Trong thực tế đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp dạy học nêu vấn đề, tuynhiên trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học”, các
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH
Mã số……
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN LỚP 10
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU VÂN
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy môn GDCD
Năm học: 2014- 2015
Trang 2SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Vân
2 Sinh ngày 18 tháng 01 năm 1982
3 Giới tính: Nữ
4 Địa chỉ: 7/57- KP3 - Biên Hoà – Đồng Nai
5 Điện thoại: 0977250460
6 Chức vụ: Giáo viên
7 Đơn vị công tác : Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên nghành đào tạo: GDCD
III: KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Chín năm kinh nghiệm
Trang 3MỤC LỤC
Trang
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI 4
1 Cơ sở lý luận……….4
1.1 Quan điểm về phương pháp dạy học nêu vấn đề……… 4
1.2 Khái niệm tình huống có vấn đề………5
1.3 Kết cấu của phương pháp dạy học nêu vấn đề……… 5
2 Cơ sở thực tiễn……… 6
2.1 Tính đặc thù phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” và sự cần thiết vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào giảng dạy……… 7
2.2 Thực trạng vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy và học………… 8
III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN……… 8
1 Một số lưu ý khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề ……… 10
2 Vận dụng phương pháp nêu vấn đề ở một số nội dung bài học…… 11
3 Thực nghiệm vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” môn GDCD tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh……….21
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI THÔNG QUA KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM KẾT LUẬN……… 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 42
Trang 4VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRONG MỘT SỐ NỘI DUNG PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC”
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, lượng kiến thức của nhân loại là
vô tận, chúng ta phải thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, trong
đó người học chuyển dần từ vai trò bị động sáng chủ động, tích cực tiếp thu kiếnthức Tinh thần đó đã được nêu trong Luật giáo dục 2005 “Phương pháp giáo dụcphổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợpvới đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học;bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” Thực hiện mục tiêu này, đổi mới
phương pháp dạy học được đẩy mạnh ở tất cả các môn học trong nhà trườngTHPT trong đó có bộ môn GDCD - bộ môn có vai trò quan trọng trong việc giáodục lập trường, lý tưởng, hình thành niềm tin và phẩm chất đạo đức cho học sinh
Trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay, dạy học nêu vấn đề làmột trong những phương pháp có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cựccủa học sinh nhất Bằng cách sử dụng tình huống có vấn đề, học sinh sẽ chủ độngchiếm lĩnh tri thức trong quá trình tìm hướng giải quyết những vấn đề đó Từ đóhình thành ở các em nhân cách của người lao động mới biết tự chủ và có năng lựcgiải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra
Phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoahọc” trong chương trình giáo dục công dân 10 có nội dung liên quan trực tiếp tớiviệc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho người học Tuynhiên đây là phần kiến thức khó, khi tiếp cận với môn học đòi hỏi một khả năngkhái quát và trừu tượng nên không tránh khỏi những khó khan nhất định cho họcsinh từ đó đặt ra yêu cầu đòi hỏi giáo viên không những cần có vốn kiến thức vừa
cơ bản, vừa sâu rộng, mà phải có phương pháp giảng dạy phù hợp để làm “mềmhóa” kiến thức Hơn nữa, mục tiêu môn GDCD không chỉ hình thành thế giới quankhoa học, nhân sinh quan tiến bộ mà còn từng bước hình thành cho học sinh thóiquen, kỹ năng vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn Vì vậy, phương pháp dạyhọc nêu vấn đề là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả dạy học tíchcực cần vận dụng trong giảng dạy phần học này
Trang 5Trong thực tế đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp dạy học nêu vấn đề, tuy
nhiên trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương
pháp luận khoa học”, các tình huống có vấn đề vẫn chưa được khai thác nhiều.
Mặt khác việc sử dụng phương pháp trên vẫn chựa được quan tâm nhiều và hiệuquả chưa được cao
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy - học và kinh nghiệmcuả bản thân trong thực tế giảng dạy, tôi xin ghi nhận những việc đã và đang làmcủa bản thân trong việc áp dụng phương pháp nêu vấn đề vào giảng dạy phần Côngdân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học môn Giáo dụccông dân
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận
1.1 Quan điểm về phương pháp dạy học nêu vấn đề
Nhà giáo dục Ba Lan V.OKon cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là toàn bộ cáchoạt động như tính chất tình huống có vấn đề, diễn dạt các vấn đề, chú ý giúp đỡcho học sinh những vấn đề cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết
đó và cuối cùng là hệ thống hóa và củng cố các kiến thức tiếp thu được”[9, 103]
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Trong dạy học nêu vấn đề, người học tựmình tìm ra kiến thức, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Dưới sựhướng dẫn của giáo viên, học sinh nhận dạng vấn đề, trình bày và bảo vệ cách giảiquyết vấn đề của mình, tranh luận đúng sai với bạn bè và giáo viên là người đưa rakết luận Từ đó học sinh tự điều chỉnh, tự đánh giá và rút ra kết luận, bổ sung khotri thức của mình”[8, 59]
Trên thực tế có nhiều khái niệm khác nhau về phương pháp dạy học nêu vấn đềcủa các nhà sư phạm song đều thống nhất ở hai nội dung sau đây:
Thứ nhất, Phương pháp dạy học nêu vấn đề là cách thức người giáo viên xâydựng và đưa ra những tình huống có vấn đề dưới dạng câu hỏi, tình huống, bài tập
có tính chất nghiên cứu trong một hệ thống nhất định, để học sinh tự lực làm bài vàdần tiếp thu những kinh nghiệm hoạt động, học tập, tư duy, sáng tạo
Thứ hai, Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đógiáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển người học phát hiện vấn đề tựgiác, tích cực hoạt động giải quyết tình huống, thông qua đó lĩnh hội kiến thức,phát triển kỹ năng và đạt được các mục đích dạy học khác
Trang 6Như vậy, đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực: học sinh làtrung tâm của quá trình dạy học, GV là người tạo ra tình huống có vấn đề chứkhông phải thông báo dưới dạng tri thức có sẵn, các em tích cực chủ động, tự giáctham gia hoạt động học tự mình tìm ra tri thức chứ không phải được thầy cô dạymột cách thụ động, học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học Bằng cách đócác em không chỉ nắm được nội dung bài học mà còn biết được con đường và cáchthức dẫn đến kết quả đó
Hạt nhân của phương pháp dạy học nêu vấn đề là tình huống có vấn đề
Vậy thế nào là tình huống có vấn đề?
