1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đối với môi trường sinh thái

24 615 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Lời mở đầu

  • Phần 1 : Đạo đức môi trường là gì?

  • Phần 2: Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp

  • Phần 3: Thực trạng môi trường ở Việt Nam

  • Phần 5: Giải pháp theo quan điểm đức trị

Nội dung

Lời mở đầu Trong năm gần đây, nền kinh tế việt nam liên tèc phát triển và tăng trưởng nhanh , một phần không nhỏ là nhờ những nguồn vốn từ nước ngoài trực tiếp đầu tư vào các khu công nghiệp và chế xuất. Thế nhưng luật pháp việt nam lại còn quá non trẻ, đặc biệt là bộ luật về bảo vệ môi trường hiện nay còn nhiều thiếu xót, chưa mang tình giáo dục cũng như các hình thức phạt vi phạm vẫn còn nhẹ, chính vì thế các doanh nghiệp đã lợi dụng những khe hở, sự tắc trách của cán bộ môi trường để thực hiện những hành vi xả thải không qua xử lý làm ảnh hưởng môi trường sinh thái nghiêm trọng. Những hành động đó đã cho thấy doanh nghiệp không còn quan tâm tới đạo đức kinh doanh của mình mà chỉ cho thấy họ khát khao lợi nhuận. Bài nghiên cứu của nhóm có tiêu đề” nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đối với môi trường sinh thái”. Nhóm đã lấy ra ví dụ những công ty bỏ qua đạo đức kinh doanh của mình để trục lợi, huỷ hoại môi trường sinh thái nghiêm trọng ,đó chính là công ty Vedan. Trong thời gian nghiên cứu nhóm em cũng đã cố gắng tìm kiếm 1 doanh nghiệp có những hành động tích cực bảo vệ môi trường nhưng hầu như chỉ là những doanh nghiệp đánh bóng tên tuổi của mình qua những hành động để PR trên truyền thông. Bài chia làm 4 phần: Phần 1: Đạo đức môi trường là gì? Phần 2:Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp Phần 3:Thực trạng chung của môi trường việt nam Phần 4:Một số ví dụ thực tiễn 1 Phần5:Một số những giải pháp theo quan điểm “Đức Trị” Phần 1 : Đạo đức môi trường là gì? Đạo đức môi trường không chỉ là những hành vi mang tính chuẩn mực đơn thuần, mà nó khác với các hành vi chuẩn mực khác (hành vi chuẩn mực được thực hiện một cách bắt buộc) là nó được chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) thực hiện một cách tự giác, thực hiện với tinh thần trách nhiệm. Chẳng hạn, một người trong công viên ăn quà xong bỏ rác vào thùng rác vì anh ta nhìn thấy tấm biển “Nếu vứt rác bừa bãi sẽ bị phạt 100.000 đồng”. Đây chưa phải là hành vi mang tính đạo đức môi trường vì nó được thực hiện một cách bắt buộc, miễn cưỡng. Song, hành vi vứt rác vào thùng rác của anh ta sẽ được coi là hành vi mang tính đạo đức khi anh ta không nhìn thấy tấm biển phạt, khi anh ta tự ý thức được sự cần thiết phải bỏ rác vào thùng, nếu không sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và anh ta thực hiện hành vi này hoàn toàn mang tính tự giác. Khi nói đến đạo đức môi trường trước hết là nói tới những hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Bởi vì, đạo đức của con người phải được thể hiện qua hành vi cụ thể hàng ngày của con người. Những suy nghĩ, tình cảm và thái độ mang tính đạo đức của con người phải thể hiện qua các hành vi cụ thể thì chúng ta mới nhận biết và đánh giá được. Do vậy, suy cho cùng, nghiên cứu đạo đức môi trường là nghiên cứu hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Điều đáng nói ở đây là những hành vi ứng xử của con người đối với môi trường phải là những hành vi mang tính chuẩn mực. Điều này có nghĩa là đây là 2 những hành vi thực hiện các chuẩn mực nhằm bảo vệ môi trường. Ở nước ta các chuẩn mực này là : a. Các công ước quốc tế về môi trường đã được Chính phủ ta chấp thuận. Từ giữa những năm 1980, Việt Nam đã bắt đầu hiện đại hoá hệ thống pháp luật của mình và đi vào tuyến với các quốc gia khu vực châu Á. Một phần của quá trình cải cách này là Việt Nam đã ký nhiều Công ước quốc tế, trong đó có những Công ước về môi trường. b. Các luật và đạo luật về bảo vệ môi trường. Có thể nêu ra một số luật và đạo luật về bảo vệ môi trường hoặc liên quan đến bảo vệ môi trường như : -Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 10/1/1994. Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005. Trong Luật bảo vệ môi trường đã qui định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường. - Luật Đất đai được thông qua 14/7/1993 và Luật Đất đai sửa đổi tháng 9/2003. - Luật Bảo vệ và phát triển rừng thông qua ngày 19/8/1991. - Pháp lệnh Tài nguyên khoáng sản thông qua ngày 28/7/1996. - Luật khoáng sản thông qua ngày 20/3/1996. - Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thông qua ngày 25/4/1989 c. Các Nghị định của Chính phủ, các Chỉ thị, Quyết định của các Bộ ngành về vấn đề bảo vệ môi trường. d. Các Qui định của UBND các tỉnh, thành phố và của các Sở tài nguyên môi trường các địa phương về vấn đề cụ thể bảo vệ môi trường ở địa phương. 3 e. Ngoài các văn bản pháp qui trên còn có các Qui định của các cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường (tổ dân phố, khu dân cư ở đô thị, của các thôn xóm ở nông thôn): các qui ước hay hương ước, luật tục Có thể nói các chuẩn mực luật pháp về bảo vệ môi trường là rất đa dạng và nhiều. Đây là những tiêu chí chính thức quan trọng để đánh giá đạo đức môi trường của các tổ chức và cá nhân. Nói cách khác, các chuẩn mực này là cơ sở để đánh giá hành vi ứng xử của các nhân, tổ chức với môi trường có phù hợp với đạo đức không. 4 Phần 2: Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp Ở đây nhóm em chỉ xin trình bày về một khía cạnh đó chính là môi trường sinh thái. Doanh nghiệp đó phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Hiện các chương trình về trách nhiệm xã hội được các Cty thực hiện một cách độc lập trong phạm vi chương trình quảng bá và quản lý thương hiệu. Vì thế, việc tuyên truyền trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm xã hội lại diễn ra một cách không đồng đều. Vấn đề trách nhiệm xã hội chỉ đặt ra trên lĩnh vực thuế và ủng hộ người nghèo, còn vấn đề môi trường liên quan đến phát triển bền vững trên thực tiễn cuộc sống còn khá mờ nhạt. Vai trò của doanh nghiệp không chỉ hạn chế ở việc tạo công ăn việc làm cho xã hội, tạo ra các giá trị vật chất và lợi nhuận. Dường như sau khi đạt được trình độ phát triển nhất định, doanh nghiệp mới thấy cần đặt ra cho mình những nhiệm vụ mới để thể hiện sự văn minh trong kinh doanh của mình, đó là tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Không thể chờ đến sự trưởng thành của doanh nghiệp, mà ngay từ đầu cần phải tính đến yếu tố môi trường, bởi trong quá trình sản xuất kinh doanh, hậu quả mà nó để lại cho môi trường sống của con người là không nhỏ. 5 Thực tiễn về tổn hại sinh thái do các doanh nghiệp gây ra được chia thành những hình thức sau: tổn hại sức khỏe và đời sống của dân cư; tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên; tổn hại hoặc ảnh hưởng xấu đến tài sản; các chi phí khắc phục hậu quả và các biện pháp phòng ngừa; trách nhiệm tiềm năng về sinh thái. Nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới từ lâu đã đưa ra chính sách sinh thái rất cụ thể, nhờ đó mà thương hiệu của họ luôn được giữ vững và lợi nhuận vô hình từ việc thực hiện trách nhiệm sinh thái là không nhỏ. Nhiều doanh nghiệp đã đi tìm cho mình sự tăng trưởng thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Họ cho rằng, “nếu hoạt động của họ trở nên công khai hơn cho các bên hữu quan (các cổ đông, các nhà cung ứng, khách hàng, các nhà đầu tư, nhà nước, cộng đồng xã hội, v.v.) và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội dựa trên chiến lược kinh doanh của mình, thì họ sẽ đạt được khả năng cạnh tranh lớn, thu hút và giữ được nhân tài và tìm được khả năng mới cho việc kinh doanh”. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thấy được lợi thế của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm tổn hại môi trường và đồng thời vi phạm đạo đức kinh doanh. Không cần phải tìm đâu xa, chỉ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước những tháng gần đây cho thấy, ý thức sinh thái, nói cụ thể hơn là đạo đức sinh thái của các doanh nghiệp ở nước ta thấp tới mức không thể chấp nhận được. 6 Phần 3: Thực trạng môi trường ở Việt Nam Môi trường sinh thái ở những khu công nghiệp, chế xuất đang bị huỷ hoại nghiệm trọng do các doanh nghiệp hầu như xả nước thải không qua xử lí để tiết kiệm chi phí. Một số các số liệu mà nhóm em đã thu thập được qua báo chí: Niềm vui trước sự tăng trưởng GDP luôn đi kèm với nỗi lo lắng cho sự phát triển bền vững của đất nước do các doanh nghiệp và cả sự sinh hoạt của người dân kém ý thức đã làm cho tình trạng môi trường sống Việt Nam ngày càng tồi tệ đến mức đáng báo động. Nếu chỉ tính sự hủy diệt môi trường sống do các doanh nghiệp đưa chất thải vào nguồn nước, đất và không khí năm 2008 thì chỉ sau một thời gian không lâu nữa, chính nhiều tộc người Việt Nam đang sống nơi ô nhiễm sẽ bị biến mất khỏi danh sách các dân tộc Việt Nam. Một trong những căn bệnh quái ác của nhân loại hiện nay là ung thư thì ở Việt Nam hiện có hẳn “những làng ung thư”, một căn bệnh được công nhận là có nguồn gốc từ sự tác động của môi trường sống Trong tổng số 183 KCN trong cả nước, có trên 60% KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường Việc các Cty như Vedan, Miwon vi phạm nghiêm trọng những quy định bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng, là tiếng chuông thức tỉnh cho cộng đồng phải quan tâm đến môi trường. 7 Có một thực tế là khoảng 80% doanh nghiệp hiện nay còn thờ ơ với nhiệm vụ này. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào “cạm bẫy”: trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp “bẩn”. Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng… nguy hại đến môi trường. Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao động. Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm… Theo PGS-TS Phan Đăng Tuất PGS-TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách Bộ Công thương: dự báo tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường thời điểm 2010 sẽ là 0,3% GDP và đến 2020 sẽ là 1,2% GDP. Do đó, nếu không có biện pháp kịp thời để khắc phục, dự báo đến năm 2010, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng hơn so với hiện nay. Không thể đổ lỗi cho chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà lỗi ở chính các cấp thực hiện việc cấp phép cũng như ý thức sinh thái, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thấp, đặc biệt là những doanh nghiệp liên doanh góp vốn tỷ trọng cao đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp, vô trách nhiệm trước môi trường sống của nhân dân sở tại và đồng thời bất chấp cả luật pháp quốc tế để trục lợi. Theo Đại tá Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng cục Cảnh sát môi trường-C36, Bộ CA: “Tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, hỏi chỉ số tăng trưởng GDP thì có ngay, nhưng hỏi phát triển bền vững thế nào, hay các chỉ số bảo vệ môi trường 8 ra sao, thì không có câu trả lời” hoặc “có nơi nói “ăn còn chưa đủ, đừng nói chuyện môi trường”. 9 Phần 4:Một số ví dụ thực tiễn Có thể nói trong thời gian qua rất nhiều các doanh nghiệp đã vi phạm đạo đức kinh doanh,xả thải gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới môi trường sinh thái cũng như môi trường sống của những người dân cạnh khu vực bị ô nhiễm.Nghiêm trọng nhất là vào năm 2008 vụ việc Công ty Vedan xả thải hàng nghìn mét khối nước thải từ các nhà máy của mình không qua xử lý trực tiếp xuống sông Thị Vải ở tỉnh Đồng Nai, đã huỷ hoại nặng nề môi trường sinh thái của dòng sông cũng như ảnh hưởng tới toàn bộ các hộ dân sinh sông hai bên bờ. Dưới đây là một số những dữ liệu liên quan đến vụ án ô nhiễm môi trường của VEDAN:  Sau khi vụ việc công ty VEDAN “đầu độc” sông Thị Vải được đưa ra ánh sáng, ngày 19 tháng 9 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của VEDAN, bao gồm: 1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty. 2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty. 10 [...]