Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn trong những năm đổi mới vừa qua mà nổi bật là sản xuất nông nghiệp
Trang 1Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2000
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn trong những
năm đổi mới vừa qua mà nổi bật là sản xuất nông nghiệp, đã có những
khởi sắc và đạt được những kết quả to lớn so với những thời kỳ trước
Nông nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện trên nhiều
lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ bình quân 15 năm
(1986 - 2000) đạt 4,5%, thủy sản tăng 9,1%, lâm nghiệp tăng 2,1% Nét
nổi bật là sản lượng lương thực bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu tấn Cơ
cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân, lúa hè
thu có năng suất cao, giảm diện tích lúa mùa có năng suất thấp (cơ cấu
diện tích lúa đông xuân/hè thu/mùa của cả nước năm 1990 là:
34,8%/20,2%/45% đến năm 2000 là 39,3%/30,3%/30,1%) Một số cây
công nghiệp tăng khá, cơ cấu diện tích các loại cây trồng đã thay đổi theo
hướng tích cực: tỷ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
có giá trị cao tăng từ 8,37% năm 1989 lên 14,79% năm 1999, tỷ trọng
diện tích cây hàng năm giảm từ 91,6% xuống còn 85,3% trong các năm
tương ứng, ngành thủy sản chỉ chiếm hơn 13% giá trị sản xuất nông
nghiệp nhưng đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm khoảng 25%
kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp Ngành lâm nghiệp thực hiện chương
trình trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng đã đạt nhiều kết quả, nâng độ che
phủ từ 28,2% (năm 1995) tăng lên 30,8% (năm 1998) Bên cạnh những
thành quả đã đạt được, thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải vượt qua
trong giai đoạn mới - giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
trong thế kỷ XXI là cơ cấu nông nghiệp (thể hiện ở tỷ tỏng nông nghiệp
trong cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu nội tại của nông nghiệp) chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá còn quá chậm
Trang 2PHẦN 1 ĐẠI HỘI ĐẢNG VI, VII, VIII ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra thời kỳ phát triển mới
của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Đại hội khẳng
định tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước tiến lên sản xuất lớn Xã hội Chủ
nghĩa
Đối với sản xuất nông nghiệp: phát triển nhanh khối lượng và sản
xuất hàng hoá nông sản Để thực hiện yêu cầu đó, phải đưa nông nghiệp
tiến lên một bước sản xuất lớn Phải quán triệt và thực hiện đúng đắn
phong cách phát triển nông nghiệp là kết hợp chuyên môn hoá với phát
triển toàn diện trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất quan trọng
của nông nghiệp Do đó phải có sự phát triển cân đối giữa chăn nuôi và
trồng trọt Trong trồng trọt phải cân đối giữa lúa và màu, giữa cây lương
thực và cây công nghiệp Trong sử dụng ruộng đất phải tính đến cân đối
giữa thâm canh và tăng vụ là chính với khai hoang mở rộng diện tích canh
tác Phải gắn nông nghiệp với lâm nghiệp “theo phương thức nông - lâm
kết hợp”
Về cơ cấu ngành trồng trọt: Vấn đề lương thực phải được giải quyết
toàn diện, gắn việc bố trí cơ cấu cây lương thực với việc cải tiến cơ cấu
và nâng cao chất lượng bữa ăn, vừa sản xuất lương thực tại chỗ, vừa toạ
nguồn sản phẩm khác để trao đổi lấy lương thực Ngoài cây lương thực
cùng với việc mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày Cây ăn quả
cũng có vai trò quan trọng trong trồng trọt
Tóm lại, đối với ngành trồng trọt phần lợi dụng tối đa tiềm năng
thiên nhiên nhiệt đới để bố trí cây trồng theo phương thức kinh doanh
Trang 3tổng hợp, thực hiện thâm canh nhằm nâng cao hiệu quả đất đai bố trí mùa
vụ thay đổi giống lúa để nâng cao năng suất, lựa chọn giống cây trồng
thích hợp