1.2 Khái niệm tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề là điểm khởi đầu của dạy học nêu vấn đề Theo PhanTrọng Ngọ: “Tình huống có vấn đề là tình huống mà trong quan hệ với chủ thểhành động, nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên là chủ thể có nhu cầu giải quyết tìnhhuống đó với một bên là những tri thức, kỹ năng và phương pháp hiện có của chủthể chưa đủ để giải quyết, từ đó, buộc chủ thể muốn giải quyết phải khám phá đểtạo cho mình có hiểu biết về nó và hiểu cách giải quyết tình huống đó[6, 262]
Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề”, I.La Lecne cho rằng: “Tình huống có vần
đề là khó khăn được chủ thể ý thức rõ ràng hay mơ hồ, muốn khắc phục phải tìmtòi tri thức mới, những phương thức hành động mới[5, 32]
Như vậy, tình huống có vấn đề là tình huống gây ra cho học sinh một sự khókhăn, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm, nó thôi thúc học sinhtìm tòi tích cực, sáng tạo để giải quyết cho bằng được nhằm chiếm lĩnh kiến thứcvà phương pháp giành kiến thức
1.3 Kết cấu của phương pháp dạy học nêu vấn đề
1.3.1 Giai đoạn ra tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề không chỉ thể hiện dưới dạng câu hỏi mà còn thể hiệndưới dạng tình huống Tình huống có vấn đề được tạo ra trong quá trình dạy họcphải đạt được những điều kiện sau:
- Làm xuất hiện mâu thuẫn trước học sinh, giúp họ xác định rõ nhiệm vụ nhậnthức và tiếp nhận nó, nghĩa là tạo ra nhu cầu nhận thức của học sinh
- Kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh, đồng thời làm cho họ tựgiác, tích cực trong hoạt động nhận thức
Trang 7- Phải phù hợp với khả năng của học sinh, có tỉ lệ hợp lý giữa cái đã biết vàcái chưa biết, nghĩa là người học có thể giải quyết hoặc biết cách giải quyết bằnghoạt động tư duy, dựa vào vốn kiến thức nhất định đã có về vấn đề đ
Cách thức xây dựng tình huống có vấn đề trong các môn học trong đó có mônGDCD có thể tiến hành bằng nhiều cách:
- Xây dựng vấn đề học tập chứa đựng các ý kiến khác nhau, trái ngược nhaugiữa các học sinh trong lớp học, đưa học sinh vào tình huống xung đột khoa học,buộc học sinh phải đưa ra chính kiến của mình
- Đưa ra những quan điểm, luận điểm sai lệch trong khoa học, dẫn học sinhđến tình huống phản bác, đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức khoa học củamôn học để phê phán, chứng minh tính phản khoa học của nó
- Tạo ra mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn, đặt người học sinh đứng trướcnhững hiện tượng, sự kiện của đời sống thực tế, đòi hỏi học sinh phải vận dụngkiến thức lý luận để giải thích bản chất của các hiện tượng, sự kiện đó
- Đề xuất mâu thuẫn trong nội tại của bài học, đặt người học sinh vào tìnhhuống lựa chọn, đòi hỏi phải luận giải, chứng minh sự chính xác, đúng đắn củaquan điểm lựa chọn
- Đề xuất mâu thuẫn giữa trình độ nhận thức của học sinh và trình độ pháttriển của khoa học hiện đại, giữa khái niệm thông thường và khái niệm khoa học,tạo thành tình huống không phù hợp
- Xây dựng vấn đề học tập mang tính chất đóng vai, đặt học sinh vào cương vịcụ thể để giải quyết các tình huống đó
Xây dựng tình huống có vấn đề là một việc làm không dễ đòi hỏi giáo viên phải
có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm Tuy nhiên giáo viên cũng nên động viên để họcsinh có thể tham gia nêu vấn đề ở mức độ phù hợp với trình độ của các em
1.3.2 Giai đoạn giải quyết vấn đề
Phụ thuộc vào vấn đề nêu ra để giải quyết vấn đề Nhiệm vụ học tập này có thểlà trả lời câu hỏi, chứng minh hoặc bác bỏ một luận điểm, lý giải một tình huốngcụ thể
Giai đoạn này đòi hỏi học sinh phải huy động tri thức, vốn sống của bản thân
để xác định phương hướng giải quyết Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giảiquyết vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở phát triển trí tuệ cho học sinh Đâyđược xem là bước quan trọng, vừa là kết quả của sự suy nghĩ, tìm tòi, nỗ lực hếtmình của học sinh vừa thể hiện tính hiệu quả từ những gợi ý của giáo viên
1.3.3 Giai đoạn kết luận vấn đề
Trang 8Thảo luận kết quả và đánh giá mức độ đúng đắn đã đạt được, kết luận vấn đềđồng thời có thể tiếp tục phát hiện những vấn đề học tập mới Học sinh vận dụngnhững kiến thức vừa mới tìm tòi được đi đến kết luận vấn đề, đồng thời có thể tiếptục phát hiện những vấn đề mới.
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Tính đặc thù phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” và sự cần thiết vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào giảng dạy
Phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa
học” môn Giáo dục công dân có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được những kiến
thức cơ bản, phổ thông của triết học duy vật biện chứng về tự nhiên và xã hội, về
sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan, về vấn đề con người cóthể nhận thức được những quy luật ấy Biết vận dụng những kiến thức đó vào thựctiễn cuộc sống
Tính đặc thù của triết học Mác - Lênin nói chung và của phần “Công dân với
việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” nói riêng là ở chỗ,
trong sự phản ánh hiện thực, tri thức triết học có tính khái quát hóa, trừu tượng hóacao và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật Hơn nữa, làmôn khoa học lý thuyết chứ không phải khoa học ứng dụng Đây là phần kiến thứcrất trừu tượng, thường làm học sinh lúng túng, nhất là khi vận dụng vào thực tiễn
Trong khi đó đối tượng học ở đây là học sinh THPT, là những người chưa cóhiểu biết sâu rộng về kiến thức xã hội, chưa có nhãn quan chính trị sâu sắc và dotính trừu tượng của môn học, nên việc học tập đối với học sinh là rất khó khăn
Xuất phát từ tính đặc thù trên đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng phương phápdạy học tích cực trong đó có phương pháp nêu vấn đề vào trong quá trình giảngdạy Trong thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp nêu vấn đề là mộtphương pháp dạy học có nhiều ưu điểm có thể vận dụng tốt vào phần học trên vìnhững lý do sau:
Thứ nhất, Mặc dù nội dung kiến thức mang tính trừu tượng và khái quát hóacao nhưng nếu giáo viên nêu vấn đề một cách hấp dẫn, hợp logich nhận thức ngườihọc thì sẽ chuyển tải toàn bộ nội dung tri thức của bài học với khối lượng lớn chohọc sinh, như thế sẽ tiết kiệm nhiều thời gian cho bài giảng
Thứ hai, Ẩn sâu nội dung mang tính lý luận cao là giá trị giáo dục đạo đức,niềm tin, tình cảm cho HS, phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi để GV tácđộng đến tư tưởng, tình cảm của HS thông qua các tình huống sinh động của cuộc
Trang 9sống để từ đó các em biết rút ra bài học cho mình, vận dụng kiến thức vào cuộcsống, nhìn nhận và hoàn thiện bản thân mình
Thứ ba, Sử dụng phương pháp nêu vấn đề giúp giảm lối học thụ động, tăngcường khả năng độc lập suy nghĩ, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS vàphát triển kỹ năng cần thiết khác như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trìnhbày, kỹ năng ra quyết định…
Thứ tư, phương pháp trên cần thiết cho môn GDCD để giờ học trở nên hứngthú, sinh động, giúp cho học sinh tiếp thu bài học một cách dễ dàng, nhẹ nhàng từ
đó có thái độ đúng đắn đối với môn học
2.2 Thực trạng vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy và học
Không thể phủ nhận những ưu điểm mà phương pháp nêu vấn đề mang lại tuynhiên thực tế vận dụng phương pháp trong quá trình dạy và học vẫn chưa đạt hiệuquả cao và bản thân phương pháp này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cầnđược khắc phục
Dự giờ một số tiết dạy, tôi thấy có những tiết dạy thành công do giáo viên vậndụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp nêu vấn đề.Song có một số tiết dạy chưa thực sự thành công khi vận dụng phương pháp này
2.2.1 Về phía giáo viên:
Khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề, tôi thấy giáo viên còn lúng túng Cụ thểlà:
- Trong tiến trình dạy học, GV chưa sử dụng đồng bộ các phương pháp, còn nặng
về diễn giảng,
- Có bài giảng GV chưa biết kết hợp một các nhuận nhuyễn phương pháp nêu vấn
đề với các phương pháp dạy học khác như: thảo luận, đóng vai…
- Việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề còn nhiều bất cập Thỉnh thoảng GV mới nêuvấn đề mà chỉ dùng vào trọng tâm của bài học Câu hỏi thiên về tái hiện, ít có câuhỏi có khả năng rèn luyện trí thông minh và tư duy sáng tạo của học sinh Có vấn
đề nêu ra quá khó đối với HS
Việc tạo tình huống có vấn đề là khâu then chốt quyết định sự thành bại củaphương pháp này Vấn đề không hay, không phù hợp với trình độ cuả học sinh sẽkhông huy động, thu hút học sinh quan tâm để giải quyết tốt vấn đề, nếu có thì chỉmang tính chất đối phó
Trang 10- Có trường hợp GV chỉ nêu vấn đề chứ chưa tổ chức cho học sinh giải quyếtvấn đề để tìm ra lời giải một cách thấu đáo Vì thế, cách nêu vấn đề đó chưa tạođược niềm say mê, hứng thú và hấp dẫn học sinh trong giờ học
+ Thói quen sử dụng phương pháp dạy học truyền thống còn tồn tại
+ Đây là phương pháp tương đối khó đòi hỏi giáo viên phải có khả năng phát hiệntình huống có vấn đề và nghệ thuật nêu tình huống có vấn đề mặt khác phươngpháp này tốn nhiều thời gian và công sức trong việc thiết kế bài học, hướng dẫngiải đáp… nên mức độ sử dụng ít
+ Tình huống có vấn đề phải là tình huống thể hiện mâu thuẫn, khó khăn trong suynghĩ tìm tòi, phải làm nổi bật cái mới, có ý nghĩa sâu sắc giúp học sinh phát hiện,tiếp nhận kiến thức Do vậy, không dễ dàng nêu vấn đề trong giờ học phần triếthọc với nội dung kiến thức khó, có tính khái quát hóa và trừu tượng
+ Tâm lý học sinh vẫn còn xem nhẹ môn GDCD nên còn lơ là trong học tập mônhọc, dành nhiều thời gian đầu tư cho các môn học khác
