1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ĐỒNG PHỤC MÃ HÀNG: 1335

57 637 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 5,03 MB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ĐỒNG PHỤC MÃ HÀNG: 1335 KHÁCH HÀNG: KURODARUMA VẢI: VP3020 VỊ TRÍ SẢN XUẤT: LINE 3Chuẩn bị thiết kế2.1.1. Nhận tài liệu kỹ thuậtCông ty tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, quần mẫu, nguyên phụ liệu, rập mẫu của khách hàng giao cho. Nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành dịch tài liệu kỹ thuật (nếu cần), kiểm tra tài liệu, quần mẫu, rập có khớp với nhau không, có ghi rõ quy cách may, quy cách gắn nhãn, đính nút... Sau đó triển khai may mẫu, gửi mẫu khách hàng duyệt. Điều tiết giác sơ đồ, làm hoàn chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc photo cho các bộ phận có liên quan. Bảng gốc đƣợc giữ ở bộ phận kỹ thuật.Mỗi mã hàng xuất đi phải giữ lại một quần mẫu tại phòng kỹ thuật để đối chứng.Sau khi khách hàng duyệt mẫu, góp ý và chấp nhận thì công ty cho triển khai sản xuất đại trà.

Trang 1

Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa May Thời Trang - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua Với kiến thức nhỏ bé

mà chúng em có được luôn cần một sự bổ sung trong biển kiến thức mênh mông của thầy

cô, mong rằng các thầy cô tiếp tục dìu dắt giúp đỡ chúng em trên bước đường tương lai

Chúng em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Sundia Bình Dương, lãnh đạo các

Phòng Ban đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập trong suốt thời gian vừa qua và cung cấp đầy đủ các tài liệu, số liệu Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Anh Phạm Đức Huy Phó Tổng Giám đốc công ty và các anh chị công nhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành Báo cáo thực tập này

Đây là lần đầu tiên chúng em thực hiện cuốn báo cáo này nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiền quý báu từ thầy cô và quý công ty để cuốn báo cáo của chúng em hoàn thiện hơn

Cuối cùng, chúng em xin chúc toàn thể các thầy cô khoa May Thời Trang - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh nhiều sức khỏe, vững bước trên con đường sư phạm

đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, đưa công ty ngày càng phát triển

