1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở việt nam

93 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Viết Kiên
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,1 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA OUTSOURCING TRONG NGÀNH CNTT (16)
    • 1.1. Tổng quan về outsoucing (16)
      • 1.1.1. Khái niệm về outsoucing (16)
      • 1.1.2. Các loại hình outsourcing (17)
      • 1.1.3. Lợi ích của outsourcing (17)
      • 1.1.4. Những mặt hạn chế của việc outsourcing (18)
    • 1.2. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (19)
      • 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) (19)
      • 1.2.2. Các mô hình CSR (19)
      • 1.2.3. Tác dụng của trách nhiệm xã hội (23)
    • 1.3. cần thiết Sự của CSR trong outsourcing ngành CNTT (0)
    • 1.4. Tình hình outsourcing ngành CNTT trên thế giới (26)
    • 1.5. Tình hình thực hiện CSR trong các doanh nghiệp outsourcing ngành (27)
  • CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (31)
    • 2.1. Tình hình outsourcing ngành CNTT ở VN (31)
      • 2.1.1. Khái quát về outsourcing ngành CNTT ở Việt Nam (31)
    • 2.2. Tình hình thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành (37)
      • 2.2.1. Công ty FPT (40)
      • 2.2.2. Công ty Intel Việt Nam (44)
      • 2.2.3. Công ty Nash Tech Việt Nam (51)
      • 2.3.1. Giới thiệu về công ty (53)
      • 2.3.2. Tình hình outsourcing của công ty trong lĩnh vực CNTT (54)
      • 2.3.3. Tình hình thực hiện CSR của công ty Tek-experts (56)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THUÊ NGOÀI CNTT CỦA VIỆT NAM (61)
    • 3.1. Đánh giá việc thực hiện CSR trong thuê ngoài của ngành CNTT Việt (61)
      • 3.1.1. Thành tựu (61)
      • 3.1.2. Hạn chế trong việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT tại Việt Nam. 53 3.2. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp (62)
      • 3.2.1. Bài học từ Microsoft (64)
      • 3.2.2. Bài học từ Google (68)
      • 3.2.2. Bài học từ WIPRO (73)
      • 3.2.4 Công ty Accenture (77)
    • 3.3. Giải pháp để nâng cao trách nhiệm CSR của doanh nghiệp trong hoạt động outsourcing ngành CNTT của Việt Nam (86)
      • 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước (86)
      • 3.3.2 Giải pháp với các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT (89)
  • KẾT LUẬN (91)

Nội dung

VAI TRÒ CỦA OUTSOURCING TRONG NGÀNH CNTT

Tổng quan về outsoucing

Stephanie Overby, một tác giả có rất nhiều bài viết và nghiên cứu về thuê ngoài trên tạp chí CIO - tạp chí công nghệ có thông tin hàng đầu của Mỹ, đã định nghĩa như sau: “Có rất nhiều định nghĩa về thuê ngoài theo từng cách tiếp cận vấn đề Nhưng xét về căn bản, thuê ngoài đơn giản là chuyển các dịch vụ sang cho một nhà cung cấp bên ngoài doanh nghiệp”.

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, thuê ngoài là sự chuyển giao việc quản lý và tiến hành một bộ phận hoặc toàn bộ chức năng kinh doanh cho một nhà cung cấp bên ngoài doanh nghiệp.

Qua định nghĩa trên có thể rút ra outsourcing là một quá trình trong đó một công ty uỷ thác một số hoạt động hay quy trình nội bộ cho một công ty khác bên ngoài nhằm thu được những lợi ích khác nhau, chủ yếu là để có được dịch vụ tốt hơn, chi phí thấp và đẩy nhanh tốc độc công việc Vì thế outsourcing có bản chất là một giao dịch Thông qua giao dịch này, công ty giao một số hoạt động hay quy trình nội bộ của mình cho một công ty khác làm trong khi vẫn giữ nguyên quyền sở hữu và chịu trách nhiệm cơ bản đối với những hoạt động đó Công ty khách hàng thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ biết họ muốn gì và cách thức tiến hành công việc như thế nào Trên cơ sở đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể tuỳ ý thiết kế các bước tiến hành nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn so với khi công ty khách hàng không thuê ngoài Nhà cung cấp dịch vụ có thể thuê thuộc nước sở tại (làm thuê bên ngoài nội địa – inshore outsourcing) hoặc ở nước ngoài (làm thuê bên ngoài ngoại biên – offshore outsourcing).

Tùy theo tiêu chí có thể phân loại outsourcing thành các loại hình khác nhau như dưới bảng sau:

Bảng 1.1 Các loại hình outsourcing

Theo ranh giới địa lý Inshore outsourcing (Thuê ngoài nội địa)

Offshore outsourcing (Thuê ngoài ngoại biên Theo nội dung outsourcing BPO - Business Proccess Outsourcing (Thuê ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh) KPO -Knowlegde Proccess Outsourcing (Thuê ngoài hoạtđộng nghiên cứu thiết kế)

ITO - Information Technology Outsourcing (Thuê ngoài dịchvụ công nghệ thông tin)

Application Development and Maintenance (Phát triển ứngdụng và bảo trì)

Call centers– Customer Service (Dịch vụ tổng đài và chăm sóc khách hàng)

Disaster Recovery (Khôi phục dữ liệu sau sự cố)

HR - Human Resources (Quản trị nguồn nhân lực) Finance and Accounting (Tài chính và kế toán)

QA - Quality Assurance and Testing (Bảo hành và kiểm tra) R&D (Research and Development)

Supply Chain and Logistics (Chuỗi cung cấp và kho vận) Telecom and VoIP (Dịch vụ viễn thông)

Theo hình thức hợp tác Transactional outsourcing (Thuê ngoài giao dịch)

Co-outsoucing alliances (Đồng thuê ngoài) Strategic partnership (Hợp tác chiến lược)

1.1.3 Lợi ích của outsourcing Đối với bên outsourcing: chủ yếu là các nước đang phát triển và nước có nền kinh tế chuyển đổi, gia công phần mềm giúp các nước này có thể tiếp cận với công nghệ mới, làm quen dần với thị trường quốc tế Ngoài ra, họ không phải lo đầu ra cho sản phẩm, lo thiết kế, tạo lập ý tưởng về sản phẩm, và không yêu cầu vốn lớn. Điều này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi thường có vốn ít, nhân lực mỏng, và thiếu kiến thức cạnh tranh với thị trường quốc tế. Đối với bên đặt outsoucing:

- Dịch vụ nhanh hơn: Outsourcing giúp doanh nghiệp chuyển đổi ý tưởng thành sản phẩm tốt hơn và nhanh hơn Giúp cắt giảm thời gian lãng phí trong việc giới thiệu nhân viên mới.

- Tiếp cận các nguồn lực có kỹ năng: Bằng cách thuê một bên outsourcing, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các nguồn lực có kỹ năng cao Nhờ đó, doanh nghiệp không cần phải đầu tư vào khâu tuyển dụng và đào tạo các nguồn lực tốn kém cho doanh nghiệp của mình.

- Tiết kiệm chi phú về cơ sở hạ tầng và công nghệ: Outsourcing các dự án giúp doanh nghiệp loại bỏ đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì đối tác outsourcing sẽ chịu trách nhiệm về các quy trình kinh doanh.

- Tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi: Khi outsourcing, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, đầu tư vào các lĩnh vực cốt lõi của doanh nghiệp.

- Tăng hiệu quả: Rất nhiều công ty outsourcing có chuyên môn nhiều năm Do đó, họ thực hiện công việc tốt hơn với các điểm mạnh của họ.

1.1.4 Những mặt hạn chế của việc outsourcing

Mặc dù có vai trò quan trọng với cả bên đặt và nhận outsourcing, nhưng outsoucing phần mềm hiện nay vẫn còn nhiều điểm hạn chế, mà chủ yếu là bất lợi cho bên nhận outsourcing Có thể kể đến một số những nhược điểm như:

- Tổng lợi nhuận mà việc bán sản phẩm phần mềm cuối cùng mang lại có thể là rất lớn nhưng mức phí outsoucing mà công ty nhận outsourcing thu được rất nhỏ bé.

- Ngoài ra, việc nhận outsourcing đồng nghĩa với với việc gần như họ không được thị trường biết đến, họ không có quyền sở hữu bản quyền với sản phẩm Điều này gây bất lợi với công ty về lâu dài, vì không xây dựng được thương hiệu, tên tuổi doanh nghiệp.

- Cũng xuất phát từ việc chỉ việc nhận yêu cầu của bên đặt outsourcing, nên công ty nhận outsoucing sẽ bị thụ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, không chủ động trong việc tiếp cận thị trường, giảm năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, xét trong ngắn hạn, khi công ty còn hoạt động với quy mô nhỏ thì đây lại là một lợi thế, bởi có thể học hỏi được công nghệ mới, tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có của đối tác.

Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Nguồn gốc và khái niệm: Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR đi từ đơn giản đến phức tạp phụ thuộc vào quan điểm, quy mô của mỗi doanh nghiệp và quốc gia Gần đây chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khái niệm được đánh giá là hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu: “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Việt Nam ứng dụng phổ biến theo khái niệm mà WB đưa ra gần đây Thực tế, đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện CSR chủ yếu là các hành động về từ thiện, nhân đạo Tuy nhiên, nhân đạo, từ thiện chỉ là trách nhiệm tùy tâm trong rất nhiều nội dung của thực hiện CSR.

Trong chương này, sẽ đưa ra một số mô hình CSR: mô hình kim tự tháp CSR của Archie Carrol; Mô hình CSR 2.0 của Wayne Visser; và mô hình CSR hướng tới người tiêu dùng.

1.2.2.1 Mô hình CSR kim tự tháp của Carroll Được đề xuất vào năm 1991, Mô hình CSR kim tự tháp của Carroll nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng đầy đủ tất cả các khía cạnh của xã hội như về mặt kinh tế, luật pháp, đạo đức và từ thiện.

Hình 1.1 Mô hình CSR kim tự tháp của Carroll

Theo mô hình của Carroll, CSR cần thực hiện và được mô tả bằng mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện Mô hình kim tự tháp CSR của Carroll được mô tả như hình trên.

Trách nhiệm kinh tế: là trách nhiệm nền tảng và cơ bản nhất của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một doanh nghiệp kinh doanh không đạt lợi nhuận chính là gây ra lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực và do vậy đã không thể đạt được CSR ngay ở bước đầu tiên Nhìn chung, đảm bảo lợi nhuận hay đảm bảo trách nhiệm kinh tế cũng là con đường tồn tại của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thể tiếp tục đóng góp cho xã hội trong dài hạn.

Trách nhiệm pháp lý: là trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật của doanh nghiệp Pháp luật nói cách khác là văn bản chuẩn mực hóa lại các quy tắc ứng xử, đạo đức trong xã hội do vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoạt động trong khuôn khổ cho phép của pháp luật Cùng với trách nhiệm kinh tế, đây chính là

2 trách nhiệm đóng vai trò cơ bản nhất để giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được những mục tiêu khác của CSR.

Trách nhiệm đạo đức: Sau khi doanh nghiệp đạt được hai yêu cầu trách nhiệm cơ bản ban đầu, trách nhiệm đạo đức là yếu tố doanh nghiệp cần hướng tới.

Trách nhiệm đạo đức là trách nhiệm doanh nghiệp theo đuổi do chủ sở hữu doanh nghiệp nhận thấy cần phải làm đúng thay vì họ bị bắt buộc phải làm như vậy Trách nhiệm đạo đức có thể bao gồm việc cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường, trả lương công bằng cho người lao động, tuân thủ luật kinh doanh Do vậy có thể thấy trách nhiệm đạo đức vượt lên trên khuôn khổ trách nhiệm pháp luật và thể hiện sự mong đợi doanh nghiệp thực hiện từ phía chính phủ và cộng đồng.

Trách nhiệm Từ thiện: là trách nhiệm xếp cao nhất trong mô hình kim tự tháp CSR Trách nhiệm Từ thiện thể hiện nỗ lực muốn đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp như đóng góp các nguồn lực về tài chính, về con người cho xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống, tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện Việc đóng góp cho xã hội, phát triển cộng đồng cũng tạo tiền đề tiếp theo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Mô hình của Caroll được đánh giá là một mô hình phù hợp cho các nước phát triển do ở các quốc gia này, CSR rất được các công ty coi trọng và xem là một yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Do vậy, tất cả các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đều lấy CSR làm trọng tâm và đều nhằm mục tiêu đáp ứng các khía cạnh của CSR như khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện Ngoài ra, các tiêu chuẩn về đạo đức hay hệ thống pháp luật hoàn thiện của các nước phát triển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hoạt động kinh doanh không lành mạnh, góp phần nâng cao yêu cầu trong việc thực hiện CSR của doanh nghiệp.

1.2.2.2 Mô hình CSR 2.0 của Wayne Viser

Waynne Visser là giáo sư, tiến sĩ, một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quản lý và điều hành các doanh nghiệp lớn về CSR, ông đã đưa ra nghiên cứu về mô hình CSR của mình vào năm 2008

Việc thực hiện CSR ở các nước đang phát triển lại có phần khác biệt với các nước phát triển do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, độc quyền, tham nhũng và lợi ích nhóm Theo tiến sĩ Wayne Visser (2008), doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển tập trung nhiều nhất vào hai khía cạnh của CSR là kinh tế và từ thiện, sau đó mới là luật pháp và đạo đức doanh nghiệp Ông cũng đưa ra mô hình kim tự tháp

CSR cho các nước đang phát triển tương tự mô hình kim tự tháp CSR của Caroll như sau:

Hình 1.2 Mô hình CSR của Wayne Visser (2008) ở các nước đang phát triển.

Trong mô hình này, khía cạnh kinh tế vẫn là nền tảng và quan trọng nhất do sự thiếu hụt đầu tư nước ngoài cũng như tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao dẫn tới việc ưu tiên thực hiện CSR trên khía cạnh kinh tế (hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận, thu hút đầu tư, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và con người) Theo sau là khía cạnh từ thiện do đa phần các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển vẫn chủ yếu tập trung thực hiện CSR trên khía cạnh từ thiện, đóng góp cho cộng đồng, xã hội thông qua các hoạt động quyên góp, từ thiện Lý do khiến các doanh nghiệp tập trung thực hiện khía cạnh từ thiện một phần do nhận thức của các doanh nghiệp còn chưa cao, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng chỉ cần thực hiện quyên góp cho cộng đồng, làm từ thiện đã là thực hiện CSR Do vậy, dễ dàng thấy phong trào từ thiện phát triển rất mạnh hiện nay trong cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam Một lý do khác cũng ảnh hưởng đến CSR của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển đó là truyền thống văn hóa, tôn giáo Có thể thấy hầu hết các tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo và Kito giáo đều thúc đẩy khuyến khích nhân đạo và từ thiện Xếp sau hai yếu tố đó là yếu tố về pháp luật và đạo đức doanh nghiệp Nguyên nhân dẫn đến việc hai yếu tố này được xếp sau hai yếu tố kinh tế và từ thiện một phần là do hệ thống pháp luật tại các nước đang phát triển đa phần chưa hoàn thiện, dẫn đến các lỗ hổng khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng né tránh và lách luật điển hình như các hoạt động trốn thuế, vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam là một nước đang phát triển, do vậy CSR tại Việt Nam cũng mang một số điểm giống các nước đang phát triển khác.