Về cơ cấu ngành chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc ở nước ta có khả
năng phát triển mạnh, cần giải quyết tốt các khâu giống, thức ăn sẽ đạt
được năng suất cao, chăn nuôi gia cầm có điều kiện phát triển dưới nhiều
hình thức, đặc biệt là hình thức chăn nuôi gia đình Cần quy hoạch vùng
chăn nuôi gia cầm tập trung, đẩy mạnh công nghiệp chế biến thức ăn và
chú ý công tác phòng ngừa dịch bệnh
Đến Đại hội VII Đảng xác định:
Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến phát
triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình Kinh tế - xã hội, xây dựng
phương án tổng thể trên từng vùng, hình thành cơ cấu hợp lý với nông,
lâm, ngư, công nghiệp phù hợp với sinh thái vùng, bảo vệ tài nguyên, gắn
phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với phát triển ngành nghề tiểu,
thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến bằng công nghệ thích hợp; xây
dựng các điểm kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ ở từng vùng và tiểu vùng, xây
dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội ở nông thôn
Trong sản xuất nông nghiệp, đặt trọng tâm vào chương trình lương
thực - thực phẩm nhằm bảo đảm vững chắc nhu cầu trong nước và có khối
lượng xuất khẩu lớn, nhất là gạo và sản phẩm chăn nuôi; phát triển cây
công nghiệp dài ngày và ngắn ngày trên quy mô lớn để cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu
Quy hoạch khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống mở rộng tưới, tiêu nước cho nông
nghiệp, phòng và giảm nhẹ tác động của thiên nhiên
Trang 4Đại hội Đảng VIII đề ra mục tiêu:
Phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào bảo đảm an toàn lương
thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau
quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả
Trên cơ sở bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở
rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc,
gia cầm; phát triển kinh tế biển đảo, kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả
tiềm năng của nêng nông nghiệp sinh thái; tăng nhanh sản lượng hàng hoá
gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường nông thôn;
tăng nhanh thu nhập của nông dân
Nhiệm vụ và giải pháp:
Tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hoá ở những vùng đồng
bằng có năng suất, hiệu quả cao Bố trí lại mùa vụ và giống cây trồng để
có năng suất cao Đặc biệt là giống lúa lai, ngô lại, loại lúa gạo ngon có
giá trị cao Phấn đấu năm 2000 đạt sản xuất lương thực khoảng 30 triệu
tấn, bình quân đầu người 360-270 kg/năm
Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu có hiệu quả
kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp
chế biến tại chỗ Áp dụng hình thức nông - lâm kết hợp, trồng cây công
nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc, áp dụng các biện pháp sinh học hiện
đại và công nghệ sinh học để sản xuất các loại nông sản sạch Đến năm
2000 đưa tỷ trọng cây công nghiệp chiếm khoảng 45% giá trị sản phẩm
ngành trồng trọt
+ Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung gắn với công nghiệp chế
biến thực phẩm; khuyến khích chăn nuôi ở hộ gia đình và các nông trại
với hệ thống giống có năng suất cao, chất lượng tốt Mở rộng mạng lưới
Trang 5chế biến thức ăn gia súc và các dịch vụ chăn nuôi khác Đến năm 2000
đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi lên khoảng 30 - 35% giá trị sản phẩm nông
nghiệp
Có thển nói tóm lại vấn đề mấu chốt cho tiến trình xây dựng kinh tế
nông nghiệp được xác định trong các đại hội Đảng và các Hội nghị Trung
ương là: công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm đưa
nền kinh tế nước ta nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng phát
triển
Trang 6PHẦN 2: CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2000.
