Đạođức đề cập tới sự phân biệt giữa điều tốt và điều xấu trên thế giới, giữa cái đúng và cái saitrong hành động của con người, và giữa những phẩm chất tốt và xấu của con người Như
Trang 1Mối quan hệ giữa: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH-TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI-VĂN HÓA DN
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đạo đức là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người Đạo đức là một phạm trù rấtrộng đề cập đến mối quan hệ con người và các quy tắc ứng xử Nó gắn liền với cuộc sống,trong tất cả các hoạt động của con người, trong giao tiếp xã hội và trong kinh doanh Chính
vì vậy, mỗi tác giả đều có một định nghĩa khác nhau về đạo đức Chúng ta chỉ có thể đưa rađược những khái niệm chung về đạo đức
- Theo từ điển điện tử Tiếng việt: Theo nghĩa rộng thì “đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội” Theo nghĩa hẹp thì “đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người
do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có” Error: Reference source not found
- Theo từ điển American Heritage Dictionary thì:
“Ethics is: 1 The study of the general nature of morals and of the specific moral choices to be made by a person; 2 The rules or standards governing the conduct of a person or the members of a profession; 3 The branch of philosophy that deals with morality Ethics is concerned with distinguishing between good and evil in the world, between right and wrong human actions, and between virtuous and nonvirtuous characteristics of people.” Error: Reference source not found
(Đạo đức là: 1 Sự nghiên cứu về bản chất của đạo lý và những lựa chọn mang tínhđạo lý của con người; 2 Quy tắc hoặc chuẩn mực chi phối hành vi của một con người hoặccác thành viên của một nghề nghiệp; 3 Là một bộ môn khoa học nghiên cứu về đạo lý Đạođức đề cập tới sự phân biệt giữa điều tốt và điều xấu trên thế giới, giữa cái đúng và cái saitrong hành động của con người, và giữa những phẩm chất tốt và xấu của con người)
Như vậy nói một cách chung nhất, ta có thể hiểu: “Đạo đức là những tiêu chuẩn và nguyên tắc chung được dư luận xã hội thừa nhận là đúng, theo đó con người tự điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình.”
Trong mỗi mối quan hệ xã hội đặc thù đều cần có những quy tắc và chuẩn mực hành
vi phù hợp làm cơ sở cho việc ra quyết định Sự ra đời của hàng hóa cùng với việc trao đổihàng hóa chính là mốc đánh dấu sự ra đời của đạo đức kinh doanh Đạo đức trở nên đặc biệtquan trọng trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ trong các hoạt động kinh doanhkhi phạm vi và tính chất các mối quan hệ của một cá nhân, tập thể trở nên đa dạng và phứctạp hơn nhiều bởi có sự xuất hiện của một loạt nhân tố kinh doanh mới, rất đa dạng từ quanđiểm, động cơ tới mục đích và hành vi
Trang 21 Khái niệm về đạo đức kinh doanh
Sự phức tạp của thực tiễn kinh doanh đã khiến cho những chuẩn mực đạo đức đơnthuần không thể giải quyết một loạt các vấn đề kinh doanh
Thứ nhất, để có thể tồn tại được, các hoạt động kinh doanh phải dựa vào việc sử dụng
các yếu tố vật chất và tài chính, phải tạo ra được giá trị vật chất và tài chính để bù đắpnguồn lực đã sử dụng và tạo thêm giá trị mới (lợi nhuận) Nói cách khác, lợi nhuận là mộttrong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá khảnăng duy trì hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu người quản lýdoanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đó là mục đích chính của các hoạt độngkinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe dọa
Thứ hai, với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội,
doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hòa về lợi ích của các đối tượng hữu quan không chỉ ởviệc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn ở việc cân đối, hài hòa và chấpnhận hy sinh một phần lợi ích riêng, lợi nhuận Như vậy, khi vận dụng đạo đức vào các hoạtđộng kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng cùng với những tráchnhiệm ở phạm vi và mức độ lớn hơn Vì tầm quan trọng đó, đạo đức kinh doanh là một vấn
đề ngày càng nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của các nhà nghiên cứu cũng như các nhàquản lý
Cũng giống như đạo đức, đạo đức kinh doanh là phạm trù được tiếp cận và xem xétdưới nhiều quan điểm khác nhau Cho đến nay vẫn còn khá nhiều mâu thuẫn xung quanhkhái niệm đạo đức kinh doanh
Theo giáo trình Văn hóa kinh doanh của tác giả Dương Thị Bích Liễu thì: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh”Error: Reference source not
found Theo đó, các nguyên tắc là chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là: tính trung thực; tôn
trọng con người; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coitrọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội; bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặcbiệt
Còn theo tác giả PGS.TS.Nguyễn Mạnh Quân thì: “Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ ) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.” [4, tr 18]
Để hiểu đơn giản theo giới hạn của luận văn dưới góc độ của người chủ doanh nghiệp,
người viết xin đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh như sau: “Đạo đức kinh doanh là
Trang 3tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của nhà quản lý doanh nghiệp đối với bản thân họ và đối với những bên hữu quan khác (bao gồm người lao động, khách hàng, cộng đồng xã hội, cổ đông, đối thủ cạnh tranh )”
Đạo đức kinh doanh là đạo đức được áp dụng vào trong hoạt động kinh doanh Vì vậy,đạo đức kinh doanh phải theo những chuẩn mực đạo đức nói chung đã được xã hội thừanhận và phải phù hợp với những đạo lý dân tộc
Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về lịch sử phát triển của phạm trù đạo đức kinh doanh đểthấy được sự đa dạng phong phú trong cách hiểu và nhận thức về vấn đề này
2 Đôi nét về lịch sử phát triển của các chuẩn mực đạo đức kinh doanh
Khoa học khảo cổ và cổ sinh vật học đã chứng minh rằng con người bắt đầu xuất hiệntrên trái đất khoảng từ 1 tới 2 triệu năm trước Tuy nhiên lịch sử của loài người chỉ thực sự
có khi con người sống hợp quần thành từng bầy dưới chế độ xã hội đầu tiên là công xãnguyên thủy Lúc này, đạo đức con người thể hiện dưới hình thức tôn giáo hay tục lệ, và chỉlấy tinh thần “cộng đồng” để làm nền tảng Con người nguyên thủy cùng ăn cùng làm, sởhữu của cải công cộng với viễn cảnh cuộc sống “của rơi ngoài đường không ai nhặt, tối ngủkhông phải đóng cửa” Xã hội công xã nguyên thủy chính là cột mốc con người thoát khỏitrạng thái động vật, hình thành ý thức về đạo đức Hoạt động sản xuất tuy mới dừng ở mứchết sức hoang sơ, nhưng chế độ xã hội này nhấn mạnh tính thuần phác, ngây thơ trong đạođức con người nguyên thủy
Khoảng 4 nghìn năm trước Công nguyên, kinh tế xã hội đã bắt đầu có sự phân cônglao động ra 3 ngành nghề chính: chăn nuôi, thủ công và buôn bán thương mại Chính việcbuôn bán đã khiến sản phẩm tự cung tự cấp trước đây trở thành hàng hóa, con người bắt đầu
có tích trữ cá nhân Hoạt động kinh doanh xuất hiện cũng đồng nghĩa đạo đức kinh doanh rađời Nhân loại bước sang một thời kì mới, có giai cấp mâu thuẫn đối kháng, có bộ máy nhànước Quan hệ con người trở nên đa dạng hơn khi nhiều chủ thể xã hội mới được sinh ra.Chính việc kinh doanh thương mại đã buộc nhiều yêu cầu về đạo đức mới hình thành:không được trộm cắp, phải sòng phẳng trong giao thiệp, phải giữ chữ Tín, biết tôn trọng cáccam kết và các thỏa hiệp