Những nguyên nhân trên dẫn đến việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề còn hạn chế và giờ học môn giáo dục công dân đạt hiệu quả chưa cao là một thực tế khó tránh khỏi
Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy và học môn GDCD nói chung và vận dụng phương pháp nêu vấn đề nói riêng, tôi xác định nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là vận dụng phương pháp trên có hiệu quả, khiến học sinh hứng thú với bài học hơn,
từ đó nâng cao chất lượng bộ môn GDCD
Trang 11III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 Một số lưu ý khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề
Qua thực tiễn giảng dạy môn GDCD tôi nhận thấy sử dụng phương pháp nêuvấn đề là một trong những tích hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trìnhgiảng dạy của người giáo viên Đây là phương pháp có nhiều ưu thế trong quá trìnhthực hiện đổi mới Tuy nhiên để vận dụng tốt phương pháp này GV cần nắmnhững nguyên tắc vận dụng sau:
Thứ nhất, khi nêu tình huống có vấn đề
- Để phát huy tính tích cực của tư duy thì tình huống có vấn đề được lựa chọnphải phù hợp với tính chất kiến thức và trình độ của học sinh Vấn đề nêu ra quá dễhoặc quá khó sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn
- Các tình huống tạo ra phải điển hình, liên quan đến mật thiết với nội dung củabài học và hướng giải quyết của nó không quá nhiều tình tiết và quá phức tạp
- Vì tri thức của triết học là những nội dung mang tính trừu tượng, giáo viên cầnmềm hóa kiến thức có nghĩa là cần nêu nên những tình huống gắn với những sựkiện liên quan đến đời sống hàng ngày, giúp người học có thể liên hệ với bài họcmột cách dễ dàng
- Khi đưa ra tình huống, câu hỏi dẫn dắt gợi mở là hết sức quan trọng, câu hỏiphải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, mang tínhlogic, có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn gây hứng thú nhận thức, kích thíchngười học tư duy, tìm câu trả lời
- GV cần chú ý xây dựng câu hỏi nêu vấn đề ở độ khó vừa phải, hướng nhiềuđối tượng học sinh, hướng tới số đông học sinh, làm cho nhiều học sinh có suynghĩ để trả lời được, nên có một số câu hỏi dành cho học sinh tiếp thu chậm, một
số câu hỏi khó dành cho học sinh giỏi
- Song song với việc giáo viên nêu vấn đề thì cũng cần khuyến khích, hướng dẫn
để HS tham gia nêu vấn đề ở mức độ phù hợp với trình độ của các em
Thứ hai, khi tiến hành giải quyết vấn đề
- Sử dụng các phương tiện dạy học kích thích tư duy người học tham gia giải quyếttình huống
Trang 12- Giáo viên sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức cho HS tìm kiếm lời giải đápnhư trả lời trực tiếp, thảo luận nhóm, thảo luận lớp, thuyết trình, đóng vai…nhằmtăng tính năng động ở người học
- Tạo thời gian chờ vừa đủ cho người học suy nghĩ đưa ra phương án giải quyết,không nên để thời gian chờ quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung bài học
- Có thể đưa ra gợi ý nếu người học không thể tìm ra cách giải quyết vấn đề, ngườidạy gợi ý bằng cách đặt câu hỏi dẫn dắt các em đi đến câu trả lời
- Nếu thảo luận nhóm giải quyết vấn đề, GV cần chú ý quan sát hoạt động của cácnhóm, đưa ra câu hỏi gợi ý nếu như các nhóm gặp khó khăn
- GV cần cân nhắc thời gian nếu tiến hành phương pháp đóng vai để giải quyết tìnhhuống có vấn đề vì mặc dù gây hứng thú đối với học sinh nhưng có thể ảnh hưởngđến thời gian lên lớp
- Cuộc tranh luận có thể diễn ra sôi nổi, nhiều ý kiến được nêu ra, GV phải dự kiếntrước câu trả lời và tình huống có thể xảy ra để ứng xử phù hợp đồng thời địnhhướng và kịp thời điều chỉnh những cuộc tranh luận không cần thiết, đi xa so vớivấn đề nêu ra
- Trong quá trình giải quyết vấn đề, GV cần tạo bầu không khí thân thiện, thoảimái nhưng nghiêm túc trong học tập, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của HS cũngnhư tạo điều kiện thuận lợi để các em tự tin nêu phương án giải quyết vấn đề
Thứ ba, khi kết luận
- Để kết luận vấn đề, chốt lại nội dung cơ bản, GV phải là người trọng tài đánh giámức độ đúng đắn và hạn chế của các ý kiến được nêu đồng thời giải thích cặn kẽnhững vấn đề học sinh thắc mắc (nếu có)
- GV cần khen thưởng nhóm, cá nhân giải quyết tốt tình huống được nêu đồng thờirút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ làm việc của từng nhóm, thành viên
2 Vận dụng phương pháp nêu vấn đề ở một số nội dung bài học
Để thực hiện vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào bài học đạt hiệu quả thìgiáo viên cần xác định rõ trọng tâm bài học, xác định nội dung nào phù hợp để vậndụng phương pháp, tránh vận dụng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược vì một bàigiảng cần sử dụng đa dạng các phương pháp Sau đây tôi nêu lên một số tìnhhuống có vấn đề có thể áp dụng vào bài học
Trang 13Ví dụ Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Khi
tìm hiểu nội dung thế giới quan và để học sinh thấy được ý nghĩa của thế giớiquan đối với cuộc sống của con người, GV có thể đưa tình huống sau:
Hiện nay y học đã phát triển, nhưng ở không it nơi người ta vẫn tin tưởng tuyệt đối vào thầy mo, mỗi khi đau ốm, bệnh tật dù nặng hay nhẹ họ vội vàng đi mời thầy mo về cúng tế mà không đi đến bệnh viện để thầy thuốc chữa trị, thậm chí có người sinh đẻ, họ cũng mời thầy mo về cúng với mong muốn “mẹ tròn con vuông” Theo em, lý do vì sao? cho biết thái độ của mình về cách làm đó?
