Đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình trong dạy học thực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 76)

hiệu quả và thực sự có tác dụng thúc đẩy, tác động tích cực đến hoạt động luyện tập thực hành theo nghề nghiệp của học viên ở các nghề đào tạo trong trường. Hiệu trưởng nhà trường phải tạo ra được các điều kiện thuận lợi cho tổ chức này hoạt động có hiệu quả như xác định các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất, chế độ, chính sách đãi ngộ, khuyến khích, động viên thích đáng...

3.3.2. Đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình trong dạy học thực hành hành

3.3.2.1. Ý nghĩa

Thực hiện việc đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành được coi là các yếu tố cơ bản của quản lý quá trình dạy học. Đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành chính là hướng tới hình thành và phát triển nhân cách con người, nhân cách nghề nghiệp, thích hợp với nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn học tập của học viên. Ba thành tố cơ bản của mục tiêu đào tạo là: Tri thức, kỹ năng, thái độ. Đây cũng được coi là cái đích cuối cùng cần đạt ở người học sau quá trình

quản lý dạy học thực hành kỹ thuật - nghề nghiệp.

Việc quán triệt mục tiêu, nội dung chương trình sẽ giúp cho nhà quản lý biết cách tư duy đúng để chỉ đạo quá trình đạo tạo sát với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi về các chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Điều đó sẽ tạo tiền đề cần thiết cho giáo viên biết nhận thức đầy đủ, chính xác những quy định về tri thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được ở người học để từ đó tiến hành xây dựng nội dung, chương trình dạy học thực hành cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Việc quán triệt đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình sẽ giúp cho sinh viên biết cách tư duy đúng từ đó xác định cho mình động cơ, thái độ đúng đắn nhằm đạt kết quả cao trong học tập, nắm vững những tri thức có liên quan, có kỹ năng thao tác thành thạo theo ngành nghề được đào tạo, có khả

79

năng thích ứng với hoàn cảnh khả năng làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường.

3.3.2.2. Nội dung của việc đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành nghề

* Về mục tiêu dạy học thực hành nghề

Để xác định được nội dung đổi mới quản lý mục tiêu dạy học thực hành cho học sinh, cần đánh giá đúng thực trạng quản lý mục tiêu dạy học thực hành. Việc đánh giá này chỉ ra mức độ phù hợp của mục tiêu so với yêu cầu thực tiễn thông qua phân tích kết quả đào tạo và xác định mức độ phù hợp của nội dung chương trình so với mục tiêu dạy học thực hành đề ra.

Đổi mới quản lý mục tiêu dạy học thực hành cần được xác lập dựa trên các căn cứ thực tiễn như nhu cầu của các nghề đào tạo mà nhà trường và thực tế xã hội đang đòi hỏi. Dựa vào các cứ liệu đó để phân tích một cách toàn diện mục tiêu đào tạo. Nhà quản lý cần xem xét, phân tích một cách chi tiết mọi yêu cầu của các nghề đào tạo cụ thể như: chức năng, nhiệm vụ, đặc tính của nghề nghiệp nhằm tìm ra những căn cứ cho việc xác lập nội dung của tri thức kỹ năng và thái độ thực hành cần có ở người học. Bên cạnh đó, cần phải phân tích các điều kiện đảm bảo cho dạy học thực hành nghề cũng như các điều kiện khác về nhân lực, vật lực và tài lực.

Các công việc trên được chủ thể quản lý tiến hành thông qua điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức hội thảo… để xác định mục tiêu dạy học thực hành cho từng chuyên môn nghề một cách cụ thể.

Khi mục tiêu dạy học thực hành đã được soạn thảo, chúng ta sẽ tiến hành sửa đổi, điều chỉnh nội dung bằng cách lấy ý kiến đóng góp của lãnh đạo các khoa, tổ môn cũng như toàn thể đội ngũ giáo viên kết hợp xin ý kiến với Tổng cục Dạy nghề thông qua các cuộc họp xây dựng, đánh giá, thẩm định chương trình đào tạo nghề hệ trung cấp sau đó chỉnh lý để có được mục tiêu dạy học thực hành hoàn chỉnh.

80

Đổi mới nội dung chương trình dạy học thực hành ở Trường Trung cấp Nghề cơ khí I - Hà Nội là đảm bảo cho việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch được thực hiện đầy đủ, đạt yêu cầu về chất lượng của từng chuyên ngành đang đào tạo tại trường. Đây là một khâu trọng yếu của công tác quản lý nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả cuối cùng của quá trình dạy học thực hành. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình là quản lý mối quan hệ giữa nội dung với các thành tố khác của quá trình dạy học thực hành. Nội dung dạy học thực hành nghề bao gồm một hệ thống những đơn vị tri thức, kỹ năng có liên quan đến nghề đào tạo. Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu dạy học thực hành. Quản lý được nội dung dạy học thực hành nghề sẽ đảm bảo cho sự phát triển về năng lực, trình độ tay nghề, phẩm chất trí tuệ, hình thành kỹ năng kỹ xảo, phẩm chất đạo đức và những hành vi tương ứng nhằm chuẩn bị cho học sinh có tâm thế sẵn sàng bước vào môi trường làm việc độc lập. Việc đổi mới nội dung dạy học thực hành sẽ giúp cho giáo viên có khả năng ứng dụng hàng loạt các kỹ năng lập kế hoạch bài giảng nhằm cải tiến việc dạy học lý thuyết và dạy thực hành, có khả năng lựa chọn và ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, các phương tiện trực quan cần thiết, phù hợp với các tình huống dạy học khác nhau, áp dụng các kỹ năng tổ chức quản lý lớp, xây dựng, áp dụng được các công cụ kiểm tra và đánh giá.

