1.5.3.1. Phương pháp dạy học thực hành nghề
Trong dạy học thực hành thường sử dụng các nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ: bao gồm phương pháp kể chuyện kết hợp với miêu tả, phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp tổ chức các buổi thảo luận và hội thảo, phương pháp hướng dẫn viết.
- Nhóm phương pháp trực quan: bao gồm phương pháp trình bày mẫu, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp tự quan sát, phương pháp tổ chức đi thăm quan.
30
- Nhóm phương pháp thực hành trong dạy học thực hành: bao gồm phương pháp hướng dẫn làm mẫu, làm thí nghiệm, phương pháp luyện tập, đây là một trong nhóm phương pháp đóng vai trò chủ đạo. Trong đó phương pháp luyện tập là phương pháp cơ bản của dạy học thực hành, không chỉ vì chúng chiếm hầu hết thời gian học tập mà trước hết vì các phương pháp khác đều phụ thuộc vào các bài luyện tập.
* Phương pháp làm mẫu - quan sát (thầy làm mẫu, học sinh quan sát)
Giáo viên thực hiện hành động hoặc động tác kỹ thuật kết hợp với giải thích, nhằm giúp học sinh hình dung rõ ràng từng thao động tác, cử động riêng lẻ của hành động, động tác và trình tự các động tác đó, từ đó họ có thể bắt chước được các hành động làm mẫu, có khả năng thực hiện lại hành động đã được chỉ dẫn và tin tưởng vào sự đúng đắn của nó. Học sinh quan sát tái hiện, hình dung phân tích trên cơ sở đó hình thành động hình vận động (bắt chước).
* Phương pháp huấn luyện - luyện tập
Huấn luyện là một phương pháp dạy học thực hành, là do giáo viên chỉ đạo mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Luyện tập là sự lặp đi lặp lại của hành động hay động tác một cách có hệ thống, có kế hoạch nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Hình thành kỹ năng kỹ xảo là việc thành lập phản xạ có điều kiện.
* Phương pháp dạy học theo mô đun kỹ năng thực hành nghề
Môđun là sự tích hợp tất cả các thành phần kiến thức liên quan trong các môn học lý thuyết với kỹ năng để tạo ra một năng lực chuyên môn.
Môđun được coi là một phần hợp lý có thể chấp nhận được của một việc hoặc một lĩnh vực công việc, một nghề với hoạt động mở đầu và kết thúc rõ ràng, không thể chia cắt được.
Trong thực tế giảng dạy tuỳ theo đặc điểm của từng bài, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy và sở trường của mình mà giáo viên có thể lựa chọn, kết hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Dẫu sao phương
31
pháp dạy học cũng là một nghệ thuật, cùng áp dụng một phương pháp nhưng mức độ thành công ở mỗi người một khác, bởi vì mỗi người có một nghệ thuật riêng.
1.5.3.2. Hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề
Ngoài các kiến thức lý thuyết đã được trang bị. Dạy học thực hành hình thức chủ yếu là các bài luyện tập hoặc các tình huống được giáo viên xây dựng mô phỏng sát với thực tế, được tổ chức hướng dẫn cho học viên thực hiện trên các phương tiện thiết bị kỹ thuật với hình thức từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ việc liên hệ tri thức với thực tế, vận dụng tri thức theo nội dung một bài hay một chương, mục đích của nó là hình thành cho học viên một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo để đạt được năng suất, chất lượng theo qui định.
Bài luyện tập thực hành là hình thức dạy học cơ bản thực hiện nguyên tắc lý thuyết gắn với thực hành. Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch luyện tập chi tiết cụ thể, nói và làm thị phạm một cách chuẩn xác.
Luyện tập là một cách thức dạy học cụ thể, với tư cách là phương pháp, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều lần những động tác hoặc thao tác nhất định một cách có ý thức, có cải tiến trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Dĩ nhiên luyện tập cần được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch.