Tính cấp thiết của đề tài
Khởi nguồn từ các nước phát triển, sau đó thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) phát triển rộng ra ở các nước đang phát triển và Việt Nam không phải là ngoại lệ, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay Khái niệm CSR tại Việt Nam thường được xem xét từ khía cạnh của Chính phủ Có nghĩa là, CSR thường là những yêu cầu, đòi hỏi từ phía Chính phủ trong quá trình hoạt động tại địa phương, các doanh nghiệp (DN) cần phải có trách nhiệm với địa phương nơi mình hoạt động Ở góc tiếp cận này, các DN thực hiện CSR một cách bị động, và dưới góc độ chấp hành các quy định về pháp lý.
Mặc dù vậy, trên thực tế, rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực hiện CSR một cách chủ động có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho DN như nâng cao năng suất của người lao động, tăng mức độ trung thành, tăng hiệu quả hoạt động, cải thiện danh tiếng, cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan của DN do đó
DN nên tiếp cận CSR một cách chủ động Việc thực hiện CSR một cách chủ động không những giúp DN thỏa mãn các yêu cầu từ Chính phủ nước sở tại mà còn giúp
DN đạt được các mục tiêu phát triển, mục tiêu chiến lược khác Việc thực hiện CSR, nếu được các DN nhìn nhận một cách nghiêm túc sẽ tạo niềm tin cho người lao động và sự tin tưởng từ các nhà đầu tư Do đó, bên cạnh hướng tiếp cận từ Chính phủ coi thực hiện CSR như một nghĩa vụ và sự tuân thủ pháp luật, Luận án cũng đồng thời tiếp cận khái niệm CSR từ góc độ của chính DN, nhìn nhận CSR như một công cụ mà DN có thể sử dụng để quản trị mối quan hệ với các bên liên quan của DN qua đó đạt được các mục tiêu chiến lược.
Trong các mục tiêu chiến lược của DN, mục tiêu duy trì và cải thiện danh tiếng dường như có vai trò quan trọng hơn cả Danh tiếng không chỉ là mục tiêu mà còn là một bước trung gian giúp DN đạt được tất cả các mục tiêu còn lại Một DN có danh tiếng tốt sẽ giúp tạo dựng sự tin tưởng đối với khách hàng, các đối tác, Chính phủ qua đó giúp cho hoạt động kinh doanh, phát triển của DN thuận lợi hơn, dễ dàng đạt được các mục tiêu về doanh số, thị trường, tài chính.
CSR không phải là một khái niệm mới nhưng ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các DN trên toàn cầu (KPMG, 2015; Porter, 2006; Reid & Toffel, 2009) Sự phát triển của CSR luôn đồng hành với sự phát triển của các dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển những năm 1990s (Goyal, 2005) Sự tham gia của các DN FDI có những tác động tích cực đến quốc gia nhận đầu tư thể hiện qua việc bổ sung vốn vào tổng vốn đầu tư quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế; góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung thông qua việc tăng thẳng dư của cán cân vốn; tạo điều kiện cho các nước tiếp cận công nghệ mới, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý, sản xuất, trình độ NLĐ (Cao Thị Hồng Vinh, 2016) Tuy nhiên, trên thực thế, mặc dù nhận được nhiều ưu đãi, các DN FDI đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề bức xúc về môi trường và xã hội liên quan đến ô nhiễm môi trường, vi phạm đạo đức kinh doanh, thiếu trách nhiệm với an sinh an toàn của cộng đồng dân cư Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, đặc biệt là DN FDI, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả đắt về môi trường cũng như những vấn đề xã hội Do đó, DN FDI cần ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia mà
DN đó đầu tư vào Nói cách khác, hoạt động của DN FDI ngoài mục tiêu lợi nhuận còn cần phải gắn liền với thực hiện CSR thông qua thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, bảo vệ môi trường, đối xử có đạo đức với NLĐ, người tiêu dùng và các trách nhiệm khác với cộng đồng.
Hiện nay, Việt Nam đang tham gia ký kết nhiều hiệp định thế hệ mới Các hiệp định thế hệ mới đều đề cập tới những khía cạnh khác nhau của CSR Do đó CSR của DN FDI đối với nước sở tại là yếu tố mang tính bắt buộc trong bối cảnh hội nhập DN FDI có vai trò vô cùng to lớn đối với nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam Mặc dù vậy, những nghiên cứu về đề tài CSR chủ yếu được thực hiện ở các nước đã phát triển, còn ở các nước đang phát triển vẫn còn khá hạn chế, các lý thuyết CSR, khái niệm CSR trên thế giới không thể được áp dụng một cách máy móc vào trường hợp các nước đang phát triển hay trường hợp của Việt Nam do sự khác biệt về văn hoá, cơ chế quản trị và đặc thù nền kinh tế Do vậy, các tác động, các mối quan hệ hay những kết quả của chủ đề này chưa được kiểm chứng, đánh giá đầy đủ mang lại những khó khăn cho nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và thế giới Vì vậy, việc nghiên cứu về CSR đối với DN FDI tại các quốc gia đang phát triển lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh phát triển bền vững, các DN trên toàn thế giới đều quan tâm đến mục tiêu và triển khai thực hiện CSR Là nhóm DN có những ưu thế nhất định, khi tiến hành phát triển kinh doanh quốc tế, các DN FDI luôn tập trung thực hiện CSR và coi đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển Do đó, nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp” là cần thiết nhằm phân tích cụ thể việc thực hiện các nội dung CSR của DN FDI và đề xuất một số giải pháp để nâng cao thực hiện CSR của nhóm DN này trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nhằm nghiên cứu việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam, chỉ ra những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy việc thực hiện CSR của DN FDI trong thời gian tới đến năm 2030.
Cụ thể hoá cho việc đạt được mục tiêu chung ở trên, luận án:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý thuyết về CSR của DN và nội dung CSR của DN FDI. Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng và kết quả thực hiện CSR của DN FDI tại
Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng.
Thứ ba, xây dựng mô hình phân tích việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam tập trung vào mối liên quan giữa việc thực hiện CSR với việc nâng cao danh tiếng của DN.
Thứ tư, đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp, có tính khả thi và ứng dụng cao nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu
1 CSR là gì? Hướng tiếp cận CSR của Luận án là gì?
2 DN FDI tại Việt Nam thực hiện CSR ở những nội dung nào?
3 Các bên liên quan chính, quan trọng nhất, đặc thù của DN FDI là những đối tượng nào?
4 Thực trạng thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 như thế nào? Những vấn đề còn tồn tại là gì? Nguyên nhân của những vấn đề đó là gì?
5 Giải pháp nào có thể được thực hiện nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam?
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đạt được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, 4 nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:
(i) Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về CSR của DN FDI (xác định nội hàm, các bên liên quan và sự cần thiết của nghiên cứu CSR của DN FDI)
(ii)Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam
(iii) Tiến hành phân tích kết quả thực hiện CSR bằng cách sử dụng bảng câu hỏi điều tra, phân tích tác động của việc thực hiện CSR đối với các bên liên quan khác nhau của DN FDI đến danh tiếng của DN
(iv) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu
Các tài liệu được sử dụng để tham khảo trong Luận án bao gồm: Các số liệu, dữ liệu thống kê, cũng như các luận điểm nghiên cứu của các báo cáo và tài liệu nghiên cứu về CSR của DN FDI tại Việt Nam được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước Số liệu thống kê được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020.
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi DN FDI trên lãnh thổ Việt Nam.
Các thông tin trong bảng hỏi: NCS xây dựng một bảng hỏi nhằm tìm hiểu việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam đối với bốn bên liên quan quan trọng bao gồm: Chính phủ (CP), người lao động (NLĐ), khách hàng và cộng đồng Bên cạnh đó NCS cũng khảo sát đánh giá của DN về danh tiếng của DN Dữ liệu sơ cấp được sử dụng cho hai mục đích (1) phục vụ cho nghiên cứu thống kê mô tả, phân tích thực trạng thực hiện CSR của DN FDI đối với bốn bên liên quan quan trọng của DN và (2) phục vụ chạy mô hình kinh tế lượng phân tích kết quả và tác động của việc thực hiện CSR đến danh tiếng của DN.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Nghiên cứu tại bàn (Phương pháp nghiên cứu tài liệu): Để thu thập dữ liệu thứ cấp, NCS sử dụng phương pháp này để tìm kiếm, tổng hợp từ các nguồn như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo tổng hợp của Bộ kế hoạch đầu tư, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM), đề tài nghiên cứu của các trường đại học, các website của các cơ quan ban ngành và các DN trong ngành cũng như của các tạp chí trong và ngoài nước Các dữ liệu thu thập được theo phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam.
- Điều tra khảo sát: NCS sử dụng phương pháp này để thu thập được các dữ liệu sơ cấp, phục vụ đánh giá sâu vào lĩnh vực nghiên cứu.
+ Mẫu nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu, NCS đã tiến hành điều tra với số mẫu là 500 phiếu,đối tượng được điều tra là các chủ DN, trưởng phòng bộ phận chiến lược của DNFDI Số phiếu thu về là 233 phiếu, đạt tỷ lệ 46,6% Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện Luận án nên NCS sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện – phi xác suất.
+ Đối tượng khảo sát: các chủ DN, trưởng phòng bộ phận chiến lược của
DN FDI trên lãnh thổ Việt Nam Đây là những người am hiểu về chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của DN, do đó, câu trả lời của những đối tượng nay sẽ mang tính đại diện cao nhất.
+ Thời gian điều tra tiến hành trong tháng 4/2018 Kết quả điều tra sau khi đã làm sạch, thu được 208 phiếu có thể sử dụng để tiến hành chạy phân tích hiệu quả bằng phần mền DEAP 2.1 và phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phẩn mềm SPSS 22.
* Phương pháp phân tích dữ liệu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp định tính: NCS sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và tổng hợp để phân tích các dữ liệu thứ cấp Các đánh giá về thực trạng thực hiện CSR cũng dựa trên một số các nhận định, báo cáo và tự đánh giá của các bài nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước trong những năm gần đây.
+) NCS sử dụng công cụ phần mềm phân tích dữ liệu DEAP 2.1 và SPSS 22 để tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp NCS sử dụng phương pháp này với các tiêu chí như số lượng, phần trăm, số trung bình, tần suất, tỷ lệ để mô tả thực trạng thực hiện CSR và đánh giá kết quả thực hiện CSR đối với 4 bên liên quan quan trọng bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng của DN FDI tại Việt Nam.
+) NCS sử dụng phương pháp DEA để phân tích kết quả thực hiện CSR của
DN FDI tại Việt Nam
+) NCS sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo (hệ sốCronbach’s alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – ExploratoryFactor Analysis), sau đó thực hiện hồi quy đa tuyến tính xem có mối quan hệ tuyến tính giữa một biến phụ thuộc duy nhất (danh tiếng của DN) và các biến độc lập khác nhau (thực hiện CSR đối với 4 bên liên quan khác nhau, mỗi bên liên quan là một biến độc lập) nhằm ước lượng và kiểm định tác động của thực hiện CSR đối với các bên liên quan đến danh tiếng của DN FDI tại Việt Nam.
Những đóng góp mới của Luận án
Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Luận án đã trình bày được tổng quan tình hình nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới về CSR nói chung và CSR của các DN FDI nói riêng Trên cơ sở đó rút ra khoảng trống nghiên cứu về cả nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Thứ hai, Luận án đã trình bày các cơ sở lý luận về CSR, CSR của DN FDI, các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR của DN FDI Xây dựng cơ sở lý thuyết về mô hình đo lường việc thực hiện CSR của DN FDI.
Thứ ba, Luận án đi sâu vào phân tích thực trạng thực hiện CSR của các DN
FDI tại Việt Nam đối với 4 bên liên quan tương ứng với các nội dung CSR tiêu biểu gắn liền với từng đối tượng (ở cả hai hướng tiếp cận: Nhà nước và DN) Đồng thời, Luận án cũng phân tích việc thực hiện CSR đối với các bên liên quan bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng nhằm nâng cao danh tiếng của DN sử dụng phương pháp DEA, phương pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy dựa trên kết quả thu về của 208 phiếu điều tra để phân tích, đánh giá việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra kết quả, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam Số liệu có nguồn gốc chất dẫn rõ ràng.
Thứ tư, trên cơ sở các phân tích đánh giá việc thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam và mục tiêu, định hướng thực hiện CSR của DN FDI, Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi cao nhằm nâng cao việc thực hiệnCSR của DN FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
Kết cấu của luận án
Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
Chương 2 Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI Chương 3 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra
Chương 4 Giải pháp nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Tình hình nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành chủ đề nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm trong vài thập kỷ gần đây Đã và đang có rất nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu về CSR được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau Khi đề cập đến chủ đề CSR của DN, hầu hết các tác giả trên thế giới đều đi từ khái niệm CSR rồi mới mở rộng và nghiên cứu chuyên sâu về các mối quan hệ và các vấn đề liên quan Mặc dù vậy, mỗi tác giả lại tiếp cận các thuật ngữ này trên các góc nhìn khác nhau Sau đây, NCS tổng hợp các nghiên cứu về CSR qua các thời kỳ nhằm chỉ ra sự dịch chuyển cũng như phát triển trong nội dung nghiên cứu về CSR. Đây sẽ là cơ sở giúp NCS xác định hướng nghiên cứ và hướng tiếp cận cho luận án của mình.
Bảng 1.1 Sự dịch chuyển trong nội dung nghiên cứu CSR qua các thời kỳ Thời gian
Mô hình Sự mơ hồ về khái niệm CSR
Bowen (1953) Đạo đức và các trách nhiệm xã hội
Kiểm soát các yếu tố bên ngoài DN
Lợi ích của DN Hai quan điểm trái chiều về việc CSR mang lại lợi ích hay tổn thất cho DN
Các mô hình thực hiện trách nhiệm xã hội
Xây dựng khái niệm, cơ sở lý thuyết
1990s Freeman (1984), Tiếp cận theo các nghiên cứu thực Thấp
Hart (1997) hướng các bên liên quan nghiệm
Tiếp cận theo hướng quản trị chiến lược các nghiên cứu thực nghiệm và lợi thế cạnh tranh
Nguồn: Lee, 2008 và NCS bổ sung
+) Trong những năm 1950 đến 1960, khái niệm CSR lần đầu tiên được đề cập hầu hết tập trung vào khía cạnh lý thuyết đối với các DN xã hội ở phạm vi vĩ mô nhằm thúc đẩy việc thực hiện CSR Nổi bật, tác giả Bowen (1953) trong tác phẩm “trách nhiệm xã hội của doanh nhân” đã đưa ra cách tiếp cận được cho là tiên phong đối với CSR Cụ thể, CSR là nghĩa vụ của chủ DN trong việc theo đuổi các chính sách, đưa ra các quyết định hoặc thực hiện các chuỗi hoạt động được xã hội mong đợi xét cả về mục tiêu và giá trị của DN.
+) Trong những năm 1970, một số nghiên cứu ra đời nhằm mục đích bác bỏ vai trò của CSR Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nhìn nhận dưới góc độ lợi ích của DN và cho rằng CSR là một tổn thất đối với doanh thu của DN và mục tiêu đối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông (Friedman, 1970) Cũng trong những năm này, một số nghiên cứu phân tích hai quan điểm trái chiều về CSR nhằm tìm ra một góc nhìn đúng đắn nhất Wallich & McGowan (1970) đưa ra câu hỏi nghiên cứu liệu các
DN nên thực hiện CSR hay không? Ông cho rằng, dưới một góc nhìn hẹp tập trung vào tối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông, quan điểm của Friedman là đúng đắn rằng
DN không nên thực hiện CSR Tuy nhiên, hoạt động của DN có mối quan hệ mật thiết đối với xã hội và các chủ thể xung quanh, do đó, DN cần thực hiện CSR nhằm đảm bảo những lợi ích dài hạn Quan điểm này đã mở ra hướng nghiên cứu mới về CSR và hiệu quả hoạt động của DN.
+) Trong những năm 1980, nhiều nghiên cứu quan trọng ra đời tập trung vào các hoạt động xã hội của DN Nổi bật, Carroll (1979) đã khẳng định mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của DN không phải là sự đánh đổi không tương xứng Mà thay vào đó, cả hai mục tiêu này được tích hợp vào mô hình CSR tổng hợp bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn Trong đó trách nhiệm kinh tế có thể có vai trò quan trọng hơn các trách nhiệm còn lại Tuy nhiên, mỗi trách nhiệm đều phải là một phần tích hợp trong CSR tổng thể của DN và DN cần có những chiến lược thực hiện cụ thể cho từng khía cạnh.
+) Trong những năm 1990, nhiều nghiên cứu đã kế thừa cơ sở lý thuyết quan trọng của những năm trước để xây dựng các mô hình nghiên cứu thực nghiệm đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng Cụ thể, Freeman(1984) đã đưa ra lý thuyết các bên liên quan và thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về mục đích hoạt động của
DN Theo lý thuyết này, không còn sự khác biệt giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của DN, bởi vì mục tiêu cốt lõi ở đây là sự tồn tại của DN Trong khi đó, sự tồn tại của DN bị tác động không chỉ bởi cổ đông mà còn bởi rất nhiều các bên liên quan khác như NLĐ, Chính phủ và khách hàng Chính bởi lẽ đó, các nghiên cứu trong thời kỳ này tập trung vào mối quan hệ giữa CSR và các bên liên quan cụ thể của DN Đây chính là cơ sở để mở rộng ý nghĩa và phạm vi của CSR hơn nữa.
+) Trong những năm 2000, các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra CSR đem lại hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động cho DN (Orlitzky et al, 2003) Husted & Allen (2000) đưa ra khái niệm chiến lược là những kế hoạch và hành động được thực hiện để tạo ra những nguồn lực và khả năng đồng nhất nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh tối ưu cho DN Các nghiên cứu này đề xuất cách tiếp cận CSR theo hướng quản trị chiến lược, sử dụng CSR như một công cụ chiến lược hữu hiệu giúp DN đạt được các mục tiêu của mình.
Những nghiên cứu về CSR cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ trong khái niệm CSR qua các thời kỳ Các khái niệm có sự khác nhau qua các thời kỳ chính là nhờ sự kế thừa và phát triển lên những lý luận mới mẻ Tất cả các cách hiểu đều cho thấy rõ tầm quan trọng của CSR đối với DN ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Theo thời gian, CSR không chỉ là một khái niệm được gắn liền với tính đạo đức mà càng ngày, khái niệm CSR lại được gắn nhiều hơn với DN trong cơ chế quản trị.
1.1.2 Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan Điểm qua tình hình nghiên cứu tập trung vào CSR đối với các bên liên quan của DN, có thể nói, CSR mang đến đa dạng các lợi ích cho đa dạng các bên liên quan Do đó, việc thực hiện CSR một cách chất lượng, thực sự nghiêm túc sẽ mang đến lợi ích trực tiếp cho các bên liên quan, qua đó, mang đến lợi ích gián tiếp cho
DN trong dài hạn (Waddock & Graves, 1997; Luo & Bhattacharya, 2009).
CSR đối với Chính phủ Đã có nhiều nghiên cứu chi ra vai trò của CSR đối với Chính phủ của một quốc gia thông qua việc đóng góp cho sự phát triền kinh tế, xã hội của quốc gia đó. Trong nghiên cứu của mình, Skare & Golja (2014) đã thực hiện nghiên cứu trên 25 quốc gia trong suốt giai đoạn 2000 – 2008, và chỉ ra tầm quan trọng của CSR đối với tăng trưởng kinh tế (mối quan hệ thuận chiều) Theo nghiên cứu này, những quốc gia thúc đẩy thực hiện CSR mạnh mẽ thường có được tốc độ tăng trưởng cao hơn Ngược lại, các quốc gia không có môi trường tổ chức thực hiện CSR và có tính hỗ trợ tốt sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế.
Các DN có cam kết CSR mạnh thường có khả năng thu hút nhân tài và giữ chân NLĐ (Turban and Greening 1997; Tsoutsoura, 2004, Bauman và Mashruwala,
2007), dẫn đến giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo CSR tác động tích cực đến mức độ cam kết của lao động vào các công việc được giao và kết quả làm tăng hiệu quả kinh doanh (Kang, 2009; Wieseke, et al., 2009) CSR có tác động ngược chiều với sự bỏ việc của nhân viên và tăng tỷ lệ tuyển dụng được các nhân lực chất lượng cao trong tương lai (Carroll & Shabana, 2010; DeTienne, Agle, Phillips, & Ingerson,
2012) Solomon và Hanson (1985) chỉ ra rằng các hoạt động liên quan đến CSR sẽ giúp cải thiện tinh thần của nhân viên, trong khi Banker và Mashruwala (2007) chỉ ra các DN thực hiện CSR có mức độ thoả mãn trong công việc của nhân viên cao hơn Lee et al., (2012) chỉ ra nhận thức của nhân viên về CSR có tác động tích cực đến hiêu quả hoạt động của các công ty Hàn Quốc, mối quan hệ của nhân viên và
DN thực hiện CSR cũng tốt hơn.
CSR đối với khách hàng
Nghiên cứu của Sen và Bhattacharya (2011) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa thái độ và hành vi của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty thực hiện các hoạt động CSR Khách hàng dựa vào danh tiếng của DN để đánh giá sản phẩm, vì vậy một DN có danh tiếng tốt sẽ đem lại những nhận định tích cực hơn đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của DN đó (Shapiro, 1983) Xueming Luo &
Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR
CSR là khái niệm mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn thập niên qua, bởi các công ty FDI, các công ty đa quốc gia và các công ty có nhà máy tại Việt Nam, thông qua các bộ quy tắc ứng xử Mặc dù vậy, hiện nay, số lượng các bài nghiên cứu về CSR tại Việt Nam còn hạn chế Các nghiên cứu của Việt Nam tập trung vào việc xây dựng và thống nhất quan điểm về CSR Một số nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (2009) trong bài viết “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR: một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý Nhà nước đối với CSR tại Việt Nam” đã khẳng định CSR là việc các
DN tối đa lợi nhuận nhưng vẫn thực hiện được các nghĩa vụ với môi trường và quốc gia Phạm Văn Đức (2010) trong bài viết “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách” đã chỉ ra rằng việc thực hiện CSR là cách DN đóng góp lợi ích cho xã hội cũng như giúp bản thân DN phát triển bền vững Hoàng Thu Thủy (2016) trong bài viết “ Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm xã hội của công ty Yến Sào quyết định đến hành vi mua hàng” đã chỉ ra nội hàm chính phản ánh CSR gồm có ba điểm: Thứ nhất, DN cần gắn kết lợi ích kinh tể với sự phát triển chung của cộng đồng xã hội; Thứ hai, DN cần trú trọng đến ứng xử với các đối tượng có liên quan trong hoạt động của mình;
Thứ ba, DN cần thể hiện trách nhiệm với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, các hoạt động nhân đạo thiện nguyện nhằm đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Các đề tài về CSR được khai thác từ phạm vi hẹp đến rộng, nội dung từ đơn giản đến phức tạp Nội hàm của khái niệm CSR luôn được bổ sung phong phú, đa dạng hơn theo chiều hướng phát triển của xã hội, của thời đại Ví dụ, bên cạnh các công trình kế thừa những nghiên cứu của nước ngoài nhằm làm rõ khái niệm và nội dung của CSR, một số tác giả đã chủ động phân tích CSR ở những góc cạnh mới, bổ sung những góc nhìn mới về khái niệm CSR Nổi bật, trong Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Thị Kim Chi (2016) với nội dung “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức biểu hiện của CSR qua hướng tiếp cận triết học thông qua ba vị thế chính: (1) thiết chế kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng, DN có mối quan hệ với thượng tầng kiến trúc, (2) thực thể xã hội, DN có mối quan hệ với tự nhiên, với (3) chủ thể trong xã hội, DN có mối quan hệ với các chủ thể khác trong xã hội.
Nhìn chung, các bài viết đăng trong các tài liệu nêu trên đều đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn của CSR trong nước Cụ thể, nhận diện rõ hơn CSR trong xã hội hiện đại; chỉ ra xu thế tất yếu của việc thực hiện CSR tại Việt Nam; phân tích rõ hơn tình hình thực hiện CSR của các DN Việt Nam, từ đó đề xuất các chính sách, giải pháp tăng cường thực hiện CSR trong bối cảnh nước ta hiện nay.
Mặc dù vậy, các nghiên cứu này có một nhược điểm là chủ yếu mang tính thống kê, mô tả, mang tính lý luận và định hướng chính sách Một số nghiên cứu mang tính tổng hợp phân tích, lý luận từ các tài liệu thứ cấp thì lại đưa ra những nhận định đánh giá, kinh nghiệm chủ quan của tác giả Phạm vi nghiên cứu còn hẹp chưa đi sâu vào các khía cạnh cụ thể của CSR.
Bên cạnh đó, thực trạng và giải pháp cho vấn đề về CSR được trình bày trong các công trình trên, thường được thể hiện dưới góc độ kinh tế học, đạo đức học, khoa học và môi trường chứ chưa được đặt dưới góc độ của kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế và quản trị chiến lược. Đồng thời, các nghiên cứu này thường đề cập một cách chung chung về CSR của DN Việt Nam, chưa có đề tài đề cập đến CSR của DN FDI Do đó, các vấn đề về lý luận và kết quả nghiên cứu của các tác giả trước sẽ được NCS lựa chọn một cách có chọn lọc để đưa vào nghiên cứu của mình.
1.2.2 Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan
Bảng 1.3 Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR tại Việt Nam
Tác giả Nghiên cứu Nội dung Phương pháp
Châu Thị Lệ Phân tích những nhân Các nhân tố thúc đẩy việc Khảo sát 88 Duyên và tố thúc đẩy việc thực thực hiện CSR của DNNVV trên Nguyễn hiện trách nhiệm xã hội DNNVV bao gồm lợi ích địa bàn thành Minh Cảnh của các doanh nghiệp kinh tế, chính sách kinh tế phố cần thơ và
(2013) nhỏ và vừa ở thành phố vĩ mô, trách nhiệm đạo chạy mô hình
Cần Thơ đức, định hướng cộng kinh tế lượng đồng nhân tố khám phá EFA
Role of Corporate Social Responsibility in Managing
Relationship Quality and Loyalty: An empirical Study among Vietnamese Young Consumers in Retail Context
Nhận thức về CSR của khách hàng có tác động tích cực trực tiếp đến sự trung thành, sự tin tưởng và sự thoả mãn của khách hàng
(2015) Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may
CSR của DNNVV ngành may đang ở mức ứng phó, thụ động dưới áp lực của các bên liên quan hơn là chiến lược chủ động
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Nghiên cứu CSR ở các nội dung trách nhiệm nộp thuế, trách nhiệm với NLĐ, trách nhiệm với môi trường, các nhân tố ảnh hưởng
Khảo sát, định tính và định lượng
Nghiên cứu giải pháp tăng cường thực hiện nghĩa vụ thuế và nâng cao một số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
CSR của các DNNVV tỉnh Đắk Lắk còn nhiều bất cập ở các nội dung: đóng góp vào NSNN, chính sách đãi ngộ lao động, hoạt động BVMT Định tính
Nguyễn Đình Long và Đoàn
Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực
CSR đối với NLĐ, môi trường
(2009) nông nghiệp, nông thôn lãnh đạo, định tính
(2018) Ảnh hưởng của cảm nhận trách nhiệm xã hội đến niềm tin thương hiệu trường hợp dịch vụ vận tải khách thương hiệu Phúc Thuận Thảo
Cảm nhận CSR ở các khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân văn có tác động đến niềm tin thương hiệu Định lượng, khảo sát khách hàng
Trách nhiệm xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đối với người lao động:
Nghiên cứu trường hợp ở thành phố Hồ Chí Minh
CSR đối với NLĐ Khảo sát 31 cơ sở SXKD cá thể và ba năm NLĐ, định tính
Trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Phân tích thực trạng CSR ở các khía cạnh môi trường, người tiêu dùng, người lao động, cộng đồng Định tính
Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với kết quả tài chính tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Thực hiện tốt CSR sẽ gia tăng kết quả tài chính, trường hợp DN FDI Định lượng
Trần Thị Trách nhiệm xã hội Nghiên cứu CSR của Khảo sát, định
Ngọc (2014) trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp tại khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội ngành khách sạn ở các nội dung CSR đối với NLĐ, cộng đồng và môi trường tính
Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên danh tiếng, niềm tin, lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng – một nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Lạt
Thực hiện CSR giúp DN tạo dựng danh tiếng và danh tiếng là yếu tố trung gian giúp DN chiếm được niềm tin của khách hàng và lòng trung thành của khách hàng
Khảo sát 350 khách hàng của ngân hàng, mô hình SEM, SPSS20
(2020) Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết nhân viên dưới vai trò điều tiết của danh tiếng tổ chức
CSR là đại diện của danh tiếng DN giúp gia tăng niềm tin tổ chức và sự hài lòng công việc của NLĐ qua đó tăng sự gắn kết của
Khảo sát 480 NLĐ, định lượng
Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng – Thực trạng và một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
CSR tác động tích cực lên danh tiếng của thương hiệu là trung gian nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Định tính
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI trong chiến lược kinh doanh – thực tiễn tại Việt Nam và một số đề xuất
CSR có tác động đến danh tiếng, sự đổi mới và sự khác biệt hoá của DN Định lượng
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Một số các tác giả trong nước đã thực hiện các nghiên cứu tiếp cận CSR và mối quan hệ với các bên liên quan từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy và tạo dựng lợi ích cho DN.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về CSR thường chỉ tập trung vào một đối tượng cụ thể như:
+) CSR đối với NLĐ (Nguyễn Đình Long và Đoàn Quang Thiệu, 2009; Nguyễn Thị Minh Châu, 2013; Trần Thu Hà, 2020, Trần Thị Nhinh, 2020)
+) CSR đối với khách hàng (Hoàng Hải Yến, 2016; Dung Phương Hoàng, 2017; Nguyễn Thị Kim Ánh & Nguyễn Thị Minh Hoà, 2018, Nguyễn Thị Phương Thảo và cs., 2019)
+) CSR đối với cộng đồng, môi trường (Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2013); Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2014)
Hoặc một nhóm các đối tượng như:
+) CSR đối với Chính phủ, NLĐ và cộng đồng (Mai Lan Phương và cs.,2016
+) CSR đối với NLĐ và cộng đồng (Nguyễn Thu Linh và cs., 2008; Nguyễn Đình Long và Đoàn Quang Thiệu, 2009)
Khoảng trống nghiên cứu của đề tài
Từ những đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể khẳng định rằng cho đến nay không có một công trình nghiên cứu nào trung lập với nội dung và phạm vi nghiên cứu của Luận án Trong các công trình nghiên cứu trên, NCS nhận thấy khoảng trống trong nghiên cứu lớn mà NCS qua nghiên cứu của mình mong muốn sẽ thu hẹp lại, để từ đây làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này.