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY 7

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 7

1.1.1 Chủ đầu tư: 7

1.1.2 Doanh nghiệp được đầu tư 8

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh 9

1.3 Chức năng và nhiệm vụ 9

1.3.1 Chức năng 9

1.3.2 Nhiệm vụ 9

1.4 Sơ đồ tổ chức của công ty 10

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 10

1.4.2 Bộ phận quản lý tại phân xưởng 11

1.5 Tình trạng chung của công ty 12

1.5.1 Tình hình nhân sự 12

1.5.2 Tình hình tài chính 12

1.5.3 Thuận lợi 13

1.5.4 Khó khăn: 13

1.6 Định hướng phát triển của công ty 14

1.7 Các quy định chung trong công ty 14

1.8 Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty 16

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ĐỒNG PHỤC 19

2.1 Chuẩn bị thiết kế 20

2.1.1 Nhận tài liệu kỹ thuật 20

2.1.2 Nhảy size – Giác sơ đồ 21

2.2 Chuẩn bị nguyên phụ liệu 21

2.2.1 Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu: 24

2.2.2 Cân đối nguyên phụ liệu: 25

2.3 Chuẩn bị về công nghệ 25

2.3.1 Tài liệu kỹ thuật: 25

Trang 3

2.3.2 Bảng màu: 25

2.3.3 Bố trí máy móc: 25

2.3.4 Phân chia lao động, bán thành phẩm trên chuyền may: 26

2.4 Công đoạn trải - cắt 27

2.4.1 Nhận nguyên phụ liệu: 28

2.4.2 Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu: 28

2.4.3 Trải vải: 28

2.4.4 Công đoạn cắt: 31

2.4.5 Ép keo, đánh số, bóc tập – phối kiện 32

2.5 Công đoạn may 37

2.5.1 May chi tiết 39

2.5.2 Lắp ráp 39

2.6 Hoàn tất 44

CHƯƠNG 3: ĐỀ NGHỊ - KẾT LUẬN 54

3.1 Đề nghị 54

3.1.1 Nhận xét về quy trình công nghệ của công ty 54

3.1.2 Phương pháp điều hành quản lý 54

3.1.3 Công tác bảo hộ lao động 54

3.1.4 Định mức thời gian 54

3.2 Kết luận 56

CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

4.1 Tài liệu trên mạng 57

4.2 Tài liệu theo giáo trình 57

4.3 Tài liệu công ty cung cấp 57

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời ngành may cung cấp mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân Nhu cầu lao động của ngành dệt may là rất lớn Chính vì vậy ngành may đã tạo ra việc làm cho một lượng lao động rất lớn, góp phần tạo thu nhập nâng cao đời sống cho công nhân

Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm qua luôn đứng thứ hai trong tổng số những ngành có sản phẩm xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ vào ngân sách của nhà nước Ngành dệt may Việt Nam có những điều kiện thuận lợi như: nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, thị trường tiêu thụ tiềm năng tương đối lớn ở nước ngoài, chính trị - xã hội tương đối ổn định, khí hậu nước ta rất phù hợp để phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên cho ngành dệt

Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nước ta phát triển hơn Các nước thành viên trong tổ chức thương mại thế giới đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu và ưu đãi hơn về thuế cho ngành dệt may Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam không ít những thách thức và khó khăn và đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định cho mình những điểm mạnh, những lợi thế, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao Muốn phát triển hơn nữa thì ngành dệt may phải tận dụng và phát huy lợi thế sẵn có của mình để tạo ra được một công cụ cạnh tranh có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu trong nước

và quốc tế

Trong đợt thực tập này, em được công ty SUNDIA BÌNH DƯƠNG đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế trong quá trình điều hành và sản xuất của công ty, góp phần bổ sung kiến thức từ thực tế cũng như trau dồi những kiến thức đã học và thấy được sự nỗ lực không ngừng của công ty để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung

Trang 7

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY

Xét đơn hồ sơ dự án thành lập CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG của CÔNG TY TNHH SUNDIA (Nhật Bản) do ông Jukinori Fujita (quốc tịch Nhật Bản) làm đại diện nộp ngày 26 tháng 8 năm 2003 Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1.1.1 Chủ đầu tư:

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH SUNDIA

- Trụ sở chính: Japan, Osaka – Fu, Higashi Osaka – shi, Nishi Ishikiri -cho 7 – 3 – 8

- Ngày thành lập công ty: 01/02/1961

- Người đứng đầu công ty: Ông Katsuhiko Nagayama

- Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Đại diện được uỷ quyền: Ông Yukinori Fujita

- Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm may mặc

 Xuất nhập khẩu các loại quần áo Jean và các loại thường mặc khác

 Buôn bán và cho thuê bất động sản; đại lý bảo hiểm thiệt hại

 Các hoạt động liên quan đến mục trên

- Giấy chứng nhận đăng kí công ty số: 31-41800/số serie: 002801

- Đăng ký tại: Cục Tư pháp thành phố Osaka

- Tổng số vốn đăng ký: 120 triệu yên Nhật

Trang 8

- Số cổ phiếu đã phát hành: 240,000

1.1.2 Doanh nghiệp được đầu tư

- Tên tiếng Việt: CÔNG TY SUNDIA BÌNH

DƯƠNG

- Tên giao dịch: Sundia Binhduong Co., Ltd

- Địa chỉ: Lô 03 – KCN Việt Hương – Thuận An –

- Bố trí mặt bằng xưởng theo sơ đồ sau:

Sơ đồ bố trí công ty Sundia Bình Dương

Trang 9

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Các sản phẩm của công ty:

 Quần Jean, quần kaki

Chức năng cơ bản và quan trọng nhất hiện nay của công ty là thực hiện hoàn chỉnh, đúng thời hạn các hợp đồng may, từ khâu nguyên phụ liệu đến gia công hoàn chỉnh sản phẩm và giao cho khách hàng

1.3.2 Nhiệm vụ

Căn cứ vào tình hình của thị trường nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:

 Tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng ký

 Tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng năng suất, vượt mức kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận

 Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý

 Tiết kiệm nguyên vật liệu

 Sử dụng hợp lý nguồn lao động

Trang 10

 Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh về thuế, tuân theo luật pháp Nhà nước

1.4 Sơ đồ tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty: đứng đầu là Tổng Giám Đốc; Giám đốc điều hành, Giám đốc kỹ thuật, Bộ phận hành chính nhân sự; Bộ phận kế toán tài vụ; Bộ phận kỹ thuật; Bộ phận sản xuất; Bộ phận xuất nhập khẩu Tất cả được thể hiện trên sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Nhận xét: Bộ máy cơ cấu tổ chức này nhằm làm cho các phòng ban có thể hỗ trợ

cùng với Ban giám đốc một cách trực tiếp và nhanh chóng để thực hiện tốt công việc

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Tổng Giám Đốc: Là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền quyết định tất

cả các vấn đề của công ty, cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước

về tập thể lao động, về việc điều hành cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

- Giám đốc điều hành: Phụ trách công ty, điều hành chung của công ty như nhân sự, kinh doanh, sản xuất

- Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách, điều hành về các vấn đề kỹ thuật, sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu công ty

Tổng giám đốc

Giám đốc điều hành

Giám đốc kỹ thuật

B.P Xuất nhập khẩu

B.P

Kỹ thuật

BP

Hoàn tất

B.P sản xuất

Trang 11

- Các bộ phận: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về phần việc liên quan đến công việc của mình:

 Bộ phận hành chính nhân sự: Phụ trách điều hành nhân sự, đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ công nhân viên Tổ chức lưu hồ sơ, theo dõi thực hiện các chính sách chế độ của công ty đối với người lao động

 Bộ phận kế toán tài vụ: Tổ chức công tác kế toán đúng pháp luật, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, vật tư, nguyên vật liệu của công ty

 Bộ phận kỹ thuật: Thiết kế mẫu theo quy định của khách hàng, dựa vào sản phẩm mẫu yêu cầu các phân xưởng thực hiện đúng theo yêu cầu mầu mã, chất lượng mẫu theo quy định

 Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các phân xưởng, đề ra các

kế hoạch sản xuất Căn cứ theo hợp đồng gia công sẽ lập lịch sản xuất cho các mã hàng, theo dõi tiến độ sản xuất ở các xưởng, đồng thời lập kế hoạch sản xuất thêm giờ để đúng tiến độ sản xuất

 Bộ phận xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm sản xuất thành phẩm theo hợp đồng đã

ký và nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất

1.4.2 Bộ phận quản lý tại phân xưởng

Sơ đồ bộ phận sản xuất

Quản đốc phân xưởng

Trang 12

Chức năng:

- Quản đốc phân xưởng: Điều hành toàn bộ quy trình sản xuất trong từng tổ may

- Tổ may: Tính định mức, sắp xếp quy trình lên may Tham mưu về các vấn đề kỹ thuật cho lãnh đạo

- Cắt: Kiểm tra vẽ & cắt bán thành phẩm, cung cấp cho chuyền may

- Thành tất: Hoàn thành các công đoạn cuối cùng của sản phẩm

- Kho: Lưu giữ sản phẩm cũng như nguyên vật liệu

1.5 Tình trạng chung của công ty

- Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là 160.000USD

- Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000USD bao gồm:

 Tiền mặt : 42.000USD

 Máy móc thiết bị: 118.000USD

 Tình hình kinh doanh nội địa:

Đối với loại kinh doanh này công ty thường không áp dụng vì loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty là xuất khẩu trực tiếp nên doanh thu trong nước là không có

 Tình hình thị trường tiêu thụ:

Thị trường chủ yếu của công ty là xuất khẩu sang Nhật:

Đây là thị trường chủ lực của công ty vì có công ty mẹ nằm ở Nhật Là nơi cung cấp nguồn hàng và xuất khẩu của công ty Với lợi thế đó nên hàng của công ty khi xuất sang Nhật không phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với hàng của Trung Quốc, các nước ASEAN,…Thị trường Nhật là nơi đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất

Ngoài việc xuất khẩu sang thị trường Nhật, công ty còn tìm kiếm nhiều thị trường mới Công ty đã ký thêm được nhiều hợp đồng gia công từ phía Mỹ, một khách khá khó tính

và tiềm năng Tạo nhiều việc làm cho công nhân, đồng thời đem lại doanh thu cho công ty

Trang 13

1.5.3 Thuận lợi

- Do đặc điểm công ty nằm gần các đường giao thông chính, là nơi tập trung nhiều dân

cư nên thu hút nguồn lực dồi dào Đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết, năng

động có trình độ

- Là doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các chính sách, các quy định của Nhà nước nên công ty thường xuyên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Ban giám đốc được sự

hỗ trợ của các phòng ban nên tạo điều kiện tốt cho công ty tiến bộ vững chắc để hoà

nhập với cơ chế thị trường của ngành may

- Rủi ro trong kinh doanh ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên

phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo

- Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ

- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép công ty tiếp cận được với nhiều thành tựu

của công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

- Là một đơn vị chuyên gia công xuất khẩu nên được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất

khẩu Đây là một lợi thế lớn trong cạnh tranh về giá của công ty

- Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam sắp gia nhập TPP mở ra cơ hội thuận lợi cho ngành may mặc nói chung và công ty Sundia Bình Dương nói riêng, thúc đẩy xuất

khẩu vào thị trường các nước tham gia hiệp định, đặc biệt là thị trường Mỹ

1.5.4 Khó khăn:

- Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia công ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn vị nhận gia

công

- Phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài

- Doanh nghiệp chỉ áp dụng phương thức gia công xuất khẩu, nên doanh nghiệp khó

có thể xây dựng chiến lược phát triển ổn định, lâu dài

- Sự dao động về giá cả thị trường, thị phần hoá, sự cạnh tranh quyết liêt về hàng hoá,

về lao động ngành may Thêm vào đó, thủ tục hải quan ngành may còn gặp nhiều khó

khăn

- Thiếu lao động có tay nghề cao

- Đội ngũ công nhân đến từ nhiều địa phương nên thường không ổn định, ảnh hưởng

nhiều tới công việc, kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực lâu dài của công ty

Trang 14

1.6 Định hướng phát triển của công ty

- Tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm nhiều đơn hàng từ nhiều thị trường tiềm năng hơn

- Đẩy mạnh đào tạo tay nghề công nhân, tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm

- Đa dạng hoá sản phẩm cho công ty

- Nhằm đảm bảo thường xuyên giao hàng đúng hạn

- Cập nhật máy móc, công nghệ hiện đại

- Nâng cao trình độ quản lý sản xuất

1.7 Các quy định chung trong công ty

 Phương châm công ty:

Tập thể công nhân viên công ty cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu:

 Nâng cao năng suất

 Nâng cao chất lượng: không có hàng dư và không có hàng dơ

 Chính sách bảo vệ môi trường

Công ty Sundia Bình Dương quyết tâm xây dựng phương châm sản xuất theo hướng

có lợi cho môi trường Sử dụng các công cụ sản xuất tiên tiến nhằm góp phần xây dựng môi trường sống ngày một tốt hơn

Các mục tiêu cơ bản:

1) Thông qua các hoạt động, công ty sẽ góp phần tuyên truyền kiến thức Bảo Vệ

Môi Trường cho người lao động trong công ty

2) Trong quá trình sản xuất, sản phẩm làm ra luôn hướng tới mục tiêu thân thiện tới

môi trường sống và có lợi cho người lao động Mọi quá trình sản xuất có khả năng làm hại tới môi trường đều bị loại bỏ triệt để

3) Công ty không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm về Bảo Vệ Môi Trường

cho người lao động Tích cực hưởng ứng các hoạt động Bảo Vệ Môi Trường do nhà nước đề ra Tuân thủ tích cực pháp luật Việt Nam về Bảo Vệ Môi Trường sống

 Nội quy lao động:

1) Người lao động phải đến công ty làm việc đúng và đủ giờ quy định:

 Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút

Trang 15

 Chiều từ 12 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút

2) Người lao động được nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật

3) Không được phép uống rượu, bia, cờ bạc, nói chuyện trong giờ làm việc

4) Trong giờ làm việc phải hoàn thành nhiệm vụ được phân công, không được tự ý

rời bỏ vị trí làm việc đi sang bộ phận khác

5) Quan hệ tiếp xúc với khách hàng và đồng nghiệp phải lịch sự, nhã nhặn, không

nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất trật tự đoàn kết nội bộ

6) Sản phẩm làm ra phải đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng số lượng và thời gian quy

10) Nghiêm cấm sử dụng máy móc thiết bị không thuộc phạm vi phân công

11) Đảm bảo gìn giữ vệ sinh sạch sẽ máy móc tại nơi làm việc

12) Mọi người phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, sử dụng tiết kiệm vật tư và

nguyên liệu trong sản xuất

13) Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh

hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích công ty

 Quy định vệ sinh buổi sáng:

- 7h25: Công nhân có mặt ở chỗ làm để chuẩn bị vệ sinh

- 7h25 – 7h35: Tiến hành vệ sinh:

 Mở mặt nguyệt:

 Lật đầu máy lên

 Vệ sinh bồn dầu, gôm rác

Trang 16

 Quét nền nhà -> bỏ sọt rác

 Quy định – quy trình vệ sinh máy móc

 Phương pháp cải tiến của công ty:

Công ty áp dụng thực hiện chương trình 5S với mục đích:

1) Sàng lọc: Để lại những thứ cần thiết và vứt bot những thứ không cần thiết

2) Sắp xếp: Để đồ vật ở tư thế sẵn sàng cho ai và lúc nào nhìn thấy cũng hiểu được 3) Sạch sẽ: Lau chùi, quét dọn, sơn phết, mài dũa sao cho sạch sẽ

4) Săn sóc: Luôn luôn trong tình trạng sạch và mới

5) Sẵn sàng: Tất cả mọi người đều tuân thủ kỷ luật và chào buổi sáng

1.8 Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh mà mỗi đơn vị có những quy trình hoạt động khác nhau Đối với công ty may cũng vậy Tuy nhiên cốt lõi của quy trình sản xuất dù

có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn dựa vào quy trình sản xuất chung đối với ngành may mặc

mà ta đã học trên lý thuyết Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc:

Trang 17

Sơ đồ quá trình sản xuất may công nghiệp

Trang 18

Với đặc điểm chuyên sản xuất về quần đồng phục, quần Jeans thì sẽ khác so với các loại mặt hàng khác nhưng vẫn đảm bảo theo quy trình dưới đây:

Nhập khẩu nguyên liệu và lưu kho

Kế hoạch cắt và nhận yêu cầu sản xuất

May lắp ráp sản phẩm

Xuất khẩu sản phẩmĐóng gói sản phẩm

May mẫu đầu chuyền

Kiểm tra và ghi các lưu ý

Kiểm tra

Giao wash (nếu có)Cân đối và báo cáo tiến độ

Kiểm chất lượng sản phẩmHọp triển khai

Chuẩn bị sản xuất

Trang 19

Tiếp nhận NPL

Cắt

May

Giặt (nếu cần) Hoàn tất

Kiểm tra kim gãy (nếu yêu cầu)

Đóng gói

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

QUẦN ĐỒNG PHỤC

MÃ HÀNG: 1335 KHÁCH HÀNG: KURODARUMA VẢI: VP3020

VỊ TRÍ SẢN XUẤT: LINE 3

 Quy trình công nghệ sản xuất may quần đồng phục trong công ty được mô phỏng bởi mô hình như sau:

Trang 20

A CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

2.1 Chuẩn bị thiết kế

2.1.1 Nhận tài liệu kỹ thuật

Công ty tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, quần mẫu, nguyên phụ liệu, rập mẫu của khách hàng giao cho Nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành dịch tài liệu kỹ thuật (nếu cần), kiểm tra tài liệu, quần mẫu, rập có khớp với nhau không, có ghi rõ quy cách may, quy cách gắn nhãn, đính nút Sau đó triển khai may mẫu, gửi mẫu khách hàng duyệt Điều tiết giác

sơ đồ, làm hoàn chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật Tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc photo cho các bộ phận có liên quan Bảng gốc đƣợc giữ ở bộ phận kỹ thuật