Đạo đức kinh doanh xuất phát chính từ thực tiễn kinh doanh của mỗi xã hội trong cácthời kì lịch sử Các phạm trù đạo đức kinh doanh cũng phát triển theo từng hình thái kinh tế,thay đổi tùy theo từng vùng dân cư lãnh thổ, từng đặc điểm địa phương Lần theo sự pháttriển lịch sử của phạm trù đạo đức kinh doanh cũng chính là việc nhìn lại những khái niệmđạo đức theo dòng phát triển của thời gian Ta sẽ cùng nghiên cứu sự phát triển của đạo đứckinh doanh theo hai nhánh: phương Đông và phương Tây
Trang 42.1 Các tư tưởng triết lý đạo đức ở phương Đông
Các triết lý đạo đức ở Đông phương hầu hết đều bắt nguồn từ Trung Hoa Ngay từ thời
cổ đại, nhiều triết gia Trung Hoa đã đóng góp những tư tưởng triết lý có ảnh hưởng chi phốikhông chỉ một thời kì dài trong lịch sử phát triển xã hội của đất nước Trung Hoa, mà còn trởthành những triết lý quản lý quan trọng ở mọi phạm vi hoạt động của con người cho đến tậnngày nay Vai trò và ảnh hưởng của các triết lý đạo đức phương Đông, nhất là những tưtưởng triết học Trung Hoa cổ đại là cực kì quan trọng tới sự hình thành của hệ thống cáckhái niệm đạo đức kinh doanh Điển hình và nổi bật nhất là trường phái tư tưởng của Khổng
Tử và Hàn Phi Tử
2.1.1 Tư tưởng đức trị của Khổng Tử
Khổng Tử sinh năm 551 trước Công nguyên, là người đã đưa ra triết lý tư tưởng sâusắc dựa trên văn hóa tinh thần Chữ Nhân là nhân tố cơ bản trong tư tưởng của ông
Nhân biết yêu thương, giúp đỡ người khác và lấy đó làm phương hướng rèn luyện của
bản thân Nhân là yếu tố quan trọng nhất, có tác dụng chi phối trong “ngũ thường” – nhân,nghĩa, lễ, trí, dũng Nhân là triết lý hành động
Nghĩa thể hiện phương châm của Nhân, thấy việc gì đáng làm thì làm không mưu lợi
cá nhân Theo ông, người quân tử phải thấy điều hợp lý thì làm, và phải cố gắng hết mình,
“không thành công thì cũng thành nhân” Quan điểm này đã được phát triển thành “đạo đức
vĩ mô” trong triết lý đạo đức phương Tây sau này – “do the right things”
Lễ là hình thức của Nhân, chủ trương “điều mình không muốn làm cho mình thì
không nên làm cho người khác” Thiếu yếu tố Nhân, Lễ chỉ là hình thức, giả dối
Trí là có trí tuệ, kiến thức, biết người Thuyết đạo đức hành vi của phương Tây cũng
thể hiện tư tưởng này qua quy tắc “hãy đối xử với người khác theo cách muốn họ đối xử vớimình” – “Do unto others as you have them do unto you”
Dũng thể hiện ở tính kiên cường, quả cảm vượt qua khó khăn để đạt được mục đích đề
ra, thể hiện ở việc người quân tử dám hy sinh bản thân vì mục đích cao cả Ở phương Tây,triết lý quản lý của nhiều công ty nhấn mạnh rủi ro là một nhân tố của quá trình ra quyếtđịnh quản lý, khuyến khích chấp nhận rủi ro và đương đầu với thử thách [4, tr 28]
2.1.2 Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử chủ trương cải tổ để tạo nội lực nhằm cải thiện vị thế bằng thuật và pháp
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử nhấn mạnh vào mặt “ác” và coi hình phạt chính là cáchthức hữu hiệu để ngăn chặn Điều này khác hẳn với tư tưởng đức trị của Khổng tử chú trọngđến bản tính “thiện” trong con người Hàn Phi Tử cho rằng bản chất mâu thuẫn chính là sựtranh giành quyền lợi Ông đưa ra ba khái niệm cơ bản trong thuyết cai trị của mình là: Thế,Pháp và Thuật tức là sử dụng quyền lực, công cụ luật pháp và cách thức sử dụng Theo
Trang 5thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử, Thế - Pháp – Thuật là ba “trụ cột” của việc trị quốc, trị
dân; mỗi nhân tố đều có tác động giúp củng cố và phát huy hiệu lực
Khác với đạo Nho của Khổng Tử, ông đặt vị trí của Thế cao hơn Trí và Đức, coi trọng
quyền thế và đòi hỏi sự phục tùng của quyền lực Ông cho rằng quyền lực phải được tậptrung, thưởng và phạt là công cụ để cai trị
Pháp là Pháp luật, được lấy làm căn cứ để phân biệt đúng – sai, phải – trái Pháp luật