Với trình độ nhận thức của mình, HS sẽ đưa nhiều lý do lý giải về hành độngtrên GV giúp cho HS thấy được đây là hành vi mê tín dị đoan, một hành động mùquáng, thiếu sáng suốt nó bắt nguồn từ thế giới quan lạc hậu Từ đó khẳng định nộidung SGK: Thế giới quan là toàn bộ các quan điểm và niềm tin định hướng conngười trong cuộc sống Nếu thế giới quan khoa học, tiến bộ thì hoạt động của conngười sẽ sáng suốt, đúng đắn Ngược lại, nếu thế giới quan lạc hậu, phản khoa họcthì hoạt động của con người sẽ mù quáng
Cách thức tổ chức: Với tình huống này tôi tổ chức cho học sinh thảo luận theonhóm Các em trong nhóm sẽ nêu ý kiến và nhóm trưởng tổng hợp, đại điện trìnhbày trước lớp Kết thúc hoạt động này, GV đánh giá, nhận xét và nêu định hướngchung cho việc trả lời câu hỏi
Kết quả đạt được: Học sinh được tự bộc lộ suy nghĩ của bản thân, vận dụnghiểu biết đã có trong cuộc sống để lý giải được vấn đề, đồng thời biết phê phán,bác bỏ quan điểm và hành động sai trái
Cũng ở nội dung này, GV có thể nêu một tình huống khác để nắm được quanđiểm, nhận thức của HS cũng như liên hệ thế nào là thế giới quan duy vật và thếgiới quan duy tâm :
A đang khỏe mạnh bỗng bị ốm cả tuần không ngồi dậy được Bố mẹ A rất lo lắng Mấy người hàng xóm về chơi và khuyên bố mẹ A.
Người thì khuyên rằng: phải đưa A đi khám bệnh để có phác đồ điều trị cho đúng, người khác thì nói phải mời thầy cúng về nhà làm lễ chứ bệnh viện chắc gì
đã khỏi, lại có ý kiến cho rằng phải kết hợp cả hai vừa đi bệnh viện, vừa mời thầy cúng về nhà làm lễ thì mới nhanh khỏi bệnh.
Theo em, bố mẹ bạn A nên nghe theo lời khuyên nào? tại sao?
Đây là tình huống lựa chọn này đòi hỏi HS phải bộc lộ quan điểm, thái độ của
bản thân với vấn đề được nêu ra Với tình huống dạng này, cách thức mà tôi tổ
Trang 14chức là để học sinh phát biểu ý kiến cá nhân sau đó nhận xét và nêu định hướngchung cho việc giải quyết tình huống
Tình huống này sẽ khiến lớp học có cuộc tranh luận sôi nổi, sẽ có nhiều ý kiếnkhác nhau sau khi học sinh nêu ý kiến, GV cần hướng HS đến nhìn nhận: Nên đưa
đi khám bệnh, đó là hành động đúng đắn khoa học, việc cúng tế làm lễ có thể yêntâm về mặt tâm lý nhưng thực sự là vô ích, thậm chí dẫn đến hậu quả khôn lường
Kết quả đạt được: Học sinh tự bộc lộ suy nghĩ, quan điểm riêng của bản thân,không khí giờ học sôi nổi hơn Học sinh có khả năng đưa ra một số dẫn chứng chothấy chỉ vì sự tin tưởng mù quáng vào việc cúng bái của thầy mo nên nhiều trườnghợp bệnh tật bị biến chứng nặng nề, bị tử vong…Từ đó hình thành quan điểm đúngđắn, khoa học đồng thời biết phê phán những quan điểm và hành động sai trái, mùquáng tương tự đang diễn ra trong đời sống
Khi đề cập đến vai trò tích cực của chủ nghĩa duy vật và hạn chế của chủnghĩa duy tâm, Giáo viên có thể sử dụng tình huống có vấn đề sau đây:
Có người cho rằng hạnh phúc là cầu được ước thấy, em có đồng ý với suy nghĩ
đó không? vì sao?
Các nhóm trao đổi trả lời, GV có thể đặt câu hỏi gợi mở làm rõ vấn đề:
1 Hạnh phúc có phải tự nhiên mà có không? hoặc là có phải chỉ ngồi đó
“cầu”và “ước”?
2 Quan niệm như vậy gọi là duy vật hay duy tâm?
3 Trong học tập và cuộc sống nếu chỉ chờ vào vận may, không chịu rèn luyện,
tu dưỡng, phấn đấu thì có tác hại gì?
Đây là tình huống giáo viên đưa ý kiến thiếu chính xác để học sinh bác bỏ ýkiến đó và đưa ra ý kiến đúng đắn trên cơ sở đó nắm được nội dung bài học Tìnhhuống này đòi hỏi học sinh phải biết dùng lý lẽ và dẫn chứng để bác bỏ ý kiến saivà thuyết phục mọi người bằng ý kiến đúng
Với tình huống này, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, các thành viêntrong nhóm sẽ trình bày ý kiến, nhóm trưởng sẽ tổng hợp và trình bày trước lớp
Sau khi học sinh đã trả lời, GV định hướng: Đây là suy nghĩ chưa đúng Ta nênhiểu muốn được sung sướng hạnh phúc, con người phải không ngừng nỗ lực, phấnđấu để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần Nếu chỉ biết khấn cầu sự phùhộ của các thế lực siêu nhiên sẽ khiến con người trở nên lười biếng và tụt hậu.Chính con người tạo nên hạnh phúc và số phận của mình
Trang 15Khi tìm hiểu nội dung mục 3a trong SGK về phương pháp và phương pháp luận,
GV kể cho HS nghe câu chuyện “Con quạ thông minh” Nội dung như sau:
Có một con quạ khát nước, nó tìm thấy một cái lọ chứa nước nhưng nước trong
lọ ít quá mà cái mỏ của nó lại ngắn nên không tài nào uống nước được.
GV nêu câu hỏi: Theo em con quạ làm cách nào để có thể uống được nước trong bình?
GV đặt thêm: Ngoài cách đó ra theo em còn có cách nào khác để uống được
nước ở trong bình?
GV tiếp tục đặt ra câu hỏi: Mục tiêu của em là học giỏi môn ngoại ngữ Để thực
hiện mục tiêu đó, kế hoạch hành động của em là như thế nào?
HS trả lời câu hỏi
GV kết luận: Mỗi người đều có cách thức khác nhau để đạt được mục đíchmình đặt ra Đó chính là phương pháp Tuy nhiên loài người không dừng lại ởnhững cách thức (phương pháp) cụ thể mà cách thức đó dần dần được khái quát,xây dựng thành những hệ thống lý luận chặc chẽ và quay trở lại chỉ đạo phươngpháp cụ thể, đó là phương pháp luận
Từ đó rút ra khái niệm: Phương pháp luận là khoa học về phương pháp nghiêncứu, là cách thức, con đường, biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu nhận thứcđặt ra
Ví dụ 2: Đối với phần nội dung phương pháp luận biện chứng và phương phápluận siêu hình, GV đặt HS vào vấn đề sau:
Bạn A đầu năm học hay vi phạm nội quy nhà trường và lười học, hay nghịch trong lớp, cô giáo chủ nhiệm đã hạ hạnh kiểm của bạn, sang HKII, A đã thay đổi
và cố gắng hơn trong học tập nhưng cô giáo vẫn hạ hạnh kiểm của bạn vì những lần vi phạm trước đây.
GV hỏi:
- Suy nghĩ của em về cách nhìn nhận, đánh giá của cô giáo với bạn A?
- Khi xem xét một sự vật, hiện tượng nào đó mà chỉ căn cứ vào một mặt, một biểu hiện nào đó có thể phản ánh đúng sự vật, hiện tượng đó không, vì sao?
Cách thức tổ chức: GV cho HS thảo luận chung cả lớp trong một giới hạn thờigian nhất định và sau đó cá nhân xung phong nêu ý kiến, sau khi HS đã trả lời GVyêu cầu HS đọc SGK và so sánh sự khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng
Trang 16và siêu hình ở trên bảng, mời HS cho ví dụ và chốt lại vai trò của từng phương\pháp luận
Kết quả đạt được: HS đã hiểu và phân biệt được phương pháp luận biện chứngvà siêu hình và vai trò của phương pháp luận biện chứng đối với hoạt động nhậnthức và thực tiễn của con người từ đó rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sốnglà phải xem xét, đánh giá nhìn nhận sự vật, hiện tượng và cả con người phải toàndiện, đa chiều, tránh quan điểm bảo thủ, cứng nhắc, bất biến
Ví dụ 3: Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất Phương
pháp nêu vấn đề có thể được vận dụng vào nội dung tìm hiểu khái niệm về vậnđộng
Cách thức tổ chức: GV cho HS xem phim, xem hình ảnh về con tàu đang chạyvà đặt tình huống có vấn đề:
Thực tế khi quan sát, chúng ta thấy rõ ràng chỉ có con tàu chạy còn đường ray thì không vậy tại sao trong quan điểm triết học Mác- Lênin lại cho rằng cả hai cùng vận động.
Em hãy giải thích vấn đề trên?
HS suy nghĩ và giải quyết tình huống
GV định hướng giải quyết tình huống: Vận động là sự biến đổi nói chung của
SV, HT trong giới tự nhiên và trong đời sống xã hội Mọi sự vật hiện tượng đềuvận động, vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí của các vật thể, có những dạngvận động mà chúng ta không thể quan sát trực tiếp Với tình huống trên, đường raycũng đang vận động thể hiện ở chỗ những hạt nguyên tử đang chuyển động trong
nó, nó cùng nằm trong trái đất và đang quay cùng với vòng quay của trái đất
Kết quả đạt được: Đây là tình huống kích thích tư duy của HS, các em tranhluận sôi nổi, nhiều em khẳng định con tàu và đường ray đều vận động và đưa radẫn chứng chứng minh rất tốt
Giảng nội dung: phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất GVsử dụng phương pháp quan sát nêu vấn đề như sau:
GV vẽ lên bảng cho HS quan sát ba hình vẽ:
+ Một đường đi lên thẳng tắp
+ Một vòng tròn khép kín
+ Một hình xoáy trôn ốc đi lên
Trang 17Đặt câu hỏi: Theo em quá trình phát triển diễn ra theo đường nào trong các hình trên? vì sao?
HS suy nghĩ chọn lựa hình mình cho là đúng và giải thích
Định hướng giải quyết: Thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh chọnhình xoáy ốc đi lên nhưng cũng có không ít em chọn hình một đường đi lên thẳngtắp để chỉ quá trình phát triển Trên cơ sở ý kiến của học sinh, GV cần hướng các
em đến nhìn nhận: Quá trình phát triển của sự vật hiện tượng không diễn ra mộtcách đơn giản, thẳng tắp, mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bướcthụt lùi tạm thời Song, khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đờithay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu
Sau khi HS đã trả lời GV yêu cầu HS đọc SGK và so sánh sự khác nhau giữaphương pháp luận biện chứng và siêu hình ở trên bảng, mời HS cho VD và chốt lạivai trò của từng phương pháp luận
Để HS hiểu hơn về tính quanh co phức tạp, những khó khăn, những bước thụtlùi tạm thời, GV cho HS liên hệ những ví dụ trong thực tế cuộc sống chẳng hạnnhư sự phát triển của cơ thể, sự phát triển trong học tập…
Kết quả đạt được: Hs hiểu ý nghĩa của hình xoáy trôn ốc, lấy được những ví dụvà rút ra những bài học trong thực tiễn cuộc sống: không nên ảo tưởng về sự ra đờidễ dàng của cái mới, luôn lường trước những khó khăn sẽ phải trải qua, không nảnchí bi quan trước khó khăn thất bại, tin tưởng vào bản thân không ngừng phấn đấu
để đạt được những kết quả tốt đẹp
Ở bài 4: Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng Khi đề cập
đến nội dung mâu thuẫn Để khắc sâu nhận thức và tạo không khí thoải mái, GVbắt nhịp cho cả lớp hát chung bài hát “ Hổng dám đâu”
Đặt câu hỏi: cho biết cô bạn trong bài hát trên có mâu thuẫn nào không? nếu
có đó là mâu thuẫn nào?
