Đổi mới quản lý hoạt động học thực hành của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 91)

3.3.4.1. Ý nghĩa

“Học tập là một quá trình nhận thức và hành động của người học nhằm thu nhận kiến thức mới, hình thành và phát triển các kỹ năng trí tuệ và hành động trong một lĩnh vực cụ thể (khoa học - công nghệ, xã hội hoặc nghề nghiệp), góp phần hình thành và phát triển nhân cách, tạo ra thái độ và giá trị

94

đúng đắn trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp của mỗi cá nhân trong xã hội” 3, tr.187.

Hoạt động học thực hành của học sinh được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Quản lý quá trình học thực hành là quá trình từng bước phát triển ở các mức thể hiện ở trình độ cao cả về kiến thức và kỹ năng thực hành đồng thời chịu sự chi phối của môi trường và các điều kiện học thực hành của học sinh, ngoài ra để hoạt động học thực hành đạt kết quả xây dựng cho học viên lòng yêu ngành, yêu nghề, yêu môn học cũng như trách nhiệm học tập của mình trước bản thân, gia đình và xã hội qua đó hình thành nên thái độ và động cơ đúng đắn trong học tập. Giúp cho học sinh có những phẩm chất và kỹ năng thực hành nghề nghiệp một cách tinh thông, tổ chức tốt quá trình tự học, tự rèn luyện kỹ năng thực hành theo năng lực của từng học sinh trên giảng đường, các xưởng thực hành cũng như thực tập, thực tế góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả và chất lượng học thực hành của học sinh tạo điều kiện và tiền đề để học sinh có thể thích ứng ngay môi trường thực hành ngoài thực tiễn công việc.

3.3.4.2. Nội dung của việc đổi mới quản lý hoạt động học thực hành của học sinh

* Xác định mục tiêu, xây dựng động cơ và thái độ học tập

Một thực tế là do đặc điểm nghề nghiệp chi phối cho nên một số ít học sinh chưa yên tâm học tập vì xác định được mục tiêu nghề mình lựa chọn, chưa ý thức công việc mình sẽ gắn bó trong tương lai như thế nào dẫn đến có học sinh chưa hứng thú, nhiệt tình trong học tập. Nói cách khác động cơ và thái độ học tập chưa cao, ỷ lại và gây ảnh hưởng đến tư tưởng của các học sinh khác. Làm cho phong trào học tập và kết quả học tập còn có những hạn chế nhất định.

Để quản lý hoạt động học thực hành của học sinh một cách tự giác có hiệu quả, thì công việc đầu tiên là phải xác định tốt động cơ tư tưởng và thái độ học tập đúng đắn, thông qua các hoạt động giảng dạy, giáo dục nghề

95

nghiệp, giáo dục truyền thống của nhà trường, tham quan học tập với các trường nghề, thực tập tốt nghiệp tại các nhà máy, khu công nghiệp. Đối với các môn học thực hành học sinh phải xác định được mục tiêu học tập cho từng môn học một cách rõ ràng dựa trên các tiêu chí đánh giá về kỹ năng thực hành, năng xuất, chất lượng và hiệu quả. Khi tư tưởng đã thông thì hoạt động học tập của học sinh sẽ đi vào nề nếp một cách tự giác, tích cực và chủ động. Chất lượng học thực hành sẽ được nâng lên.

Vì vậy, việc bồi dưỡng cho học sinh có được động cơ, thái độ đúng đắn, yêu nghề và lòng say mê học tập là rất cần thiết. Phòng quản lý học sinh phải có kế hoạch ngay từ đầu năm khi học sinh mới nhập trường để quán triệt việc thực hiện qui chế cũng như thông báo quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm của người học. Kinh nghiệm cho thấy, ngay từ năm học đầu nếu không xác định được mục tiêu và xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn thì học sinh sẽ chây lười, ỷ lại trong học tập. Lúc đó, việc thay đổi nhận thức, thái độ và hành động sang hướng tích cực là rất khó.

Trong quá trình dạy học thực hành, bằng trách nhiệm và uy tín của mình, giáo viên cần chú ý bồi dưỡng cho học viên động cơ và tinh thần hứng thú trong học tập. Trước hết, giáo viên cần giới thiệu cho học viên về mục tiêu, nội dung môn học và phương pháp học thực hành đối với từng môn học. Giúp học viên nắm được khái quát về môn học, hiểu cách làm việc của thầy và có tâm lý học tập thoải mái để tự xem xét và điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân cho phù hợp. Qua đó tạo nên tâm thế có lợi cho việc lĩnh hội trí thức của người học.

Luôn có sự phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh học tập, rèn luyện đạo đức hàng tháng, hàng quí hoặc từng học kỳ, căn cứ vào tình hình thực tế thông báo tình hình và kết quả học tập của học sinh, để phối kết hợp giáo dục thái độ và ý thức học tập của học sinh để không ngừng nâng cao kết quả học tập thực hành.

96

luyện kỹ năng tay nghề, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực, chủ động.

