0
Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI THÔNG QUA KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀNHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 (Trang 35 -45 )

Hưởng ứng chủ trương sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp này trong nhưng năm gần đây. Áp dụng vào dạy học tôi nhận thấy hiệu quả khá tốt. Hầu hết các em học sinh đều hứng thú học tập, không khí học tập sôi nổi hẳn lên. Các em tranh luận tích cực và tự tin đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn vì vậy nhưng kỹ năng sống cần hình thành cho các em được thể hiện trong quá trình vận dụng phương pháp.

Hiệu quả của phương pháp không chỉ dừng lại ở việc học sinh hiểu và nắm kiến thức một cách chắc chắn mà còn thể hiện ở việc các em biết rút ra được nhưng bài học bổ ích áp dụng vào học tập và cuộc sống hàng ngày. Tôi luôn dành thời gian để các em rút ra bài học thực tiễn từ nội dung vừa học chẳng hạn như quy luật triết học trong bài 4, 5, 6, trên cơ sở nắm được nguyên tắc phát triển: Sự phát triển diễn ra quanh co phức tạp, không đi theo con đường thẳng hay con đường khép kín mà nó diễn ra theo đường xoáy ốc, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời để tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo. Tôi thấy hài lòng khi các em thi nhau xung phong đưa ý kiến, nào là để học tập đạt hiệu quả phải kiên trì bền bỉ, thường xuyên đổi mới phương pháp học tập, nào là không bi quan, chán nản trước nhưng khó khăn gặp phải, nào là trong thời kỳ hội nhập thế giới hiện nay, cần phải biết tiếp thu có chọn lọc với nền văn hóa ở các nước khác đồng thời phải trân trọng gìn giư nhưng giá trị truyền thống của dân tộc….

Như vậy, có thể nói các em không học một cách thụ động, hời hợt, đối phó nưa, việc tham gia xây dựng bài đã trở thành nhu cầu rất tự nhiên của mỗi học sinh. Đây là điều đáng mừng mà bất kỳ giáo viên nào cũng mong đợi.

2.2. Kết quả cụ thể

Qua tiến hành cho học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng kiểm tra 15 phút, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm lần 1 và lần 2

Điểm Lớp (S.Số)

Giỏi Khá Trung bình Yếu kém

SL % SL % SL % SL % Lớp thực nghiệm: 10 Lý (26 HS) 20 77 5 19,2 1 3.8 0 0 Lớp thực nghiệm:10 A1 (31 HS) 21 67,8 9 29 1 3,2 0 0

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở khảo sát tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tháng 10/2015)

Bảng 2: Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của các lớp đối chứng lần 1 và lần 2

Điểm

Lớp (S.Số)

Giỏi Khá Trung bình Yếu kém

SL % SL % SL % SL % Lớp đối chứng: 10 Toán (22 HS) 6 27,3 8 36,4 7 31,8 1 4,5 Lớp đối chứng:10 A2 (32 HS) 10 31,2 15 46,9 5 15,6 2 6,3

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở khảo sát tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tháng 10/2015)

Bảng 3: Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm và đối chứng lần 1, 2

Điểm Lớp (S.Số)

Giỏi Khá Trung bình Yếu kém Tổng

SL % SL % SL % SL % SL % Lớp thực nghiệm (57 HS) 41/5 7 71,9 14/5 7 24,6 2/57 3.5 0 0 57 100% Lớp đối chứng (54HS) 16/5 4 29,6 23/54 42,6 12/54 22,2 3/54 5,6 54 100%

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở khảo sát tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tháng 10/2015)

Đồ thị: Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm và đối chứng lần 1 và lần 2

(Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở khảo sát tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tháng 10/2015)

Phân tích số liệu thống kê:

Qua bảng số liệu 3, bảng đồ thị cho thấy, cùng một bài dạy nhưng nếu các phương pháp dạy học khác nhau thì kết quả nhận thức của học sinh cũng khác nhau. Tại hai lớp thực nghiệm có vận dụng phương pháp nêu vấn đề cùng các phương pháp dạy học tích cực khác thì kết quả học tập của học sinh cao hơn nhiều so với các lớp đối chứng. Cụ thể:

Đối với hai lớp thực nghiệm, số HS đạt điểm giỏi (từ 9 – 10 điểm) là 41/57 học sinh, chiếm tỉ lệ đến 71,9%. Số học sinh điểm khá (Từ 7 – 8 điểm) là 14/57 HS, chiếm tỉ lệ 24,6%. Số HS đạt điểm trung bình chỉ có 2/57 học sinh. Không có HS nào dưới điểm trung bình. Với số kết quả điểm giỏi khá cao và không có học sinh điểm dưới TB đã khẳng định phương pháp trên phù hợp với đối tượng HS, các em đã biết nắm vưng kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phương pháp truyền thống để dạy học, không xảy ra hoạt động phát biểu ý kiến, trao đổi thảo luận tìm hiểu bài học thì sự hiểu biết của các em bị hạn chế nên kết quả học tập qua kiểm tra là không cao

Cụ thể, tại hai lớp đối chứng, cùng một bài kiểm tra nhưng kết quả cho thấy số học sinh đạt điểm giỏi là 16/54 em, chiếm tỉ lệ 29,6%, số HS đạt điểm khá là 23/54, chiếm 42,6%. Số HS đạt điểm trung bình là 12/54 em, chiếm 22,2%. Có 3 em điểm dưới 5 đạt tỉ lệ 5,6%

Kết quả trên phản ánh vai trò của phương pháp dạy học đối với chất lượng và hiệu quả dạy học môn GDCD phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học”.