HS trả lời, GV kết luận và bổ sung: Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập phảihoàn thành (không thể đi chơi) với sức hấp dẫn của những thú vui bên ngoài(mong muốn đi chơi) trong con người cô bé này đã làm cho bạn phải đấu tranh tưtưởng để quyết định đặt việc học lên trước việc chơi Điều này khiến bạn yên tâmvì đã chuẩn bị bài cho ngày mai lên lớp
Hoạt động này, GV có thể sử dụng để mở đầu bài học hoặc củng cố bài học
Trang 18Ở phần 2: Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển Sau khi để họcsinh nghiên cứu nội dung đã đề cập trong sách giáo khoa, GV nêu tình huống cóvấn đề sau:
Mâu thuẫn luôn tồn tại trong mỗi sự vật, hiện tượng, nếu giải quyết mâu thuẫn này thì sẽ lại tiếp tục nảy sinh mâu thuẫn khác, nên việc khắc phục, giải quyết mâu thuẫn là vô nghĩa, có phải không?
Ở đây học sinh sẽ không đồng tình với quan điểm này, các em hiểu và sẽ nóiđược rằng giải quyết mâu thuẫn sẽ khiến cho sự vật hiện tượng vận động và pháttriển không ngừng GV cần cho học sinh liên hệ thực tiễn làm sáng tỏ cho quanđiểm này Ví dụ, GV đặt những câu hỏi gợi mở:
- Trong cuộc sống, có ai là hoàn thiện, hoàn mỹ? (Mỗi người bên cạnh ưu điểm
còn có những khuyết điểm, hạn chế) Đó là mâu thuẫn
- Làm thế nào để cá nhân tiến bộ, hoàn thiện mình? (vượt lên mọi khó khăn, khắc
phục khuyết điểm, những điều chưa tốt của bản thân đồng thời phát huy ưu điểm
đã có) Đó chính là sự đấu tranh giải quyết mâu thuẫn
GV nhấn mạnh: Một khi khắc phục một khuyết điểm nào đó của bản thân cónghĩa là bản thân đã tốt hơn lên, và việc thường xuyên rèn luyện mình tiếp tụckhắc phục những khuyết điểm tiếp theo chỉ có thể khiến bản thân không ngừngngày càng hoàn thiện
Kết quả đạt được: HS hiểu mâu thuẫn là tự có, là tất yếu trong bản thân sự vật,hiện tượng, cũng như trong bản thân mỗi con người, để hoàn thiện nhân cách, đạođức, thành công trong học tập và lao động cần phải biết phát hiện mâu thuẫn, phântích và giải quyết mâu thuẫn đó
Khi đề cập đến vấn đề giải quyết mâu thuẫn, GV có thể đưa câu hỏi sau:
Trong cuộc sống khi gặp mâu thuẫn, khúc mắc, có người lại giữ thái độ xê xoa, ôn hòa, lấy sự yên ổn làm trọng để giải quyết mâu thuẫn, em có suy nghĩ gì về điều này? theo em thái độ đó có giải quyết dứt điểm mâu thuẫn hay không?
Định hướng giải quyết của GV: Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng conđường đấu tranh chứ không phải “dĩ hòa vi quý” Thái độ điều hòa mâu thuẫn sẽkhiến mâu thuẫn vẫn còn tồn tại và vì vậy sự vật vẫn giữ nguyên trạng thái cũ,không vận động, phát triển
Trang 19Để giảng nội dung phần: Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất (của
bài số 5: Cách thức vận động phát triển của sự vật, hiện tượng), GV sử dụng
phương pháp này như sau:
Trước hết để HS hiểu sự biến đổi về lượng là như thế nào, GV nêu tình huống:
Đầu năm học lớp 10A2 có 39 học sinh, sang học kỳ 2 có 3 bạn lớp khác chuyển qua học Ta nói lớp 10A2 đã tăng thêm về lượng Theo em có đúng không,
GV đặt câu hỏi: Hình chữ nhật chuyển sang hình vuông thì chất và lượng của
nó thay đổi như thế nào? Bằng kiến thức về hình học, HS hoàn toàn trả lời được
câu hỏi này
Trong phần này ngoài minh họa bằng VD thực tế, GV có thể sử dụng hàng loạtcâu hỏi ngắn để kích thích tư duy cho HS sau đó rút ra kết luận Chẳng hạn như:
1.Giữa chất và lượng cái nào biến đổi trước, cái nào biến đổi sau?
2 Cái nào biến đổi từ từ, dần dần, cái nào biến đổi nhanh chóng?
3 Có phải mọi sự biến đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự biến đổi về chất ngay không?
4 Sự biến đổi về lượng có làm thay đổi trạng thái của chất hay không?
5 Khoảng giới hạn lượng đổi nhưng chất chưa đổi gọi là gì?
6 Thời điểm lượng đổi đến giới hạn nhất định dận đến chất đổi gọi là gì?
7 Khi chất mới ra đời thì lượng cũ ra sao?
Khi giảng về nội dung mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thayđổi về chất và ngược lại GV sử dụng câu chuyện sau:
Ở một phủ nọ, phát hiện người giữ kho bạc mỗi ngày ăn cắp một xu nên quan
ra lệnh xử chém Người giữ kho bạc tâu với vị quan rằng: “Bẩm quan, mỗi ngàycon chỉ lấy có một xu sao quan lại xử chém Xin quan xem xét lại” nhưng cuốicùng quan vẫn kiên quyết xử chém
Câu hỏi: Tại sao vị quan vẫn kiên quyết xử chém?
Trang 20Định hướng trả lời của giáo viên: Mặc dù mỗi ngày tên giữ kho chỉ lấy một xutưởng chừng như không đáng kể tuy nhiên nhiều ngày như vậy đến một lúc nào đóthì số tiền lấy cắp là rất lớn Vả lại việc lấy cắp thường xuyên như vậy cho thấy tênthủ kho này coi thường phép nước, hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần đã trởthành bản chất
Kết quả đạt được: Từ tình huống học sinh hiểu hơn về quy luật lượng chấtđược nêu trong sách giáo khoa, biết đặt ra vấn đề có liên quan Với tình huống này
HS đã từng đặt cho tôi câu hỏi: giả sử tên giữ kho trong một lần lấy cắp cả một sốtiền lớn vậy thì hắn có đáng bị xử chém không? HS lại tranh luận và có em đưa ýkiến khá thuyết phục: việc lấy cắp một số tiền lớn gây hậu quả nghiêm trọng có thể
sẽ bị xử chém, tuy nhiên tên giữ kho có thể vì nông nổi nhất thời mà tham lam thìquan cũng cần cân nhắc đến thái độ đó trước khi đưa quyết định vì thực tế hiệntượng nói lên bản chất nhựng không phải bất cứ hiện tượng nào cũng nói lên bảnchất mà hiện tượng đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần mới thấy bản chất thật sự
Để củng cố bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng,
GV nêu tình huống có vấn đề mang tính nghịch lý sau:
Trên đường đi học về A và B thảo luận bài trên lớp vừa học xong
A hỏi: Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định Vậy thì càng thêm nhiều lượng thì quá trình biến đổi chất càng diễn ra nhanh chóng phải không?
B: Theo tớ là đúng
A hỏi tiếp: Thế tại sao bạn C của lớp mình biết là học kém bạn đã tự học rất chăm chỉ nhưng không khá lên được
B lúng túng không biết trả lời A như thế nào.
Em hãy trả lời giúp bạn B câu hỏi này!
Kết quả đạt được sau khi giải quyết tình huống: Trên cơ sở nắm được nội dungkiến thức vừa học: Để chất biến đổi thì lượng nhất thiết phải biến đổi đến một giớihạn nhất định, HS sẽ hiểu rằng muốn học giỏi phải cố gắng nhưng không phải cốgắng đến bất kỳ nào cũng học giỏi mà phải đến đúng độ cần thiết mới có thể trởthành HS giỏi Từ đó rút ra bài học cho bản thân trong quá trình học tập là phảibiết kiên trì, vượt khó nhưng như vậy thôi chưa đủ mà phải có phương pháp họctập khoa học, hiệu quả nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng
Trang 21Đối với bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, có nhiều
nội dung có thể vận dụng phương pháp nêu vấn đề
Chẳng hạn: Tìm hiểu về khái niệm phủ định
GV cho Hs quan sát một số hình ảnh: Nụ hoa đang nở, cháy rừng, chế biếntrứng…
GV hỏi:
- Sau khi quan sát em hãy cho biết các sự vật trên có còn tồn tại hay không?
- Sự vật bị xóa bỏ và không tồn tại được gọi là gì?
- Phủ định là gì?
HS trả lời, GV dẫn dắt vào khái niệm
Khi tìm hiểu về phủ định biện chứng và phủ định siêu hình, Gv tiến hành thảoluận lớp về tình huống sau:
Cô giáo trao cho hai bạn Tùng và Hiếu mỗi người một số hạt đậu và yêu cầu hai bạn hãy xóa bỏ sự tồn tại (phủ định) của những hạt đậu đó Thực hiện yêu cầu của cô giáo tùng đem chế biến hạt đậu thành thức ăn còn Hiếu gieo hạt đậu của mình xuống đất (trong điều kiện bình thường)
- Kết quả của mỗi cách phủ định trên?
- Thế nào là phủ định biện chứng, phủ định siêu hình?
HS sẽ nói được sự khác nhau của hai cách xóa bỏ này, một cách là xóa bỏ sựtồn tại và phát triển tự nhiên của hạt đậu, một cách là hạt đậu có thể mọc thành câymới Cách thứ nhất diễn ra do có sự can thiệp từ bên ngoài còn cách thứ hai diễn rangay trong bản thân sự vật, hiện tượng…
GV nhận xét, nhấn mạnh: Phủ định mà Tùng áp dụng được gọi là phủ định siêuhình Còn phủ định mà Hiếu áp dụng gọi là phủ định biện chứng
Để hiểu rõ hơn GV yêu cầu HS nêu ví dụ cho từng dạng phủ định và phân tíchlàm sáng tỏ tính khách quan và tính kế thừa của phủ định biện chứng
Trang 22GV có thể sử dụng tình huống sau đây trong phần củng cố kiến thức đã tiếpcận:
Thành phố Hà Nội chủ trương tôn tạo và xây dựng thành phố cổ Giả sử có hai quan điểm:
- Quan điểm 1: Phá bỏ hoàn toàn phố cổ Hà Nội để xây dựng mới hoàn toàn cho phù hợp với đô thị hóa
- Quan điểm 2: Giữ nguyên vẹn như cũ.
Theo ý em thì quan điểm nào phù hợp với tư tưởng phủ định biện chứng?
Với nội dung vừa tìm hiểu, HS sẽ biết phân tích tình huống để thấy được cả haiquan niệm trên là không đúng
3 Thực nghiệm vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần
“Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” môn GDCD 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
3.1 Mục đích thực nghiệm
Việc tiến hành thực nghiệm nhằm khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của đềtài và sự cần thiết vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCDlớp 10 trên cơ sở phối hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác
3.2 Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lương ThếVinh, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
+ Lớp thực nghiệm: 10 Lý (26 HS) và 10A1 ( 31 HS)
+ Lớp đối chứng: 10 Toán ( 22 HS) và 10 A2 (32 HS)