1.3.1 Về nội dung nghiên cứu
Số lượng công trình nghiên cứu về CSR ngày càng nhiều trong hai thập niên gần đây cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với DN và xã hội.
Vi mô Doanh nghiệp Bên trong
Hướng tiếp cận Chính phủ
Doanh nghiệp Chủ động Đối tượng nghiên cứu DN sản xuất
Các nước đã phát triển
DN dịch vụ Các nước đang phát triển
Phương pháp nghiên cứu Định tính Định lượng
Hình 1.1 Xu hướng dịch chuyển trong các nghiên cứu về CSR
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Về nội dung, các nghiên cứu về CSR theo thời gian đã có những điểm thay đổi rõ rệt, chuyển biến nghiên cứu từ cấp độ vĩ mô (xem xét mối quan hệ của CSR với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, xã hội) sang vi mô (xem xét mối quan hệ của CSR với các khía cạnh của DN như các bên liên quan hay các mục tiêu tài chính và phi tài chính của DN) Các nghiên cứu có sự dịch chuyển từ coi CSR là một đối tượng nghiên cứu thuộc môi trường bên ngoài của DN (CSR và các bên liên quan của DN) sang coi CSR là một đối tượng nghiên cứu thuộc môi trường bên trong của DN (CSR là một nguồn lực của DN, mối quan hệ giữa CSR và các mục tiêu của DN, CSR gắn với chiến lược kinh doanh) Các nghiên cứu cũng có sự dịch chuyển từ việc xem thực hiện CSR như một nghĩa vụ sang chủ động theo đuổi chiến lược CSR để đạt được các mục tiêu của DN Phạm vi nghiên cứu có sự dịch chuyển từ nghiên cứu trường hợp của các DN sản xuất sang nghiên cứu trường hợp của các
DN kinh doanh dịch vụ Mỗi công trình có cách tiếp cận khác nhau, tổng hợp các cách tiếp cận ấy sẽ cho ta một cái nhìn tổng thể, đa chiều về hình ảnh của CSR trong một xã hội nhất định Các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều ngành, tại nhiều quốc gia khác nhau Mặc dù vậy, các kết quả nghiên cứu chưa thống nhất.Việc không thống nhất này sẽ dẫn đến không giải quyết triệt để bài toán về CSR do thực tiễn đặt ra Các bằng chứng chủ yếu đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nghiên cứu DN ở các nền kinh tế mới nổi vẫn còn khá hạn chế Các nghiên cứu về CSR được thực hiện ở các nước đang phát triển dưới góc nhìn của các nước đang phát triển do đó những khái niệm, yếu tố, khung lý thuyết được phát triển cho trường hợp các nước đã phát triển và không thể sử dụng máy móc đối với trường hợp của các quốc gia đang phát triển Tại Việt Nam, các DN, cơ chế quản lý, văn hoá DN có đặc thù nhất định, không thể áp dụng nguyên si mô hình lý thuyết về CSR của học giả nước ngoài vào thực tiễn trong nước Cần thiết có nghiên cứu mang tính định hướng, hệ thống hơn Khoảng cách nghiên cứu lớn giữa các nghiên cứu nước ngoài và trong nước tạo điều kiện cho các nghiên cứu trong nước có không gian để tiếp tục bổ sung và phát triển.
Dựa trên đánh giá chung về nội dung của các nghiên cứu, NCS chỉ ra các khoảng trống mà qua đó Luận án sẽ được nghiên cứu như sau:
- Các nghiên cứu về CSR chủ yếu tập trung vào 1 bên liên quan cụ thể, hoặc một nhóm nhỏ (nhóm 2 hoặc nhóm 3) các bên liên quan Luận án nghiên cứu CSR đối với 4 bên liên quan nổi bật là Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng.
- Các nghiên cứu về CSR chủ yếu tập trung phân tích 1 hoặc 1 vài khía cạnh của CSR, Luận án nghiên cứu đầy đủ các nội dung CSR của mô hình kim tự tháp Carroll (1991) bao gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.
- Các nghiên cứu về CSR chủ yếu tập trung khai thác từ hướng tiếp cận Chính phủ, điều tra đánh giá việc thực hiện CSR trên khía cạnh pháp lý, Luận án khai thác từ cả hai hướng tiếp cận bao gồm hướng tiếp cận từ phía Chính phủ (phạm vi pháp lý và những yêu cầu từ phía Nhà nước) và hướng tiếp cận từ phía DN (CSR là một nguồn lực giúp xây dựng danh tiếng của DN).
- Các nghiên cứu về CSR và danh tiếng của DN chủ yếu tập trung vào mối quan hệ của khách hàng và DN (CSR đối với khách hàng, cảm nhận CSR của khách hàng, nhận thức CSR của khách hàng), Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng từ việc thực hiện CSR đối với cả 4 bên liên quan bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng.
- Các nghiên cứu về CSR chủ yếu tập trung vào đối tượng DN nội địa, Luận án nghiên cứu trường hợp của nhóm DN FDI, nhóm DN được đòi hỏi cao trong
Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp Danh tiếng & CSR đối với Chính phủ, NLĐ, KH, cộng đồng CSR đối với các bên liên quan Ít Hạn chế Ít
Nhiều Hạn chế Ít Định tính Định tính & định lượng Định lượng
LUẬN ÁN việc thực hiện CSR tuy nhiên chưa được khai thác nhiều do sự hạn chế về dữ liệu nghiên cứu.
Với những khoảng trống nghiên cứu nêu trên về mặt nội dung, có thể kết luận chưa có nghiên cứu nào về CSR của DN FDI tại Việt Nam tiếp cận CSR từ lý thuyết các bên liên quan tập trung vào 4 đối tượng bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng và nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR đối với các bên liên quan này đến danh tiếng của DN.
Hình 1.2 Khoảng trống nghiên cứu của Luận án
1.3.2 Về phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, có sự dịch chuyển từ các nghiên cứu lý luận,tổng hợp, phân tích so sánh sang các nghiên cứu chuyên sâu, phỏng vấn chuyên gia,nghiên cứu tình huống sang các nghiên cứu định lượng sử dụng giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng khá nhiều phương pháp định tính, định lượng hoặc kết hợp cả hai, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam lại chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, phương pháp định lượng được sử dụng ít và kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng thì rất hạn chế Luận án mạnh dạn tiếp thu và sử dụng có chọn lọc cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam và đánh giá tác động của thực hiện CSR đến danh tiếng của DN Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
Trình tự nghiên cứu của luận án được thể hiện qua khung phân tích như sau:
Thực trạng thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
CSR đối với Chính phủ
CSR đối với khách hàng
CSR đối với cộng đồng
Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI tại Việt
Hình 1.3 Khung phân tích tổng thể của Luận án
Các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI
Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chương 1 Luận án giới thiệu đề tài, đã trình bày được tổng quan tình hình nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới về CSR nói chung và CSR của DN FDI nói riêng Trên cơ sở đó rút ra khoảng trống nghiên cứu cả về nội dung và phương pháp nghiên cứu, từ đó, xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của Luận án về lý thuyết và thực tiễn, kết cấu của Luận án.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI
Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Mặc dù, CSR của DN đã trở thành chủ đề nghiên cứu mới trong vài thập kỷ gần đây nhưng có rất nhiều lý luận xung quanh chủ đề này Có nhiều nghiên cứu lý luận cũng như thực nghiệm, nhưng chưa có một khái niệm nhất quán nào về CSR. Wood (2010) cho rằng CSR rất khó để định nghĩa, mỗi đối tượng khác nhau lại có cách nhìn nhận khác nhau về CSR Mỗi ngành nghề, tổ chức, Chính phủ nhìn nhận CSR theo những góc độ và quan điểm riêng, từ đó có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR.
Thuật ngữ CSR được đề cập từ những năm đầu thế kỷ 20 Các học giả đã đưa ra nhiều cách khác nhau để định nghĩa khái niệm này Chẳng hạn, Friedman Milton (1970) cho rằng CSR duy nhất của một DN là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận và tăng giá trị DN trong thị trường cạnh tranh trung thực và công bằng Ông cho rằng CSR thuộc về Nhà nước, nên người chủ DN chỉ nên thực hiện các CSR mà họ mong muốn và đã có sự thông qua của các cổ đông Keith Davis (1973) đã đưa ra một khái niệm khá rộng, CSR là sự quan tâm và phản ứng của DN với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ Trong khi đó, Carroll (1979) cho rằng, CSR còn có phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm cả trách nhiệm kinh tế, đạo đức, pháp lý, từ thiện và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi từ DN trong mỗi thời điểm nhất định Cùng với quan điểm này, Matten và Moon (2004) cho rằng, CSR là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, như đạo đức kinh doanh, DN làm từ thiện, NLĐ, tính bền vững và trách nhiệm môi trường.
Một số DN lựa chọn tiếp cận CSR theo quan điểm chiến lược thay vì đạo đức kinh doanh như trước đây DN chủ động sử dụng CSR như là công cụ chiến lược để đáp ứng sức ép từ thị trường và khách hàng với các hành động vượt hơn quy định của luật pháp về môi trường, xã hội (Carroll & Shabana, 2010; Wood,
2010) Hội đồng các DN quốc tế vì phát triển bền vững (WBCSB) đưa ra khái niệmCSR là những cam kết của DN trong việc hướng tới phát triển kinh tế bền vững thông qua đối xử với NLĐ và gia đình của họ và cộng đồng địa phương (WBCSD,
2001) Do đó ý nghĩa cơ bản nhất của CSR là các DN cần thực hiện các trách nhiệm nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan (Clarkson, 1995; Waddock et al.,
2002) Các bên liên quan của các DN rất đa dạng bao gồm Chính phủ, NLĐ, NTD, cộng đồng, đối tác Mỗi bên liên quan có những đặc điểm, vai trò và tác động khác nhau đến hoạt động của DN Do đó, đối với mỗi đối tượng, DN cần phải có cách tiếp cận khác nhau để đảm bảo sự phù hợp Nội dung CSR vì thế cũng có sự biến đổi đối với từng đối tượng Và DN cần có chiến lược phân bổ nguồn lực phù hợp nằm tối ưu hoá hoạt động CSR đến các đối tượng, đảm bảo kết quả thực hiện của hoạt động Mintzberg (1983) cho rằng CSR trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược của DN và DN nên chủ động thực hiện CSR để tạo ra lợi thế cạnh tranh Hill, et al (2008) khẳng định CSR là những hành động nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của một công ty.
Những nghiên cứu về CSR cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ trong khái niệm CSR qua các thời kỳ Theo thời gian, CSR không chỉ là một khái niệm được gắn liền với tính đạo đức mà càng ngày, khái niệm CSR lại được gắn nhiều hơn với
DN trong cơ chế quản trị CSR trở thành một triết lý về hành vi và quản trị của DN được nhiều DN trên thế giới lựa chọn áp dụng và con số này không ngừng tăng lên (Carroll & Shabana, 2010) Các khái niệm có sự khác nhau qua các thời kỳ chính là nhờ sự kế thừa và phát triển lên những lý luận mới mẻ Tất cả các cách hiểu đều cho thấy rõ tầm quan trọng của CSR đối với DN ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dù vậy, trên thế giới và ngay tại Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về CSR và các ý nghĩa của việc thực hiện CSR đối với một ngành hoặc một công ty cụ thể Khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi các bên hữu quan càng đẩy lên cao và do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với DN về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng và xã hội Các DN muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các việc thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện…Cụ thể hơn, CSR là một tập hợp những thực hành đảm bảo DN có thể tối đa hóa các tác động tích cực của mình trong quá trình hoạt động đối với xã hội Nội dung cốt lõi của CSR là sự dịch chuyển từ việc thực thi sang việc cam kết thực hiện, từ việc tuân thủ sang việc chủ động thực hiện CSR như một phần của chiến lược, từ việc giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến việc tạo ra giá trị cho chính DN và cho toàn xã hội (Novak,
1996) Quan điểm này đã trở thành cơ sở cho nhiều báo cáo công bố CSR trên toàn thế giới khi cho rằng bộ phận DN đóng vai trò chủ yếu đối với tăng trưởng của mỗi quốc gia trong việc tạo ra giá trị và quản lý các nguồn lực, DN có trách nhiệm bổ sung cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Quan điểm về CSR mà NCS sử dụng làm cơ sở cho Luận án nghiên cứu. CSR được hiểu là việc DN cần phải có trách nhiệm về các tác động sản sinh ra từ hoạt động của DN đối với xã hội, môi trường tự nhiên và các bên liên quan Những trách nhiệm này là hoàn toàn tự nguyện và cần phải xuất phát từ tự thân các DN nhận thức và chủ động thực hiện như một hoạt động thiết yếu của DN Thực hiện CSR một cách chủ động, bài bản và có chiến lược sẽ giúp DN tối đa hoá các tác động tích từ hoạt động của DN đến xã hội và đồng thời tạo ra giá trị cho chính DN.