phải công bằng, công khai và phổ biến
Thuật là nghệ thuật cai trị Trong khi Khổng tử coi trọng việc “tự cai trị” và cai trị
bừng chữ tâm và đức, thì Hàn Phi Tử lại nhấn mạnh đến nghệ thuật cai trị gồm hai khhíacạnh: kỹ thuật và tâm thuật Kỹ thuật là phương pháp, cách thức tuyển dụng, đánh giá vàquản lý; trong khi tâm thuật là các mưu mẹo, thủ thuật khống chế, điều khiển hành vi [4, tr29]
Sau hơn 2000 năm, những tư tưởng đạo đức này vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới đờisống, xã hội và đến các lý tuyết quản lý và đạo đức hiện đại ngày nay
2.2 Sự phát triển của đạo đức kinh doanh ở phương Tây
Tư tưởng đạo đức học nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng ở phương Tâythường xuất phát từ những tín điều tôn giáo
Luật Tiên Tri (Law of Moses) của Tây phương có từ lâu đời đã đưa ra những lời
khuyên cho con người như: Tới mùa thu hoạch ngoài đồng ruộng, không nên gặt hái hết màchừa một tí hoa mầu ở bên đường cho người nghèo khó; tới ngày nghỉ lễ hàng tuần thì cảchủ và thợ cũng được nghỉ; sau 50 năm thì mọi món nợ sẽ được hủy bỏ
Trong thời Trung Cổ, giáo hội La Mã có luật “Canon Law” đề ra tiêu chuẩn đạo đức
trong một số hoạt động kinh doanh như nguyên tắc “Just wages and just prices” (không nêntrả lương cho thợ thấp dưới mức có thể sống được) Error: Reference source not found Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle cũng có những quan điểm mà cho đến nay đượccoi là nền móng cho đạo đức kinh doanh thời hiện đại Ông đã nêu ra ý tưởng rằng, nhiệm
vụ chính của người thủ lĩnh không phải là gia tăng quyền lực của mình trước cấp dưới mà làtạo ra những điều kiện để tất cả cán bộ dưới quyền mình có thể thể hiện được mọi năng lực
ở mức cao nhất Nhiều câu hỏi mà Aristotle đã lập ra và ngày nay có thể đang khiến các nhàquản lý hiện đại phải đau đầu đi tìm câu trả lời: "Tôi muốn người ta đối xử với tôi như thếnào khi tôi là thành viên của cơ quan?", "Những tiền đề tiềm năng nào có được để phát triểncác tài năng và cả tiềm năng của các thành viên trong cơ quan?", "Tôi có nhận nhiều hơncông sức đóng góp của mình vào quỹ chung hay không?", "Liệu hệ thống phân chia lợinhuận đang có ảnh hưởng như thế nào tới không khí đạo đức chung của cơ quan?", "Các
Trang 6nhân viên sẽ được nhận tiền thưởng chiếm bao nhiêu phần trăm số lợi nhuận thu được nhờ
áp dụng các sáng kiến và ý tưởng của họ?"
Theo thời gian, đạo đức kinh doanh càng trở thành một vấn đề nhận được nhiều sựquan tâm của các nhà quản lý cũng như các luật gia Tuy nhiên, trước thời kỳ Đại Côngnghiệp, công việc kinh doanh chủ yếu là hoạt động thủ công, giản đơn có quy mô nhỏ Mốiquan hệ giữa con người với nhau trong hoạt động kinh doanh chủ yếu được xây đắp trên cơ
sở những quy tắc đạo đức xã hội Hành vi đạo đức kinh doanh đồng nhất với hành vi đạođức xã hội, hay nói cách khác, đạo đức xã hội chính là đạo đức kinh doanh Đạo đức kinhdoanh chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc và trở thành một môn khoa học kể từ nửasau của thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây Chúng ta sẽ cùng nghiêncứu quá trình phát triển đạo đức kinh doanh trong thời hiện đại tại Mỹ - đại gia công nghiệpcủa thế giới và cũng là nơi tập trung nhiều nghiên cứu khoa học nhất thế giới
2.2.1 Trước năm 1960 – Kinh doanh cần đến đạo đức
