Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
721,5 KB
Nội dung
Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TÂY NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 1 DANH MỤC VIẾT TẮT 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 1 2. GIỚI THIỆU 2 2.1. Hiện trạng 3 2.2. Giải pháp thay thế 3 * Vấn đề nghiên cứu 4 * Giả thuyết nghiên cứu 4 3. PHƯƠNG PHÁP 4 3.1. Khách thể nghiên cứu 4 3.2. Thiết kế nghiên cứu 4 3.3. Quy trình nghiên cứu 5 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu 6 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 6 4.1. Phân Tích 6 4.2. Bàn luận 8 4.3. Kết luận và khuyến nghị 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 PHỤ LỤC 11 Phụ lục 1: BẢNG ĐIỂM 11 Phụ lục 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC 12 Phụ lục 3: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 27 Phụ lục 4: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM VÀ KĨ THUẬT “KHĂN TRẢI BÀN” 30 Nghiờn cu Khoa hc S phm ng dng mụn Cụng ngh, nm hc: 2014-2015 NNG CAO KT QU HC TP MễN CễNG NGH LP 10C5 BNG K THUT KHN TRI BN KT HP S DNG PHIU HC TP Ngửụứi thửùc hieọn: Tran Ngoùc ẹeọ Tõy Ninh, thỏng 3 nm 2015 MC LC DANH MC VIT TT GV Giỏo viờn HS Hc sinh Ngi thc hin: Trn Ngc Trang 2 Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông ĐTB Điểm trung bình TTĐ Trước tác động STĐ Sau tác động 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, hình thức tổ chức dạy học nhóm được GV quan tâm và áp dụng trong dạy học ở nhiều bộ môn. Hình thức dạy học này đặc biệt có hiệu quả đối với bài thực hành, những bài học có nội dung khó, trừu tượng, kiến thức liên quan thực Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 3 Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 tế. Để nắm vững kiến thức của những bài này, đòi hỏi HS phải phối hợp, trao đổi ý kiến với nhau dưới sự tổ chức hoạt động và hướng dẫn của GV. Đặc biệt, Chương 4- Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nội dung góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp HS có được một số nhận thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, thái độ, và kĩ năng cần thiết đối với người làm kinh doanh. Khi học phần này, đa số HS tiếp thu một cách thụ động, ghi nhớ máy móc, không liên hệ với tình huống thực tế địa phương, bên cạnh đó GV không đủ thời gian để truyền đạt hết kiến thức. Do đó, đề tài nghiên cứu kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” (một hình thức của dạy học nhóm) với chuẩn bị “phiếu học tập” ở nhà để giúp học sinh phát huy tính tích cực toàn diện, nắm vững kiến thức mà GV vẫn đảm bảo thời gian lên lớp. Thực hiện nghiên cứu này, GV thiết kế phiếu học tập để mỗi HS hoàn thành trước khi đến lớp. Trên lớp, HS được chia thành các nhóm và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0. Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh “khăn trải bàn”. Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn”. Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: lớp 10C2 (lớp đối chứng) và lớp 10C5 (lớp thực nghiệm) trường THPT Nguyễn Trung Trực, Hòa Thành, Tây Ninh. Hai bài được tiến hành khảo sát là bài 50 và bài 51 (Chương 4. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh). Kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 8.53, cao hơn so với lớp đối chứng là 7.19. Qua kiểm chứng T-Test cho thấy p= 0.00001< 0.05, có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” với sử dụng “phiếu học tập” đã nâng cao kết quả học tập của HS. Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 4 Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 2. GIỚI THIỆU Tổ chức tốt dạy học theo nhóm sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp: phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS; phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực giao tiếp;… Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, trong khi một tiết học chỉ có 45 phút. Ngoài ra, trong quá trình thảo luận nhóm có thể có một vài thành viên trong nhóm nổi trội tham gia còn lại ít tham gia (hiện tượng ăn theo). Với thực tiễn trên, để đảm bảo thời gian mà mỗi HS vẫn có thể hiểu rõ được kiến thức bài học (đặc biệt là những bài có nội dung khó, liên quan thực tế) thông qua hoạt động nhóm, GV cần phải nắm vững phương pháp thực hiện, có năng lực lập kế hoạch và tổ chức, vận dụng nhiều hình thức hoạt động nhóm cho phù hợp với nội dung từng mục, từng bài. Một trong những cách thức thực hiện đạt hiệu quả tốt là sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”. Trong kĩ thuật này, học sinh được chia thành các nhóm và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0. Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Các ý kiến sẽ được thể hiện trên giấy A0. Tuy nhiên, các câu hỏi để HS thảo luận trong kĩ thuật này thường được sử dụng là những câu hỏi mở. Thế nên để định hướng cho câu trả lời của HS, “phiếu học tập” là phương tiện hỗ trợ đắc lực. “Phiếu học tập” được thiết kế dựa vào mục tiêu trọng tâm của bài học, HS sẽ chuẩn bị trước ở nhà. * Một số lưu ý của phương pháp “khăn trải bàn”: + Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở + Nếu số HS trong nhóm quá đông, có thể phát cho HS những phiếu giấy nhỏ để ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn” + Khi thảo luận, đính những phiếu giấy ghi các ý kiến đã được nhóm thống nhất vào phần giữa “khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau. Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 5 Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 + Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”. 2.1. Hiện trạng Do quan niệm môn Công Nghệ là môn học phụ nên đa số học sinh không quan tâm học tập. Vì vậy, cách học của các em thường mang tính đối phó nên dành rất ít thời gian cho việc học bài ở nhà và không đem lại hiệu quả khi học tập trên lớp. Ngoài ra do phương pháp giảng dạy giáo viên chưa phù hợp, chưa linh hoạt, ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động khi giảng dạy giáo viên đã cố gắng đưa ra câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả học sinh thuộc bài nhưng không hiểu hết nội dung bài học, kỹ năng vận dụng vào thực tế chưa cao. Trong chương trình Công nghệ 10, Chương 4- Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nội dung góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp HS có được một số nhận thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, thái độ, và kĩ năng cần thiết đối với người làm kinh. Khi học phần này, đa số HS tiếp thu một cách thụ động, ghi nhớ máy móc, không liên hệ với tình huống thực tế địa phương, bên cạnh đó GV không đủ thời gian để truyền đạt hết kiến thức. Khi giảng dạy chương này, đòi hỏi GV phải vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, thảo luận nhóm được nhiều GV lựa chọn. Trong thảo luận nhóm có nhiều hình thức khác nhau, nếu GV tổ chức không tốt sẽ mất nhiều thời gian và HS hoạt động không đều, một số HS ỷ lại nên không tích cực tham gia thảo luận cùng nhóm. Để khắc phục hiện tượng ăn theo này, thảo luận nhóm theo kĩ thuật “khăn trải bàn” là một phương án được sử dụng. Ngoài ra, để HS nắm vững kiến thức và không mất thời gian trong quá trình thảo luận, HS cần có sự chuẩn bị qua “phiếu học tập”. 2.2. Giải pháp thay thế “Phiếu học tập” được GV thiết kế với nhiều hình thức phù hợp (trả lời câu hỏi ngắn, điền thông tin, lập bảng,…) và phải bám vào mục tiêu của bài học. “Phiếu học tập” sẽ giao cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Trên lớp, GV chia nhóm thảo luận theo kĩ thuật “khăn trải bàn” với thời gian quy định cụ thể. Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 6 Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 * Vấn đề nghiên cứu: Sự kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và sử dụng “phiếu học tập” để dạy chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nâng cao được kết quả học tập của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực không? * Giả thuyết nghiên cứu: Sự kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và sử dụng “phiếu học tập” để dạy chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nâng cao được kết quả học tập của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực. 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1. Khách thể nghiên cứu - Học sinh lớp 10C2, 10C5 và GV dạy môn Công Nghệ 10 của trường THPT Nguyễn Trung Trực. − Hai lớp được chọn tương đương nhau về sĩ số, giới tính, học chung một GV bộ môn công nghệ. Cụ thể: Bảng 1. Thông tin lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp Sĩ số Nam Nữ 10C2 40 20 20 10C5 41 20 21 Về ý thức học tập, đa số các em hai lớp đều rất tích cực, chủ động. Tuy nhiên, cũng còn một số học sinh chưa tích cực trong học tập. Về thành tích học tập của học kỳ I, hai lớp tương đương nhau về điểm số bộ môn. 3.2. Thiết kế nghiên cứu Hai lớp được chọn để thực hiện cho nghiên cứu: + Lớp 10C2: Lớp đối chứng + Lớp 10C5: Lớp thực nghiệm Thiết kế 1: Kiểm tra sự tương đương của hai nhóm trước tác động. Sử dụng kết quả bài kiểm tra học kì I (Phụ lục 1) để kiểm tra sự tương đương trước tác động. Sử dụng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm đối tượng trên. . Bảng 2. Kiểm chứng T-test sự tương đương trước tác động Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 7 Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 Đối chứng (10C2) Thực nghiệm (10C5) Giá trị TB 6.91 6.89 p 0.96 P = 0.96 > 0.05: Chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Vậy hai nhóm đã chọn được xem là tương đương. Thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động của 2 nhóm tương đương. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ Thực nghiệm O1 Dạy học kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học tập” O3 Đối chứng O2 Dạy học bình thường O4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập. 3.3. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên - Đối với lớp đối chứng (10C2): + Thiết kế kế hoạch bài học. - Đối với lớp thực nghiệm (10C5): + Thiết kế kế hoạch bài học. + Thiết kế “phiếu học tập” * Cách thức tiến hành: ● Đối với lớp thực nghiệm (10C5): Thiết kế kế hoạch bài học sử dụng phương pháp dạy học nhóm theo kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng phiếu học tập mà HS đã chuẩn bị trước ở nhà. ● Đối với lớp đối chứng (10C2): Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng phương pháp dạy học nhóm bằng kĩ thuật “khăn trải bàn”, quy trình chuẩn bị bài bình thường. Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 8 Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 * Thời gian thực hiện: Thời gian tiến hành thực nghiệm theo phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu của nhà trường ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đảm bảo tính khách quan. 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn Công nghệ (đề chung của toàn trường) Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành sau khi học hết chương 4, điểm tối đa là 10, thời gian làm bài là 45 phút. Kết quả các bài kiểm tra trước và sau tác động (phụ lục 1) sẽ được kiểm tra mức độ tương đương bằng phép kiểm chứng T-test. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Phân tích dữ liệu Sau khi có kết quả kiểm tra sau tác động, sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị cần thiết. Qua xử lí số liệu đã thu được bảng dữ liệu và biểu đồ sau: Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 7.19 8.53 Độ lệch chuẩn 1.46 1.16 Giá trị p của T-test 0.00001 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.92 Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 9 Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng môn Công nghệ, năm học: 2014-2015 Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p = 0.00001< 0.05. Điều này cho thấy chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 92.0 46.1 19.753.8 = − . Điều đó cho thấy việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học tập” có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm. Như vậy, giả thuyết: Việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học tập” nâng cao kết quả học tập chương 4. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực đã được kiểm chứng. Người thực hiện: Trần Ngọc Đệ Trang 10 [...]... THPT - Khơng ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức từ nhiều kênh thơng tin (sách, báo, internet, đồng nghiệp,…) Đề tài nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng Nâng cao kết quả học tập mơn Cơng nghệ của học sinh lớp 10C5 bằng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp sử dụng phiếu học tập ” mà tơi trình bày dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân nên còn nhiều hạn chế Rất mong nhận được sự đóng góp của q thầy cơ trong... bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Sự khác biệt này có ý nghĩa Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.92 (nằm trong khoảng 0.8 < SMD . nghiệp,…) Đề tài nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng Nâng cao kết quả học tập môn Công nghệ của học sinh lớp 10C5 bằng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp sử dụng phiếu học tập ” mà tôi trình bày dựa. cứu: Sự kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn và sử dụng phiếu học tập để dạy chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nâng cao được kết quả học tập của học sinh lớp 10C5 trường. thấy việc kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn và chuẩn bị phiếu học tập có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm. Như vậy, giả thuyết: Việc kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn và