ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, NGHIÊN CỨU ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MASAN. Từ giác độ khoa học, “ Đạo đức là một bộ phận khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúngcái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
- -TIỂU LUẬN MÔN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Đề tài 2:
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH,
NGHIÊN CỨU ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM MASAN
GVHD : PGS.TS Hồ Tiến Dũng Nhóm thực thiện : Nhóm 1
Lớp : Cao học QTKD Đêm 1, Đêm 2 Khóa : 21
TP.Hồ Chí Minh, năm 2013
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 1
STT Họ và tên
1 Lê Huỳnh Lan Anh
2 Nguyễn Lộc Kim Bảo
3 Nguyễn Quốc Dũng
4 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
5 Đào Thị Kim Huyền
6 Huỳnh Nguyễn Thanh Lan
7 Nguyễn Thùy Liên
8 Nguyễn Thị Kim Thảo
9 Phạm Thị Hồng Trang
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1
1.1 Khái niệm đạo đức 1
1.2 Đạo đức kinh doanh 1
1.2.1 Lịch sử đạo đức kinh doanh 1
1.2.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh 2
1.2.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 3
1.2.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 3
1.2.4.1 Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh 4
1.2.4.2 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp 4
1.2.4.3 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên 4
1.2.4.4 Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng 4
1.2.4.5 Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp 5
1.2.4.6 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia 5
1.2.5 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh 5
1.2.5.1 Xem xét trong việc thực hiện các chức năng của doanh nghiệp 5
1.2.5.2 Xem xét trong quan hệ đối với các đối tượng hữu quan 7
a Chủ sở hữu 8
b Người lao động 8
c Khách hàng 8
d Đối thủ cạnh tranh 8
e Môi trường 8
1.3 Xây dựng đạo đức kinh doanh 10
1.3.1 Phân tích hành vi đạo đức 10
1.3.1.1 Nhận diện các vấn đề đạo đức 10
1.3.1.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm 10
1.3.2 Xây dựng đạo đức kinh doanh 10
Trang 4PHẦN 2: NGHIÊN CỨU ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM MASAN 12
2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần Thực phẩm Masan 12
2.2 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh tại Công ty cổ phần Thực phẩm Masan 12 2.2.1 Xem xét trong việc thực hiện các chức năng của công ty cổ phần Thực phẩm Masan 12
2.2.1.1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực 13
2.2.1.2 Đạo đức trong Marketing 14
2.2.1.3 Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính 15
2.2.2 Xem xét trong quan hệ đối với các đối tượng hữu quan của công ty cổ phần Thực phẩm Masan 16
2.2.2.1 Người lao động 16
2.2.2.2 Khách hàng 17
2.3 Xây dựng đạo đức kinh doanh tại Công ty cổ phần Thực phẩm Masan 18
2.3.1 Phân tích hành vi đạo đức 18
2.3.1.1 Nhận diện các vấn đề đạo đức 18
2.3.1.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm 19
2.3.2 Xây dựng đạo đức kinh doanh 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH
1.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với
xã hội
Từ giác độ khoa học, “ Đạo đức là một bộ phận khoa học nghiên cứu về bản chất
tự nhiên của cái đúng-cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thànhviên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary)
1.2 Đạo đức kinh doanh
1.2.1 Lịch sử đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh trong các thời kỳ lịch sử
Khoảng 4000 năm trước Công nguyên, sản phẩm sản xuất ra trở thành hànghóa, kinh doanh xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời Kinh doanh thương mạitạo thêm nhiều yêu cầu đạo đức; không được trộm cắp, phải có chữ tín, biết tôn trọngcác cam kết thỏa thuận,…
Sang thế kỷ XX:
Trước thập kỷ 60: các giáo phái đưa ra: Mức lương công bằng, laođộng, đạo đức chủ nghĩa tư bản Đạo thiên chúa quan tâm đến quyền, mức sống củangười công nhân và các giá trị khác của con người
Những năm 60: Sự gia tăng những vấn đề liên quan đến môi trường sinhthái 1968- đầu 1970, những hoạt động cho phong trào người tiêu dùng đã giúp thôngqua một số luật như Luật về kiểm tra phóng xạ, luật về nước sạch, luật về chất độc hại
Những năm 70: Các giáo sư bắt đầu giảng dạy và viết về trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp, khái niệm đạo đức kinh doanh đã trở nên quen thuộc với cáchãng kinh doanh và người tiêu dùng
Những năm 80: đạo đức kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và cácnhà kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể Các hãng lớn đã quan tâmđến đạo đức kinh doanh nhiều hơn
Trang 6Những năm 90: thể chế hóa đạo đức kinh doanh Tháng 11/1991, Quốchội Mỹ đã thông qua chỉ dẫn xử án đối với các tổ chức ghi thành luật, những khuyếnkhích đối với các doanh nghiệp có những biện pháp nhằm tránh những hành vi vô đạođức.