Vào những năm 1920, tại nước Mỹ xuất hiện các phong trào tiến bộ đấu tranh đòi đảmbảo cho người lao động một mức tiền công tối thiểu, mức thu nhập đủ để đảm bảo cho việctái sản xuất sức lao động Bên cạnh đó vào những năm 1930, làn sóng phê phán các công tytrong việc gây ra những hậu quả bất lợi về kinh tế và xã hội dâng cao, các công ty được yêucầu phải hợp tác chặt chẽ với chính phủ để cải thiện thu nhập và phúc lợi cho dân chúng.Tới những năm 1950, trách nhiệm về môi trường đã được nêu lên thông qua các cải cáchmới và trở thành vấn đề đạo đức đối với các doanh nghiệp Cho đến trước những năm 1960,các vấn đề đạo đức kinh doanh thường được thảo luận chủ yếu về mặt lý thuyết Thông quacác tổ chức và các hoạt động tôn giáo, các vấn đề đạo đức của cá nhân trong kinh doanhđược đưa ra bàn luận rộng rãi Các câu hỏi được nêu ra về những vấn đề như mức tiền côngxứng đáng, điều kiện lao động hợp lý Những người tiên phong đã biên soạn những bàigiảng về đạo đức cho các chương trình đào tạo về tôn giáo và nhấn mạnh các vấn đề đạođức trong hoạt động kinh doanh, khích lệ mọi người tiết kiệm, chăm chỉ và nỗ lực Nhữngtruyền thống tôn giáo như vậy đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển tương lai của bộ môn đạođức kinh doanh ở phương Tây
2.2.2 Những năm 1960 và 1970 – Đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực khoa học
Những năm 60 của thế kỉ XX xã hội Mỹ chứng kiến tình trạng tàn phá cảnh quan ởcác khu đô thị và sự gia tăng các vấn đề sinh thái, như ô nhiễm không khí và xả chất thải
độc hại và phóng xạ ra môi trường sống Năm 1962 tổng thống Mỹ đưa ra “Consumers’ Bill
of Rights” (Tuyên bố về Quyền của người tiêu dùng) nêu rõ bốn quyền lợi mà người tiêu
Trang 7dùng được bảo vệ là quyền được hưởng sự an toàn, quyền được biết, quyền được lựa chọn,
và quyền được lắng nghe Phong trào người tiêu dùng nở rộ với việc một loạt điều luật bảovệ người tiêu dùng được thông qua như “Đạo luật về thực phẩm tươi sống an toàn” (1967),
“Đạo luật về kiểm soát phóng xạ an toàn” (1968), “Đạo luật về nước sạch”(1972) và “Đạoluật về chất thải rắn độc hại”(1976)
Tới những năm 1970, đạo đức kinh doanh thực sự bắt đầu trở thành một lĩnh vực khoahọc mới Các học giả và các nhà tư tưởng tôn giáo đều đề nghị cần áp dụng một số nguyêntắc giáo lý nhất định đối với các hoạt động kinh doanh Từ đó, các trường đại học bắt đầuviết sách và giảng dạy những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.Khi một loạt các vấn đề đạo đức kinh doanh như hối lộ, quảng cáo lừa gạt, thông đồng vềgiá hay ô nhiễm môi trường nảy sinh thì đạo đức kinh doanh thật sự trở thành một từ ngữphổ biến
2.2.3 Những năm 1980 – Thống nhất quan điểm về đạo đức kinh doanh
Trong thời gian này các nhà nghiên cứu và thực hành đạo đức kinh doanh nhận thấyđây thực sự là một lĩnh vực khoa học đầy triển vọng Ngày càng có nhiều đối tượng khácnhau quan tâm đến lĩnh vực đạo đức kinh doanh Môn học này được đưa vào chương trìnhđào tạo của nhiều trường đại học Đạo đức kinh doanh cũng trở thành chủ đề được quan tâmthường xuyên ở nhiều công ty lớn như GE, GM, Caterpillar, Năm 1986, mười tám chủ
thầu trong lĩnh vực quốc phòng đã cùng nhau biên soạn “Defence Industry on Business Ethics and Conduct” (Sáng kiến về hành vi và đạo đức kinh doanh của ngành công nghiệp
quốc phòng) Sáng kiến này có vai trò quan trọng trong việc hình thành những chuẩn mựcđạo đức và phổ biến chúng rỗng rãi cho các doanh nghiệp, đồng thời đây cũng chính là nềntảng cho những hướng dẫn soạn thảo luật đối với doanh nghiệp của Ủy ban Lập pháp Mỹ
2.2.4 Những năm 1990 – Thể chế hóa đạo đức kinh doanh
Chính phủ Mỹ thời kì này ủng hộ quan điểm tự kiểm soát và tự do hóa thương mại.Chủ yếu được chú trọng là những vấn đề xã hội liên quan đến sức khỏe về các sản phẩm
thuốc lá Bản “Hướng dẫn Lập pháp liên bang đối với công ty” được quốc hội Mỹ thông
qua năm 1991 trở thành một bước ngoặt quan trọng; lần đầu tiên đưa ra những hình thứckhuyến khích pháp lý hay đưa ra những điều khoản áp dụng hình phạt nhất định đối vớinhững công ty, tổ chức tìm cách tránh né trách nhiệm đối với các hành vi sai trái, thiết lậpnhững tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý chặt chẽ Cách tiếp cận cứng nhắc bằng các quy địnhpháp lý có tác dụng không đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp từ bỏ những lợi ích trước mắtngay cả khi hình phạt là rất nặng khi bị phát hiện
