Chuẩn bị về công nghệ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ĐỒNG PHỤC MÃ HÀNG: 1335 (Trang 25)

2.3.1. Tài liệu kỹ thuật:

Là một bộ văn bản kỹ thuật do khách hàng hoặc doanh nghiệp lập ra để các bộ phận có liên quan tham khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng.

Để lập ra bộ tài liệu kỹ thuật trong công ty, nhân viên kỹ thuật sẽ dựa theo tài liệu kỹ thuật, quần mẫu của khách hàng gửi để phân tích mẫu, phân tích công đoạn, thực hiện bấm giờ ở xƣởng, sau đó thành lập các bảng phân tích công đoạn, bảng màu, bảng layout,….

Các tài liệu này đƣợc sao thành nhiều bảng để gửi cho các bộ phận có liên quan và lƣu giữ lại ở phòng kỹ thuật.

2.3.2. Bảng màu:

Đây là một văn bản kỹ thuật mà trên đó có đính những mẫu vật trực quan về nguyên phụ liệu cần dùng cho cả mã hàng. Bảng này thƣờng dùng để so sánh đối chiếu khi giao nhận nguyên phụ liệu ở các bộ phận.

Nhân viên kho dựa vào bảng màu của khách hàng (nếu có), hoặc dựa vào tài liệu của khách hàng hoặc sản phẩm mẫu thực hiện làm bảng màu để phân phát cho các bộ phận có liên quan tham khảo.

Bảng màu phải chứa thông tin đầy đủ về nguyên liệu (vải chính, vải phối, vải lót, keo...), phụ liệu (nhãn chính, nhãn giặt, nhãn dán bao, nhãn cỡ, dây luồn, dây treo, chỉ, nút, thẻ bài...) của một mã hàng.

2.3.3. Bố trí máy móc:

Dựa vào bảng Layout, tổ trƣởng chuyền may điều động nhân viên tổ cơ điện cùng công nhân trong tổ sắp xếp máy móc thiết bị cần thiết cho mã hàng.

Đồng thời, tổ cơ điện cũng sẽ chuẩn bị các cữ, gá, chân vịt cải tiến để sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm tăng chất lƣợng và năng suất may.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 26 Chân vịt cuốn lai.

2.3.4. Phân chia lao động, bán thành phẩm trên chuyền may:

Dựa vào bảng phân tích công đoạn, layout tổ trƣởng chuyền may sẽ tiến hành sắp xếp, phân chia công nhân theo từng công đoạn sao cho phụ hợp với tay nghề công nhân.

Nhận bán thành phẩm:

Tổ trƣởng có trách nhiệm nhận chuyển bán thành phẩm từ bộ phận cắt về chuyền may của mình.

Trƣờng hợp phát hiện thấy sai sót cần báo cáo để có biện pháp xử lý kịp thời trƣớc khi rải chuyền.

Điều động rải chuyền:

Theo chức năng nhiệm vụ đã đƣợc phân công trên từng bộ phận để rải bán thành phẩm đến từng vị trí sản xuất.

Thƣờng xuyên theo dõi tiến độ trên từng bộ phận, kịp thời điều phối bán thành phẩm giữa các bộ phận để không bị tình trạng ứ hàng hay thiếu hàng.

Theo dõi hƣớng dẫn công nhân thực hiện đúng mọi quy định, quy trình thao tác, uốn nắn về mặt chất lƣợng, kịp thời ngăn chặn sai sót, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Điều hành toàn bộ các công việc trên chuyền theo đúng tiến độ kế hoạch đƣợc giao và giải quyết mọi sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 27

B. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT

2.4. Công đoạn trải - cắt

Tổng quan về bộ phận cắt:

- Bộ phận cắt hiện có 4 công nhân cắt, 4 công nhân trải và các công nhân đánh số, ép keo. (anh Nguyễn Văn Trung làm tổ trƣởng tổ cắt).

- Công việc chính của bộ phận cắt là trải và cắt nguyên phụ liệu. Sau đó, các bán thành phẩm đƣợc chuyển qua khu vực đánh số, ép keo, bóc tập phối kiện và chờ rải lên chuyền sản xuất theo kế hoạch.

- Ngoài ra, bộ phận cắt sẽ có một nhân viên cắt rập cứng và các rập cải tiến cho từng mã hàng để cho bộ phận may tham khảo và sử dụng.