1.2.3 Tác dụng của trách nhiệm xã hội

1.2.3.1 Tác động đối với doanh nghiệp

Tác động của CSR lên thương hiệu công ty: Vassileva (2009) cho rằng tác động của CSR lên thương hiệu là không rõ ràng, đặc biệt là các công ty nhỏ, trong khi các nghiên cứu khác khẳng định CSR tác động trực tiếp thuận chiều lên thương hiệu nói chung hay sự ưu thích thương hiệu nói riêng như Rustet al (2000), Bhattacharya và Sen (2004), He và Li (2011), Torreset al (2012), Blombọck và Scandelius (2013), Huret al (2014), Martínezet al (2014) Các nghiên cứu này tăng dần cấp độ tác động lên thương hiệu, cho nên có thế nói rằng mức độ khăng khít giữa CSR và thương hiệu ngày càng chặt chẽ Quan trọng hơn, Holtet et al (2004) cho rằng trách nhiệm xã hội là căn cứ quan trọng trong đánh giá thương hiệu quốc tế, việc này đem đến sự đáng tin từ các chính sách công ty thực thi Nghiên cứu của

Tình hình outsourcing ngành CNTT trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 55 quốc gia, từ Việt Nam đến Ba Lan vàBrazil, đang cạnh tranh để làm “điểm cung ứng dịch vụ” cho các tập đoàn đa quốc gia Năm 2019, quy mô thị trường của outsourcing phần mềm lên tới 66,52 tỷ USD,thị phần này không chỉ dành cho các doanh nghiệp ở các nước nghèo, ngay cả các doanh nghiệp lớn như tập đoàn IBM cũng đã thành lập bộ phận outsource riêng của mình, đặt tại các nước đang phát triển Tại Ấn Độ, bộ phận dịch vụ outsource của ba công ty Mỹ - IBM global services, Accenture và Electronic Data service – đã sử dụng đến hơn 100,000 chuyên viên công nghệ thông tin, điều này đã gây sức ép nặng nề cho các doanh nghiệp địa phương khi gặp khó khăn trong việc tuyển nhân sự.

Hình 1.3 Giá trị hợp đồng của thị trường ITO trên toàn thế giới 2000-2019

(Nguồn: statista.com) Ấn Độ vẫn là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực outsourcing CNTT.

Trong những năm vừa qua, doanh số outsourcing CNTT của Ấn Độ đã tăng gấp mười lần, chiếm hơn 80% khối lượng và giá trị outsourcing CNTT trên toàn thế giới Điển hình cho sự phát triển này thể hiện ở việc ba doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành outsource của Ấn Độ là Wipro, Tata consultancy và Infosys tăng trưởng liên tục, mười năm trước, ba công ty này chưa hề có mặt trên thị trường chứng khoán nhưng nay giá trị cổ phiếu của công ty thấp nhất hơn 40 tỷ USD và công ty cao nhất hơn 110 tỷ USD.

Tình hình thực hiện CSR trong các doanh nghiệp outsourcing ngành

CSR ngày nay đã trở thành phong trào được hưởng ứng rộng rãi ở các nước phát triển trên thế giới Nêu tra cứu các cụm từ "Corporate Social Responsibility" trên Google sẽ có hơn 663 triệu kết quả tìm kiếm được hiển thị (chưa kể các cụm từ về CSR ở từng nước cụ thể) Hàng vạn bài báo, bài nghiên cứu, sách, tạp chí, diễn đàn, trang web của các tổ chức phi chính phủ, giới doanh nghiệp, khoa học, tư vấn và Chính phủ bàn về vấn đề này Người tiêu dùng ờ các nước Âu-Mỹ hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn để tâm đến cách thức để tạo ra sản phẩm, có thân thiện với môi trường sinh thái, cộng đồng hay không? Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường phát triển rất mạnh. Đặc biệt, trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, vấn đề bảo vệ dữ liệu và thông tin khách hàng được quan tâm rất nhiều Ví dụ, năm 2016, Nghị viện châu Âu ban hành Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation – GDPR) có hiệu lực từ ngày 25/5/2018 Theo GDPR, việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu phải có sự đồng thuận của các cá nhân trừ khi có ít nhất một căn cứ hợp pháp để thực hiện Việc không tuân thủ GDPR sẽ bị phạt rất nặng Cụ thể, sai phạm đối với các chuẩn mực cốt lõi về xử lý dữ liệu, vi phạm các quyền cá nhân hoặc chuyển dữ liệu ra khỏi EU mà không đảm bảo các bảo vệ tương đương sẽ bị phạt tới

20 triệu Euro hoặc 4% doanh thu hàng năm trên toàn cầu Sai phạm trong việc tuân thủ với các yêu cầu về kỹ thuật và tổ chức như đánh giá tác động, thông báo sự cố mất an toàn thông tin sẽ bị phạt tới 10 triệu Euro hoặc 2% doanh thu hàng năm trên toàn cầu Vụ kiện gần đây nhất trong khuôn khổ GDPR là Tổ chức người tiêu dùng châu Âu European Consumer Organisation (BEUC) đã kiện Google vì đã theo dõi vị trí của người tiêu dùng mà không được sự đồng thuận thực tế của họ BEUC khiếu nại Google đã "lừa đảo" làm người dùng bật tùy chọn về “ghi nhớ lịch sử di chuyển” và không thông báo đầy đủ cho người dùng về việc bật như vậy để làm gì. Như vậy, sự đồng ý không được tự nguyện đưa ra Vụ việc này có thể làm Google đối mặt với án phạt 4% doanh thu hàng năm và có thể lên đến 4 tỷ đô la Trước đó, Facebook cũng đã bị tố giác về vi phạm điều kiện bảo mật thông tin và làm ảnh hưởng đến 25 triệu người dùng Đến nay, đã có khoảng 90 quốc gia trên thế giới ban hành luật có liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân dưới những hình thức khác nhau Có nước ban hành luật riêng về bảo vệ dữ liệu và được cụ thể hóa trong bộ luật các chuyên ngành khác nhau.

Trước áp lực của dư luận các công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào các chương trình hành động của mình một cách nghiêm túc và coi đó là mục tiêu, chiến lược giành ưu thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt Các doanh nghiệp đã hài hòa mục tiêu lợi nhuận và lợi ích cộng đồng, xã hội Hàng nghìn các chương trình đã được thực hiện như: tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải Cacbon, sử dụng nguyên vật liệu tái chế, năng lượng mặt trời, xóa mù chữ, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, thành lập các qũy và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống AIDS, các bệnh dịch khác ở các nước đang và kém phát triển, cung cấp các suất học bổng hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ các nạn nhân thiên tai Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như: Google, Microsoft , Samsung, Facebook Một điều đáng chú ý là trong những doanh nghiệp được đánh giá là có các hoạt động CSR tiêu biểu trong thời gian gần đây lại là những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động trẻ em, điều kiện lao động không an toàn trong quá khứ, điều này đã cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trong nhận thức và hành động cồa các doanh nghiệp này. Theo thống kê của Double the donation, các tập đoàn trên thế giới đã đóng góp hơn

26 tỷ USD cho các tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2019, 28% tổng số tiền quyên góp được dành cho các chương trình giáo dục, trong khi 25% dành cho các dịch vụ y tế và xã hội và 16% dành cho các chương trình phát triển kinh tế và cộng đồng. Theo thống kê, các công ty CNTT hàng đầu trên thế giới như Google,

Microsoft, Apple, Intel… là những công ty rất tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động CSR và được xếp hạng nhiều năm liên tiếp Dựa vào bảng thống kê, chúng ta cũng có thể thấy, phần lớn các công ty tích cực tham gia các hoạt động CSR này đều nằm ở các nước phát triển và đều là những công ty rất thành công.