Từ năm 2000 đến nay: đạo đức kinh doanh trở thành lĩnh vực nghiêncứu đang được phát triển Vấn đề đạo đức được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau.Đạo đức kinh doanh đã gắn chặt với khái nhiệm trách nhiệm đạo đức và với việc raquyết định trong phạm vi công ty
1.2.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điềuchỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh
Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: đạo đức kinh doanh cótính đặt thù của hoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chiphối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
Tính trung thực: Không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữlời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, không làm ăn phi pháp
Tôn trọng con người
- Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá,quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợppháp khác
- Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý kháchhàng
- Đối với đối thủ cạnh trạnh: tôn trọng lợi ích của đối thủ
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coitrọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
Bí mật và trung thành với trách nhiệm đặc biệt
Trang 7 Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh: đó là chủ thể hoạt động kinh
doanh Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thểcủa các quan hệ và hành vi kinh doanh:
- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh
- Khách hàng của doanh nhân
Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: đó là tất cả những thể chế xã
hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh.
1.2.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội
Bao gồm những quy định và các tiêu
chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinh
doanh
Những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cánhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạtđược nhiều nhất những tác động tích cực vàgiảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với
xã hội
Bao gồm các quy định rõ ràng về các
phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh
doanh
Được xem như một cam kết đối với xã hội
Liên quan đến các nguyên tắc và quy
định chỉ đạo những quyết định của cá
nhân và tổ chức
Quan tâm đến hậu quả của những quyết địnhcủa tổ chức tới xã hội
Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng
xuất phát từ bên trong
Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuấtphát từ bên ngoài
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặtchẽ với nhau Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêmchính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ vàquy định
1.2.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp
1.2.4.1 Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Trang 8Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp lý điều chỉnh các hành vi kinhdoanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của chuẩn mực đạo đức xã hội Phạm viảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinhthần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước,chế độ xã hội…
1.2.4.2 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp
Một công ty có quan tâm đến đạo đức sẽ được các nhân viên, khách hàng vàcông nhận là có đạo đức Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hộitrong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăngcao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyếtđịnh đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế hơn
1.2.4.3 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viêncàng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triểncủa một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn,thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất
cả các nhân viên
Đa số nhân viên tin rằng hình ảnh của một công ty đối với cộng đồng là vôcùng quan trọng, các nhân viên thấy công ty của mình tham gia tích cực vào các côngtác cộng đồng sẽ cảm thấy trung thành hơn với cấp trên và cảm thấy tích cực về bảnthân họ
Khi các nhân viên cảm thấy môi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ,
họ sẽ tận tâm hơn để đạt được các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các hoạt động hàngngày
1.2.4.4 Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng
Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng
và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các thương hiệu khác, ngược lại hành viđạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty
Trang 9 Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty có danh tiếng tốt,quan tâm đến khách hàng và xã hội.
