LỜI MỞ ĐẦU Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô trong Khoa Công nghệ may và Thời trang trƣờng ĐH Sƣ phạm Kĩ thuật TP HCM đã tận tình chỉ dạy, để chúng em có đƣợc một nền tảng kiến thức vững chắc có thể vận dụng vào đợt thực tập thực tế vừa rồi và cũng nhƣ trong công việc sau này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Phùng Thị Bích Dung, cô đã liên hệ tạo điều kiện cho em có đƣợc một nơi thực tập tốt tại công ty Anh Vũ Hoàng, và đồng thời cô cũng là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt đợt thực tập vừa qua. Bên cạnh đó, đợt thực tập hữu ích này của em có đƣợc cũng là nhờ Công ty Anh Vũ Hoàng đã tạo điều kiện giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng tập thể các cô chú, anh chị nhân viên trong công ty đã hỗ trợ em trong suốt thời gian vừa qua. Hơn một tháng thực tập tại công ty chúng em đã đƣợc tham quan, trải nghiệm học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm cần thiết liên quan đến chuyên ngành. Cả quá trình thực tập tại công ty xí nghiệp em luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ, quan tâm từ phía giám đốc và cả các anh chị em trong công ty, mặc dù khá bận rộn với công việc nhƣng mọi ngƣời đã dành thời gian quý báu của mình hƣớng dẫn và giải đáp hết mọi thắc mắc của chúng em, giúp chúng em có cái nhìn đúng đắn về thực tế của việc sản xuất, vận dụng đƣợc những điều đã học, so sánh đúc kết đƣợc sự giống và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế, tránh đƣợc những bỡ ngỡ trong công việc sau này. Chính sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi ngƣời đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập. Lời cuối cùng em kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo giám đốc, các cô chú, và các anh chị luôn dồi dào sức khỏe. Chúc Quý thầy cô gặt hái đƣợc nhiều thành công hơn trong sự nghiệp trồng ngƣời. Chúc quý Công ty Anh Vũ Hoàng ngày càng phát triển vững mạnh trên con đƣờng kinh tế hội nhập của đất nƣớc. Sau đây, em xin đề cập đến quá trình chuần bị sản xuất và sản xuất ra một mã hàng tại công ty Anh Vũ Hoàng. Bởi vì thời gian thực tập hạn chế và kiến thức chuyên môn chƣa nhiều, nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ phía công ty và quý thầy cô giáo. Em xin cảm ơn
Trang 1nghệ may và Thời trang trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP HCM đã tận tình chỉ dạy, để chúng
em có được một nền tảng kiến thức vững chắc có thể vận dụng vào đợt thực tập thực tế vừa rồi
và cũng như trong công việc sau này Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Phùng Thị Bích Dung, cô đã liên hệ tạo điều kiện cho em có được một nơi thực tập tốt tại công ty Anh Vũ Hoàng, và đồng thời cô cũng là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt đợt thực tập vừa qua
Bên cạnh đó, đợt thực tập hữu ích này của em có được cũng là nhờ Công ty Anh Vũ Hoàng đã tạo điều kiện giúp đỡ Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng tập thể các cô chú, anh chị nhân viên trong công ty đã hỗ trợ em trong suốt thời gian vừa qua Hơn một tháng thực tập tại công ty chúng em đã được tham quan, trải nghiệm học hỏi được nhiều kinh nghiệm cần thiết liên quan đến chuyên ngành Cả quá trình thực tập tại công ty xí nghiệp em luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ phía giám đốc và cả các anh chị em trong công ty, mặc dù khá bận rộn với công việc nhưng mọi người đã dành thời gian quý báu của mình hướng dẫn và giải đáp hết mọi thắc mắc của chúng em, giúp chúng em có cái nhìn đúng đắn về thực tế của việc sản xuất, vận dụng được những điều đã học, so sánh đúc kết được sự giống và khác nhau giữa
lý thuyết và thực tế, tránh được những bỡ ngỡ trong công việc sau này Chính sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập
Lời cuối cùng em kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo giám đốc, các cô chú, và các anh chị luôn dồi dào sức khỏe Chúc Quý thầy cô gặt hái được nhiều thành công hơn trong sự nghiệp trồng người Chúc quý Công ty Anh Vũ Hoàng ngày càng phát triển vững mạnh trên con đường kinh tế hội nhập của đất nước
Sau đây, em xin đề cập đến quá trình chuần bị sản xuất và sản xuất ra một mã hàng tại công ty Anh Vũ Hoàng Bởi vì thời gian thực tập hạn chế và kiến thức chuyên môn chưa nhiều, nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía công ty và quý thầy cô giáo Em xin cảm ơn!