Hình 1.4 Top các công ty tích cực tham gia các hoạt động

Vấn đề CSR đã trở nên quen thuộc, phổ biến trên thế giới và được các doanh nghiệp quan tâm và coi đó là một chiến lược quan trọng để mở rộng sản xuất, phát triển thương hiệu, tạo dựng uy tín để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường Ngoài những ràng buộc bất thành văn, CSR đã được cụ thể hóa thành các văn bản cho các doanh nghiệp cụ thể áp dụng Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện CSR của doanh nghiệp liên quan đến các nội dung: an toàn vệ sinh lao động nơi sản xuất, chăm sóc sức khoe người lao động và bảo vệ môi trường như một số chứng chi phổ biến: SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), FSC (bảo vệ rừng bền vững), và ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp) Ngoài những bộ quy tắc ứng xử chung thì các doanh nghiệp lớn trên thế giới hiện nay cũng đã xây dựng cho riêng mình những bộ quy tắc (code of conduct) đế hướng dẫn cách thức hành xử của doanh nghiệp trước các vấn đề CSR khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà cung ứng của doanh nghiệp phải tuân thủ "Theo thống kê, ở

Mỹ, năm 1986, có 75% các doanh nghiệp có bộ quy tắc riêng về đạo đức, năm

1993, số lượng các doanh nghiệp đã xây dựng các bộ quy tắc cho riêng mình đã tăng lên ở mức 93% Tại Nhật, một công trình nghiên cứu của Keidaren nhấn mạnh rằng khoảng 70% các doanh nghiệp có một văn bản như vậy Còn ở Châu Âu, 50% các hãng lớn có một hiến chương về đạo đức trong đó 71% ở Anh, 35% ở Đức Ở Pháp, một công trình nghiên cứu (Mercier, 1997) tiến hành đối với 100 doanh nghiệp hàng đầu (theo tiêu chí doanh thu) cho thấy rằng 62% các doanh nghiệp này có một văn bản đạo đức nhưng 97,6% các doanh nghiệp Pháp có dưới 50 công nhân không có văn bản loại này.

TÌNH HÌNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Tình hình outsourcing ngành CNTT ở VN

2.1.1 Khái quát về outsourcing ngành CNTT ở Việt Nam

Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam, outsourcing ngành CNTT đã tăng trưởng với tỉ lệ đáng kể từ 20% tới 35% hàng năm, qua 10 năm (năm

2010 – 2015), với tổng doanh thu đạt 2 tỷ USD vào năm 2015 Hiện tại, phần lớn những sản phẩm outsourcing tới từ các nước Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, tập trung vào outsourcing phát triển GCPM trên lãnh thỗ Việt Nam. Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là nhân công rẻ Việt Nam có hơn 90.5 triệu dân, 65% của số này dưới 35 tuổi Hàng năm, Việt Nam cung cấp cho thị trường tới 35.000 nguồn nhân lực về công nghệ, nhưng như thế vẫn chưa đủ Phần lớn những nhân lực này thiếu kinh nghiệm và vừa mới ra trường, tuy nhiên, với yêu cầu cao của tính chất công việc, thì số kỹ sư đáp ứng với nó vẫn là một con số rất khiêm tốn. Thấu hiểu được vấn đề này nên nhà nước và tư nhân đã cùng nhau giải quyết sự khan hiếm này đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn của nguồn nhân lực bằng việc đẩy mạnh giáo dục công nghệ thông tin, đầu tư dạy nghề và ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào các trường học tư nhân dạy về công nghệ thông tin Việt Nam, nhìn chung, vẫn cần nỗ lực rất nhiều để giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực Sự hình thành của khối kinh tế chung Đông Nam Á (AEC) vào cuối năm 2015 sẽ cho phép sự dịch chuyển nguồn nhân lực trong khối Đông Nam Á, điều này hứa hẹn mang lại những nguồn việc dồi dào cho nhân sự công nghệ thông tin tại Việt Nam. Để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam bắt buộc phải tạo ra được môi trường làm việc sôi nổi và mang tầm vi mô.

Ngành công nghệ thông tin được xem là chiến lược quốc gia để biến Việt Nam thành một quốc gia phát triển về công nghệ Nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á đã xóa bỏ 10% thuế doanh nghiệp và 15% thuế thu nhập cá nhân cũng như rất nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế vi mô ở Việt Nam hiện nay đang bình ổn tại 6% và về lâu dài, con số này được dự đoán sẽ bứt phá để đạt tới 11%, hay 36 tỷ đô, đây là kết quả của việc gia nhập TPP- hiệp định thương mại lớn nhất thế giới Chính phủ triển khai chương trình sáng kiến chống virus vào năm 2014 với mục đích cung cấp một môi trường kinh tế minh bạch và có trách nhiệm Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam đã bùng nổ trong vài năm gần đây với khoản 2000 dự án FDI vào cuối năm 2015, một sự tăng trưởng tới 12.5 %

Về mặt cơ sở hạ tầng, báo cáo quý 1 năm 2015 của Akamai Technologies’đã kết luận rằng Việt Nam đã đạt tốc độ truy cập internet trung bình là 3.2 Mbps vào quý 1 năm 2015 Tốc độ này lớn hơn của Philippines (2.8 Mbps), Ấn Độ (2.3 Mbps) và Indonesia (2.2 Mbps) Tuy nhiên, Việt Nam lại không được ở trong nhóm những quốc gia có internet băng thông rộng, những nước có tốc độ kết nối internet cao hơn

10 Mbps An ninh mạng cũng vẫn là một trong những hạn chế lớn của Việt Nam.

Và những nhà đầu tư từ các chủ doanh nghiệp nước ngoài như Harvey Nash, HP, IBM and Capgemini cũng như những nhà cung cấp trong nước như FPT Software, TMA Solutions, CMC, QSoft Việt Nam và Tinh Van Outsourcing.

2.1.1.2 Tình hình doanh nghiệp đăng ký lĩnh vực công nghiệp CNTT (2017)

Theo Vụ CNTT - Bộ TT&TT, năm 2017 cả nước đã có hơn 50.300 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNTT với tổng số nhân lực trên 928.000 người và tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm ngoái ước đạt 91.592 triệu USD.

Theo vụ CNTT, tổng số tỉnh, thành phố làm công nghiệp CNTT đã tăng từ con số 50 của năm 2016 lên 57 trong năm 2017, tăng 7 địa phương.

Số liệu thống kê của cơ quan này cho thấy, các chỉ tiêu về tổng doanh thu công nghiệp CNTT, kim ngạch xuất khẩu CNTT hay nhân lực CNTT, nộp thuế CNTT trong năm 2017 theo ước tính đều tăng trưởng so với năm 2016 Cụ thể, năm

2017, tổng doanh thu công nghiệp CNTT ước đạt 91.592 triệu USD, tăng trưởng hơn 35% so với năm 2016; kim ngạch xuất khẩu CNTT ước đạt 83.364 triệu USD, tăng trưởng trên 28,7%; tổng số nhân lực CNTT là 928.103 người, tăng hơn 21,1%; và nộp thuế CNTT ước tính trên 23.600 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 26%.