Phối hợp tốt giữa các khoa, tốt môn và phòng đào tạo, phòng quản lý học sinh trong việc quản lý hoạt động học thực hành của học sinh trên cơ sở lịch trình học tập của các lớp đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung quản lý học thực hành của học sinh cần tập trung vào: Nội dung bài thực hành, kỹ năng thực hành của học sinh cho từng bài học cần phải đạt được theo mục tiêu của bài học đã đề ra; phương tiện thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc học thực hành của học sinh; địa điểm học tập; quân số học sinh học tập có thể phân chia theo ca hoặc phân chia theo nhóm. Trên cơ sở đó học sinh có thể phân chia thành các giai đoạn luyện tập cho chính bản thân mình tự đặt các mục tiêu cần đạt được, tự quản lý thời gian vật chất trong luyện tập, tự đánh giá và xác định kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình luyện tập thực hành một cách thường xuyên, tăng dần cường độ và tốc độ, sự khéo léo nhanh nhạy trong các thao tác thực hành. Khắc phục những sai hỏng trong quá trình gia công sản phẩm, hoặc lỗi thao tác, lập trình trong luyện tập thực hành, kết hợp với việc rèn luyện tay nghề, sự khéo léo, tự tin trong quá trình học thực hành thông qua đó học sinh có khả năng tự kiểm tra và đánh giá, kỹ năng học thực hành của chính mình, có liên hệ rút kinh nghiệm về phương pháp trong quá trình học thực hành nhằm phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả học tập thực hành nghề.

* Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong quản lý hoạt động học thực hành của học sinh

Ngoài việc quản lý tốt hoạt động học tập của học sinh trên lớp, nhà trường mà cụ thể là chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học và các đơn vị có liên quan, các tổ chức đoàn thể quần chúng cần tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động tự học của học sinh bằng các biện pháp cụ thể như sau: Giao bài tập về nhà, tăng cường kiểm tra trên lớp; bầu cán sự môn học và tổ chức học nhóm; trao đổi về phương pháp tự học; cung cấp đủ trang thiết bị máy móc, nhà xưởng và các điều kiện học tập khác.

97

Giáo viên cần giao nhiệm vụ như lập trình, gia công chi tiết, sản phẩm thực hành cho học sinh một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể với yêu cầu từ dễ đến khó để học sinh thể hiện tay nghề một cách chủ động, tích cực đối với việc tự học, tự rèn luyện, tìm tòi các phương pháp học tập hiệu quả phù hợp với quá trình nhận thức của từng học sinh. Thông qua tập thể lớp, giáo viên cần cử cán sự môn học – người có khả năng học tốt vê môn học/mô đun đó, để có thể thay giáo viên hướng dẫn truyền đạt các thao tác, bước thực hành gia công sản phẩm cho các học sinh khác chưa nắm rõ. Giáo viên quan sát, uốn nắn kịp thời từng thao tác, cách thức gia công, cách đọc bản vẽ, hướng dẫn đến khi học sinh có thể gia công hoàn thiện một sản phẩm. Tăng cường tổ chức hoạt động học tập đối với học sinh cá biệt; giáo viên cần gần gũi động viên, khích lệ học sinh học yếu nhằm xoá đi mặc cảm, tâm lý tự ty của họ. Giúp họ tự tin và mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn, rèn luyện nâng cao tay nghể.

Kết hợp với thư viện trường, cung cấp đủ giáo trình, tài liệu tham khảo các môn học/mô đun, tạo điều kiện về máy móc, xưởng thực hành để học sinh có cơ hội đứng máy nhiều từ đó tay nghề cũng dần được nâng cao lấy được tự tin khi vận hành và gia công sản phẩm thực hành trên các loại máy móc.

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kỹ năng vận dụng thực hành của học sinh ở trên lớp để nhận được thông tin phản hồi từ phía học sinh, từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời các sai hỏng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học thực hành. Cần tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động học theo từng tháng, học kỳ và năm học, để động viên, khen thưởng một cách kịp thời.

3.3.4.3. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động học thực hành của học sinh

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc đổi mới quản lý hoạt động học thực hành cho học sinh là vấn đề có tính chất quyết định giải quyết các nhiệm vụ hoạt động dạy học thực hành, công việc này sẽ được hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện theo quy trình chung. Hiệu trưởng chỉ đạo sự phối hợp của phòng đào

98

tạo, phòng quản lý học sinh với các khoa chuyên ngành để nắm vững toàn bộ kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động thực hành nghề ở các chuyên ngành đào tạo. Từ đó, tiến hành tổng hợp thành kế hoạch quản lý chung. Phân công các thành viên của tổ chức phụ trách, theo dõi hoạt động giảng dạy thực hành theo các chuyên ngành đào tạo. Các thành viên có trách nhiệm phối hợp với các khoa, tổ môn và giáo viên chuyên môn để thực hiện việc tổng kết, đánh giá hoạt động luyện tập thực hành cho học sinh và xây dựng kế hoạch mới cho năm học, khoá đào tạo tiếp theo một cách chủ động. Đánh giá kết quả hoạt động dạy học thực hành của các khoa, tổ môn thông qua thực hiện kế hoạch giảng dạy thực hành nghề của các chuyên ngành đào tạo. Kết quả đánh giá “tay nghề” của học sinh thông qua mức độ “thành thạo” của họ trong thao tác gia công trong các bài thực hành cũng như toàn bộ quá trình rèn luyện những sai sót trong việc tổ chức hoạt động quản lý để có những quyết định điều chỉnh kịp thời.