2.1.2 Sự cần thiết thực hiện CSR
Hầu hết các DN thực hiện CSR là để thỏa mãn các yêu cầu pháp lý Ở cách tiếp cận này, DN có 3 động lực thực hiện CSR như sau Thứ nhất, một DN có thể thực hiện CSR nhằm mục đích thể hiện tính hợp pháp trong hoạt động và thương hiệu của mình nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh Bằng cách này thương hiệu của DN có thể được cải thiện, dẫn tới việc DN có thể đạt được doanh số bán hàng cao hơn so với các đối thủ không thực hiện CSR Mặc dù vậy, chi phí đối với việc thực hiệnCSR cũng sẽ trở thành một thách thức mà DN cần phải cân bằng để đạt được những hiệu quả tối ưu Thứ hai, DN có khả năng thu hút nhiều lao động chất lượng cao nhờ vào việc có một hình ảnh tốt Trong nhiều trường hợp, NLĐ thường bị thuyết phục để làm việc cho một DN có CSR kể cả việc họ sẽ phải nhận mức lương thấp hơn Thứ ba, bằng việc thực hiện CSR, DN có thể phòng ngừa rủi ro bị can thiệp của Chính phủ Bởi một DN có đóng góp cho xã hội thường sẽ được tạo thuận lợi bởi các chính sách của Nhà nước.
2.1.2.2 Áp lực từ các bên liên quan Áp lực từ các bên liên quan rất đa dạng phụ thuộc vào việc đối tượng đó là ai và trong tình huống nào Do đó động lực thực hiện CSR nhằm thỏa mãn áp lực từ các bên liên quan cũng có nhiều khác biệt Bên liên quan là những người có mối quan tâm đến hoạt động của DN mở nhiều lý do khác nhau trên nhiều khía cạnh khác nhau Ví dụ, từ khía cạnh môi trường, hoạt động của DN có thể tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng; từ khía cạnh xã hội, các DN đối xử chưa công bằng với NLĐ Ví dụ, các tổ chức phi Chính phủ thường quan tâm đến các vấn đề về môi trường do đó thường gây áp lực cho DN trong vấn đề bảo vệ môi trường, nếu DN không thực hiện đúng và đủ, các tổ chức này có thể sẽ tung lên các bằng chứng chống lại DN gây thiệt hại đến danh tiếng của DN Các áp lực khác có thể đến từ cộng đồng địa phương những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ô nhiễm môi trường hoặc điều kiện lao động Có thể thấy, áp lực không chỉ đến từ khách hàng mà còn từ các đối tác, NLĐ do đó, các DN cần phải cân nhắc và cân đối trong việc thực hiện CSR cũng như thỏa mãn các áp lực từ các bên liên quan Nếu DN làm tốt sẽ có thể tạo lợi thế cạnh tranh và giành được sự ủng hộ từ các bên liên quan.
Bằng việc thực hiện CSR các DN có khả năng giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ Cụ thể, khác biệt hóa sản phẩm thông qua CSR sẽ khiến khách hàng ghi nhận sản phẩm của DN có chất lượng cao hơn, giảm chi phí bảo hiểm và đạt những tiêu chuẩn cao trong quá trình cung ứng Ví dụ, thực hiện CSR đối với môi trường sẽ giúp DN cải thiện quá trình vận hành, giảm thiểu chi phí bằng cách sử dụng quy trình và nguyên liệu tiêu tốn ít năng lượng và ít xả thải đặc biệt trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao do khan hiến và những quy định về môi trường ngày càng khắt khe Phát triển hoạt động của DN theo xu hướng này sẽ giúp DN đạt được lợi thế cạnh tranh.
2.1.3 Các lý thuyết tiếp cận CSR
Khi nghiên cứu về CSR, rất nhiều lý thuyết đã được đưa ra nhằm thể hiện quan điểm và cách hiểu của các tác giả Qua thời gian, thông qua sự phát triển của các lý thuyết, khái niệm, sự hiểu biết về CSR dần hình thành một cách rõ ràng hơn. Các lý thuyết về CSR có mỗi quan hệ kế thừa lẫn nhau Một lý thuyết hoặc mô hình mới có thể là kết quả từ việc kế thừa, phát triển, chỉ trích những lý thuyết trước đó. Trong luận án, NCS lựa chọn ba lý thuyết tiêu biểu về CSR làm cơ sở để phát triển nghiên cứu của mình.
2.1.3.1 Mô hình kim tự tháp
Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI
2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI
Theo định nghĩa của IMF và OECD, DN FDI là DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài DN FDI thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư, hoạt động của DN FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường, hoạt động đa quốc gia, xuyên quốc gia, thể hiện mối quan hệ đầu tư dài hạn với quốc gia nhận đầu tư đồng thời có những cam kết về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và phát tiển kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình DN FDI chưa thực sự rõ ràng mà chỉ được khái quát tại Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 hoặc Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Như vậy, theo quy định này, đối chiếu với khái niệm DN FDI theo định nghĩa của tổ chức quốc tế, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Phân loại: DN có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
2.2.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI và các bên liên quan
Như đã phân tích ở trên, khái niệm CSR đã được biết đến từ những năm
1950 và cho đến tận ngày hôm nay đây vẫn là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm Mặc dù vậy, các nghiên cứu liên quan đến CSR của doanh nghiệm FDI lại vô cùng hạn chế Giữa các nhóm DN khác nhau (DN nội địa, DN liên doanh, DN FDI) sẽ tồn tại những sự khác biệt đặc thù về quy mô, tổ chức, văn hoá, mà chính những khác biệt này sẽ dẫn đến những cách tiếp cận khác nhau đối với cùng một vấn đề cụ thể, ví dụ ở đây là CSR Xét về áp lực xã hội, DN FDI thường xuất phát từ các quốc gia đã phát triển đầu tư vào quốc gia kém phát triển hơn, do đó, các bên liên quan của nước sở tại thường có nhiều kì vọng, ở mức độ cao hơn, với các tiểu chuẩn cao hơn đối với hoạt động của DN FDI Xét về áp lực kinh tế, DN FDI với quy mô hoạt động xuyên quốc gia, với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn được kỳ vọng sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế của nước sở tại.
Chính những sự khác biệt này sẽ có dẫn đến những hàm ý khác nhau đối với các thực hành CSR của DN FDI Rất nhiều các chính sách CSR tại Việt Nam không có sự phân biệt giữa doanh nghiêp trong nước, liên doanh và nước ngoài dẫn đến việc DN FDI không có áp lực phải thực hiện CSR nhiều hơn các DN nội địa với các tiêu chuẩn cao hơn các DN nội địa Trong khi quy mô, cấu trúc và hình thức hoạt động của DN FDI tinh vi, phức tạp hơn dẫn đến việc có nhiều sai phạm hay các thực hành phi đạo đức diễn ra ở nhóm DN này Để có được cái nhìn đầy đủ hơn về thực trạng CSR của DN FDI, NCS tiếp cận phân tích từ đồng thời cả hai hướng:
- Hướng 1: nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, tiếp cận từ đánh giá của Chính phủ, bộ ban ngành đến việc thực hiện CSR của DN FDI
- Hướng 2: nghiên cứu số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát DN FDI tại Việt Nam, tiếp cận từ đánh giá của chính DN đối với các nội dung liên quan đến CSR,
So sánh kết quả nghiên cứu từ hai hướng tiếp cận này sẽ giúp NCS có cái nhìn tổng quát, đầy đủ hơn, có những đánh giá chính xác hơn và từ đó có những cơ sở vững chắc hơn để đề ra giải pháp.
Lý thuyết các bên liên quan gắn với CSR sẽ là cơ sở để nhận diện những bên liên quan quan trọng nhất của DN và xác định định những mối quan tâm của các đối tượng này vào CSR của DN FDI Trong phần lý thuyết, NCS đã liệt kê các bên liên quan tiềm năng cùng những kỳ vọng của họ đối với DN và những trách nhiệm mà
DN cần phải có với họ Hiện nay các nghiên cứu về CSR của DN FDI vô cùng hạn chế, còn các nghiên cứu về CSR ở bối cảnh các nước phát triển thì nhiều hơn. Trong khi đó, DN FDI chủ yếu xuất phát từ các nước phát triển Như đã đề cập ở trên, các bên liên quan của DN FDI sẽ khác với DN trong nước, do đó, những nghiên cứu về CSR được thực hiện ở các nước phát triển sẽ được sử dụng làm cơ sở để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu CSR của DN FDI tại Việt Nam.
Các DN, trong quá trình hoạt động của mình, phải chịu nhiều sức ép từ các bên liên quan như cổ đông, khách hàng, NLĐ, Chính phủ đặc biệt, đối với mỗi bên liên quan, DN cần phải có những trách nhiệm khác nhau, bao gồm trách nhiệm kinh tế, luật pháp, đạo đức, nhân đạo Mặc dù vậy, nguồn lực của DN là hữu hạn,
DN không thể cùng một lúc thực hiện đầy đủ tất cả các trách nhiệm, làm thỏa mãn tất cả các bên liên quan Do đó, việc thực hiện CSR của DN sẽ cần phải có sự điều chỉnh và thay đổi theo từng thời điểm, căn cứ theo kết quả của việc sắp xếp thứ tự, tầm quan trọng và tính cấp bách từ yêu cầu của mỗi đối tượng chủ quan Ví dụ, thời điểm này, DN cần thực hiện nhiều hơn hoạt động CSR nhằm thỏa mãn đối tượng là NLĐ, nhưng tại thời điểm khác, DN phải thực hiện các hoạt động CSR khác để thỏa mãn cộng đồng hoặc cổ đông. Đối với DN FDI, là những DN nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại thị trường nội địa Bên liên quan quan trọng nhất của họ sẽ là khách hàng, lao động, Chính phủ và cộng đồng.
Bảng 2.2 Các bên liên quan của doanh nghiệp FDI Khía cạnh trách nhiệm Đối tượng hữu quan thuộc môi trường nội bộ
Các nghiên cứu liên quan
Luật pháp, đạo đức Lao động Thompson & Smith, 1991; Toyne,
2003; EC, 2002 & 2003; Princic, 2003; Jenkins, 2004b; Longo và cs., 2005 Đối tượng hữu quan thuộc môi trường bên ngoài
Luật pháp, đạo đức Khách hàng Simpson và cs., 2003; Fitchett,
Luật pháp Chính phủ EC, 2002 & 2003
Nhân văn Cộng đồng EC, 2002 & 2003; Princic, 2003;
Jenkins, 2004b; Besser, 1999; Castka et al., 2003; Schaper & Savery, 2004
Nguồn: Tổng hợp của NCS
2.2.2.1 Chính phủ là một bên liên quan quan trọng của doanh nghiệp FDI
Chính phủ là đối tượng làm luật và thi hành các quy định mà DN FDI cần phải tuân thủ theo (Revell & Blackburn, 2005) Simpson và cs (2004) cho rằng Chính phủ không phải là một đối tượng mà DN cần phải làm thoả mãn mà DN chỉ cần đơn giản là tuân theo các quy định của pháp luật Tuy nhiên, lối tiếp cận này đã cũ Vì lối tiệp cận này là của các DN thực hiện CSR một cách bị động, nhằm mục đích đối phó Trong thời đại hiện nay, các DN cạnh tranh với nhau khốc liệt và CSR đang trở thành một xu hướng, một chiến lược để các DN đánh bóng tên tuổi, làm nổi bật mình nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh Do đó, DN tiếp cận CSR một cách chủ động vì những mục tiêu nhất định Việc DN thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật không phải một cách đối phó thụ động nữa mà là chủ động nhằm thoả mãn Chính phủ và xây dựng mối quan hệ bền vững với Chính phủ, thuận lợi hoá hoạt động của DN ở nước sở tại Trong bối cảnh này, thì Chính phủ là một bên liên quan quan trọng của DN FDI.
2.2.2.2 Người lao động là một bên liên quan quan trọng của doanh nghiệp FDI
Những bên liên quan có mối quan hệ trực tiếp đối với các hoạt động chính cốt lõi của DN thì DN cần nhận diện họ là bên liên quan quan trọng trong việc thực hiện CSR Do nếu thiếu họ, hoặc những nhu cầu cơ bản của họ không được đáp ứng sẽ gián tiếp tác động đến chất lượng hoạt động và sự bền vững của DN NLĐ tham gia trực tiếp vào bộ máy hoạt động của DN ở tất cả các giai đoạn, do đó, DN nào cũng cần nhìn nhận NLĐ là một bên liên quan quan trọng trong thực hiện CSR (Longo và cs., 2005; Jenkins, 2004b) Có rất nhiều cách để DN thực hiện CSR đối với NLĐ ví dụ đảm bảo môi trường an toàn và sức khoẻ lao động (Longo và cs.,
2005), khích lệ tinh thần NLĐ (Castka et al., 2003), phát triển NLĐ (Besser & Miller, 2001; Enderle, 2004), cung cấp BHXH cho NLĐ (Longo và cs., 2005), đào tạo NLĐ ( Toyne, 2003; Jenkins, 2004b).
2.2.2.3 Khách hàng là một bên liên quan quan trọng của doanh nghiệp FDI
Không một DN nào có thể tồn tại mà không có khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của DN Khách hàng là bên liên quan quan trọng quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của DN Do đó, thực hiện CSR đối với khách hàng là một cách để DN đảm bảo sự phát triển bền vững của DN mình Fitchett (2005) chỉ ra rằng khách hàng đòi hỏi những trách nhiệm mang tính đạo đức từ phía DN Đồng với quan điểm này còn có các tác giả Castka và cs (2003), Simpton và cs (2004), Long và cs (2005) Bên cạnh đó, rất nhiều khía cạnh quản trị mối quan hệ với khách hàng được đặt trong chiến lược CSR của DN như chất lượng sản phẩm (Long và cs.,
2005), an toàn sản phẩm (Enderle, 2004), thông tin sản phẩm (Long và cs., 2005) và chăm sóc khách hàng (Spence, 1999).