Số liệu thống kê của Vụ CNTT cũng chỉ ra rằng, so với năm 2016, mặc dù doanh thu từ các mảng phần cứng điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT trong năm ngoái đều tăng trưởng song tỷ trọng doanh thu công nghiệp CNTT vẫn chủ yếu từ doanh thu phần cứng điện tử Cụ thể, theo ước tính của Vụ CNTT, doanh thu phần cứng, điện tử năm 2017 là 81.582 triệu USD, tăng hơn 38,6% so với năm

2016, chiếm tới hơn 89% tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm ngoái; doanh thu phần mềm ước đạt 3.779 triệu USD, tăng gần 24,4%, chiếm tỷ trọng hơn 4,1% doanh thu công nghiệp CNTT; doanh thu nội dung số là 799 triệu USD, tăng 8,12%, chiếm gần 0,9% tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2017; và doanh thu dịch vụ CNTT là 5.432 triệu USD, tăng gần 7% so với 2016, chiếm trên 5,9% doanh thu công nghiệp CNTT năm 2017.

Năm 2017, cả nước có 50.304 doanh nghiệp CNTT (đang hoạt động), gấp hơn

2 lần số doanh nghiệp CNTT trên toàn quốc tính đến cuối năm 2016 (tổng số doanh nghiệp CNTT đang hoạt động trong năm 2016 là 24.501 doanh nghiệp) Xét theo lĩnh vực hoạt động, trong số 50.304 doanh nghiệp CNTT tính đến cuối năm ngoái, có 21.880 doanh nghiệp kinh doanh phân phối CNTT; 12.338 doanh nghiệp dịch vụ CNTT; 8.883 doanh nghiệp phần mềm; 4.001 doanh nghiệp phần cứng, điện tử; và 3.202 doanh nghiệp nội dung số.

Báo cáo của Vụ CNTT - Bộ TT&TT cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT của Việt Nam đã tăng từ 64.730 triệu USD năm 2016 lên 83.364 triệu USD trong năm 2017, đạt tỷ lệ tăng trưởng gần 28,8% Cũng trong năm 2017, xuất khẩu phần mềm đạt 3.301 triệu USD, tăng hơn 32,1% so với năm 2016; xuất khẩu nội dung số đạt 734 triệu USD, tăng trên 11%; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt 74.936 triệu USD, tăng gần 29,8%; và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ CNTT đạt 4.393 triệu USD, tăng gần 14,4%.

Như vậy, trong cơ cấu xuất khẩu CNTT, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vẫn có đóng góp lớn nhất, chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT của cả nước trong năm ngoái Trong đó, về xuất khẩu sản phẩm, thiết bị phần cứng, điện tử năm 2017, điện thoại chiếm tỷ trọng lớn nhất – hơn 63,6%, tiếp đó là mạch điện tử tích hợp (9,04%), dây cáp điện, cáp quang (4,92%), máy xử lý dữ liệu tự động(4,74%), máy in (4,37%) và 13,27% là tỷ trọng xuất khẩu của các sản phẩm, thiết bị phần cứng điện tử khác.

Trong khi đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu sản phẩm, thiết bị phần cứng, điện tử của nước ta trong năm ngoái là mạch điện tử tích hợp chiếm, với 40,38%; với tỷ lệ 34,74%, điện thoại và linh kiện xếp vị trí thứ hai trong cơ cấu nhập khẩu sản phẩm, thiết bị phần cứng điện tử năm 2017; tiếp đó là, điện trở chiếm 6,44%; thiết bị bán dẫn chiếm 3,93%; máy xử lý dữ liệu tự động chiếm 2,69%; và 11,82% là các sản phẩm thiết bị phần cứng, điện tử khác.

2.1.1.3 Tình hình nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Theo thống kê số liệu của trang web vietnamworks, một trong nhưng trang thông tin tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam Báo cáo lấy năm 2010 làm mốc và nhận thấy nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau một thập kỷ. Trong đó, 7 nhóm ngành thuộc lĩnh vực CNTT có như cầu tuyển dụng phổ biến lần lượt là: Phát triển phần mềm; Hỗ trợ kỹ thuật; Quản lý dự án/Sản phẩm; Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và Giao diện (UI); Kỹ sư kiểm định chất lượng sản phẩm QA/QC; Khoa học dữ liệu.

Tình hình thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6/2020, số lượng doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông (cả doanh nghiệp nội địa và nhà đầu tư nước ngoài - FDI) là khoảng 45.500 doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn, trên 98% và trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế năng động và linh hoạt trong môi trường biến đổi nhưng dễ bị tác động trước những thay đổi bất lợi của môi trường sản xuất kinh doanh Khả năng đầu tư nguồn lực để nâng cao dịch vụ bị hạn chế Ngoài ra, có một số nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao: quy mô nhỏ, hạn chế về nguồn lực, hiệu suất làm việc chưa cao, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, Các đặc điểm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đền nhận thức về CSR cũng như về nguồn lực để thực hiện CSR của các doanh nghiệp CNTT.

Thứ hai, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu:bước sang thời kỳ đổi mới, với mong muốn xóa bỏ dần cơ chế bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa, cùng với đường lối đổi mới, cách chính sách phát triển kinh tế, các luật về doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ViệtNam phát triển và mở rộng về quy mô, cụ thể: năm 1990, với sự ra đời của LuậtCông ty, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp tư nhân và sau đó thống nhất thành Luật Doanh nghiệp cũng như các Luật đầu tư nước ngoài, Luật Thuế giá trị gia tăng đã tạo ra nền tảng pháp lý thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế gia tăng về số lượng, mở rộng vể quy mô và loại hình hoạt động tuy nhiên nhìn chung, các

Doanh nghiệp Việt Nam có thời gian hình thành và phát triển chưa lâu cộng thêm việc Việt Nam gia nhập WTO và xu hướng toàn cầu hóa cũng như làn sóng FDI đầu tư vào Việt Nam dẫn đến việc Việt Nam cần phải tôn trọng các cam kết quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội; các doanh nghiệp Việt Nam có thị trường xuất khẩu phải tuân theo các tiêu chuẩn, yêu cầu, các bộ quy tắc của các bên nhập khẩu hay các quy định về lao động, môi trường, an toàn; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động thực hiện CSR để đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nhiều quốc gia khác nhau; tất cả các yếu tố trên đã đặt ra các yêu cầu cho các doanh nghiệp phải chủ động bắt kịp sự phát triển của các doanh nghiệp trên thế giới, từng bước thích nghi với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Do vậy, việc nghiên cứu các tiêu chuẩn CSR trên thế giới, các cách thức triển khai CSR là rất cần thiết, từ đó là cơ sở để hình thành các bộ tiêu chuẩn riêng của Việt Nam cũng như là nguồn tham khảo để các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận trong việc nhận thức và triển khai CSR nhằm tăng cường sự cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá và liệt kê vào nhóm các quốc gia mới nổi Các quốc gia mới nổi có xu hướng ưu tiên thực hiện CSR về khía cạnh kinh tế để lấp đầy thâm hụt kinh tế so với các nước phát triển hơn trên thế giới và khía cạnh từ thiện của CSR được đánh giá do truyền thống từ trước Do cộng đồng Việt Nam ưu tiên cao về trách nhiệm từ thiện, ở Việt Nam nhiều người cho rằng CSR chỉ nhằm phục vụ mục đích từ thiện, đặc trưng bởi các hoạt động quyên góp, thiện nguyện… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp coi CSR như một phương tiện để đánh bóng thương hiệu của họ, một hình thức bảo vệ thương hiệu và tin rằng, đây là mục đích duy nhất để họ thực hiện CSR Với sự kiện, Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2008, cùng với việc là một thị trường trẻ với nguồn lao động rẻ và sẵn có, ViệtNam đã và đang chào đón nhiều tập đoàn đa quốc gia gia công và đầu tư nước ngoài, chọn Việt Nam là thị trường chiến lược Các tập đoàn lớn trong ngành công nghệ thông tin như: Intel, Microsoft, HPE, Google… Các doanh nghiệp quốc tế này đã và đang đóng góp một vai trò to lớn trong việc nêu gương cho các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử của họ vào thị trường Việt Nam Ngoài ra, các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác nhau trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về các vấn đề xã hội và môi trường đã cải thiện nhận thức của người Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam về tư duy phát triển bền vững Một sáng kiến quan trọng trọng liên quan đến CSR ở Việt Nam đó là thành lập tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO: United nations industrial development Oranization) nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thích ứng và áp dụng CSR để cải thiện mối liên kết với chuỗi cung ứng trên toàn cầu Xu hướng phát triển này kéo theo nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng trong năm 2016, vấn đế này đã buộc chính phủ Việt nam và cộng đồng địa phương phải tập trung và yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các trách nhiệm xã hội và hoạt động minh bạch hơn, điều này dẫn đến việc hiểu rõ hơn về CSR trong tương lai.