2.1 TỶ TRỌNG NÔNG NGHIỆP TRONG CƠ CẤU KINH TẾ
QUỐC DÂN
Vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân tuỳ thuộc vào
trình độ phát triển của đất nước, nhưng dù ở giai đoạn phát triển nào,
nhiều loại sản phẩm của nông nghiệp không thể thay được bằng sản phẩm
của các ngành sản xuất vật chất khác Với tư cach là một bộ phận hợp
thành hệ thống kinh tế quốc dân, sự phát triển nông nghiệp có quan hệ
tương hỗ với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ Đó là nguyên tắc
để xác định vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân Sự
chuểyn dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được phản ánh trước hết ở tương
quan tỷ phần đóng góp của các ngành tỏng GDP và sự thây đổi của chúng
Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (giá so sánh 1994)
Đơn vị: %
kinh tế
Nông nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Trang 7Tính toán theo Niên giám th ống kê 1999, Nxb Thống kê, Hà Nội 2000
(Trích l ại Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 272.tháng 1/2001)
Năm 1986 là năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, qua bảng 1
ta thấy rằng: cơ cấu GDP trong những năm vừa qua có vẻ thích ứng với
trình độ kinh tế của các nước đang phát triển, trong điều kiện giá trị tuyệt
đối của giá trị sản xuất ở các ngành vẫn tăng dần qua các năm, cơ cấu
kinh tế đã có những bước chuyểnbiến nhất định nhưng còn chậm, theo
hướng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tăng, giảm dần tỷ trọng
ngành nông - lâm - thuỷ sản truyền thống Tỷ trọng công nghiệp tăng từ
26% năm 1986 lên 30% năm 1995 và 34,3% năm 1999; ngành dịch vụ
tương ứng là 38,4%, 43,8% và 42%; giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 34,8%
năm 1986 xuống 26,2% năm 1995và 23,7% năm 1999
Từ năm 1989 trở về trước, khi đất nước còn thiếu hụt lớn, nhất là
lương thực, thực phẩm nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu Nhờ
đó, đất nước đã có đủ lương thực tiêu dùng tỏng nước và bắt đầu xuất
khẩuvới khối lượng khá, tạo tiền đề để thoát ra khỏi khủng hoảng Kinh tế
- xã hội tiềm ẩn từ những năm đầu thập kỷ 80, đồng thời đứng vững được
trước sự hụt hẫng lớn về vốn đầu tư, thị trường sau sự kiện Liên Xô (cũ)
và Đông Âu và chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Cùng với quá trình, tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ
sản hầu như liên tục giảm xuống Đó là chiều hướng tích cực
Xu thế chung của các nước trong quá trình công nghiệp hoá là giảm
dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, đó là xu thế tiến
bộ Nhưng tỷ trọng giữa 3 ngành chủ chốt trong GDP từ năm 1995 đến
năm 1999 thay đổi rất ít, tỷ trọng này chỉ thay đổi mạnh trong những năm
đầu đổi mới (1986) cho đến năm 1995 Trong sự giảm xuống của tỷ trọng
khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản, ngoài nguyên nhân do sự tăng lên
với tốc độ cao của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ,
còn có một nguyên nhân quan trọng không tích cực là do giữa giá nông,
Trang 8lâm nghiệp - thuỷ sản và giá hàng công nghiệp - dịch vụ đã phát sinh cánh
kéo lớn và ngày càng có xu hướng doãng rộng ra (tháng 12/2002 so với
tháng 12/1989, trong khi giá lương thực chỉ tăng 108,4% thì giá hàng tiêu
dùng đã tăng 450,1% Tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thuỷ sản trong GDP
của Việt Nam còn khá cao, hiện đứng thứ 4 trong 10 nước trong khu vực
(cao hơn tỷ trọng 16% của Inđônêxia ), đứng thứ 15 trong số 50 nước ở
châu Á ( cao hơn 15% của Trung Quốc), đứng thứ 45 trong 200 nước trên
giới
Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, nhưng vị trí
của nông nghiệp vẫn được củng cố Nông nghiệp vẫn có tác động tích cực
đến các mặt kinh tế, chính trị - xã hội Do vận hành trong cơ chế kế hoạch