3.3.5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành nghề. 3.3.5.1. Ý nghĩa 3.3.5.1. Ý nghĩa

Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành nghề là một bộ phận

quan trọng không thể thiếu trong hoạt động dạy và học thực hành của học sinh, nó là phương tiện quan trọng để học sinh luyện tập và rèn luyện kỹ năng thực hành nghề. Do đó, quản lý, tăng cường cơ sở vật chất phương tiện, thiết bị kỹ thuật, máy móc, nhà xưởng là nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy thực hành cho đội ngũ giáo viên và kỹ năng thực hành nghề cho học sinh. Công việc này cũng góp phần nâng cao tri thức, kỹ năng nghề và khả năng vận dụng chúng vào thực tế của người học, điều đó sẽ làm tăng hiệu quả và chất lượng của hoạt động dạy và học thực hành ở trường TCN Cơ khí I- Hà Nội.

Do đặc điểm, tính chất nghề của các chuyên ngành đào tạo nên việc rèn luyện thực hành tay nghề của học viên ở trường Trung cấp Nghề Cơ khí I-Hà Nội luôn được gắn bó mật thiết với các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc,

99

xưởng thực hành. Yêu cầu đặt ra trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, xưởng thực hành phải đủ về số lượng cho từng nghề đào tạo, chất lượng đa dạng các lọai hình, từ công nghệ, kỹ thuật truyền thống đến hiện đại sát với thực tế loại hình đào tạo nghề của nhà trường. Từ đó việc học tập của học sinh sẽ rất thuận lợi trong việc rèn luyện kỹ năng, tay nghề và cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới của từng nghề có như vậy chất lượng dạy học thực hành mới được nâng lên.

3.3.5.2. Nội dung quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy học thực hành

Việc tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học cho phòng thực hành chuyên ngành là việc làm đầu tiên và diễn ra thường xuyên hàng năm trong quản lý. Các giáo viên phụ trách các môn học cụ thể phải căn cứ vào nội dung giảng dạy lý thuyết và thực hành ở từng bài hoặc môđun mà tiến hành soạn thảo các yêu cầu về cung cấp thiết bị, vật tư, mẫu vât, có liên quan đến bài dạy học để tổng hợp thành bảng danh mục cho từng loại trang thiết bị, vật tư cụ thể. Chú ý nêu ra những quy định về quy cách, số lượng và thời gian cần có. Trên cơ sở nội dung bảng kê khai của từng giáo viên, lãnh đạo các đơn vị bộ môn, khoa sẽ tiến hành tổng hợp thành kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo. Các trưởng đơn vị có trách nhiệm tổng hợp các yêu cầu chung về trang thiết bị, vật tư, … và lập kế hoạch dự trù kinh phí phục vụ cho dạy học thực hành. Để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy học thực hành, chúng ta cần đầu tư một số lĩnh vực sau:

- Sử dụng hợp lý có hiệu quả tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hiện có của nhà trường phục vụ tốt cho đào tạo.

- Tăng cường huy động các nguồn lực, kinh phí đầu tư của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nguồn hỗ trợ từ nước ngoài (nếu có)

- Tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện ...

100

doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ tạo ra sản phẩm (hoặc bán thành phẩm) để tăng nguồn thu phục vụ cho đào tạo

- Bồi dưỡng giáo viên nâng cao khả năng thực hành, sử dụng các thiết bị máy móc, trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc nâng cao lượng đào tạo

- Sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí thu chi từ người học viên

- Xây dựng các phòng học, xưởng thực hành của nghề đào tạo đảm bảo tính hiện đại, chính qui và đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn đồng thời bổ sung, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng máy móc, nhà xưởng định kỳ, lắp đặt bàn ghế mới, hệ thống điện thắp sáng đảm bảo cho việc dạy và học thực hành đạt hiệu quả.

- Phân loại các loại hình máy móc, thiết bị kỹ thuật của các nghề đào tạo, lập kế hoạch, xây dựng các dự án đầu tư cơ sở vật chất cho toàn bộ phòng học và xưởng thực hành của từng nghề, trang bị thay thế các máy cũ bằng các máy móc hiện đại, công nghệ cao đảm bảo được số lượng và chủng loại đối với các nghề. Nhà trường phải có kế hoạch, có tính toán đến các yếu tố đón đầu về số lượng máy móc, nhà xưởng, thiết bị, vật tư hỗ trợ trong đào tạo sẽ được triển khai trong thực tiễn của nhà trường như vậy mới đảm bảo chất lượng và không bị lạc hậu so với thực tế.

- Các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc dạy và học thực hành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 91)