2.2.2.4 Cộng đồng một bên liên quan quan trọng của doanh nghiệp FDI
Ngay từ khi CSR được biết đến bởi các học giả, khái niệm này đã luôn gắn liền với những kỳ vọng từ cộng đồng Brown & King (1982) chỉ ra rằng áp lực cộng đồng có tác động đến DN nhiều hơn cả luật pháp Bên cạnh đó Besser (1999) cho rằng việc đóng góp cho cộng đồng cũng giúp gia tăng sự thành công của DN Rất nhiều DN FDI hiện nay lựa chọn đóng góp cho cộng đồng bằng các khoản khuyên góp từ thiện Mặc dù vậy, có một số tác giả chỉ ra rằng nhiều DN không có mối quan hệ với cộng đồng địa phương nơi DN hoạt động Jenkins (2004a) chỉ ra rằng các DN thường không duy trì mối quan hệ với cộng đồng địa phương để hạn chế những tác động ngoại vi đến quá trình ra quyết định của DN Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, cộng đồng vẫn là một bên liên quan quan trọng của DN FDI trong vấn đề thực hiện CSR do những áp lực rất lớn từ cộng đồng đến các hoạt động của
DN trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều nghiên cứu cho rằng môi trường là một bên liên quan của DN (Eilbirt
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
Khái quát về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
3.1.1 Đặc điểm doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 Đặc biệt, sau khi Việt Nam ký kết và tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở lớn, đạt hơn 200% so với GDP năm 2018, cao gần nhất thế giới Sau hơn 30 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài.
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện đều có sự cải thiện so cùng kỳ các năm (Hình 3.1) Số liệu thu hút đầu tư FDI trong quý I/2019 là minh chứng cụ thể Theo đó, tổng vốn đăng ký 3 tháng đầu năm
2019 đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với cùng kỳ quý I/2018 Trong đó, 785 dự án đăng ký mới đạt tổng vốn 3,8 tỷ USD (tăng 80%); vốn góp, mua cổ phần đạt gần 5,7 tỷ USD (tăng hơn 200%); Giải ngân vốn FDI đạt 4,12 tỷ USD (tăng 6,2%) so với cùng kỳ năm 2018.
Hình 3.1 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam
+) Theo đối tác đầu tư
Trong năm 2019, đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,5 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Trong đó, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Cụ thể: đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần, từ Hồng Kông tăng 2,4 lần so với cùng kỳ 2018.
NĐT nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam trong hơn 30 năm qua chủ yếu tập trung ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ Các NĐT chính này chiếm tới 89,4% vốn đăng ký và 86,2% tổng số dự án Quy mô đầu tư của các dự án phần lớn là trên mức trung bình Trong nhóm này, dự án của các NĐT Trung Quốc có quy mô nhỏ nhất, khoảng 6,2 triệu USD/dự án, bằng 44% quy mô dự án trung bình Hàn Quốc tuy đứng đầu về tổng vốn đăng ký nhưng quy mô dự án bình quân, đạt 9,1 triệu USD/dự án Đáng lưu ý trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ được coi là “chủ lực” thì có đến 3 địa điểm được coi là thiên đường thuế gồm: Quần đảo Virgin thuộc Anh, Quần đảo Cayman và Hà Lan, với nhiều dự án quy mô lớn Vốn đăng ký từ nhóm “bộ tam” này mặc dù chỉ chiếm 4,4% tổng số dự án nhưng tổng vốn đăng ký lại chiếm tới 10,3% Quy mô dự án trong nhóm này là 32,4 triệu USD/dự án, cao hơn gấp đôi quy mô dự án bình quân.
Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia châu Á chiếm 39,1% tổng số dự án và 30,3% tổng vốn đăng ký Trong giai đoạn 2008-2017, 2 nước này đã tăng tỷ trọng vốn đăng ký vào Việt Nam 3,6 điểm phần trăm so với thập kỷ trước đó lên 32,1% tổng vốn đăng ký Mỹ cũng tăng tỷ trọng vốn đăng ký vào Việt Nam từ 3,7% lên 5,8% trong giai đoạn 2008-2018, tuy nhiên mức tăng này khá chậm.
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam còn đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác như: Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc, Đài Loan Các dự án này chủ yếu khai thác tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ của Việt Nam Một điểm đáng lưu ý khác là trong thời gian qua, dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên khá nhanh Mặc dù, giá trị vốn FDI đăng ký từ các NĐT Trung Quốc còn thấp (3% tổng số, lũy kế hết năm 2017), tuy nhiên nguồn vốn FDI từ Trung Quốc đang đặt ra những quan ngại về khía cạnh phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
+) Theo ngành Đánh giá theo ngành hoạt động, NĐT nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 201,2 tỷ USD (chiếm 58% tổng vốn đầu tư) Tiếp đến là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) với 58,2 tỷ USD (chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện, khí nước với 23 tỷ USD (chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư).
Vốn FDI ngày càng có xu hướng tập trung vào một số ít nhóm ngành chủ lực, gắn với lộ trình cắt giảm thuế quan và mở cửa các lĩnh vực đầu tư hấp dẫn theo cam kết FTA Tỷ trọng vốn đăng ký tập trung vào 5 nhóm ngành hàng đầu với 87,9% tổng vốn đăng ký Thống kê từ năm 2001 đến nay cho thấy, vốn FDI vào ngành Dịch vụ, nhất là kinh doanh bất động sản, có chiều hướng tăng nhanh và là ngành đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI, chỉ sau công nghiệp chế biến, chế tạo Tính chung trong hơn 30 năm qua, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh BĐS chỉ chiếm 2,8% tổng số dự án, nhưng chiếm tới 16,8 % tổng vốn đăng ký; vốn đầu tư bình quân lên tới 74,4 triệu USD/dự án, gấp hơn 5 lần quy mô vốn bình quân mỗi dự án trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Ngược lại, với 5 nhóm ngành hàng đầu, sức hút đầu tư FDI của các ngành khác còn nhiều hạn chế, điển hình nhất là Nông nghiệp Mặc dù, dân số Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (khoảng 67%), lao động làm việc trong khu vực này chiếm khoảng 46% lao động toàn xã hội và nông nghiệp đóng góp khoảng 17% GDP Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2016) nhưng nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này chỉ chiếm 1,7% tổng số dự án và 1% tổng số vốn FDI vào Việt Nam Có thể khẳng định với mức đầu tư thấp, nguồn vốn FDI không đóng vai trò đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Phân tích về quy mô dự án theo ngành cũng cho thấy sự khác nhau đáng kể giữa các ngành Dự án có quy mô vốn bình quân lớn nhất là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 192,4 triệu USD/dự án Quy mô dự án lớn thứ 2 là lĩnh vực BĐS với 74,4 triệu USD/dự án; tiếp đó là lĩnh vực khai khoáng với 45,3 triệu USD/dự án Lĩnh vực chế biến, chế tạo có quy mô khoảng 14,9 triệu USD/dự án, nhỉnh hơn một chút so với bình quân một dự án FDI chung (12,3 triệu USD/dự án) Các lĩnh vực chuyên môn, khoa học công nghệ mặc dù được NĐT nước ngoài quan tâm hơn lĩnh vực nông nghiệp song số vốn đăng ký cũng chỉ chiếm 0,9% tổng vốn đăng ký, tương đương với quy mô trung bình chỉ đạt 1,1 triệu USD/dự án.
Lượng vốn ít, quy mô dự án nhỏ ở nhiều lĩnh vực cho thấy thực tế rằng, Việt Nam chưa thu hút được vốn FDI vào phát triển các ngành công nghiệp lớn, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế ở các lĩnh vực năng lượng, sản xuất ô tô có trọng tải nặng, thiết bị nâng đỡ phục vụ cảng biển, thiết bị quang học, vật liệu mới, chế biến nông lâm, thủy sản… Một điều dễ nhận thấy, là FDI vào Việt Nam chủ yếu là những ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn như: may mặc, giày dép Các DN FDI chủ yếu tập trung vào hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài nên giá trị gia tăng còn thấp Phát triển kết cấu hạ tầng và nông nghiệp là lĩnh vực Việt Nam ưu tiên, có nhu cầu và tiềm năng lớn nhưng kết quả thu hút FDI còn chưa tương xứng Một số dự án chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án FDI chưa cao
Bảng 3.1 Quy mô lao động của doanh nghiệp FDI theo thời gian từ 2012-2018 Ít hơn 5 5 tới 9 10 tới 49 50 tới 200 tới 300 tới 500 tới 1000 Trên Năm (%) (%) (%) 199 (%) 299 (%) 499 (%) (%) 1000 (%)
Nguồn: VCCI, Điều tra PCI – FDI 2018
Bảng 3.2 Quy mô vốn của doanh nghiệp FDI theo thời gian từ 2012-2018 Dưới
Nguồn: VCCI, Điều tra PCI – FDI 2018
DN FDI có xu hướng nhỏ đi, cả về vốn chủ sở hữu và quy mô lao động Sự thu hẹp quy mô lao động của DN FDI song hành với sự sụt giảm tương ứng về quy mô vốn Cụ thể trong Hình 3.3, tỷ lệ doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ hơn tăng rõ rệt.
9,4% doanh nghiệp có chu đến 5 lao động, 11% có quy mô từ 5-9 lao động, và 32% có quy mô lao động nhỏ hơn 50.
Tính đến ngày 25/12/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018 Trong đó:
+ Vốn đăng ký mới: đến ngày 25/12/2019, cả nước có 3.883 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, tăng 27,5% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 16,75 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2018. Quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án mới giảm từ 5,9 triệu USD năm 2018 xuống còn 4,3 triệu USD năm 2019 Mặc dù vốn đầu tư đăng ký mới trong năm
Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt
3.1.3.2 Thành tựu thu hút vốn FDI tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua, nhờ có chính sách ưu đãi đầu tư, nguồn lợi nhuận từ việc thu hút vốn FDI đã tăng lên đáng kể Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, trong vòng 04 tháng đầu năm 2020, vốn FDI đăng ký vẫn tăng so với cùng kỳ các năm 2016 đến 2018 Cụ thể, tăng 52,3% so với năm 2018, tăng 16,4% so với năm 2017 và tăng 79% so với năm 2016 Cũng trong 4 tháng đầu năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” vốn vào 18 ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Đặc biệt trong đó là lĩnh vực chế biến, chế tạo với mức vốn đầu tư đạt gần 6 tỷ đồng. Đất nước đang dẫn đầu về tỷ lệ vốn đầu tư vào Việt Nam là Singapore, tiếp đến là Thái Lan và với vị trí thứ ba là Nhật Bản Mặc dù mới đây, nền kinh tế của Việt Nam bị tác động khá nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, song tỷ lệ vốn ngoại đổ vào Việt Nam vẫn gia tăng và giúp Việt Nam giữ vững được vị thế trên toàn thế giới.
3.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những thập niên gần đây, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007 Việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam để sản xuất, kinh doanh được coi là một tín hiệu tốt, góp phần giải quyết số lượng lớn công ăn việc làm cho NLĐ; tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển Cùng với luồng vốn FDI, các công ty đa quốc gia và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có nhà máy tại Việt Nam, thông qua các bộ quy tắc ứng xử(CoC: Code of Conduct) đã mang theo cả những khái niệm mới về CSR của DN và phát triển bền vững Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì CSR đã không còn là vấn đề xa lạ Tuy nhiên ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, đang phát triển trong đó có Việt Nam, thì khái niệm này vẫn còn khá mới và chưa có sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những NTD, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi Chính phủ, Chính phủ của các quốc gia nhận đầu tư đang ngày càng quan tâm hơn tới trách nhiệm của DN đối với quyền của NLĐ, môi trường và phúc lợi cộng đồng Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam, NCS sẽ đi vào phân tích thực trạng triển khai thực hiện CSR đối với bốn bên liên quan tiêu biểu của DN FDI tại Việt Nam bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng/NTD và cộng đồng NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu bao gồm tổng hợp, phân tích các dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các nghiên cứu và bài báo khoa học trong và ngoài nước.
3.2.1 Thực trạng thực hiện CSR đối với Chính phủ
Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với Chính phủ bao gồm đóng thuế và tuân thủ quy định pháp luật cụ thể là các quy định pháp luật liên quan đến NLĐ và khách hàng/NTD.
Thứ nhất, đối với trách nhiệm đóng thuế , trái với mức lợi nhuận lớn nhất thì DN FDI lại có tỷ lệ đóng góp vào ngân sách Nhà nước(NSNN) là thấp nhất trong các thành phần kinh tế Theo thời báo tài chính (27/01/2019), Khu vực FDI có mức tăng trưởng về lợi nhuận bình quân giai đoạn 2011 - 2016 cao nhất (25,5%) so với 2 khu vực kinh tế trong nước là DNNN (21%) và DN ngoài Nhà nước (17,4%). Trong khi đó tăng trưởng bình quân về tổng thuế của khu vực FDI chỉ là 8,6% (so với 21% của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước), đặc biệt tăng trưởng bình quân về thuế thu nhập DN của khu vực FDI còn thấp hơn nữa, chỉ là 7,5%.
Năm 2012 và 2013, tỷ lệ DN FDI báo lỗ đã giảm xuống còn dưới 30% và
DN báo lãi tăng lên trên 60% Nhưng từ năm 2014 tỷ lệ báo lỗ lại có dấu hiệu tăng trở lại với tỷ lệ báo lỗ trên 30% Năm 2017, tỷ lệ báo lỗ tăng cao kỷ lục trong vòng
5 năm, lên 37,9% trong khi tỷ lệ báo lãi cũng giảm mạnh chỉ còn 53,1% vào năm
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI từ 2012-2018
DN tăng vốn đầu tư (%)
Tỷ lệ DN tăng quy mô lao động (%)
Doanh thu trung vị (triệu USD, quy về năm 2010)
Chi phí trung vị (triệu USD, quy về năm 2010)
Nguồn: VCCI, Điều tra PCI – FDI 2018
Thống kê kết quả thanh tra của cơ quan thuế nhằm chống chuyển giá giai đoạn 2012-2015 cho thấy riêng với khu vực DN FDI tỷ lệ vi phạm trốn thuế (kê khai không đúng để giảm nộp thuế) là 720 DN trên tổng số 870 DN bị thanh tra ở khắp 63 tỉnh thành, chiếm 74,23% và số tiền truy thu từ DN FDI chiếm 40% tổng số Tỷ lệ này đối với DN FDI tại Hà Nội là 326 DN vi phạm trên tổng số 332 DN bị thanh tra, chiếm 98,19% và tổng số thuế truy thu và phạt lên đến 498 tỷ đồng. Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, năm 2016 và 9 tháng đầu năm 2017, chỉ có 966/4.000 (chiếm 24%) DN FDI tại Hà Nội báo lãi, còn trên 3.000 DN báo hòa và báo lỗ Điều này cho thấy DN FDI nói riêng vẫn chưa thực sự có ý thức cao trong vấn đề thực hiện nghĩa vụ nộp thuế - thực hiện khía cạnh pháp lý của CSR.
Thứ hai, đối với trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam DN FDI còn vi phạm các quy định về lao động và môi trường.
+) Vi phạm quy định về lao động
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (quý II/2018) của Tổng cục Thống kê, việc thực thi hợp đồng lao động giữa người làm việc với người sử dụng lao động tại các DN FDI là khá tốt Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN có vốn FDI thực hiện các cam kết trong hợp đồng chưa nghiêm túc, vi phạm quyền lợi người lao động, dẫn đến tranh chấp lao động hoặc ngừng việc tập thể Các vi phạm chủ yếu tập trung vào các vấn đề: cách trả lương, thưởng, chuyên cần; thời gian làm thêm quá nhiều, điều kiện làm việc không đảm bảo, không đóng bảo hiểm xã hội, cách hành xử, quản lý người lao động… trong tổng số hợp đồng lao động được thực thi tại các DN có vốn FDI, số hợp đồng lao động không xác định thời hạn chỉ chiếm 33,4%; Số hợp đồng lao động từ 1 năm đến dưới 3 năm, chiếm 55%; số hợp đồng từ
3 tháng đến dưới 1 năm chiếm 8,7% và dưới 3 tháng chiếm 1,4%; 1,5% còn lại là số lao động đang làm việc trong các DN có vốn FDI không có hợp đồng lao động. Theo phản ánh của người lao động, để tránh nộp bảo hiểm xã hội, một số chủ sử dụng lao động đã chuyển từ ký kết hợp đồng lao động sang ký kết hợp đồng dịch vụ, tư vấn, cộng tác viên đối với một số công việc thường xuyên (Nguyễn Thị Việt Nga, 2018)
Mặc dù, các DN FDI đều áp dụng thời gian làm việc 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần, tuy nhiên, số giờ làm thêm lại tương đối lớn, bình quân mỗi người lao động làm thêm 275,8 giờ/năm Số giờ làm thêm đặc biệt cao tại các DN dệt may, da giầy, điện tử Nhiều DN có số giờ làm thêm lên tới 500-600 giờ/năm/lao động Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh thống kê: Thời gian làm thêm bình quân của người lao động là 0,89 giờ/ngày, 22 giờ/tháng, 260 giờ/năm đối với 90% lao động Như vậy, người lao động phải làm thêm giờ là rất đông Tổng số giờ làm thêm bình quân trong năm vượt trội hơn khoảng 30% so với quy định của Bộ luật Lao động.
DN FDI trước khi vào đầu tư, kinh doanh đều phải tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật tại Việt Nam rồi mới vào đầu tư Điều đó cho thấy các DN thừa hiểu biết và nắm rõ pháp luật Việt Nam, song vẫn vi phạm Khi các cơ quan pháp luật vào thanh tra thì các DN thường đưa ra lý do là chưa nắm rõ pháp luật lao động tại ViệtNam nên việc thực thi pháp luật còn hạn chế Nguyên nhân một phần do công tác tuyên truyền pháp luật lao động trong thời gian qua chưa được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu Các chế tài pháp luật của Việt Nam chưa đủ mạnh để răn đe các DN.Điển hình như ở thành phố có nhiều DN nợ hàng chục tỷ đồng, khi thanh tra xuống thanh tra và xử phạt DN sẵn sàng nộp phạt Bởi mức phạt chỉ vài chục triệu đồng, trong khi đó nợ đóng BHXH hàng tỷ đồng Rõ ràng vấn đề này là bất cập trong việc thực thi pháp luật lao động ở nước ta hiện nay Ngoài ra, tình trạng đóng BHXH cho NLĐ ở các DN còn quá thấp so với thu nhập thực tế của họ Hầu hết các DN chỉ đóng BHXH cho NLĐ theo mức lương cơ bản trong hợp đồng lao động (Hội thảo do
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới, 2010).
+) Vi phạm quy định môi trường
Bên cạnh những đóng góp tích cực, khu vực FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước, cụ thể là các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái gây thiệt hại to lớn đến tài sản và sức khỏe của cộng đồng Các sai phạm về môi trường của DN FDI thường gặp trong quá trình thanh tra là vi phạm tiêu chuẩn môi trường về khí thải, nước thải, chất thải rắn (Đinh Đức Trường, 2015) Một số DN điển hình chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường nên đã có những tác động tiêu cực đến môi trường như vụ việc xả thải của Công ty Vedan tại Đồng Nai, Công ty Tung Kuang tại Hải Dương, Công ty Long Tech tại Bắc Ninh, Công ty Fomosa Đài Loan tại Hà Tĩnh…
Ngày càng nhiều DN FDI trong lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường mở rộng đầu tư vào Việt Nam cũng là một xu hướng đáng lo lắng Các DN này thường có công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng, khả năng phát thải cao Các ngành, lĩnh vực tập trung nhiều nhất là: dệt may, hóa chất, điện tử, giấy, gang – thép Điều này hoàn toàn trái ngược kỳ vọng cũng như tuyên bố đưa các công nghệ, ứng dụng tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam của DN FDI Trên thực tế, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động nhưng chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp Lĩnh vực cấp nước, xử lý nước thải tính từ năm 1988 tới đầu năm 2013 mới chỉ có 28 dự án trong tổng số gần 16.000 dự án FDI, bằng 0,2% và chiếm 0,36% tổng vốn đăng ký
(710 triệu USD) Tính đến năm 2013, chỉ có 5% DN FDI đầu tư vào Việt Nam có công nghệ cao, 80% có công nghệ trung bình, còn lại 14% là sử dụng công nghệ thấp (Nguyễn Tuyền, 2016) Đặc biệt, tại Đồng bằng Sông Cửu Long có 75% khu và 85% cụm công nghiệp chưa có xử lý nước thải tập trung.
Theo nghiên cứu của Đinh Đức Trường (2015) tại 80 DN FDI trong các ngành có khả năng gây ô nhiễm cao gồm Sản xuất giấy, Chế biến thực phẩm, Dệt may/nhuộm, Thuộc da, Hóa chất, Thép cho thấy 20% DN đầu tư vào Việt Nam để tiết kiệm dưới 10% chi phí môi trường so với ở nước mẹ, 68% dự kiến tiết kiệm được từ 10-50% và 12% cho rằng sẽ tiết kiệm được 50% Qua đó có thể thấy tiêu chuẩn môi trường thấp của Việt Nam là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Kết quả mô hình nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
3.3.1 Mô tả khảo sát, mẫu điều tra và kết quả thống kê mẫu điều tra
3.3.1.1 Mô tả khảo sát, mẫu điều tra Để phân tích kết quả thực hiện CSR và đánh giá tác động của việc thực hiện CSR ở DN FDI đến danh tiếng của DN, NCS lựa chọn dạng câu hỏi đóng trong bảng câu hỏi Như vậy, sẽ tránh được việc các câu trả lời khác nhau và hầu như mỗi người trả lời một cách đối với dạng câu hỏi mở, điều này khiến không kiểm soát được câu trả lời của đáp viên và cũng khó có thể lượng hóa hay rút ra được một kết luận chung về vấn đề nghiên cứu.
Bảng câu dạng đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert năm mức độ hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của người trả lời như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường/trung lập, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý Đồng thời, vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Bốn nhân tố chính được đưa vào nghiên cứu này Bao gồm 1 biến phụ thuộc là danh tiếng của DN (REP), và 4 biến độc lập là CSR đối với Chính phủ (GOV), CSR đối với NLĐ (LAB), CSR đối với khách hàng (CUS) và CSR đối với cộng đồng (COM) Thang đo là cần thiết để đo lường các biến một cách chính xác, vì vậy các biến khác nhau đã được lựa chọn với quy mô phù hợp Các biến được áp dụng theo thang đo Likert 5 điểm, được quy ước mức độ thang đo theo điểm số như sau:
1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung hòa (Bình thường),4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý.
Câu hỏi được thiết kế dành cho đối tượng là các quản lý, giám đốc đang làm việc tại DN FDI đang hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam Bảng hỏi sau đó được đưa trực tuyến lên hệ thống khảo sát Google Form tại đường dẫn sau: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe96TEPqwnWBI5g6cCPo-
Ul2BW6KFGzCoNSj1Yrrg3VoB88jg/viewform
Tiếp theo, NCS đã yêu cầu sự hỗ trợ của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế thành phố Hà Nội hỗ trợ trong việc tiếp cận các DN thuộc đối tượng điều tra Học viện Ngân hàng sau đó đã có công văn chính thức yêu cầu sự hỗ trợ này Thông qua hệ thống quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế thành phố Hà Nội, đường link trực tuyến và hướng dẫn cụ thể ở dạng email được gửi đến cho 500 DN FDI đang hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam với yêu cầu trả lời đầy đủ bảng khảo sát Đây là danh sách email được khai báo trong hệ thống quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế thành phố Hà Nội nên tính xác thực của danh sách email này là rất cao Các DN khi thực hiện khai báo với đại diện cơ quan Nhà nước cũng sẽ có mức độ nghiêm túc cao hơn.
Tại hệ thống này, các DN FDI tham gia khảo sát bắt buộc phải điền các thông tin cơ bản cũng như phải trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bảng khảo sát Sau đó, dữ liệu khảo sát được hệ thống Google Form tự tổng hợp lại thành định dạng Excel của Microsoft Office với đầy đủ các thông tin cần thiết cũng như ngày giờ làm khảo sát.
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện nên NCS sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện – phi xác suất Phương pháp chọn mẫu thuận tiện có hạn chế về khả năng mở rộng các kết luận của nghiên cứu và có thể gặp những sai số lấy mẫu Tuy nhiên, nó khá phù hợp với những nghiên cứu hàn lâm với chi phí thấp.
Do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của luận án Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 Theo Hair, Anderson, Tatham and Black (2010), kích thước mẫu nên bằng 5 lần tổng số biến và Comrey (1973) cũng cho rằng đây là kích thước phù hợp để chạy kiểm định EFA.
Theo nguyên tắc chọn mẫu, số mẫu điều tra được tính theo công thức:
Trong đó: N là cỡ mẫu, m là số câu hỏi trong bài.
Với 36 tham số (biến quan soát) cần tiến hành phân tích nhân tố, cỡ mẫu điều tra tối thiểu cần thiết của Luận án sẽ là: N =5*36 = 180
NCS phát ra số phiếu là 500 và thu về 233 phiếu trong đó có 208 phiếu hợp lệ, thoả mãn lớn hơn số mẫu tối thiểu yêu cầu, đảm bảo độ tin cậy, mức độ ổn định khi phân tích đánh giá.
* Biến phụ thuộc là danh tiếng của DN.
* Biến độc lập bao gồm 4 nhóm hoạt động CSR tương ứng với 4 bên liên quan chính mà DN tập trung khi thực hiện CSR bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng, cộng đồng.
NCS tiến hành xây dựng các thang đo cho mỗi biến dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 và mã hoá các biến theo thang đo Likert 5 mức độ trong Bảng 3.3. Để chạy được mô hình hồi quy, để biết tác động của thực hiện CSR đối với từng bên liên quan đến danh tiếng của DN, biến phụ thuộc sẽ lấy giá trị trung bình của các thang đo.
Bảng 3.5 Mã hóa các biến Input
CSR14 Doanh nghiệp tuân thủ các quy định về môi trường và bảo vệ môi trường
CSR18 Doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, phù hợp với người lao động CSR19 Doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối các quy định về sử dụng lao động, an toàn lao động, môi trường làm việc
CSR20 Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước sở tại
CSR đối với người lao động (LAB)
CSR1 Doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động phát triển tối đa về năng lực
CSR5 Doanh nghiệp trú trọng đến việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động
CSR7 Doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ tương tác nội bộ phục vụ công việc
CSR11 Doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu về quản trị nhân lực CSR15 Chế độ lương thưởng đảm bảo mức sống tiêu chuẩn cho người lao động
CSR16 Người lao động có quyền được phản ánh về điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ mà không gặp bất kỳ rào cản nào CSR17 Các ý kiến của người lao động được tiếp thu, xủ lý và phản hồi một cách thoả đáng và kịp thời
CSR26 Doanh nghiệp cung cấp cho người lao động thông tin đầy đủ, kịp thời các vấn đề liên quan đến công ty và người lao động
CSR28 Doanh nghiệp có các chương trình chăm sóc và nâng cao sức khoẻ tinh thần cho người lao động
CSR đối với khách hàng
CSR2 Doanh nghiệp tuân thủ ít nhất một bộ tiêu chuẩn về chất lượng phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh
CSR3 Doanh nghiệp thường xuyên khảo sát kỳ vọng, hành vi và mức độ hài lòng của khách hàng
CSR4 Doanh nghiệp có tổng đài chăm sóc khách hàng CSR8 Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về sản phẩm, đảm bảo chất lượng như công bố
CSR9 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hậu mãi trong thời hạn cam kết CSR10 Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm trong thời hạn cam kết CSR13 Các nhà cung ứng của doanh nghiệp tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã cam kết
CSR đối với cộng đồng
Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Thứ nhất, các dòng vốn FDI chủ yếu đến từ các nước đã phát triển, do đó, nhận thức được tầm quan trọng mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại cho sự thành công của DN DN FDI đã dành sự quan tâm đối với việc đãi ngộ và thu hút lao động mà trung tâm là lao động có năng lực chuyên môn cao, thể hiện qua mức lương cao nhất mà DN trả cho người lao động so với các nhóm DN khác.
Thứ hai, các quốc gia nhận đầu tư thường có nguồn lao động chuyên môn thấp, giá rẻ cần được đào tạo, chuyển giao công nghệ Do vậy, DN FDI cũng rất trú trọng và dành nhiều chi phí, đem đến nhiều cơ hội đào tạo cho lao động của nước sở tại nhầm đắp ứng những đòi hỏi cao hơn của quá trình sản xuất.
Thứ ba, DN FDI đã làm tốt vai trò cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng và mang lại doanh cho công ty Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng luôn được DN FDI đặt lên hàng đầu do khách hàng là đối tác kinh doanh chiến lược quan trọng quyết định sự sống còn của DN.
Thứ tư, do có nguồn lực tài chính lớn và nhu cầu quảng bá xây dựng hình ảnh, DN FDI rất tích cực trong việc thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội của nước sở tại Một điểm đáng chú ý đó là DN FDI thường không chỉ thực hiện CSR như một hoạt động tình nguyện đơn thuần mà họ còn triển khai một cách đều đặn những hoạt động này để có thể hỗ trợ được nhiều hơn nữa những khu vực cần giúp đỡ thông qua sự hợp tác với xã hội địa phương, kể từ khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Thứ năm, các DN siêu nhỏ dưới 10 lao động đã thực hiện tốt CSR nhằm nâng cao danh tiếng của DN, tiếp sau đó là các DN lớn trên 1000 lao động Các DN hoạt động lâu năm (trên 5 năm) đã thực hiện tốt CSR nhằm nâng cao danh tiếng của DN.