hoá tập trung bao cấp, mới chuyển sang cơ chế thị trường Sự chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp trong thời gian qua mặc dù đúng hướng nhưng còn
quá chậm và chưa đạt được mục tiêu mong muốn; cơ cấu đó không sức
giúp tạo ra nền tảng cho sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu quốc tế,
hội nhập vào nền kinh tê khu vực và thế giới
Trong bối cảnh phải đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế, tài chính trong khu vực, sự phát triển của ngành nông nghiệp
nước ta (mặc dù có những hạn chế nói trên) đã có tác dụng tích cực để
bảo đảm an ninh lương thực, bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh
tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với tiến trình
công nghiệp hoá
2.2, CƠ CÂU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH
TẾ QUỐC DÂN
Để đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, thì sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành xét trên chỉ tiêu giá trị phần
trăm của GDP không thôi thì chưa đủ Nó còn phải được thể hiện qua sự
thay đổi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành đó nữa
Trang 9Tiến tới giảm bớt lực lượng lao động nông nghiệp là một quá trình
diễn ra đồng thời của 2 xu hướng: nâng cao năng suất lao động nông
nghiệp và mở rộng phạm vi hoạt động của các lĩnh vực kinh doanh phi
nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ), tạo ra những chỗ làm việc mới
(ngoài nông nghiệp) để thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp chuyển
sang Nhưng ở nước ta trong thời gian vừa qua, lao động trong nông
nghiệp không được sử dụng hết do sức ép về tăng số lao động mới ở nông
thôn
Sự tăng dân số là một cơ sở cho sự tăng lên của nguồn lao động Số
lao động làm việc trong các ngành kinh tế trong đó có nông nghiệp cũng
tăng lên nhanh chóng Năm 1986, số lao động nông nghiệp là 17,79 triệu
người thì năm 1990 là 21,68 triệu người, 1995 là 28,175 triệu và 1999 là
30,2 triệu người
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng gia tăng tỷ trọng lao
động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ cùng với giảm tỷ trọng lao
động trong khu vực nông nghiệp chỉ diễn ra khi sự thu hút lao động của
công nghiệp và dịch vụ lớn hơn mức tăng tự nhiên hàng năm của nguồn
Trang 101998 100 68.27 12.72 19.01
Ngu ồn: Niên giám thống kê 1987, 1995 và 1999
Bảng 2 cho thấy, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm
từ năm 1986 là 78,17% đến năm 1995 là 69,74%, tỷ trọng lao động ngành
dịch vụ tăng mạnh từ 6,96% năm 1986 lên 17,02% năm 1995; riêng tỷ
trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng lại giảm ở mức thấp từ
14,8% xuống 13,25% các năm tương ứng Tỷ trọng lao động trong các
ngành nông, lâm, thuỷ sản vẫn còn lớn trong các năm 1996 - 1999, cơ
cấu lao động trong các ngành kinh tế thay đổi chậm; từ năm 1986 đến
năm 1999, lao động nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm vị trí hàng đầu, lao
động công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ thấp nhất, lao động dịch vụ tăng
nhưng chậm
2.3 CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Những chuyển biến trong nông nghiệp Việt Nam từ sau Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ Vi (1986), đặc biệt là sau NQ10-BCT, gắn liền với
bối cảnh chuyển sang kinh tế thị trường và chịu sự tác động ngày cành
mạnh của cơ chế thị trường Ở đây đã có sự thay đổi về tính chất và động
lực của sự phát triển Nền nông nghiệp truyền thống mang tính tự cấp tự
túc đang từng bước chuyển sang nên nông nghiệp hàng hoá với cấu trúc
đa dạng và năng động Ngành nông nghiệp những năm qua tuy mức độ gia
tăng sản lượng cao song chưa có bước tiến đặc biệt quan trọng trong cơ
cấu