Các sáng kiến CSR ở Việt Nam hiện nay được xác định thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng như các tập đoàn đa quốc gia và một phần chính quyền địa phương.

Ngoài ra, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI: Tổ chức chính trị phi lợi nhuận, độc lập, phi chính phủ, có đầy đủ tư cách pháp nhân và quyền tự chủ tài chính riêng cho mình) phát động giải thưởng CSR “CSR – Hướng tới sự phát triển bền vững”

Nhằm nâng cao hoạt động của các tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam để nâng cao trách nhiệm của họ đối với xã hội Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra các kế hoạch và dự án chi tiết liên quan đến CSR dựa trên các nguồn lực của mình như điều kiện lao động, vệ sinh, chất lượng, và năng lực quản lý môi trường.

Bằng việc phân tích việc thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp lớn và tiêu biểu đang hoạt động tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể khái quát về tình hình thực hiện CSR chung: FTP corp, Intel, …

Lý do chọn các doanh nghiệp này để đánh giá là:

- Các doanh nghiệp này đã được hình thành và hoạt động tại thị trường Việt Nam trên dưới 10 năm, quy mô doanh nghiệp vừa và lớn.

- Đều đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

- Các doanh nghiệp này đều có báo cáo CSR thường niên.

2.2.1.1 Giới thiệu tập đoàn FPT.

Tập đoàn FPT được thành lập vào năm 1988, với hơn 30 năm phát triển, FTP luôn là công ty dẫn đầu trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam Lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ VNĐ, tăng 20.8% so với năm 2018.

Thông qua lĩnh vực kinh doanh chính của mình là công nghệ thông tin và viễn thông FPT đang cung cấp dịch vụ của mình trên 56 tỉnh thành cả nước và tiếp tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra toàn cầu FTP đã có các khách hàng quốc tế, mở rộng các văn phòng đại diện và công ty con trên hơn 20 quốc gia trên toàn cầu.

2.2.1.2 Tình hình thực hiện CSR

FPT là một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam Tập đoàn đã xác định sự phát triển bền vững Trong hội nghị chiến lược phát triển tập đoàn năm

2010, FPT đã quyết định CSR như là một chiến lược của tập đoàn Các hoạt động CSR của tập đoàn đã được nâng lên một tầm mới Các hoạt động CSR này nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em và người dân, xây dựng cộng đồng tốt hơn. Chính vì vậy, FPT đã đưa ra trách nhiệm với nhân viên trong tập đoàn:

Tại FPT, con người là tài sản giá trị nhất, tập trung vào các chính sách phát triển và chăm sóc con người, tạo ra môi trương làm việc tốt cho nhân viên, mang lại cuộc sống giá trị cả về vật chất và tinh thần cho nhân viên Những chính sách này được kiến tạo dựa trên các tiêu chuẩn: phù hợp với sự đóng góp cho FPT, tính cạnh tranh, khuyến khích hiệu quả và chất lượng công việc, minh bạch và công bằng.Bên cạnh đó, FPT có các chính sách tạo ra môi trường làm việc có điều kiện tốt nhất cho nhân viên để phát triển toàn bộ khả năng tiềm ẩn của họ FPT cũng có rất nhiều chính sách liên quan thăng tiến trong sự nghiệp cho nhân viên như nhân viên key, chính sách về việc tránh xung đột các trách nhiệm do nắm giữ nhiều vị trí, chính sách luân chuyển vị trí quản lý: các chính sách bổ nhiệm và miễn nhiệm cam kết mức độ công bằng và minh bạch cao nhất.

Ngoài ra, FPT khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để CBNV phát triển toàn diện cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, không chỉ thông qua công việc mà còn thông qua việc tự học, phát triển bản than và trao đổi kiến thức Điều này được hoàn thiện trong chương trình dào tạo liên tục, Nhân viên đạt đủ điều kiện được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo cấp tốc.

Hướng tới việc hỗ trợ cộng đồng và thực hiện CSR, FPT đang sử dụng giá trị cốt lõi của mình (công nghệ), cụ thể:

• Hỗ trợ tài năng trẻ: 2 chương trình lớn

- Trung tâm bồi dưỡng tài năng trẻ FPT: năm 1999, Trung tâm Bồi dưỡng Tài năng trẻ FPT (FYT) được thành lập từ ý tưởng của Chủ tịch Trương Gia Bình với mục đích tập hợp những nhân tài trẻ tuổi của đất nước, tạo điều kiện để họ phát triển một cách toàn diện trở thành người thành đạt trong xã hội, góp phần hưng thịnh quốc gia; đồng thời xây dựng môi trường, kết nối những bạn trẻ có năng khiếu đặc biệt để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THUÊ NGOÀI CNTT CỦA VIỆT NAM

Đánh giá việc thực hiện CSR trong thuê ngoài của ngành CNTT Việt

- Các hoạt động thuê và nhận thuê outsourcing của các doanh nghiệp đang hoạt động đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế: sự tăng trưởng của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của đất nước

3.1.1.2 Về việc làm và người lao động

- Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT trong những năm gần đây cả về số lượng, quy mô đã giúp tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động Theo thống kê, năm 2020, toàn ngành CNTT mang về nguồn thu khoảng 9 tỷ USD, trong đó doanh khối outsourcing đạt trên 3,7 tỷ USD. Tổng số nhân lực toàn ngành đạt gần 300.000 người Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển ngành CNTT tại Việt Nam.

- Đối với người lao động, với sự ra đời của Luật Lao động 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cùng với việc tham gia ký kết tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong lĩnh vực lao động quốc tế như các công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như: thực hiện giảm giờ làm thêm, tăng lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng quy định, chi các khoản phụ cấp, thưởng lễ tế, đi tham quan du lịch hàng năm.

- Công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật và chính sách như Luật bảo vệ môi trường được ban hành năm 1993, sửa đổi năm 2005 và

2014, thành lập các đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm về các vấn đề về môi trường như Cục Bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương với chức năng kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách về môi trường trên địa bàn từng địa phương Tất cả đã thể hiện nỗ lực nhằm nâng cao sự quan tâm của doanh nghiệp về trách nhiệm đối với môi trường.