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm
Đại diện Công ty Anh Vũ Hoàng
Trang 3
TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm
Kí tên
Trang 4MỤC LỤC
Chương 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY 6
1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị 6
1.1 Một số thông tin chung về công ty 6
1.2 Sự hình thành và phát triển 6
2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh 7
2.1 Các sản phẩm kinh doanh, dịch vụ của đơn vị 7
2.2 Những khách hàng của đơn vị 8
2.3 Trang thiết bị công ty sử dụng 8
3 Sơ đồ tổ chức 9
3.1 sơ đồ tổ chức chung của công ty 9
3.2 Trình bày rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 9
4 Các Quy định chung trong lao động của nơi sinh viên thực tập 16
4.1 Những quy định về an toàn lao động 16
4.2 Những quy định về an toàn vệ sinh 19
4.3 Những quy định nhằm đảm bảo năng suất chất lượng: 19
Chương 2 NỘI DUNG THỰC TẬP 21
1 Tìm hiểu Quy trình công nghệ sản xuất quần Jean mã hàng #100009916 tại công ty Anh Vũ Hoàng 21
1.1 Tài liệu khách hàng cung cấp 22
1.2 Tiến trình làm việc bên kĩ thuật 38
1.3 Tiến trình làm việc bên kế hoạch 46
1.4 Tiến trình làm việc ở kho phụ phụ liệu 48
1.5 Tổ Cắt 52
1.6 Bộ phận May 59
1.7 Bộ phận Hoàn thành 70
2 Phần mở rộng 81
2.1 Một số lỗi thường gặp trong quá trình sản xuất sản phẩm và cách khắc phục 81 2.2 Quy trinh KCS 86
Chương 3 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 87
Trang 6Chương 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY
1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị
1.1 Một số thông tin chung về công ty
- Tên công ty thực tập: Công ty TNHH Anh Vũ Hoàng
- Địa chỉ: 16/8A Khu phố Tân Long, Phường Tân Đông Hiệp, Thị xã Dĩ An, Bình Dương
- Tên giao dịch: ANH VU HOANG CO., LTD
- Điện thoại: 0650 3775 944
- Fax: 0650 3775 944
- Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Hoàng Anh
Hình ảnh: Công ty ANH VŨ HOÀNG
1.2 Sự hình thành và phát triển
- Ngày hoạt động: 11/06/2014
- Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: May mặc
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty có quy mô hoạt động nhỏ khoảng 180 người
- Diện tích: khoảng 1600 m2
- Công ty có vị trí địa lý thuận lợi:
Nằm tại tâm điểm tam giác kinh tế chính của miền N am (Sài Gòn – Bình Dương – Đồng Nai) và cách trung tâm 3 thành phố lớn chỉ 15km
Trang 7Cảng (cảng sông) 12km, cảng Vũng Tàu (cảng biển) 100km
Nằm gần khu dân cư Dĩ An, Thủ Đức là những nơi có nguồn lao động dồi dào
- Đóng góp của đơn vị đối với xã hội: Dù chỉ mới đi vào hoạt động gần một năm, công ty đang dần bước vào giai đoạn ổn định và mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài tĩnh Bình Dương, và đóng góp cho ngành may mặc ngày càng phát triển
2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.1 Các sản phẩm kinh doanh, dịch vụ của đơn vị
Chủ yếu là hàng Jean và kaki như: quần jean, chân váy, quần kaki, quần short
Hình 2: Hình ảnh cho một số sản phẩm của công ty
Trang 82.2 Những khách hàng của đơn vị như: Way Hong, Asmara, Kan Can, Furusima,
Burlington
2.3 Trang thiết bị công ty sử dụng
Trang 93.2 Trình bày rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
3.2.1 Giám đốc
- Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ hoạt động của công ty Tất cả các bộ phận bên dưới đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc
- Đồng thời Giám đốc cũng là người lập ra kế hoạch sản xuất cho công ty
- Tìm khách hàng, nguồn hàng cho công ty, kí kết các hợp đồng gia công
- Điều độ sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất là liên tục
- Tính giá cho đơn hàng gia công
3.2.2 Bộ phận văn phòng
3.2.2.1 Nhân viên kế hoạch: Chị Bùi Thị Đông Uyên
- Tiếp nhận đơn hàng gia công từ khách hàng
Giám đốc Nguyễn Hoàng Anh
Kỹ thuật
Nhân viên
Kế toán Nhân
sự
Nhân viên kho
Bộ phận Cắt
Bộ phận May
Bộ phận Hoàn tất
Tổ Bảo
vệ
Bộ phận Bảo trì
Chuyền 1 Chuyền 2 Chuyền 3
Quản đốc
Trang 10- Theo dõi việc thực hiện theo kế hoạch của những bộ phận khác, làm báo cáo lại cho giám đốc
- Trực tiếp quản lý bộ phận kho: Bảo quản vật tư, nguyên phụ liệu, thống kê vật tư kho
- Quản lý và cân đối nguyên phụ liệu, cân đối thời gian gia công, thời gian giao nhận hàng, năng lực, lao động, phục vụ sản xuất kịp thời theo đúng quy trình
- Lập một số tài liệu như: Làm bảng màu, bảng định mức nguyên phụ liệu, bảng cân đối nguyên phụ liệu
- Đặt mua nguyên phụ liệu khi cần thiết
Các điều kiện để trở thành nhân viên kế hoạch:
- Tố nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh
- Có kiến thức chuyên ngành may công nghiệp
- Có các kiến thức hỗ trợ: Ngoại ngữ, vi tính
- Khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát
- Cẩn thận, kiên nhẫn và có tinh thần dám chịu trách nhiệm
3.2.2.2 Nhân viên kĩ thuật: Chị Nguyễn Thị Xuân
- Nhận tài liệu kĩ thuật, duyệt mẫu, rập (nếu có) và các vấn đề khác liên quan từ khách hàng Dịch tài liệu để có thể sử dụng cho sản xuất
- Xác định NPL phục vụ cho việc may mẫu
- Hướng dẫn nhân viên may mẫu đối sau khi khách hàng duyệt mẫu
- Trong quá trình sản xuất, hướng dẫn các chuyền may và bộ phận khác thực hiện qóp ý của khách hàng
- Số hóa rập, chỉnh sửa, nhảy size, giác sơ đồ trên phần mềm accumark
- Ra rập cho các loại mẫu cần thiết cho cả quá trình sản xuất mã hàng như: mẫu Fit, mẫu
PP, Mẫu Size set, mẫu cho sản xuất đại trà
- Lập các tài liệu kĩ thuật cần thiết cho sản xuất như: Quy trình may sản phẩm, quy cách đánh số ép keo, tác nghiệp cắt,
- Theo dõi các phát sinh về kĩ thuật trong quá trình sản xuất để có biện pháp xử lý khoặc báo cáo lại với khách hàng nếu là do nguyên nhân khách quan
Để trở thành nhân viên kĩ thuật cần có:
- Hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên ngành
Trang 11xuất, hoặc do trong quá trình làm tài liệu, rập, sơ đồ
3.2.2.3 Nhân viên kho: Chị Bùi Thị Thanh Trúc
- Nhận nguyên phụ liệu từ phía công ty đặt gia công
- Kiểm tra số lượng với packing list
- Kiểm soát nguyên phụ liệu: đo đếm, chia nhỏ, phân loại
- Giao phụ liệu theo số lượng sản xuất trên chuyền
- Kiểm tra số lượng sản phẩm giao đi wash
- Nhận sản phẩm wash theo đúng số lượng đã giao đi
- Sắp xếp và trông coi kho phụ liệu
Yêu cầu để trở thành nhân viên kho:
- Có sức khỏe tốt để có thể đảm đương tốt công việc
- Là người trung thực, cẩn thận, kĩ lưỡng
3.2.2.4 Nhân viên Kế toán + Nhân sự: Chị Bùi Thị Ngọc Thục
Nhân sự:
- Quản lý nhân sự: thực hiện tuyển dụng, đào tạo và bố trí sử dụng nguồn nhân lực