Các công ty có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tụccải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếpcận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn Môitrường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng
1.2.4.5 Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Theo một nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớn nhất ở Mỹ thì doanhnghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quyđịnh đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính
Một doanh nghiệp không thể trở thành một công dân tốt, không thể nuôidưỡng và phát triển một môi trường tổ chức có đạo đức nếu kinh doanh không có lợinhuận
Các doanh nghiệp tham gia các hoạt động sai trái thường phải chịu sự giảmlãi trên tài sản hơn là các doanh nghiệp không phạm lỗi
1.2.4.6 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống cácthể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất Trong khi đó, tại cácnước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, thamnhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội
Các quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin sẽ phát triển môi trường năngsuất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, làm cạnhtranh trở nên hiệu quả hơn
1.2.5 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh
1.2.5.1 Xem xét trong việc thực hiện các chức năng của doanh nghiệp
a Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực
Vấn đề đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề cơ bảnsau:
Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động
Trang 10Trong hoạt động tuyển dụng xuất hiện vấn đề đạo đức nan giải là tìnhtrạng phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổitác,…
Có những trường hợp phân biệt đối xử là cần thiết Ví dụ, tuyển nhân sựcho Nhà thờ thì việc lựa chọn người có tôn giáo là cần thiết
Đạo đức trong đánh giá người lao động
Người quản lý không được đánh giá người lao động trên cơ sở địnhkiến, nghĩa là đánh giá họ trên cơ sở họ thuộc một nhóm nào đó hơn là đặc điểm cánhân
Cần đánh giá khách quan, công bằng và đúng về hiệu suất và năng lựclàm việc của người lao động
Đạo đức trong bảo vệ người lao động
Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hành vi có đạo đức nhất trong vấn đề bảo
vệ người lao động Người lao động có quyền làm việc trong môi trường an toàn Mặtkhác, nếu người làm công bị tai nạn rủi ro thì ảnh hưởng xấu đến bản thân họ và còngiảm vị thế cạnh tranh của công ty Công ty cần trang bị đầy đủ thiết bị an toàn laođộng
Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức khi
Không trang bị đầy đủ thiết bị an toàn lao động
Che giấu thông tin về mối nguy hiểm của việc làm
Bắt buộc người lao động làm công việc nguy hiểm
Không thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn lao động
Không thực hiện biện pháp chăm sóc y tế, bảo hiểm
Không tuân thủ quy định ngành
b Đạo đức trong Marketing
Phong trào bảo hộ người tiêu dùng bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, xuấtphát từ Mỹ Các hoạt động bao gồm chống hàng giả, chống mất an toàn vệ sinh thựcphẩm, phổ biến kiến thức hướng dẫn người tiêu dùng,…
Các hoạt động Marketing phi đạo đức cần lên án
Quảng cáo phi đạo đức:
Trang 11Quảng cáo phóng đại về sản phẩm, che giấu sự thật đến lừa gạt hoàntoàn Lôi kéo, dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm.
Quảng cáo tạo ra khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sản phẩm, gâycản trở cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định sử dụng sản phẩm
Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa đối khách hàng bằngcách che giấu sự thật trong một thông điệp
Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường
Thủ đoạn trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh:
Cố định giá cả
Phân chia thị trường
Bán phá giá
Sử dụng các biện pháp thiếu văn hóa để hạ uy tín đối thủ cạnh tranh
c Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính
Giảm giá dịch vụ kiểm toán, hành vi cho mượn danh kiểm toán viên đểhành nghề là vi phạm tư cách nghề nghiệp
Các vấn đề khác mà kế toán phải đối mặt là luật lệ và nội quy phức tạp,các khoản phí “không chính thức” và tiền hoa hồng
Điều chỉnh số liệu trong bảng cân đối kế toán cuối kỳ
1.2.5.2 Xem xét trong quan hệ đối với các đối tượng hữu quan
Đối tượng hữu quan bao gồm bên trong và bên ngoài công ty
a Chủ sở hữu
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bắt đầu với việc một nhóm người cùng
góp vốn chung cho các hoạt động của doanh nghiệp, đôi khi sẽ phát sinh mâu thuẫngiữa các nhà quản lý với chủ sở hữu, bảo vệ môi trường
b Người lao động
Trang 12Cáo giác những hành động bất hợp pháp hay vô đạo đức của doanh nghiệp, bímật thương mại, điều kiện môi trường làm việc.
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường
Để khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất,kinh doanh và tạo ra sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi thực hiện đầy đủ tráchnhiệm của mình Các doanh nghiệp cần thực hiện và tuân thủ các quy định như sau:
Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong cam kết bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường: Một trong những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh là thường
gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe của người lao động cũng như ngườidân vùng lân cận Vì vậy, để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người cũng như đảmbảo hoạt động sản xuất được thực hiện có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thì mọi doanh