- Nhiều doanh nghiệp đã tích cực thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường, đầu tư các hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Nhiều chương trình bảo vệ môi trường cũng được phát động như “Ngày làm sạch hồ Hà Nội” do hội đồng do VCCI phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Môi Trường và Cộng đồng cùng một số doanh nghiệp đồng tổ chức với mục tiêu nâng cao nhận thức và thúc đẩy nỗ lực cộng đồng trong việc phục hồi và bảo tồn các hồ tại Hà Nội.

3.1.1.4 Về cộng đồng và xã hội

- Các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điển hình nhất là các hoạt động từ thiện, ủng hộ và thiết lập các quỹ hỗ trợ xã hội, tham gia các dự án cộng đồng.

- Tham gia các sự kiện quốc tế: Giờ Trái Đất và Ngày Môi Trường Thế Giới.

- Giảm thiểu các chuyến đi công tác (trong nước và ngoài nước) để tiết kiệm nhiên liệu, chi phí đi lại và công tác phí.

Công ty trang bị các thiết bị điện thoại trực tuyến để thực hiện các cuộc họp với khách hàng (quốc tế) và các cuộc họp nội bộ (quốc tế) qua điện thoại hội nghị (conference call) để giảm thiểu thời gian di chuyển hướng tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

Thực hiện các khóa học đào tạo qua các chương trình đào tạo trực tuyến để tiết kiệm thời gian di chuyển, chi phí đi lại và chi phí đào tạo.

3.1.2 Hạn chế trong việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT tại Việt Nam

- Hạn chế trong nhận thức về CSR của các doanh nghiệp: nhận thức của các doanh nghiệp về CSR có thể nói là chưa đầy đủ, đối với các doanh nghiệp nước ngoài,việc thực hiện CSR có phần tốt hơn các doanh nghiệp nội địa Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc thực hiện CSR đơn thuần là làm từ thiện Điều này cũng phù hợp với mô hình CSR của Visser đối với các nước đang phát triển, trong đó khía cạnh từ thiện cũng là khía cạnh nền tảng và được xếp trước các khía cạnh pháp lý và đạo đức Thậm chí một số doanh nghiệp còn cho rằng có thể thoải mái lợi dụng nguồn tài nguyên, nhân công hay các hoạt động tiêu cực khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận, sau đó họ quay lại làm các hoạt động từ thiện cho xã hội là đã thực hiện CSR. Doanh nghiệp vẫn cho rằng việc thực hiện CSR là một loại chi phí không sinh lời, không phải là một sự đầu tư phát triển, có khả năng giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất hay xây dựng giá trị thương hiệu, tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Việc thực hiện CSR chưa đến từ bản thân doanh nghiệp do doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích trong việc thực hiện, hay đến từ việc doanh nghiệp gượng ép thực hiện theo các tiêu chuẩn, bộ quy tắc ứng xử nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác, khách hàng.

- Hạn chế về các nguồn lực trong việc thực hiện CSR: Các doanh nghiệp outsourcing trong ngành CNTT ở Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bản chất của các doanh nghiệp outsourcing đã là để tối thiểu chi phí, tiềm lực kinh tế và nhân sự hạn chế là một rào cản rất lớn trong việc thực hiện CSR Việc phải đối mặt với các chi phí như giá điện nước, nguyên vật liệu, nhân công, chi phí tài chính…khiến cho các chủ doanh nghiệp không còn thời gian cũng như mong muốn để nghĩ tới việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, môi trường mà chỉ tập trung tối đa tới việc đảm bảo lợi nhuận, cắt giảm chi phí Thêm nữa, việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí hay giảm thiểu chất thải ra môi trường cũng cần một nguồn kinh phí không hề nhỏ, chỉ có các doanh nghiệp lớn, có khả năng về tài chính mới có thể quan tâm và thực hiện.

- Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa có chế tài đủ mạnh để ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện CSR: Mặc dù đã có các quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế, bảo vệ quyền lợi của người lao động, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường tuy nhiên hệ thống các quy định đó còn chưa đầy đủ, đồng bộ và việc giám sát tuân thủ pháp luật chưa cao dẫn đến tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp trốn trách trong việc thực hiện Ngoài ra, cơ chế xử lý chưa đủ răn đe, đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước cũng là một nguyên nhân làm cho doanh nghiệp chưa tự giác thực hiện CSR Ví dụ, tình trạng ràng buộc nhân viên làm thêm giờ, các ngày nghỉ lễ trong các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT diễn ra thường xuyên, các phúc lợi cho việc làm them chưa được thỏa đáng cho người lao động…

3.2 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT trên thế giới.

Theo Wikipedia, Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Tính đến năm 2020:

Lợi nhuận kinh doanh: 53 tỷ USD

Tổng tài sản: 301,3 tỷ USD.

Số lượng nhân viên chính thức: 166.475 người.

Microsoft là thương hiệu công nghệ hàng đầu do Bill Gates sáng lập Giám đốc điều hành hiện tại của công ty là Satya Nadella Ngoài nhiều thứ khác bao gồm cả sự đổi mới, Bill Gates và công ty được biết đến với các hoạt động từ thiện của họ Trong những năm gần đây, một số thứ đã thay đổi bên trong Microsoft và Nadella đã có thể đưa mọi thứ trở nên sáng sủa hơn Microsoft đã tìm thấy một trọng tâm mới là trao quyền - cho khách hàng và xã hội Microsoft đầu tư những khoản tiền lớn mỗi năm cho phúc lợi xã hội, người thiệt thòi và người nghèo Bảo vệ môi trường và tính bền vững cũng trở thành một chủ đề quan trọng, là trọng tâm chính tại Microsoft Trong khi công ty đã chứng kiến doanh thu tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây, sự tập trung vào phúc lợi xã hội và trao quyền cho cộng đồng cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Là một gã khổng lồ công nghệ, Microsoft sử dụng sức mạnh của công nghệ để trao quyền cho con người và bảo vệ hành tinh Nhiệm vụ của công ty là giúp mọi người đạt được nhiều thành tựu hơn Trong khi các doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận tài chính, họ cũng phải tự chịu trách nhiệm trước những kỳ vọng của xã hội. Các doanh nghiệp một mặt giúp đỡ cộng đồng và môi trường, mặt khác chính họ được hưởng lợi hình thành một hình ảnh mạnh mẽ hơn và có trách nhiệm với xã hội Dưới đây là những điểm nổi bật chính về trách nhiệm xã hội và nỗ lực bền vững do Microsoft thực hiện và kết quả mà những nỗ lực này đang tạo ra.

3.2.1.2 Tình hình thực hiện CSR

• Đóng góp cho cộng đồng:

Hình 3.1 CSR của Microsoft trên toàn thế giới

Giải pháp để nâng cao trách nhiệm CSR của doanh nghiệp trong hoạt động outsourcing ngành CNTT của Việt Nam

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Do đặc thù là nước đang phát triển, nhận thức về CSR của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, chưa coi trọng vai trò của CSR trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Biểu hiện rõ nhất trong việc nhiều doanh nghiệp outsourcing CNTT chưa có nhận thức rõ ràng về CSR đó là trả thù lao xứng đáng cho nhân viên, vấn đề làm thêm giờ, làm ngày lễ do để kịp thời gian cho các dự án Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe,quan hệ xã hội và gia đình Do đặc thù ngành CNTT công nghệ đổi mới rất nhanh,nên việc doanh nghiệp trong nước hỗ trợ nhân viên bằng các chương trình giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn vẫn còn hạn chế so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Một là, để việc thực hiện CSR ở Việt Nam được hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước nên đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về CSR không chỉ trong phạm vi dành cho doanh nghiệp, các cơ quan hay tổ chức mà nên mở rộng tới các cộng đồng dân cư ở địa phương Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CSR có thể thông qua các hoạt động như tổ chức các hội thảo, hội nghị, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về CSR Việc tăng cường nhận thức về CSR cũng nên được xem xét đưa vào các nội dung học tập hay các hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên, học sinh Đây cũng là một cách để thế hệ trẻ hiểu thêm về trách nhiệm xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng và môi trường sau này hay trở thành những người chủ doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.