- Tổ chức thực hiện các chính sách chế độ cho người lao động theo chế độ của nhà nước như: BHXH, BHYT, BHTN
Kế toán:
- Chấm công, tính lương, phát lương cho công nhân
- Theo dõi công nợ, chi phí mua hàng, bán hàng
- Lưu trữ và quản lý các sổ sách kế toán cần thiết, và có trách nhiệm trình bày giải thích với giám đốc khi cần thiết
Người này phải có:
- Kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, quản lý nhân sự
- Sử dụng tốt các phần mềm tính toán
- Có kĩ năng giao tiếp tốt, thương lượng tốt
- Là người trung thực, nhanh nhẹn
Trang 123.2.2.5 Bộ phận bảo vệ
Bộ phận này có anh Dương Thanh Bình làm trưởng tổ bảo vệ có nhiệm vụ:
- Đảm bảo an ninh trật tự trong ty
- Theo dõi những người ra vào cổng
- Bậc chuông khi tới giờ làm hoặc giờ nghỉ
Người bảo vệ cần có sức khỏe tốt, trung thực và khả năng quan sát tốt
3 Bộ phận sản xuất
Người đứng đầu bộ phận sản xuất là anh Hồ Văn Thành – Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm quản lí chung hoạt động sản xuất của cả 3 tổ: Cắt, May và Hoàn thành
- Đôn đốc, động viên mọi người tập trung vào sản xuất
- Xử lí các phát sinh khi cần thiết, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục
- Bố trí mặt bằng phân xưởng cho sản xuất
- Lập các báo cáo về tình hình sản xuất
Do đó người này phải có trình độ chuyên môn về may mặc tốt như:
- Hiểu rõ những đặc điểm của mặt hàng sản xuất, những yêu cầu mà khách hàng đòi hỏi
- Nắm rõ quy trình sản xuất sản phẩm, hiểu rõ các loại máy móc thiết bị để có thể bố trí mặt bằng phân xưởng một cách hợp lý
- Có khả năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục mọi người, khả năng quản lý con người, giải quyết các phát sinh, mẫu thuẩn
- Là người nhanh nhẹn, hoạt bác, và khả năng chịu áp lực cao
3.1 Bộ phận cắt
Người giữa vai trò chủ chốt ở tổ cắt là anh: Nguyễn Văn Tèo Người này cần phải có:
- Tay nghề cắt cao và kinh nghiệm nhiều năm cầm máy, sử dụng thành thạo máy cắt
- Hiểu rõ những yêu cầu kĩ thuật cần thiết của sơ đồ cắt, và những nguyên tắt khi cắt vải
- Có sức khỏe tốt, để có thể điều khiển máy cắt tay một cách dễ dàng
- Cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, và khả năng tập trung cao
Nhiệm vụ của Tổ cắt như sau:
- Phối hợp với bên kho, nhận vải chính, vải lót và keo, sắp xếp gọn gàng
- Kiểm tra chất lượng vải nhận được, báo cáo số liệu cho bên kĩ thuật, sau đó, tiến hành
sổ vải chuẩn bị cho trải cắt
Trang 13- Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm đã cắt, thay thân khi cần
- Đánh số, bóc tập, phối kiện, chuẩn bị cung cấp bán thành phẩm cho tổ may sản xuất
3.2 Bộ phận may
Là bộ phận chịu trách nhiệm:
- Nhận tài liệu kĩ thuật (bảng tác nghiệp màu, quy trình may sản phẩm, quy cách may sản phẩm, bảng thông số kích thước ) và lệnh sản xuất từ cấp trên hoặc bộ phận kỹ thuật
- Nhận phụ liệu từ kho và bán thành phẩm từ tổ cắt theo đúng số lượng cần cho sản xuất
- Tiến hành lắp ráp sản phẩm theo đúng yêu cầu kĩ thuật từ tài liệu hoặc yêu cầu của phòng kĩ thuật, khách hàng
- Kiểm tra chất lượng trong chuyền để tránh những phát sinh không mong muốn
- Tiến hành sửa chữa sai sót, khắc phục sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất
- Phối hợp với những phòng ban khác đảm bảo sản xuất kịp thời với tiến độ giao hàng Trong bộ phận may có 3 chuyền may, với những nhân vật chủ chốt như sau, chỉ có riêng chuyền 3 mới được mở rộng thêm còn ít công nhân, nên chỉ có một người tổ trưởng quản lý chung cả chuyền, và làm nhiệm vụ kĩ thuật chuyền
Tổ trưởng chị Lê Thị Cúc
Kĩ thuật Chuyền anh Nguyễn Chí Nguyện
Tổ trưởng anh Nguyễn Anh Đức
Trang 14Trong đó:
Người Tổ trưởng có nhiệm vụ:
- Sắp xếp và điều khiển chuyền may
- Theo dõi năng suất làm việc của công nhân
- Quản lý công nhân trong chuyền của mình, nhắc nhở, đốc thúc công nhân làm tốt công việc
- Đảm bảo cho các công đoạn sản xuất trong chuyền diễn ra liên tục, công nhân không ngồi chơi không, hoặc bị ứ hàng
- Nhận bán thành phẩm và các phụ liệu sản xuất cần thiết cho mã hàng cho công nhân tiến hành sản xuất Chuyển các bó BTP từ công đoạn này qua công đoạn khác
Yêu cầu của người Tổ trưởng:
- Hiểu rõ từng công đoạn và quy trình may sản phẩm, và yêu cầu kĩ thuật của mã hàng cần sản xuất
- Cần biết được tay nghề của công nhân mình quản lý
- Giao tiếp tốt với công nhân, được công nhân tin tưởng và nghe theo
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, chịu áp lực tốt, để có thể xử lý kịp thời các phát sinh ở trong chuyền sản xuất, và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
Người kĩ thuật chuyền:
- Triển khai sản xuất mẫu đầu chuyền
- Hướng dẫn thao tác may từng công đoạn cho công nhân
- Phối hợp với tổ trưởng, điều khiển chuyển may, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục
- Xử lý các phát sinh, liên quan đến kĩ thuật, có biện pháp khắc phục hàng hư hàng lỗi
- Huấn luyện thao tác chuẩn cho công nhân
- Nhận bán thành phẩm và các phụ liệu sản xuất cần thiết cho mã hàng cho công nhân tiến hành sản xuất Chuyển các bó BTP từ công đoạn này qua công đoạn khác
Trang 15ủi, treo thẻ bài, gấp xếp, bao gói, vệ sinh công nghiệp, đóng thùng theo packing list
- Kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm sau khi wash
- Đảm bảo hoàn thành mã hàng đúng ngày xuất, và đạt những yêu cầu chất lượng của khách hàng
- Phục vụ công tác kiểm tra final của khách hàng
Người đứng đầu tổ Hoàn tất là chị Nguyễn Thị Thanh Tuyết, tổ phó chị Thái Thị Lành
- Phân công công việc hợp lý cho các thành viên
Những yêu cầu để trở thành tổ trưởng tổ hoàn tất:
- Nắm rõ các công việc trong tổ Hoàn tất, cần những kiến thức, yêu cầu về chất lượng sản phẩm
- Có khả năng quản lý những công nhân trong tổ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc
- Nhanh nhẹn, cẩn thận và sức khỏe tốt
3.4 Bộ phận bảo trì
Nhiệm vụ của bộ phận bảo trì:
- Sửa chữa các loại máy móc thiết bị trong toàn bộ phân xưởng khi cần
- Quản lý, và đảm bảo cho các thiết bị luôn vận hành bình thường, không gây trở ngại cho sản xuất
- Chế tạo ra các loại cử, gá, rập cải tiến phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
- Hỗ trợ với quản đốc và bộ phận chuyền may thiết kế bố trí mặt bằng phân xưởng cho hợp lý, phù hợp với hệ thống điện và hơi trong công ty
Người đứng đầu ở bộ phận bảo trì là anh Quý
Trang 16- Để trở thành một nhân viên bảo trì cần có những yêu cầu sau:
- Người nhân viên bảo trì cần có nhiểu biết sâu rộng về các loại máy móc thiết bị sử dụng trong ngành may, hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sửa chữa vận hành chúng