3.4.2 Những vấn đề đặt ra
Thứ nhất, vẫn còn tồn tại nhiều DN FDI liên tục khai kinh doanh bị lỗ, sử dụng cơ chế “chuyển giá” nhưng các cơ quan chức năng chưa thể phát hiện, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước cũng như tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN.
Thứ hai, các DN FDI vẫn để xảy ra tình trạng vi phạm quy định về lao động và môi trường, trong khi những quy định này ở mức thấp hơn của các quốc gia đi đầu tư Các DN này lợi dụng sự phát triển chưa đầy đủ của khuôn khổ pháp luật Việt Nam, cố tình luồn lách, sử dụng những thủ đoạn tinh vi, không tự giác trong việc tuân thủ quy định về lao động và môi trường Ngoài ra, nhiều DN còn đang coi CSR đối với lao động và môi trường là một “gánh nặng” hoặc chỉ là cách thức hoạt động marketing, tạo hình ảnh để làm sao có lợi cho DN nhất.
Thứ ba, vẫn còn DN FDI không chú ý đúng mức đến vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động Thu hút lao động của một số DN FDI còn thiên về khai thác nguồn lao động có giá nhân công rẻ, ít đào tạo, thậm chí dùng cơ chế thử việc để liên tục thay lao động Nhiều DN có tỷ lệ lao động nữ rất cao, nhưng giá nhân công thấp và có thể gây các bệnh nghề nghiệp Đặc biệt, tình trạng lao động trong các
DN có vốn FDI bị thất nghiệp sau tuổi 35 đang trở thành xu hướng gia tăng đáng báo động về CSR đối với lao động và áp lực an sinh xã hội từ khu vực DN FDI… Hơn nữa, nhiều dự án FDI còn để xảy ra tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, với hàng ngàn cuộc đình công đòi quyền lợi về lương, thưởng, thời gian làm thêm, nghỉ giữa giờ và các chế độ phúc lợi khác giữa những lao động và người sử dụng lao động cho thấy vấn đề xây dựng mối quan hệ với NLĐ còn khá yếu kém và chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ tư, mặc dù có điều kiện và tiềm lực hơn các DN trong nước trong vấn đề xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả cho NLĐ, vẫn tồn tại không ít DN FDI để xảy ra các vụ tai nạn, mất an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng.
Thứ năm, vẫn còn DN FDI không chú ý đúng mức đến vấn đề bảo vệ NTD.
Thị trường các quốc gia đang phát triển chủ yếu là các đối tượng có thu nhập thấp đến thu nhập trung bình, do đó, rất nhạy cảm về giá và thường ưu tiên các tiêu chí về giá hơn các tiêu chí về bền vững trong việc ra quyết định mua hoặc sử dụng sản phẩm Chính vì đặc điểm này, nhiều DN vì lợi nhuận bất chấp vi phạm các quy định của pháp luật, các quy định về an toàn chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của NTD Bên cạnh đó, ý thức của cộng đồng và Ý thức bảo vệ quyền lợi của người dân thấp dẫn đến việc NTD thường chấp nhận sự thiệt thòi mà chưa có sự đấu tranh để đòi quyền lợi từ phía DN Có thể nói, đứng trước các DN lớn, đặc biệt là DN nước ngoài, NTD thường cảm thấy yêu thế, đơn lẻ, thiếu sự hỗ trợ của chính quyền.
Thứ sáu, vấn đề môi trường cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất và gây nhiều bức xúc trong xã hội của DN FDI hiện nay Hàng loạt các sự kiện liên quan đến DN hoạt dộng, sản xuất gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường như xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, đất đai Ngoài ra, nhiều dự án FDI đưa vào dây chuyền công nghệ lạc hậu, chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường nên đã có những tác động tiêu cực đến môi trường.
Thứ bảy, DN FDI còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa chính xác và đầy đủ các nội dung của CSR Do đó, bản thân DN đã cố gắng thực hiện tốt CSR theo hiểu biết và đánh giá của mình, tuy nhiên quy định và tiêu chuẩn chung của Nhà nước thì lại chưa đạt yêu cầu
Thứ tám, DN FDI chính là những đối tượng mang khái niệm cũng như những quy tắc CSR đến với Việt Nam do đó, những thực hành CSR của DN FDI được kỳ vọng là cần phải cao hơn những gì mà thị trường Việt Nam trông đợi Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn rất nhiều DN FDI vi phạm quy định pháp luật liên quan đến các nội dung của CSR như môi trường, lao động tại Việt Nam.
Thứ chín, có sự khập khiễng trong vấn đề báo cáo và kết quả điều tra Trong khi các DN FDI tự đánh giá mình thực hiện tương đối tốt các nội dung CSR, thì kết quả điều tra của cơ quan Nhà nước lại phát hiện ra nhiều sai phạm.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM
Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và thế giới đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
* Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, đã đẩy căng thẳng giữa hai quốc gia lên cao gây ra những hệ lụy mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam Bên cạnh các tác động tiêu cực đối với Việt Nam như hệ quả của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung từ thương mại sang sản xuất, đối với FDI, hiện đang có nhiều nhà đầu tư Mỹ, châu Âu và châu Á chuyển xí nghiệp từ Trung Quốc về nước hoặc sang nước thứ ba; Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh đó Với môi trường kinh doanh thông thoáng, an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn, có tiềm năng lớn có thể thay thế vai trò sản xuất của Trung Quốc cho các tập đoàn đa quốc gia muốn hướng tới tiêu thụ sản phẩm ở thị trường Mỹ.
Khi Chính phủ Mỹ áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thì buộc DN nước này tìm kiếm thị trường khác để tiêu thụ số hàng hóa không thể xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời gia tăng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với các biện pháp của Mỹ Việt Nam là nước láng giềng có tiềm năng lớn nên sẽ được các DN Trung Quốc tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô thương mại hai chiều, đồng thời tăng nhanh các dự án đầu tư trực tiếp.
Với kỳ vọng này, Việt Nam cần tiếp tục có những chính sách tốt tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh và đầu tư nhầm tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, tranh thủ thời cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam Nước ta cần nghiên cứu để nhận biết thách thức và cơ hội mới, có đối sách thích hợp với các DN Trung Quốc theo hướng lựa chọn, sàng lọc bảo đảm lợi ích quốc gia trong việc hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước.
* Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ký kết và tham gia đàm phán nhiều hiệp định thưong mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) Trong đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and ProgressiveAgreement for Trans-Pacific Partnership Agreements – CPTPP), và
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (European Union Vietnam Free Trade Agreement – EVFTA) là hai hiệp định đầu tiên Việt Nam tham gia có mở rộng những nội dung mới bao gồm: Vấn đề về lao động, môi trường, phát triển bền vững, quyền con người, cạnh tranh (Phụ lục 4) Những nội dung mở rộng này có những điều khoản trực tiếp thuộc về CSR Điều này cho thấy các tiêu chuẩn CSR đang ngày càng được quan tâm một cách sâu sắc hơn, từ những chuẩn mực mang tính chất tự nguyện, các tiêu chuẩn CSR dần được luật hoá thông qua các thoả thuận thương mại tự do Hiểu biết về những nội dung CSR trong những thoả thuận này có những tý nghĩa quan trọng:
+) Nâng cao việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI thuộc các nước thành viên
Từ trước đến nay việc thực hiện CSR là một hoạt động mang tính chất cá thể và hoàn toàn tự nguyện từ phía danh nghiệp Chính vì không có tính chất bắt buộc, mà các hoạt động CSR không được thực hiện một cách đồng nhất, có hiệu quả và toàn diện trong cộng đồng các DN tại Việt Nam Một số DN lựa chọn thực hiện CSR có thể không phải do DN tự nguyện mà chỉ để tuân thủ theo pháp luật (ví dụ như trong lĩnh vực môi trường), hoặc là DN tự nguyện đóng góp một số nguồn lực (ví dụ con người, thời gian, kiến thức, kỹ năng hoặc là tiền) cho lợi ích cộng đồng, hoặc đóng góp vào việc cải thiện một số điều kiện thường nằm ngoài phạm vi của
DN (Moon & DeLeon, 2007) Việc đưa CSR và hiệp định thương mại tự do sẽ đảm bảo các DN ở các quốc gia thành viên nhìn nhận các quy chuẩn của CSR một cách nghiêm túc và có sự chủ động trong thực hành các tiêu chuẩn CSR.
+) Đồng bộ các quy định về CSR giữa các quốc gia, quá đó thúc đẩy sự thống nhất trong thực hành CSR giữa các quốc gia, tạo môi trường thương mại, đầu tư ổn định, hấp dẫn
Hiểu biết về CSR không đồng nhất giữa các quốc gia, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt về luật pháp giữa các quốc gia về các quy định về CSR Sự khác biệt về luật pháp chính là rào cản cho thương mại và đầu tư Bằng việc đưa CSR vào các thoả thuận thương mại tự do, các quốc gia buộc phải có sự rà soát, thay đổi các quy định pháp luật nội địa của mình nhằm đảm bảo tuân thủ và thực thi nghiêm túc các nghĩa vụ cụ thể trong thoả thuận thương mại, qua đó đồng bộ hoá các quy định luật pháp giữa các quốc gia, là điều kiện cho tự do thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên Bên cạnh đó, việc sửa đổi hệ thống pháp luật trong nước theo các yêu cầu của các thoả thuận thương mại tự do cũng đu c kỳ vọng sẽ tạo nên một làn sóng cải cách thể chế mới cho Việt Nam, qua đó giúp nâng cao chất lượng của hệ thống chính sách pháp luật, hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các đối tác kinh doanh nu c ngoài.
* Xu hướng sử dụng CSR trong xây dựng thương hiệu
Theo báo cáo "Phát triển bền vững" của Công ty Nghiên cứu thị trường toàn cầu Nielsen thực hiện dựa trên kết quả khảo sát trực tuyến trên 60 quốc gia với hơn 30.0 người tham gia trả lời, cho thấy NTD Việt có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực Đông Nam Á Có đến 86% NTD Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm/dịch vụ từ các công ty có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường, so với 76% NTD khu vực Đông Nam Á Một trong những yếu tố liên quan đến cam kết bền vững hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của NTD Việt Nam là các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm tốt cho sức khỏe, lợi ích cho cơ thể và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tươi sống và các thành phần hữu cơ Hơn nữa, các sản phẩm với tiêu chuẩn an toàn cao cũng được NTD quan tâm hàng đầu.
Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng quyết định mua hàng của NTD Việt Nam là niềm tin vào thương hiệu Đa số NTD Việt cho rằng họ sẽ mua sản phẩm từ thương hiệu mà họ tin tưởng Các nhãn hàng muốn xây dựng một niềm tin mạnh mẽ đối với NTD cần phải tính toán và đầu tư chiến lược để tung các sản phẩm có cam kết bền vững ra thị trường và bảo đảm sự tăng trưởng. Ngoài ra sự cam kết có trách nhiệm với môi trường cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của NTD Việt Bên cạnh đó, những cam kết trách nhiệm với các giá trị xã hội khác và cộng đồng nơi NTD đang sống cũng là các yếu tố quan trọng đối với NTD Việt Sự thay đổi giữa các yếu tố mà NTD quan tâm và thu hút sự trung thành của họ đối với nhãn hàng Các cam kết với trách nhiệm xã hội, môi trường đang có phần vượt trội hơn so với các yếu tố truyền thống khác đối với đại đa số NTD
Như vậy, DN kết hợp các yếu tố mang tính chất bền vững vào các sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng cùng với các mục tiêu nhằm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội sẽ là một phương thức tốt nhất để tăng sự tín nhiệm của khách hàng đối với các sản phẩm mà DN cung cấp đến NTD Những công ty nổi tiếng về cam kết bền vững sẽ có lợi thế vượt bậc so với các công ty khác, xét về mặt thu hút nhân tài, đầu tư, các đối tác cộng đồng và trên hết là NTD Với tầm nhìn chiến lược, nhiều DN FDI định hướng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững tại nước sở tại Định hướng đó không chỉ giúp DN đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn mà còn nâng cao uy tín thương hiệu và vị thế cạnh tranh.
* Xu hướng sử dụng CSR trong văn hoá DN
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng CSR là một xu hướng phát triển trong văn hoá
DN do sự kỳ vọng ngày càng lớn của các xã hội phát triển Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, xu thế vẫn chưa được thể chế hoá Dưới áp lực của các bên liên quan, ngày càng có nhiều các quốc gia đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với việc công bố/báo cáo của các DN trong các việc thực hiện CSR Colombo và Gazzola
(2014) cũng chỉ ra càng ngày càng có nhiều DN phát triển CSR để đáp ứng với các áp lực đến từ xã hội, môi trường và kinh tế Mục tiêu là gửi tín hiệu tới các bên liên quan khác nhau: cổ đông, nhân viên, nhà đầu tư, NTD, các cơ quan công quyền và các tổ chức phi Chính phủ.
Các DN cần hiểu rằng việc thực hiện CSR của DN hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững của DN và Đất nước Các DN thực hiện tốt CSR không chỉ giúp bản thân DN phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn xã hội Khi DN thực hiện tốt CSR là góp phần cùng với Chính phủ và các đối tác trong xã hội giải quyết các thách thức phát triển bền vững như xóa đói giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện bình đẳng giới, phòng chống tham nhũng…
Mục tiêu và định hướng nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
4.2.1 Mục tiêu nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
(1) Xây dựng lộ trình để Việt Nam thu hút FDI “thế hệ tiếp mới”, nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng tru ng kinh tế sâu rộng trong giai đoạn 2018 - 2030 Việc thực hiện chiến lược này phù hợp với cả Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 -
2020 và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 2016 - 2020 của Việt Nam, cũng phù hợp với Báo cáo Việt Nam 2035: Hu
Dân chủ. ng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng,
(2) Chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho ‘sản phẩm’ của Việt Nam sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có thể tang tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tang của FDI.
(3) Trong số các xu hướng lớn toàn cầu có ảnh hu ng đến FDI trong 12 năm tới, tham gia ký kết vào các hiệp định thương mại thế hệ mới là bước đi có tính thách thức và đột phá nhất, có khả nang thúc đẩy tăng truở̛ ng GDP và giúp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ (trong đó có Trung Quốc) Trong bối cảnh đó, các thách thức trong phát triển bền vững có thể được chuyển hóa thành co hội với quyết tâm mạnh mẽ thực hiện cải cách và cân đối các cơ chế u đãi liên quan theo hướng u tiên sử dụng năng lu ng tiết kiệm, hiệu quả và nang lượng tái tạo, thực hiện trách nhiệm xã hội.