Hai là, thiết lập các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử về CSR ở cấp ngành và cấp quốc gia: để các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện CSR một cách dễ dàng thì việc chính phủ ban hành các tiêu chuẩn hay bộ quy tắc ứng xử về CSR đóng một vai trò rất quan trọng Các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử này có thể tham khảo từ các tiêu chuẩn của các tổ chức trên thế giới như ISO 26000, tiêu chuẩn GRI, Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được bộ quy tắc hay tiêu chuẩn CSR nào, và cũng chưa thành lập cơ quan nhà nước riêng về CSR nhằm thực hiện công việc này Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có thể xem xét xây dựng bộ tiêu chuẩn CSR sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và làm nền tảng để các doanh nghiệp có thể xem xét và áp dụng một cách hiệu quả.

Ba là, kiện toàn các bộ luật và nâng cao tính hiệu lực trong việc thực thi luật: việc thực hiện CSR thường mang tính tự nguyện và tự giác, tuy nhiên yếu tố pháp lý cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó cóViệt Nam Khi mà trình độ văn hóa và nhận thức chưa cao thì việc luật hóa các phạm trù đạo đức trong kinh doanh là rất cần thiết Tuy nhiên, tính hiệu lực trong việc thực thi pháp luật tại Việt Nam chưa cao Điển hình là luật an toàn vệ sinh thực phẩm có tính hiệu lực không cao, khung xử phạt chưa hợp lý khiến các doanh nghiệp bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng Có doanh nghiệp vừa bị xử phạt tuy nhiên lại tái phạm ngay sau đó Luật Doanh nghiệp cần quy định cụ thể về các trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi không thực hiện nghĩa vụ pháp lý Khi kinh doanh dưới mô hình doanh nghiệp, văn bản pháp luật đầu tiên nhà đầu tư cần tìm hiểu đó chính là Luật Doanh nghiệp Ngoài việc tìm hiểu các mô hình doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp cũng chính là văn bản mà những người kinh doanh tiếp xúc tìm hiểu về các nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành kinh doanh Các quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp càng cụ thể về nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước, các loại thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp khi kinh doanh Quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp về đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trách nhiệm pháp lý doanh nghiệp phải gánh chịu khi có sự vi phạm về chất lượng sản phẩm, vi phạm về môi trường… Trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp bị áp dụng là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, hoặc trách nhiệm dân sự và đó chính là biện pháp có hiệu lực nhất trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Từ các quy định của Luật Doanh nghiệp về biện pháp cưỡng chế doanh nghiệp gánh chịu khi không thực hiện nghĩa vụ, những nhà đầu tư có thể hình dung ra trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở mức tối thiểu là chấp hành, tuân thủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp, biết được các trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu khi không thực hiện các nghĩa vụ đó Những quy định ban đầu này cũng là một bước sàng lọc, loại bỏ những kẻ lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh kiếm lợi nhuận một cách bất chấp Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hiện pháp luật đối với doanh nghiệp, trước hết là những người chủ, quản lý doanh nghiệp Hiểu biết về pháp luật sẽ hình thành nên ý thức về pháp luật, từ đó điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật Trách nhiệm xã hội không phải là chỉ đi làm từ thiện một cách đơn thuần, mà nó phải trên nền tảng cơ bản là kinh doanh đúng pháp luật Người làm chủ, quản lý doanh nghiệp có thể nói họ là tấm gương sáng, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp Khi họ được trang bị kiến thức, hiểu biết về pháp luật, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh sẽ dẫn dắt doanh nghiệp kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, mà trước hết là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như xã hội Ví dụ, năm 2013, Ấn Độ đã sửa đổi luật về CSR, theo đó, các công ty có giá trị ròng từ 70 triệu USD trở lên hoặc lợi nhuận ròng từ 800.000 USD trở lên, hoặc doanh thu hàng năm từ 140 triệu USD trở lên sẽ phải chi tiêu 2% lợi nhuận trung bình 3 năm vào hoạt động CSR. Bốn là, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có kinh nghiệm trong việc thực hiện CSR: việc hợp tác với các quốc gia đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện CSR như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu, hay với các tổ chức phi chính phủ về CSR sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm trong việc triển khai CSR, từ đó đưa ra các chương trình đào tạo, tư vấn hay các chính sách hiệu quả hơn.

Năm là, tổ chức đánh giá và tôn vinh những doanh nghiệp thực hiện tốt CSR: đây là việc làm cần thiết nhằm đánh giá cũng như động viên, khích lệ các doanh nghiệp đang thực hiện tốt CSR nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa, nhân rộng việc thực hiện CSR trong cộng đồng doanh nghiệp Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tổ chức thực hiện đánh giá các hoạt động CSR thông qua các báo cáo phát triển bền vững, báo cáo CSR của các doanh nghiệp, điển hình là Viện Danh tiếng (Reputation Institue) tại Boston, Mỹ được biết đến với khung đánh giá RepTrak Pulse, đã thực hiện đánh giá hơn 7000 công ty tại trên 50 quốc gia Tại Việt Nam, trong ngành CNTT đã có các hoạt động: Giải thưởng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR Award ) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức nhằm tôn vinh và biểu dương các doanh nghiệp lồng ghép tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) vào các hoạt động của mình và có thành tích xuất sắc trong hai lĩnh vực lao động và môi trường, được tổ chức 3 năm một lần; Giải thưởng ASEAN về viễn thông và CNTT (ASEAN ICT Awards – AICTA) có 6 hạng mục xét giải, trong đó có hạng mục CSR

3.3.2 Giải pháp với các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT

- Nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng trong việc triển khai CSR trong các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT: Hiện này, phần lớn các công ty nhận outsourcing ngành CNTT ở Việt Nam, đều nhận các dự án, các đối tác khách hàng ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu Việc thực hiện và tuân thủ

CSR ở các quốc gia này là rất quan trọng, do đó, các doanh nghiệp outsourcing Việt Nam nhận thức được vấn đề này cũng sẽ là một yếu tố giúp cho doanh nghiệp mình nhận được các hợp đồng, dự án dễ dàng hơn khi các đối tác này sẽ dựa vào báo cáo thực hiện CSR của doanh nghiệp để làm căn cứ, bởi vì khi đầu tư ở quốc gia khác, các doanh nghiệp này không muốn hợp tác với bất kỳ doanh nghiệp nào có những vấn đề về pháp lý như trốn thuế, không minh bạch về số liệu, nợ hay chậm trả lương cho nhân viên, sử dụng lao động bất hợp pháp FPT là một doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT thành công ở Việt Nam và khu vực, doanh nghiệp này cũng đã rất tích cực thực hiện CSR như đã nêu ra trong chương II, chính điều này đã giúp FTP nhận được các hợp đồng giá trị từ các đối tác nước ngoài.

- Xây dựng quy trình CSR cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp nên chọn cách làm phù hợp nhất với khả năng của mình, không nên chờ đến khi phát triển và có thương hiệu nhất định mới làm, việc xây dựng quy trình cũng giúp cho doanh nghiệp thực hiện CSR tối ưu nhất và mang tính đồng bộ.

Ngày đăng: 15/12/2022, 18:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w