2.2.5 Từ năm 2000 cho tới nay – Sự nở rộ của đạo đức kinh doanh
Trang 8Đạo đức kinh doanh ngày nay càng được nhiều người quan tâm Những vấn đề đạođức trong kinh doanh được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như pháp lý, triết học, lýluận về khoa học xã hội, khoa học quản lý Việc nghiên cứu về đạo đức kinh doanh khônghàm nghĩa thuần túy áp dụng hay áp đặt các quy tắc về điều gì nên/được phép hay khôngnên/không được phép làm trong những hoàn cành cụ thể, mà liên hệ một cách có hệ thốngnhững khái niệm về trách nhiệm đạo đức với việc ra quyết định trong một tổ chức
Hiện nay việc nghiên cứu và thực hành đạo đức trong kinh doanh có xu thế không còndựa vào những quy định pháp lý về đạo đức để xây dựng các chương trình hành động, màhướng tới xây dựng bản sắc văn hóa và sự đồng thuận trong tổ chức Nhiều tổ chức đềunhận ra rằng các chương trình đạo đức kinh doanh thực thụ có thể góp phần quan trọng vào
sự thành công của công việc kinh doanh Sai lầm trong những hành động về mặt đạo đức cóthể làm mất uy tín của một tổ chức hay làm mất đi hình ảnh của sản phẩm của công ty đó
3 Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một phạm trù khá rộng và trừu tượng, được nhìn nhận dướinhiều cách khác nhau Do đó, trong giới hạn của luận văn này, người viết xin phép nghiêncứu các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh dưới góc độ của nhà quản lý doanh nghiệptrong mối quan hệ với các đối tượng hữu quan
Đối tượng hữu quan là những người vì lý do riêng có mối quan tâm và/hoặc có thể bịảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một quyết định hay kết quả của một quyết định; họ
là những người có quyền lợi cần được bảo vệ và có thể có phản ứng hay khả năng can thiệpnhằm làm thay đổi quyết định hay kết quả theo chiều hướng nhất định [4, tr 55] Tất cả cácđối tượng này đều có ảnh hưởng đến cách thức và phương pháp hoạt động của doanhnghiệp Dưới sự tác động ấy, các chức năng quản trị của nhà quản lý doanh nghiệp nhưhoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát cũng sẽ thay đổi Đối tượng hữu quan có thể lànhững người bên trong hoặc bên ngoài tổ chức, công ty; họ có thể chịu ảnh hưởng hay cóảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp; quan điểm, mối quan tâm và lợi ích của các đối tượngnày cũng rất khác nhau
Theo cách chia chủ quan của người viết, ta sẽ nghiên cứu các khía cạnh thể hiện đạođức kinh doanh theo 4 nhóm chính (xem hình 1)
Hình 1 – Các nhóm đối tượng hữu quan
Trang 93.1 Đối với người lao động
- Nguyên tắc đảm bảo quyền đãi ngộ bình đẳng và xứng đáng cho người lao động
Một vấn đề đạo đức xảy ra không chỉ tại các doanh nghiệp Việt Nam mà tại rất nhiềudoanh nghiệp khác trên thế giới đó là tình trạng phân biệt đối xử trong hoạt động tuyển dụng
và quản trị nhân sự Theo đó, người lao động sẽ không được hưởng những lợi ích như nhauvới các điều kiện ngang bằng nhau Sự phân biệt xảy ra có thể là vì chủng tộc, giới tính, tôngiáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác hay thể chất Trên thế giới, vấn đề đãi ngộ bìnhđẳng cho người lao động đã được thể chế hóa ở nhiều nước thành luật Equal EmploymentOpportunity (EEO) - cơ hội bình đẳng trong nghề nghiệp Đây là một luật khá quan trọng tại
Mỹ, Canada, Úc và một số nước tiên tiến khác Luật EEO yêu cầu tạo cơ hội bình đẳng chotất cả mọi người lao động Theo đó, khi người chủ lao động tiến hành những quyết định vềnhân sự - tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thăng tiến, và sa thải người lao động - thì phải thựchiện hết sức công bằng và bình đẳng dựa vào những yếu tố như năng lực, kỹ năng, kinhnghiệm và những thành quả lao động của cá nhân đó Người sử dụng lao động không đượcđưa ra những quyết định nhân sự dựa vào những yếu tố có tính cách phân biệt đối xử nhưchủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, nguyên quán, tuổi tác, bệnh tật, tình trạng hôn nhân,