Để đổi mới nội dung chương trình dạy học thực hành cần đánh giá, phân tích cơ cấu của chương trình dạy học thực hành đang thực hiện xem nội dung của các khối kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở chuyên ngành cũng như của khoa học giáo dục được xác định đã hợp lý chưa và việc phân bổ tỷ lệ thời gian giữa học lý thuyết với thực tập chuyên môn nghề, thực hành nghề nghiệp đã thoả đáng hay chưa, xác định rõ những mặt còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những yếu kém khi xây dựng nội dung, chương trình, để từ đó, tìm kiếm biện pháp hợp lý cho việc đổi mới quản lý dạy học thực hành. Việc đổi mới nội dung, chương trình dạy học thực hành cần được tiến hành theo các bước xác định sao cho phù hợp với chu trình quản lý. Chúng ta phải

81

liệt kê được các yêu cầu chung của các chuyên ngành đào tạo, phải chỉ ra những yêu cầu về kiến thức khoa học, kỹ thuật chung của từng chuyên môn nghề, yêu cầu về hành vi, thái độ, toàn bộ các công cụ, máy móc, trang thiết bị đặc trưng của từng nghề và vật liệu mà chủ thể cần phải sử dụng để tiến hành được việc đó, về các xu hướng phát triển trong tương lại... Ở đây, việc đánh giá mức độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc được thực hiện theo phương pháp lượng hoá bằng điểm. Cách làm này có ưu điểm rất quan trọng là thuận tiện cho việc lựa chọn nội dung dạy học thực hành ở các bước xác định. Mức độ quan trọng của mỗi nhiệm vụ và công việc sẽ đánh giá theo ba tiêu chí như 1/ Mức độ liên tục thường xuyên của việc lặp đi - lặp lại thao tác 2/ Mức độ khó khăn để học tập nhằm nắm vững công việc, 3/ Mức độ trầm trọng của sai lầm sẽ phạm phải, mỗi tiêu chí trên sẽ được đánh giá theo thang bậc 5 điểm, trong đó mức độ phức tạp tăng dần từ 1 đến 5. Sau khi đã xác định được yêu cầu và mức độ quan trọng của công việc, nhà nghiên cứu phải tiến hành sắp xếp chúng thành một hệ thống theo trật tự xác định. Có nghĩa là tiến hành sắp xếp thứ tự cho việc ưu tiên các nhiệm vụ và công việc của ngành nghề như: 1/ Ưu tiên theo mức độ thường xuyên của việc lặp đi lặp lại của chúng, 2/ Ưu tiên theo mức độ khó khăn khi học tập để thường xuyên nắm vững chúng, 3/ Ưu tiên theo mức độ trầm trọng của sai lầm khi phạm phải, 4/ Ưu tiên theo mức độ quan trọng của công việc được coi là tiêu chí tổng hợp của ba tiêu chí trên. Khi phân tích chi tiết các công việc của ngành nghề được đào tạo chúng ta phải chú ý đến các nội dung cụ thể như các bước chủ yếu của công việc, các kiến thức có liên quan đến công việc, những kỹ năng cần có khi tiến hành công việc, thái độ cần phải có của chủ thể, tính chất của các lỗi thường gặp của chủ thể khi thực hiện công việc.

Hiệu trưởng là người chỉ đạo đổi mới chương trình dạy học thực hành nghề. Công việc này sẽ được thực hiện qua các bước xác định. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng ban hành chương trình chung và nội dung chương trình sau khi được đổi mới có một chương trình dạy học thực hành hợp lý.

82

3.3.2.3. Tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung dạy học thực hành

Việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung dạy học thực hành được thực hiện thông qua việc phổ biến và học tập để quán triệt đầy đủ nội dung của đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung dạy học thực hành tới các khoa, tổ môn, giáo viên và học sinh. Cán bộ quản lý phòng đào tạo giám sát việc lập kế hạch, triển khai thực hiện nội dung dạy học thực hành đối với giáo viên, các tổ môn, các khoa một cách sâu sát và cụ thể.

Việc kiểm tra và đánh giá tính sát thực là cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, có so sánh, đối chiếu sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành với thực tế quá trình triển khai thực hiện mục tiêu nội dung chương trình này vào giảng dạy ở các khoa, tổ môn và ở từng giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo, tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong quá trình cụ thể hoá mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành ở các khoa, tổ môn là nguyên nhân do đâu. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu sẽ ban hành các quy định về việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp. Cán bộ quản lý các phòng, khoa, tổ môn phải tổ chức đánh giá định kỳ về kết quả thực hiện mục tiêu nội dung chương trình theo học kỳ hay năm học, sau một thời gian thực hiện cụ thể như một hoặc vài năm. Trên cơ sở đó hội đồng đào tạo phân tích tiến hành xác định những thay đổi trong sơ đồ phân tích ngành nghề đào tạo để có kiến nghị nhằm cập nhật hoá nội dung dạy học thực hành nghề cho phù hợp với sự thay đổi trong lĩnh vực đào tạo nghề cũng như của các hoạt động nghề nghiệp đang diễn ra trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 76)