4.2.1.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 Để đạt được các mục tiêu của báo cáo Việt Nam 2035, cần giải quyết 6 yêu cầu đối mới quan trọng sau:
1 Tạo điều kiện để hiện đại hoá nền kinh tế cùng với một nền kinh tế tư nhân có khả năng cạnh tranh;
2 Cải thiện năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo của quốc gia;
3 Cải cách chính sách đô thị hóa để có được những đô thị năng động hơn;
4 Xây dựng lộ trình phát triển bền vững về môi trường để thích ứng và thích nghi tốt với các hình thái biến đổi khí hậu;
5 Tang cường công bằng và hòa nhập xã hội cho các đối tượng thiệt thòi;
6 Xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại, hiệu quả.
Những cải cách này đượ
1 Cân đối giữa thịnh vu c xây dựng trên ba cột trụ chính là: ng về kinh tế và bền vững về môi trường;
2 Thúc đẩy bình đẳng, hòa nhập xã hội;
3 Tang cường năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.
*Bộ KH & ĐT đã tham mưu với bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 50- NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của bộ chính trị về FDI, trong đó xác định rõ quan điểm chỉ đạo, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và NLĐ trong DN Theo định hướng này, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ chủ động thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu Ưu tiên các dự án thuộc công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ tương lai, Dự án xanh, quản trị hiện đại, hàm lượng giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Để bảo đảm sự bền vững của luồng vốn FDI tiếp nhận được và đẩy mạnh FDI có giá trị gia tăng cao hơn để đạt đu c các mục tiêu phát triển, chính phủ Việt Nam đã sáng suốt nhận định rằng chất lượng FDI cần phải đu c cải thiện xét về mặt nâng cao giá trị gia tăng và tận dung các lợi ích lan tỏa, thể hiện trong Nghị quyết số 103/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào cuối tháng 8 na 2013 Nghị quyết này cũng phù hợp với Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội của Chính phủViệt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (10 năm), trong đó nêu rõ sự cần thiết phải thực hiện cải cách cơ cấu và cũng phù hợp với Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội
2016-2020 đu c phê duyệt vào tháng 4 na 2016 Tại thời điểm đó, Đại hội Đảng
Toàn quốc lần thứ XII năm 2016 đã đề ra Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011-2020 theo hướng cải cách mô hình tăng trưởng kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế xanh và bền vững và đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế mong muốn Theo đó, định hướng và yêu cầu mới cho FDI bao gồm:
(1) Xúc tiến thu hút FDI theo quy hoạch chung của các ngành, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu thụ ít năng lượng, phát triển và sử dụng nang lu ng sạch và năng lượng tái tạo.
Như đã phân tích ở trên phần thực trạng, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường, có công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và khả năng phát thải cao. Với định hướng thu hút này, Chính phủ Việt Nam bày tỏ rõ quan điểm không chạy theo số lượng mà có sự chọn lọc trong thu hút các dòng vốn FDI, cụ thể ưu tiên cho các trường hợp thực hiện tốt CSR đối với cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiêu thụ ít năng lượng, sử dụng và phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.
(2) Phát triển FDI một cách bền vững với trọng tâm là chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cuờ̛ ng liên kết với doanh nghiệp trong nước.
Cũng đã phân tích ở trên phần thực trạng, rất nhiều dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam hiện nay tập trung tìm kiếm và khai thác lợi nhuận mà chưa chú ý đến phát triển bền vững, chưa quan tâm đến chất lượng và hiệu quả hoạt động, chưa bảo đảm quyền lợi cho các bên liên quan của DN như Chính phủ, NLĐ, NTD và cộng đồng Với định hướng này, Chính phủ Việt Nam thể hiện quan điểm thu hút FDI theo chiều sâu ưu tiên những dự án thực hiện tốt CSR đối với các bên liên quan, trú trọng vào chất lượng và hiệu quả.
Có thể thấy, quan điểm chỉ đạo thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay của ViệtNam đã thay đổi, chuyển từ chạy theo số lượng sang thu hút chất lượng, hướng đến việc thu hút có chọn lọc các nguồn vốn FDI chứ không phải là thu hút bằng mọi giá Cụ thế, chúng ta chỉ trải thảm đỏ đối với DN có dự án ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường Những dự án ô nhiễm môi trường, thâm dụng năng lượng và lao động sẽ dần dần bị hạn chế Do đó, các dự án được mở cửa trong thời gian tới sẽ là những dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng nhân lực hay nói các khác là các dự án trú trọng sự phát trển bền vững trong dài hạn của Việt Nam nhìn từ cả góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.
* Với định hướng đưa Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035, Ngân hàng thế giới và các cơ quan Chính phủ Việt Nam đã đồng thực hiện báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan CSR Cụ thể, báo cáo đã đưa ra ba trụ cột phát triển đó là (1) thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường, (2) thúc đẩy công bằng và hoà nhập xã hội, (3) nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước Trong đó có nội dung liên quan đến CSR đó là đảm bảo bền vững môi trường Ba yếu tố chính để đảm bảo bền vững môi trường là bảo vệ chất lu ng nguồn tài nguyên thiên nhiên (không khí, đất và nước); lồng ghép khả năng chống chịu trước tác động khí hậu vào kế hoạch kinh tế, chính sách ngành và đầu tư hạ tầng và quan tâm đến các nguồn nang lu ng sạch thông qua xuất, nhập khẩu năng lu ng trong khu vực Quá trình tăng tru ng bền vững, bao trùm (inclusive) và có sức chống chịu đòi hỏi phải có thể chế và chính sách mạnh để phối hợp hành động và đầu tu đầu tư thông minh (với sự tham gia của khu vực tư nhân) nhằm tính đầy đủ các phí tổn về khí hậu và môi trường; một cơ sở thông tin và dữ liệu dễ tiếp cận phục vụ quá trình giám sát và ra quyết định.
Các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn khiến cho cuộc sống của con người trên toàn thế giới gặp khó khăn Nhiều thiên tai, nạn dịch xảy đến gây ra nhiều xáo trộn và bất ổn trong xã hội Do đó, hoạt động của DN FDI tại thị trường nước sở tại cần phải tính tới sự thay đổi của môi trường, nhất là môi trường tự nhiên, để đảm bảo tính hoạt động ổn định, đồng thời cho phép dự báo được sự thay đổi của môi trường, đảm bảo sự phát triển bền Với định hướng này,Nhà nước Việt Nam sẽ vận dụng trong việc ra các quyết định, chính sách kể cả với các đối tượng là DN FDI hay các nguồn vốn đầu tư nước ngoài Do đó, việc thúc đẩy DN FDI thực hiện CSR lại càng cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam.
* Quyết định số 20/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 bao gồm ba mục tiêu chính:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi NTD và sức khỏe nhân dân, đây là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp quỷ đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.
- Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, trú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiến trong quản lý an toàn thực phẩm
Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Triển khai tốt CSR không những sẽ giúp cho DN kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ DN giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội Hoạt động CSR không đơn thuần là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của chính DN và cho lợi ích của xã hội.
CSR cần được nhìn nhận là lợi ích của DN để họ chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng DN kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được NTD tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quý giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội
Chính vì vậy, nâng cao CSR của DN FDI ở nước ta hiện nay là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết Dựa trên những nguyên nhân cho những tồn đọng trong việc thực hiện CSR của các DN FDI tại Việt Nam được phân tích ở trên, NCS đưa ra theo 2 nhóm giải pháp, bao gồm các nhóm giải pháp về phía Chính phủ và cơ quan quản lý (các giải pháp vĩ mô) và các nhóm giải pháp đối với các DN (các giải pháp vi mô).
4.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực CSR, bao gồm Brigitte Hamm (2012) đã khẳng định rằng quá trình phát triển CSR tại Việt Nam đã được khởi xướng và hiện đang được thúc đẩy chủ yếu bởi các tổ chức quốc tế Khái niệm về CSR lúc đầu được giới thiệu vào Việt Nam thông qua việc đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, những tổ chức quốc tế đã mang và thực thi Quy tắc ứng xử của họ đối với các cơ sở tại Việt Nam và các cơ sở khác của họ để đảm bảo sự gắn kết toàn cầu của tổ chức.
Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù trong quá trình hội nhập toàn diện và được coi là “thỏi nam châm” hút FDI, Việt Nam vẫn chưa thúc đẩy và quan tâm đúng mức việc tuân thủ những cam kết về CSR của DN Trong thời gian qua, vẫn còn nhiều báo cáo về hành vi gian lận, những sai phạm trong báo cáo tài chính, không đảm bảo an toàn lao động và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường của các DN mà nổi nổi bật trong đó là DN FDI… Việc thực hiện CSR không chỉ nhằm mục đích quảng bá, từ thiện mà còn phải xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường và xã hội, đảm bảo cuộc sống của NLĐ, tuân thủ luật pháp của DN Đồng thời, thực hiện CSR không chỉ mang tính chất tài trợ riêng lẻ, mà phải đòi hỏi sự liên tục, cam kết lâu dài và xuyên suốt trong quá trình hoạt động, trong phương hướng và trong tầm nhìn của DN.
Quan điểm xuyên suốt của luận án (giả định cơ bản) là nếu doanh nghiệp thực hiện CSR tốt sẽ nâng cao được danh tiếng của mình và sẽ đạt được kết quả mong muốn trong kinh doanh chỉ đúng trong điều kiện lý tưởng của môi trường kinh tế nước sở tại (luật pháp, văn hóa ) Việc đòi hỏi các doanh nghiệp FDI phải thực hiện CSR đầy đủ không có tính pháp lý vì đây còn là vấn đề đạo đức kinh doanh Từ đó, việc hoàn thiện môi trường luật pháp cho phép hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nói chung và FDI nói riêng sẽ có ý nghĩa quan trọng và như là điều kiện cần để các doanh nghiệp thực thi CSR đầy đủ và thực chất.
4.3.1.1 Xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện và hoàn thiện cơ chế chính sách về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI Để DN FDI có thể tạo dựng một ‘thói quen’ trong việc đưa nghĩa vụ thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội vào trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, Nhà nước cũng là nhân tố không thể thiếu, trước tiên đóng vai trò là nhà quản lý ban hành và thực thi luật pháp, sau là đứng ra làm cầu nối khuyến khích giữa DN và xã hội thông qua các chương trình hỗ trợ DN.
Chính phủ cần xác định các tiêu chuẩn tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và phải được thể hiện trong văn bản pháp lý Về mặt pháp lý tạo ra một sân chơi công bằng cho mọi loại hình DN - cụ thể hóa, tổ chức và giám sát việc thực hiện đầy đủ và toàn diện các chính sách liên quan Xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ để hài hòa lợi ích của nhân viên và DN, và lợi ích quốc gia, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các DN tích cực đưa các chương trình CSR vào trong chiến lược kinh doanh của họ.
Tỷ lệ công bố/minh bạch thông tin thấp mà nguyên nhân trực tiếp là do sự thiếu hụt về các quy định pháp luật (Teoh và Thong, 1984; Nik Ahmad và Sulaiman, 2004) Do đó, việc yêu cầu thông tin/báo cáo một cách đầy đủ của các
DN về CSR là một điều cần thiết Do đó, Chính phủ cần đánh giá, kiểm tra và sửa đổi nội dung của pháp luật Việt Nam không phù hợp với thực tế hiện tại, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới NLĐ Chính phủ cần xem xét ban hành các văn bản để áp dụng vào công tác kế toán liên quan tới CSR như Chuẩn mực Kế toán Phát triển bền vững của Hội đồng chuẩn mực kế toán phát triển bền vững Hoa Kỳ, hướng dẫn kế toán phát triển bền vững của dự án SIGMA của Anh, hướng dẫn Báo cáo các chỉ thị môi trường và Hướng dẫn báo cáo các chỉ số xã hội của Australia (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2017).
Bên cạnh đó, cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Cục Đầu tư nước ngoài cũng cần nghiên cứu xem xét các chỉ tiêu về CSR trong quá trình xem xét, phê duyệt và quản lý vốn đầu tư nước ngoài cũng như các DN có vốn nước ngoài.
Việt Nam cần sớm hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là hoàn thiện Luật BVMT; rà soát, sửa đổi các nội dung chưa phù hợp giữa Luật BVMT và các Luật chuyên ngành khác nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Đồng thời, ban hành quy định về phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi trường, quy định giới hạn lượng phát thải; DN phải công bố công khai thông tin về môi trường và giải pháp xử lý lượng phát thải Đặc biệt là phải đẩy mạnh việc hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra DN trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị.
Việt Nam cần hạn chế thu hút FDI vào các ngành sử dụng nhiều năng lượng, ngành gây ô nhiễm môi trường; rà soát lại danh mục các dự án chưa triển khai, không triển khai, tạm dừng hoạt động, giải thể các dự án có tác động xấu đến môi trường, các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu để có phương án chuyển giao cho các nhà đầu tư tiềm năng khác Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về môi trường, hướng đến tinh gọn thủ tục hành chính giúp DN thuận lợi thực hiện đầy đủ, đúng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
4.3.1.2 Ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp trong thực hiện CSR
Thực hiện CSR đồng nghĩa với việc DN phải tốn nhiều chi phí hơn, do đó,đối với các DN hạn chế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý thì nâng cao thực hiệnCSR sẽ gặp nhiều khó khăn Các DN này cần nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích từ phía chính quyền và cơ quan chức năng như hỗ trợ về vốn, công nghệ, ưu đãi về thuế, đất đai tạo động lực để DN thực hiện CSR tốt hơn Để tạo sự công bằng đồng thời khuyến khích DN FDI thực hiện CSR, cần có chính sách rõ ràng trong việc ưu đãi cho những DN có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương như nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho NLĐ, làm tốt công tác BVMT và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan Có thể xếp hạng các DN theo từng nội dung để ưu tiên hỗ trợ cho nhóm DN dẫn đầu.
Chính phủ cần tăng cường các hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các DN tự giác và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, như giải thưởng trách nhiệm xã hội, thương hiệu "xanh", cấp chứng chỉ cho các DN bảo đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn CSR trong các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có thể ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN thực hiện trách nhiệm xã hội Đặc biệt, cần quan tâm hỗ trợ các DN kinh doanh hàng nông sản thực, phẩm trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công nghệ sạch Khuyến khích các DN đưa ra các chương trình CSR và thực hiện chúng.