- Có khả năng tìm ra nguyên nhân và sửa chữa các loại máy móc thiết bị
- Có khả năng suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để có thể giúp công ty sáng tạo ra các loại rập, cử, gá cho sản xuất
4 Các Quy định chung trong lao động của nơi sinh viên thực tập
4.1 Những quy định về an toàn lao động
- CB-CNV không được mang vào ông ty áo khoác, túi xách, đồ dùng cá nhân Và đặc biệt nghiêm cấm các vật như: dao, mác, các đồ vật nhọn và các chất gây nổ, có thể làm tổn thương người khác
- Nghiêm cấm CB-CNV đang làm việc tại công ty sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích mà nhà nước nghiêm cấm
- Nghiêm cấm CB-CNV đến Công ty trong tình trạng có mùi bia, rượu để tránh ảnh hưởng tới công việc và trật tự công ty
- Tập trung tư tưởng trong giờ sản xuất, thao tác các loại máy theo đúng quy định để tránh tai nạn lao động xảy ra Không được sử dụng các loại máy khác nếu không được sự phân công và hướng dẫn sử dụng
- Nghiêm cấm hành vi gây rối trật tự như: cãi nhau, ẩu đả, cờ bạc, uống rượu gây ảnh
- Kích động người khác làm ảnh hưởng đên uy tín của công ty thì công ty sẽ cho thôi việc ngay lập tức và sẽ không được giải quyết về tiền lương và các khoản phụ cấp khác
Trang 17Hình ảnh: Sơ đồ thoát hiểm được dán tại một số cửa ra vào trong công ty
Trang 19- Không được mang đồ cá nhân vào chuyền để may, tất cả các vật dụng cá nhân phải để đúng nơi quy định Không được mang quà bánh thức ăn, nước uống có màu, hút thuốc không đúng giờ quy định, nhai kẹo singum, đọc sách báo, xem tranh ảnh, tụ tập nói chuyện riêng trong giờ sản xuất
4.3 Những quy định nhằm đảm bảo năng suất chất lượng
- Bảo đảm thời gian làm việc đạt năng xuất và chất lượng cao, không may ẩu, may sai yêu cầu của kĩ thuật hướng dẫn, không may BTP lỗi sợi, khác màu, v.v Công nhân may phải kiểm tra công đoạn trước khi thực hiện công đoạn chính của mình Sau khi thực hiện xong từng công đoạn phải cắt chỉ sát, sạch, công nhân phải tự kiểm tra theo từng công đoạn Công nhân may không được làm hang hư, hỏng quá 7% quy định của công ty đối với từng công đoạn, nếu làm hư, hỏng quá 10% thì công ty sẽ có hình thức
kĩ luật hoặc thôi việc
- Không được nằm, ngồi lên bàn, mặc, đắp, gối đầu lên hàng thành phẩm và bán thành phẩm trong và ngoài giờ sản xuất
- Trong giờ sản xuất CB-CNV không được nói chuyện riêng, nghe điện thoại, nhắn tin bằng điện thoại, nghe nhạc bằng điện thoại hoặc đến những nới mà mình không được phân công làm ảnh hưởng đến công việc của người khác và trật tự công ty Tùy theo mức độ nặng nhẹ, mà ban giám đốc công ty sẽ căn cứ vào nội quy công ty mà xử lý vi phạm
- Người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của Ban Điều Hành và người phụ trách trực tiếp, trong giờ làm việc phải đạt năng suất và chất lượng cao
- Phải thể hiện tinh thần đóng góp ý kiến cá nhân vào việc xây dựng uy tín cửa công ty
Trang 20Tăng ca 2: 17h00 đến 20h00
CB-CNV phải có mặt đúng giờ quy định, phải đi sớm về trễ từ 05 đến 10 phút để vệ sinh máy móc tại nơi làm việc của mình Phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự (không được mặc quần lửng, quần short, đồ bộ ) và chấp hành đúng quy định về việc xin nghỉ phép (phải thông qua