... trở lên đối với các nhà máy khác của công ty 4 Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 5 Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo 6 Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. .. hoại môi trường và cuộc sống của 18 đồng bào mình Sản phẩm bị tẩy chay, thương hiệu và hình ảnh bị mất sau bao năm gây dựng, đó chính là bài học đắt giá cho những doanh nghiệp khác khi mất đi đạo đức kinh doanh của mình • Vụ công Ty BP & tràn dầu vịnh Mexico Một thảm hoạ môi trường khác do sự tắc trách của công ty BP dẫn tới việc hàng triệu gallon dầu tràn ra biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. .. việc làm của mình doanh nghiệp mà là của toàn cộng động, của mỗi con người chúng ta Nhà nước nên tích cực tuyên truyền việc bảo vệ môi trường sống và sinh thái sâu rộng trong toàn xã hội chứ không phải chỉ đơn giản là khẩu ngữ hay băng rôn.Cần có việc làm cụ thể , những cuộc họp với dân, lắng nghe dân trình bày về môi trường từng khu vực và mời các nhà khoa học đến làm rõ những vấn đề môi trường cho... trường cho dân nghe Các doanh nghiệp nên có những tuyên ngôn,slogan liên quan đến đạo đức kinh doanh để áp dụng vào cho doanh nghiệp của mình cụ thể Để từ những nhà quản lý đến nhân viên ý thức được hành động của mình ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng 22 23 Bài nghiên cứu được hoàn thành nhờ vào sự đóng góp và sưu tầm tài liệu của các thành viên trong nhóm cũng như sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn.Chúng... hàng và các bên hữu quan khác.Nhóm xin đưa ra tác động tới môi trường sinh thái, cộng đồng • trong bài nghiên cứu này: Môi trường sinh thái: Việc Công ty VEDAN xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi 12 trường sống bên ngoài, nhất là dòng sông Thị Vải, vốn dĩ không còn xa lạ gì với công dân quanh khu Chỉ cần luận và dư luận người vực này... vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường 9 Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường 11 10 Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép Nhận định: Những hành vi trên cho thấy một điều rõ ràng công ty VeDan đã hoàn toàn bỏ qua đạo đức kinh doanh của mình, để nhằm trục lợi hay vì mục tiêu lợi nhuận mà sẵn sàng huỷ hoại cả một môi trường. .. rộng lớn Họ - công ty VeDan đã đặ lợi ích của cộng đồng dưới lợi nhuận, không hề quan tâm tới những người dân sống bên dòng sông bị họ làm cho ô nhiễm Công ty đã không có những động thái tích cực trong việc khắc phục những hành động sai trái, vô đạo đức của mình Rõ ràng Vedan là một công ty không có đạo đức kinh doanh  Những ảnh hưởng của việc làm Vedan tới Môi trường, Cộng Đồng,Khách hàng và các bên... xử lí nước thải hay bảo vệ môi trường dẫn tới những hậu hoạ như thế này.Ngoài ra những thể chế pháp luật, những hình phạt của luật pháp việt nam còn quá nhẹ, không mang tính răn đe hay giáo dục đối với các doanh nghiệp về vấn đề môi trường Kết cục nặng nhất cho Vedan chính là việc sản phẩm của họ bị tẩy chay , vì người tiêu dùng sau khi đọc được những bài báo về vụ ô nhiễm của công ty, đã cảm thấy như... hại môi trường thì quan điểm Đức trị lại giáo huấn người ta làm việc thiện , giáo dục tư tưởng của con người từ trong suy nghĩ để họ coi việc bảo vệ cộng đồng và môi trường sống là việc trên hết không phải lách luật để có lợi nhuận.Tuy nhiên những việc làm này thì thường tốn thời gian, hiệu quả nhìn thấy sẽ chậm nhưng lại được cái về lâu về dài Việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng và sinh thái. .. giảm thiểu tác hại của dầu loang Tuy được cho là không ảnh hưởng đến môi trường biển nhưng các chất phân tán này lại ảnh hưởng đến sinh vật thông qua con đường tích tụ sinh học – một dạng tích lũy độc tố trong cơ thể sinh vật, gây nguy hại cho sự sống của các loài hải sản cũng như cho sức khỏe con người 21 Phần 5: Giải pháp theo quan điểm đức trị Quan điểm Đức trị hoàn toàn trái ngược với quan điểm pháp . đạo đức kinh doanh của mình mà chỉ cho thấy họ khát khao lợi nhuận. Bài nghiên cứu của nhóm có tiêu đề” nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đối với môi trường sinh thái . Nhóm đã. suy cho cùng, nghiên cứu đạo đức môi trường là nghiên cứu hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Điều đáng nói ở đây là những hành vi ứng xử của con người đối với môi trường phải là. ý thức sinh thái, nói cụ thể hơn là đạo đức sinh thái của các doanh nghiệp ở nước ta thấp tới mức không thể chấp nhận được. 6 Phần 3: Thực trạng môi trường ở Việt Nam Môi trường sinh thái ở

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w