Mỗi mã hàng xuất đi phải giữ lại một quần mẫu tại phòng kỹ thuật để đối chứng Sau khi khách hàng duyệt mẫu, góp ý và chấp nhận thì công ty cho triển khai sản xuất đại trà

Quần mẫu mã hàng 1335

Trang 21

2.1.2 Nhảy size – Giác sơ đồ

Khách hàng bộ rập cho công ty, nhân viên bộ phận CAD sẽ kiểm tra, chỉnh sửa, số hoá sơ đồ nhập vào máy(nếu khách hàng gửi rập cứng) và tiến hành giác sơ đồ Nhân viên

sơ đồ sẽ dựa vào tài liệu kỹ thuật của khách hàng để giác sơ đồ và nhảy size

Nhân viên phòng CAD

Sơ đồ giác xong thì tiến hành in sơ đồ và kiểm tra trước khi đưa cho bộ phận cắt

Tổng quan về kho :

- Bộ phận kho có trách nhiệm nhận, lưu giữ và cấp phát nguyên phụ liệu

- Bộ phận kho có 3 nhân viên: Tổ trưởng là anh Nguyễn Văn Thành

- Bộ phận kho gồm 3 khu vực chủ yếu là: Phòng chứa nguyên liệu (vải, keo, lót,…), phòng chứa nguyên phụ liệu và phòng chứa thành phẩm ( hàng chờ xuất

hoặc hàng lỗi)

Trang 22

Phòng chứa nguyên liệu Phòng chứa NPL

- Khi nhận nguyên phụ liệu về, nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra nguyên phụ

liệu và thực hiện cấp phát nguyên phụ liệu cho bộ phận sản xuất theo kế hoạch

- Đồng thời, kho cũng là nơi cấp phát các dụng cụ, thiết bị trong sản xuất: kim, băng keo, phấn may, viết chì,… Mọi hình thức cấp phát với các phân xưởng (cắt, may…) đều phải được ghi nhận cụ thể, rõ ràng, đầy đủ vào sổ, phiếu, hoặc biên

bản

Bảng báo cáo kim gãy

Trang 23

- Mọi hàng hoá xuất nhập tại kho phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ và đúng nguyên tắc Xuất nhập theo đúng số lượng, chủng loại, đúng chứng từ đã ghi Và các

nguyên phụ liệu này phải được thống kê đầy đủ, chi tiết để được lưu giữ, quản lý

Một số biên bản ở kho

Trang 24

2.2.1 Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu:

Nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu dựa vào Invoice và Backing list

Khi kiểm tra xong nhân viên kho sẽ dựa vào bảng màu, bảng cân đối nguyên phụ

liệu, và lệnh cấp phát để chuẩn bị nguyên phụ liệu cho chuyền may, bộ phận cắt và hoàn tất

Phiếu phát NPL ở kho

Trang 25

2.2.2 Cân đối nguyên phụ liệu:

Nhân viên kho lập bảng cân đối nguyên phụ liệu Đây là văn bản do nhân viên kho soạn thảo nhằm dùng để so sánh đối chiếu giữa lượng nguyên phụ liệu cần dùng và lượng

nguyên phụ liệu hiện có trong kho

2.3.1 Tài liệu kỹ thuật:

Là một bộ văn bản kỹ thuật do khách hàng hoặc doanh nghiệp lập ra để các bộ phận

có liên quan tham khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng

Để lập ra bộ tài liệu kỹ thuật trong công ty, nhân viên kỹ thuật sẽ dựa theo tài liệu kỹ thuật, quần mẫu của khách hàng gửi để phân tích mẫu, phân tích công đoạn, thực hiện bấm giờ ở xưởng, sau đó thành lập các bảng phân tích công đoạn, bảng màu, bảng layout,…

Các tài liệu này được sao thành nhiều bảng để gửi cho các bộ phận có liên quan và

lưu giữ lại ở phòng kỹ thuật

2.3.2 Bảng màu:

Đây là một văn bản kỹ thuật mà trên đó có đính những mẫu vật trực quan về nguyên phụ liệu cần dùng cho cả mã hàng Bảng này thường dùng để so sánh đối chiếu khi giao nhận nguyên phụ liệu ở các bộ phận

