Thực trạng về xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo công tác dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 54)

nghề Cơ khí I - Hà Nội

2.3.1. Thực trạng về xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo công tác dạy học thực hành thực hành

- Xây dựng kế hoạch dạy học.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, của các chuyên ngành xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá và từng năm học cho từng lớp học sinh trong nhà trường. Công việc này thường được chuẩn bị từ năm học trước, được hoàn chỉnh và thông qua các khoa, bộ môn trước khi nghỉ hè. Như vậy, khi vào năm học mới, kế hoạch đã được phổ biến đến các phòng, các khoa, các tổ môn và các lớp học. Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, các khoa, tổ môn chuẩn bị nội dung, phương tiện, các điều kiện dạy học phù hợp. Đồng thời, việc phổ biến kế hoạch đào tạo đến toàn thể học viên các lớp để chủ động có kế hoạch cá nhân trong quá trình học tập và luyện tập, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào tạo.

Để hoạt động dạy học thực hành có hiệu quả việc lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng. Cơ quan quản lý đào tạo phải phân tích được đặc điểm tình hình có liên quan đến các lớp học, từ đó bố trí các môn học/mô đun đảm bảo tính logíc, khoa học và có tính kế thừa kiến thức giữa các môn học. Việc lập kế hoạch dạy học thực hành được thực hiện theo phương thức xen kẽ giữa lý thuyết với kỹ năng rèn luyện tay nghề. Trong những học kỳ đầu thường bố trí cho học sinh học tập một số môn cơ bản sau đó bố trí xen kẽ lý thuyết và thực hành của các môn học cơ sở và các môn học chuyên môn nghề. Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch này phải có đủ các điều kiện thiết yếu cho dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành (phòng học và các xưởng thực hành cho từng nghề cụ thể) phù hợp với lưu lượng học sinh của từng lớp, từng nghề. Kết quả khảo sát 50 giáo viên đang công tác tại trường và 40 học sinh đã tốt nghiệp ra trường đang làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn về việc bố

57

trí tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành thực tập trong chương trình đào tạo nghề cơ khí của trường TCN được trình bày như sau:

Bảng 2.8. Mức độ đánh giá về thời lượng giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo

Mức độ Giáo viên Học sinh đã tốt nghiệp

Số trả lời Tỷ lệ % Số trả lời Tỷ lệ %

- Đủ 32 64 20 50

- Tạm đủ 13 26 14 35

- Chưa đủ 5 10 6 15

Phân tích kết quả trên cho thấy tỷ lệ thời gian lý thuyết và thực hành đủ và tạm đủ đối với giáo viên được hỏi là 90%, số học sinh được hỏi là 85% chứng tỏ rằng chương trình đào tạo, việc lập kế hoạch dạy học thực hành là đảm bảo được theo yêu cầu đề ra với thời lượng như vậy học viên có đủ điều kiện về mặt thời gian để rèn luyện kỹ năng tay nghề đây là tiền đề quan trọng để học sinh thích ứng được môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

Căn cứ vào nội dung, thời gian học thực hành được qui định trong chương trình đào tạo, căn cứ vào đặc điểm dạy học của từng chuyên môn nghề, phòng đào tạo là đơn vị lập kế hoạch tổng thể cho từng lớp học, khoá học theo các nghề, trên cơ sở đó các khoa xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng lớp học theo từng tuần, từng tháng và từng học kỳ. Nội dung kế hoạch phải bao gồm: Tên lớp; thời gian và địa điểm học tập; số giờ lý thuyết và thực hành; thời gian kiểm tra hết môn học; giáo viên thực hiện.

Trao đổi với các trưởng khoa về bản kế hoạch phác thảo để có sự điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

Công bố, công khai kế hoạch cho giáo viên và học sinh được biết. - Tổ chức chỉ đạo

Dạy học thực hành chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nghề thông qua tổ chức chỉ đạo công tác dạy học thực hành người học sẽ:

58

+ Có năng lực, kỹ năng, trình độ tay nghề để gia công chi tiết, sản phẩm trên các loại máy móc truyền thống và hiện đại, biết tích hợp giữa các môn học cơ sở và chuyên môn, vận lý thuyết đã học để làm các bài tập hoặc thực hành các bài tập theo nội dung của bài học. Mục đích giúp học sinh hiểu kỹ, hiểu sâu những điều đã học, biết vận dụng để thực hiện một cách thành thục, từ đó hình thành kỹ năng, tìm tòi các phương luyện tập tối ưu, đạt hiệu quả.

+ Để tổ chức chỉ đạo công tác dạy học thực hành có hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung kiến thức cần luyện tập, hệ thống các bài tập và phương án giải quyết các tình huống, sự cố về máy móc, thiết bị có thể xảy ra. + Các bài tập luyện tập cần chọn lọc, đa dạng và phong phú, có thể là bài tập vận dụng xuôi và ngược kiến thức đã học với nhiều phương pháp, thao tác, cách xử lý khác nhau nhưng vẫn đạt được mục tiêu yêu cầu của nội dung thực hành. Tổ chức cho học sinh luyện tập theo một qui trình nhất định từ đó tự vận dụng để tìm ra các phương pháp thực hành sáng tạo nhất.

+ Các giờ luyện tập của bài học, môn học/mô đun thường được bố trí thích hợp theo các bài giảng trong chương trình khung của môn học. Được tiến hành với các nhóm học sinh thường từ 3 đến 5 học sinh hoặc từ 7 đến 10 học sinh tuỳ theo từng lớp học. Trong các giờ luyện tập, giáo viên hướng dẫn thực hành cần tập trung chú ý vào việc hình thành cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Ở đây đặc biệt là những giai đoạn hướng dẫn ban đầu, cần có sự hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ của giáo viên. Các kỹ năng, kỹ xảo cần bồi dưỡng cho học sinh mang tính chất đa dạng tùy theo tính đặc thù của mỗi môn học, nghề học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 54)