tổ trưởng, ban điều hành bằng đơn xin phép của công ty và phải làm đơn trước 3 ngày) Khi ra vào cổng phải thông qua bảo vệ trực cổng (giấy ra cổng phải có chữ kí xác nhận của tổ trưởng
và chữ kí duyệt của ban điều hành công ty, nếu giấy ra vào cổng không có chữ kí trên thì sẽ không hợp lệ và bảo vệ có quyền không cho ra cổng) Phải gửi xe và túi xách đúng nơi quy định của công ty, nếu CB-CNV nào vi phạm thì căn cứ vào mức độ vi phạm mà công ty sẽ xử
lý theo nội quy công ty đề ra
CB-CNV được nghỉ phép: 14 ngày/năm
2 Công ty phát lương vào ngày 10 Tây hàng tháng Nếu CB-CNV nào nghỉ phép 0.5 ngày thì bị trừ 50.000 đồng tiền chuyên cần, nghỉ phép 1 ngày thì sẽ bị trừ 50% tiền chuyên cần, nghỉ >= 2 ngày phép đồng nghĩa với nghỉ không phép thì công ty sẽ trừ 100% tiền chuyên cần Trường hợp nghỉ không phép >= 05 ngày/ tháng hoặc >= 20 ngày/ năm thì xem như tự ý nghỉ việc công ty sẽ không thanh toán lương cùng các chế độ khác
(Phụ cấp 500.000 đ/ tháng trong đó:
- Nhà trọ: 200.000 đ/tháng
- Chuyên cần 250.000 đ/tháng
- Kéo bấm, khẩu trang, giấy vệ sinh 50.000 đ/tháng)
Công ty bao phần cơm trưa và cơm chiều (cơm chiều cho những CB-CNV tăng ca 17h00 -> 20h00)
3 Tất cả các CB- CNV phải tôn trọng và chấp hành sự phân công của cấp trên, tuy nhiên cấp trên không có quyền ỷ chức quyền hạn để áp bức cấp dưới Tất cả các CB-CNV phải thân thiện trong mối quan hệ với đồng nghiệp, nếu có tranh chấp xảy ra thì phải phản ảnh với cấp trên để có hướng giải quyết, mọi vấn đề phản ảnh khiếu nại phải theo thứ tự từ dưới lên trên
Trang 21Quy trình công nghệ sản xuất mã hàng:
Trang 22A – CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
1.1 Tài liệu khách hàng cung cấp
Hình vẽ mô tả mẫu + tiêu chuẩn kĩ thuật.
Trang 23Hình ảnh: Yêu cầu kỹ thuật về đường may
Trang 24 Quy cách gắn nhãn:
Hình ảnh: Quy cách gắn nhãn giấy vào lưng
Trang 25Hình ảnh: Quy cách gắn nhãn chính
Trang 26Hình ảnh: Quy cách gắn nhãn da 4 cạnh
Trang 27Hình ảnh: Quy cách gắn nhãn dán
Trang 28Hình ảnh: Quy cách gắn nhãn “BOY FRIEND”
Trang 29Hình ảnh: Quy cách gắn nhãn CC LABLE
Trang 30Hình ảnh: Quy cách gắn nhãn BQSD
Trang 31Hình ảnh: Quy cách in lót túi
Trang 32 Góp ý duyệt mẫu: (có đính kèm 5 trang giấy)
Hình ảnh: Góp ý mẫu với quy cách ép keo đầu lưng
Trang 33HÌnh ảnh: Góp ý mẫu với đường may lưng quần
Hình ảnh: Góp ý mẫu với cách sử dụng chỉ
Trang 34Hình ảnh: Góp ý mẫu với đường cuốn đáy
Trang 381.2 Tiến trình làm việc bên kĩ thuật
Các bước làm việc của một nhân viên kỹ thuật:
Trang 39- So sánh – đối chiếu canh sợi của mã hàng đang làm với các mã khác cùng mùa hàng – cùng vải – cùng tính chất…
- Ghi chú rõ canh sợi các chi tiết lên TLKT mẫu, tài liệu sản xuất
- Kiểm tra dùng đúng rập gốc khách hàng yêu cầu cho mã hàng
- Kiểm tra và sửa canh sợi theo góp ý của khách hàng lên TLKT và rập ban đầu gửi nhà máy
- Kiểm tra xem TLKT có đầy đủ canh sợi cho các chi tiết cần thiết hay chưa… nếu thiếu thì báo lại
- Giải quyết các thắc mắc về rập và TLKT cho khách hàng và nhà máy, quản lý xưởng
Nhân viên Kỹ thuật nhận hướng dẫn cho bộ phận cắt, cắt mẫu thử để gửi đi kiểm tra về
độ co, ánh màu, độ giãn ống Sau khi có kết quả mẫu và tính toán độ co rút lên rập, cần kiểm tra lại xem cách điều chỉnh độ co rút có đúng dấu +/- hay chưa…