Nhân viên kho dựa vào bảng màu của khách hàng (nếu có), hoặc dựa vào tài liệu của khách hàng hoặc sản phẩm mẫu thực hiện làm bảng màu để phân phát cho các bộ phận có liên quan tham khảo

Bảng màu phải chứa thông tin đầy đủ về nguyên liệu (vải chính, vải phối, vải lót, keo ), phụ liệu (nhãn chính, nhãn giặt, nhãn dán bao, nhãn cỡ, dây luồn, dây treo, chỉ, nút, thẻ bài ) của một mã hàng

2.3.3 Bố trí máy móc:

Dựa vào bảng Layout, tổ trưởng chuyền may điều động nhân viên tổ cơ điện cùng công nhân trong tổ sắp xếp máy móc thiết bị cần thiết cho mã hàng

Đồng thời, tổ cơ điện cũng sẽ chuẩn bị các cữ, gá, chân vịt cải tiến để sử dụng trong

quá trình sản xuất nhằm tăng chất lượng và năng suất may

Trang 26

Chân vịt cuốn lai

2.3.4 Phân chia lao động, bán thành phẩm trên chuyền may:

Dựa vào bảng phân tích công đoạn, layout tổ trưởng chuyền may sẽ tiến hành sắp xếp, phân chia công nhân theo từng công đoạn sao cho phụ hợp với tay nghề công nhân

 Điều động rải chuyền:

Theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công trên từng bộ phận để rải bán thành phẩm đến từng vị trí sản xuất

Thường xuyên theo dõi tiến độ trên từng bộ phận, kịp thời điều phối bán thành phẩm giữa các bộ phận để không bị tình trạng ứ hàng hay thiếu hàng

Theo dõi hướng dẫn công nhân thực hiện đúng mọi quy định, quy trình thao tác, uốn nắn về mặt chất lượng, kịp thời ngăn chặn sai sót, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

Điều hành toàn bộ các công việc trên chuyền theo đúng tiến độ kế hoạch được giao

và giải quyết mọi sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất

Trang 27

B CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT

2.4 Công đoạn trải - cắt

- Ngoài ra, bộ phận cắt sẽ có một nhân viên cắt rập cứng và các rập cải tiến cho từng

mã hàng để cho bộ phận may tham khảo và sử dụng

- Tổ trưởng có trách nhiệm theo dõi sát sao các công việc được tiến hành và điền đầy

đủ vào các bảng theo dõi, kiểm tra

- Sau khi tiến hành cắt xong toàn bộ mã hàng, nhân viên hạch toán bàn vải ở tổ cắt cần tổng hợp lại toàn bộ những số liệu đã có về nguyên phụ liệu của mã hàng vào phiếu hoạch toán bàn cắt

Trang 28

Phiếu hoạch toán bàn cắt

2.4.1 Nhận nguyên phụ liệu:

Khi sang kho nhận nguyên phụ liệu, bộ phận cắt cần mang theo phiếu tác nghiệp bàn cắt Phiếu này ghi rõ chuẩn bị cắt cho bàn vải nào, cỡ vóc, số lượng chi tiết, khổ sơ đồ… để

từ đó tính được khổ vải và chiều dài bàn vải cần có

2.4.2 Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu:

- Căn cứ vào phiếu tác nghiệp màu, kiểm tra lại màu sắc, kích thước, chủng loại,

khổ…của nguyên phụ liệu đang có

- Kiểm tra độ co của nguyên phụ liệu đã bão hoà hay chưa

- Kiểm tra tình trạng lỗi vải: sử dụng máy soi vải hoặc nhìn bằng mắt thường

2.4.3 Trải vải:

Trải vải là cách đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tương đương nhau về khổ cũng như chiều dài trên bàn cắt để sang sơ đồ trên bàn vải Sau đó, cắt theo sơ đồ đã giác nhằm mục đích: khi cắt một chi tiết sản phẩm, ta được cùng một lúc số lượng chi tiết bằng số lớp của bàn vải

Ngày đăng: 03/07/2015, 01:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w