xu hướng chính trị
Luật pháp thừa nhận quyền của các công ty, tổ chức trong việc tuyển dụng nhữngngười có năng lực nhất vào các vị trí công tác khác nhau theo yêu cầu trong bộ máy tổ chức.Tuy nhiên, luật cũng ngăn chặn việc doanh nghiệp sa thải người lao động một cách tùy tiện
và bất hợp lý Những quyền cơ bản của người lao động cần được bảo vệ là quyền được sống
và làm việc, và quyền có cơ hội lao động như nhau Việc sa thải người lao động mà không
Trang 10có những bằng chứng cụ thể về việc người lao động không đủ năng lực hoàn thành các yêucầu hợp lý của công việc cũng được coi là vi phạm
Ngoài ra, nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là tạo công ăn việc làm với mức thù laotương xứng Doanh nghiệp cũng không được xem nhẹ vấn đề sử dụng lao động, sử dụngchất xám của nhân viên nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của họ.Đây là một hình thức bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực Một nguyên tắc đạođức kinh doanh ở đây doanh nghiệp cần lưu ý là lợi nhuận của một công ty luôn tương quanvới sự đóng góp của người lao động
- Nguyên tắc tôn trọng quyền riêng tư cá nhân
Một vấn đề khác mà các nhà quản lý cần lưu ý là phải tôn trọng quyền riêng tư cánhân của người lao động Việc nắm thông tin về nhân viên của công ty về cơ bản là nhằmxác minh điều kiện về năng lực và trạng thái thể chất của người lao động Đồng thời, công
ty cũng mong muốn có những nhân viên có năng lực nhất, chi phí sản xuất thấp để đạt mụctiêu hiệu quả Việc thu thập thông tin có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức: có thể dongười lao động tự nguyện cung cấp; có thể do tổ chức công ty tiến hành xác minh, điều tra,xét nghiệm; có thể thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại để giám sát, theo dõi hàngngày Công nghệ hiện đại không chỉ giảm nhẹ gánh nặng cho người quản lý mà còn tăng độchính xác trong việc phối hợp, điều hành kiểm soát và tăng tính hiệu quả của hoạt động sảnxuất nói chung Tuy nhiên, giám sát từ xa bằng thiết bị hiện đại có thể gây áp lực tâm lý bấtlợi cho người lao động như cảm thấy bị giám sát thường xuyên, áp lực công việc, lo sợ mơ
hồ, sự riêng tư bị xâm phạm, cường độ lao động gia tăng, mất tự do và tự tin Họ có quyềnđược tự chủ và tự do trong suy nghĩ và hành động Vì vậy mặc dù được coi là hợp lý, nhưngviệc kiểm tra giám sát thu thập và sử dụng thông tin về các cá nhân vẫn có thể bị coi là khóchấp nhận về mặt đạo đức ngay cả khi điều đó là nhằm mục đích bảo đảm công việc sảnxuất diễn ra tốt đẹp Nhưng càng không thể chấp nhận được nếu những thông tin thu thậpđược không phục vụ cho công việc hoặc thậm chí có thể bị lạm dụng vào các mục đíchkhông liên quan hoặc gây bất lợi cho người lao động
Vì vậy, nguyên tắc đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp phải lưu ý là người lao động
có quyền được biết về động cơ và các phương tiện kỹ thuật sử dụng để thu thập thông tin vàmục đích sử dụng thông tin thu thập được của người quản lý Công ty cần phải đảm bảo tính
an toàn cho người lao động, vì đây không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là một lợi íchrất thiết thực Người lao động luôn muốn có được môi trường và điều kiện an toàn và thuậnlợi nhất cho việc phát huy năng lực và ưu thế riêng; do đó đảm bảo độ riêng tư về thông tưđồng thời biết cách sử dụng đúng mục đích những thông tin cá nhân của người lao động sẽgiúp cho công ty và tổ chức đạt được mục tiêu hiệu quả