Song song với việc kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh, tôi đã thực hiện phát phiếu thăm dò ý kiến của HS lớp thực nghiệm và đối chứng để tìm hiểu thái độ của các em về phương pháp dạy học của giáo viên. Kết quả thu được như sau: T

T Nội dung câu hỏi và phương án trả lời

Tổng hợp ý kiến

1 Câu 1: Qua giờ học hôm nay, em hiểu bài như thế nào?

a. Rất hiểu bài học 32 59,3% 11 19,3%

b. Hiểu một phần kiến thức 22 40,7% 34 59,6%

c. Không hiểu bài 12 21,1%

2 Câu 2: Qua bài học hôm nay, các em có cảm nhận như thế nào?

a. Rất hứng thú 26 48,1% 4 7%

a. Hứng thú 17 31,5% 10 17,5%

b. Bình thường 11 20,4% 31 54,4%

c. Không hứng thú 12 21,1%

3 Câu 3: Em có nhận xét như thế nào về thái độ học tập của các bạn trong tiết học vừa qua

a. Tích cực làm việc 37 68,5% 5 8,8%

b. Hoạt động chưa tích cực 9 16,7% 14 24,6%

c. Không hoạt động 8 14,8% 34 59,6%

d. Uể oải 4 7%

Câu 4: Em có kiến nghị gì với các thầy cô dạy môn GDCD

a. Luôn dạy theo nhưng phương pháp như thế này

46 85,2% 6 10,5%

b. Giảng giải các nội dung cụ thể hơn

3 5,6% 42 73,7%

c. không có ý kiến gì 5 9,2% 9 15,8%

Từ kết quả thăm dò ý kiến HS tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Xét về mức hiểu bài học qua phương pháp dạy học của GV: Qua kết quả điều tra, mức độ HS nắm bắt kiến thức bài học ở lớp thực nghiệm là 59,3% cao hơn lớp đối chứng 40%, Tỉ lệ hiểu bài một phần của lớp đối chứng là 59,6% cao hơn lớp thực nghiệm là 18,9%

- Xét ở sự hứng thú học tập của HS. So sánh mức hứng thú của HS lớp thực nghiệm và đối chứng, ta thấy có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể là mức hứng thú và rất hứng thú của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (độ chênh lệch là 55,1%). Trong khi đó, ở lớp đối chứng có tới 54,4% và 21,1% là giờ học bình thường và không hứng thú. Như vậy giờ học sử dụng phương pháp dạy học truyền thống chưa tạo nên sự hấp dẫn, say mê cho người học.

- Xét về mức độ tích cực làm việc thì rất ít học sinh không hoạt động, chỉ chiếm 14,8%, không có HS nào uể oải khi học. Hầu hết các em tỏ ra hào hứng phát biểu suy nghĩ của mình trước mỗi tình huống được đưa ra. Số lượng học sinh chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài tăng lên đáng kể, nhiều HS đã mạnh dạn, tự tin hơn khi nói trước tập thể. Ngược lại, lớp đối chứng phần lớn là không hoạt động, chiếm 59,6%, có 4 em học tập uể oải

- Với câu hỏi : Em có kiến nghị gì với thầy cô giáo dạy môn GDCD? Kết quả có 46/54 HS nhóm lớp thực nghiệm mong muốn GV dạy học theo nhưng phương pháp như thế này, trong khi ở lớp đối chứng chỉ có 6/57 em mong muốn GV dạy theo phương pháp truyền thống. Điều đó chứng tỏ HS luôn muốn giáo viên tổ chức các phương pháp dạy học mới, tích cực.

Như vậy, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào giảng dạy môn GDCD phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học”. Thông qua việc vận dụng phương pháp này trong thực tế, HS chủ động, tích cực hơn. Điều đó quyết định chất lượng và hiệu quả học tập của môn học

KẾT LUẬN

Qua một thời gian tìm tòi, thử nghiệm phương pháp dạy học tích cực này, tôi có thể kết luận: Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học môn GDCD là rất cần thiết và hiệu quả. Nó đã thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung yêu cầu môn học nói riêng. Tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng ngược, nêu vấn đề quá nhiều khiến người học cảm thấy nhàm chán. Giáo viên cần phải hiểu không phải nội dung nào cũng có thể sử dụng phương pháp dạy học này. Song song với phương pháp nêu vấn đề, GV cần sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm phát huy tình tích cực, tự lực của người học một cách tối đa. Đồng thời để vận dụng thành công phương pháp này, giáo viên cần nắm vưng kiến thức cùng với nghệ thuật sư phạm tốt để có thể điều khiển học sinh tích cực trong học tập.

