm lại việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá dạy học thực hành của trường được tiến hành một cách nghiêm túc đúng qui chế của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các qui định hiện hành của trường. Việc tổ chức thi cử được quản lý một cách chặt chẽ thể hiện trong sự phối hợp của phòng đào tạo và các khoa giảng dạy. Việc kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khách quan công bằng thúc đẩy được phong trào học tập rèn luyện trong học viên đồng thời thông qua kiểm tra đánh giá có tác dụng phân loại được trình độ của học sinh, giúp cho nhà quản lý có thông tin để nghiên cứu điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình phương pháp và các điều kiện phục vụ dạy học thực hành ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá cũng còn một số bất cập như sau: Trình độ đội ngũ của giáo viên biên soạn đề thi thực hành chưa có tính khái quát hoá trong thực hành, còn mang tính manh mún, rời rạc ở các nội dung thi.
Việc quản lý thi kiểm tra đánh giá trong thực hành của cán bộ phòng đào tạo còn hạn chế về chuyên môn, chỉ mang tính giám sát là chính.