2.3.1 Cơ cấu nội tại của ngành nông nghiệp mở rộng (gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) chưa có sự thay đổi đáng kể
Bảng 3: Cơ cấu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá cố định 1994)
Trang 11Sau một thời gian dài (từ năm 1986 đến năm 1999), tỷ trọng nguyên
nhân giảm từ 83,3% xuống 81.8% (giảm 0,5%); còn lâm nghiệp giảm từ
6,5% xuống 4,4% (giảm 2,1%), trong khi đó thủy sản tăng từ 10,3% lên
13,8% (3,5%) Nhưng từ năm 1995 đến nay (năm 1999) tỷ trọng trên gần
như không thay đổi
Qua bảng 3 cho thấy nông nghiệp vẫn giữ vị trí đặc tôn trong kinh
tế nông nghiệp theo nghĩa rộng, còn tỷ trọng lâm nghiệp giảm, điều đó
phản ánh thực trạng khai thác rừng bừa bãi và nước ta sẽ phải gánh chịu
hậu quả của mt sinh thái Tỷ trọng thuỷ sản tăng, điều này cho thấy ngành
này đang có nhiều hứa hẹn Thuỷ sản là một trong năm mặt hàng xuất
khẩu đạt giá trị cao nhất của nước ta, là một trong ba mặt hàng xuất khẩu
chủ lực đạt mức tăng trưởng trên 10% về giá trị trong 2 năm qua Ngành
thuỷ sản có thể trở thành một trong những mũi nhọn của nông nghiệp
trong thời gian tới
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu phát huy
được lợi thế so sánh của các vùng, nhưng nhìn chung còn chậm chạp,
Trang 12chưa đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới cũng như mục tiêu của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.3.2 Cơ cấu nông nghiệp
Sau những năm thực hiện đổi mới, cơ cấu nông nghiệp hiện nay của
nước ta nhìn chung về cơ bản vẫn là cơ cấu truyền thống với hai ngành
then chốt là trồng trọt và chăn nuôi
Trang 13Bảng 4 : Cơ cấu giá trị sl nông nghiệp (giá cố định 1994)
Theo bảng 4, sau 14 năm (1ừ năm 1986 đến năm 1999), tỷ trọng
ngành trồng trọt từ 80,2% tăng lên 80,6% (chỉ thay đổi 0,4%) và vẫn
chiếm tuyệt đối ; ngành chăn nuôi tăng từ 16,7% lên 16,8% (tăng 0,1%) ;
ngành dịch vụ giảm từ 3,1% xuống 2,6% (giảm 0,5%)
Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi không có sự thay đổi,
chăn nuôi vẫn chưa tách khỏi ngành trồng trọt để trở thành ngành kinh tế
độc lập mà vẫn còn là ngành phụ Nguyên nhân chính là do phương thức
chăn nuôi còn mang tính tự cung tự cấp, qui mô nhỏ, phân tán theo từng
Trang 14hộ gia đình, với kỹ thuật lạc hậu, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt là
chính, lấy công làm lãi Cả nước hiện có trên 10,7 triệu hộ nông nghiệp,
đã chăn nuôi trên 2,8 triệu con trâu, gần 4,1 triệu con bò, trên 23,1 triệu
con lợn và 233,3 triệu con gia cầm, với sl thịt hơi đạt trên 2 triệu tấn
Tính đến ngày 11-10-2001, cả nước có 1762 trang trại chăn nuôi, chỉ
chiếm 2,9% tổng số trang trại và mới sản xuất được khoảng 1/10 sản
lượng sản phẩm chăn nuôi Do vậy, chất lượng và chủng loại sản phẩm
chăn nuôi còn thấp, giá cả còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị
trường cả trong nước và xuất khẩu Tỷ lệ xuất khẩu đạt còn rất thấp so với
sản lượng sản xuất, mặc dù về số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam đứng
thứ hạng cao (số lượng lợn đứng thứ nhất khu vực, thứ hai châu Á, thứ 5
thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung quốc, Braxin, Đức ; số lượng bò đứng thứ 4
khu vực, thứ 14 châu Á, thứ 53 thế giới ; số lượng trâu đứng thứ 2 khu
vực, thứ 6 châu Á, thứ 18 thế giới
Sau 14 năm, cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ vẫn xoay
quanh tỷ lệ 4 :1 Tình trạng mất cân đối giữa trồngtrọt và chăn nuôi vẫn
đang ở trình độ phát triển rất thấp, phải chăng kinh tế thị trường chưa có
tác động tích cực đến ngành chăn nuôi Mức độ tăng thu nhập hạn chế,
mức tiết kiệm thấp và khả năng đầu tư thêm của hộ nông dân… là những
trở ngại chính cho sự phát triển của ngành này
2.3.3 V ề cơ cấu lương thực
Bảng 5 diện tích, sản lượng và cơ cấu lương thực
Năm Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)