Trên đây là nhưng suy nghĩ và việc làm của cá nhân tôi góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD phần triết học. Để có giờ dạy đạt hiệu quả, sinh động, học sinh dễ hiểu dễ nhớ là một việc làm khó. Trong quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn nêu một số kinh nghiệm nhỏ của mình, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để chất lượng dạy và học bộ môn được nâng cao

Qua đây, tôi cũng xin được đề xuất một số nội dung sau:

Thứ nhất, trong quá trình tái bản hoặc đổi mới sách giáo khoa, người biên soạn nên bổ sung nhưng câu hỏi nêu vấn đề ở phần luyện tập để GV và HS có định hướng tìm hiểu bài học.

Thứ hai, nhà trường xây dựng thêm phòng học đa năng, trang bị phương tiện dạy học hiện đại để giáo viên thực hiện thành công phương pháp này

Thứ ba, trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần dành nhiều thời gian quan tâm đặc biệt đến đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là trao đổi về phương pháp dạy học nêu vấn đề

Thứ tư, mỗi giáo viên phải không ngừng tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn tìm tòi xây dựng tình huống nêu vấn đề trong mỗi bài học. GV cũng tạo điều kiện khuyến khích, động viên HS tham gia nêu vấn đề phù hợp với khả năng nhằm đạt hiệu quả tối ưu khi dạy và học theo phương pháp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diễn đàn của khoa giáo dục chính trị - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Bản tin Giáo dục công dân số 2

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, (sách giáo khoa), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, (sách giáo viên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007

4. Nguyễn Văn Cư – Nguyễn Duy Nhiên, Dạy và học môn GDCD ở trường trung học phổ thông những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học sư phạm, 2007.

5. I.La.Lecne, Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997

6. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

7. Phan trọng Ngọ (1995), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

8. Vũ Hồng Tiến, Phùng Văn Bộ, Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy giáo dục công dân 10, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999

9. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Bài tập giáo dục công dân 10, NXB giáo dục.

10. Trần Văn Thắng, Luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010

11. Nguyễn Cảnh Toàn, Học và dạy cách học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2004

12. V.ÔKôn, Nhưng cơ sở của dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1976

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH

Để có cơ sở cho việc kiểm nghiệm thực tiễn. Rất mong các em vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu X vào phương án mà các em lựa chọn theo các câu hỏi sau: T

T Nội dung câu hỏi và phương án trả lời

ý kiến

1 Câu 1: Qua giờ học hôm nay, em hiểu bài như thế nào?

a. Rất hiểu bài học

c. Không hiểu bài

2 Câu 2: Qua bài học hôm nay, các em có cảm nhận như thế nào?

a. Rất hứng thú

b. Hứng thú

c. Bình thường

d. Không hứng thú

3 Câu 3: Em có nhận xét như thế nào về thái độ học tập của các bạn trong tiết học vừa qua

a. Tích cực làm việc

b. Hoạt động chưa tích cực

c. Không hoạt động

d. Uể oải

4 Câu 4: Em có kiến nghị gì với các thầy cô dạy môn GDCD

a. Luôn dạy theo nhưng phương pháp như thế nảy

b. Giảng giải các nội dung cụ thể hơn

c. không có ý kiến gì

PHỤ LỤC 2

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SAU CÁC TIẾT THỰC NGHIỆM ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Khoanh tròn chư cái trước phương án em lựa chọn

Câu 1: Xu hướng nào dưới đây quy định sự ổn định tương đối của sự vật?

a. Thống nhất của các mặt đối lập

b. Đấu tranh của các mặt đối lập

c. Tác động lẫn nhau

Câu 2: Luận điểm nào sau đây là sai, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Mặt đối lập là nhưng mặt có đặc điểm trái ngược nhau

b. Mặt đối lập tồn tại khách quan trong các sự vật

c. Mặt đối lập không nhất thiết gắn liền với sự vật.

d. Mặt đối lập là vốn có của các sự vật, hiện tượng.

II. Câu hỏi tự luận ( 8 điểm)

Từ quan niệm mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giưa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn, em hãy nâu phương hướng của sự vận dụng quan điểm trên vào cuộc sống và học tập hằng ngày của bản thân em

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Khoanh tròn chư cái trước phương án em lựa chọn

Câu 1: Theo quy luật phủ định của phủ định, con đường phát triển của sự vật diễn ra như thế nào?

a. Đường tròn khép kín

b. Đường thẳng đi lên

c. Đường Parabol

d. Đường xoáy ốc đi lên

Câu 2: Luận điểm nào sau đây sai:

a. Phủ định của phủ định kết thúc sự phát triển của sự vật

c. Phủ định của phủ định mở đầu một chu kì phát triển mới của sự vật

d. Phủ định của phủ định là quy luật phổ biến trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người

II. Tự luận:(8 điểm)

Từ quan điểm phủ định biện chứng, em hãy rút ra nhưng kinh nghiệm cho quá

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀNHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 (Trang 35 -45 )

×