- Tổ trƣởng có trách nhiệm theo dõi sát sao các công việc đƣợc tiến hành và điền đầy đủ vào các bảng theo dõi, kiểm tra.

- Sau khi tiến hành cắt xong toàn bộ mã hàng, nhân viên hạch toán bàn vải ở tổ cắt cần tổng hợp lại toàn bộ những số liệu đã có về nguyên phụ liệu của mã hàng vào phiếu hoạch toán bàn cắt.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 28 Phiếu hoạch toán bàn cắt

2.4.1. Nhận nguyên phụ liệu:

Khi sang kho nhận nguyên phụ liệu, bộ phận cắt cần mang theo phiếu tác nghiệp bàn cắt. Phiếu này ghi rõ chuẩn bị cắt cho bàn vải nào, cỡ vóc, số lƣợng chi tiết, khổ sơ đồ… để từ đó tính đƣợc khổ vải và chiều dài bàn vải cần có.

2.4.2. Kiểm tra chất lƣợng nguyên phụ liệu:

- Căn cứ vào phiếu tác nghiệp màu, kiểm tra lại màu sắc, kích thƣớc, chủng loại, khổ…của nguyên phụ liệu đang có.

- Kiểm tra độ co của nguyên phụ liệu đã bão hoà hay chƣa.

- Kiểm tra tình trạng lỗi vải: sử dụng máy soi vải hoặc nhìn bằng mắt thƣờng.

2.4.3. Trải vải:

Trải vải là cách đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tƣơng đƣơng nhau về khổ cũng nhƣ chiều dài trên bàn cắt để sang sơ đồ trên bàn vải. Sau đó, cắt theo sơ đồ đã giác nhằm mục đích: khi cắt một chi tiết sản phẩm, ta đƣợc cùng một lúc số lƣợng chi tiết bằng số lớp của bàn vải.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 29

Các công đoạn chuẩn bị trải vải:

 Chuẩn bị sơ đồ: Tổ trƣởng tổ cắt sẽ nhận sơ đồ từ phòng CAD, tổ trƣởng kiểm tra sơ đồ đã giác đã có đủ số lƣợng chi tiết có trong 1 bộ sản phẩm hay chƣa để tránh sự khác màu giữa các chi tiết.

 Tính toán quy trình trải vải để số sản phẩm có đƣợc sau trải và cắt không đƣợc thấp hơn năng suất sản phẩm may đƣợc trong một ngày.

 Trƣớc khi trải vải, cần tiến hành xổ vải để ổn định độ co trƣớc khi tiến hành cắt ít nhất một ngày.

 Chuẩn bị thiết bị và phân công công nhân trải cắt.

 Kiểm tra kỹ về nguyên liệu cần dùng: tên nguyên liệu, màu sắc, mã hàng… đúng theo hƣớng dẫn của phòng kỹ thuật.

 Nắm rõ yêu cầu kỹ thuật về nguyên liệu của mã hàng nhƣ chiều, tính có giãn,… đặc biệt là phải phân biệt đƣợc bề mặt, bề trái của vải.

 Kiểm tra kỹ để chắc chắn đã chọn đúng sơ đồ cần trải – cắt theo đúng tác nghiệp bàn cắt đã có.

 Chuẩn bị giấy dùng để trải lót hoặc phân lớp trên bàn vải.  Thiết bị và dụng cụ trải vải:

 Thƣớc dài, trơn láng để gạt phẳng lớp vải.  Dao, kéo, máy cắt đầu bàn vải.

 Vật nặng để chặn đè các lớp vải.

 Dụng cụ ghim để giữ cố định các lớp vải.  Giá đỡ trục cây vải.

 Bàn trải: bàn có chiều rộng 1m8; đƣợc ghép từ 10 bàn ngắn lại với nhau, mỗi bàn ngắn có chiều dài là 1m2.

Xổ vải:

 Thời gian xổ vải là trên 12 tiếng.  Xổ vải không đƣợc để chồng lên.  Vị trí xổ vải không đƣợc dơ.

 Trƣờng hợp nhập vải trễ ảnh hƣởng đến xuất hàng: o Chắc chắn vẫn tiến hành xổ vải.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 30

o Sau đó báo với khách hàng bên Nhật.  Trải vải:

 Kiểm tra lỗi vải bằng máy soi lỗi vải.

Máy soi lỗi vải

 Chiều dài trải vải 8m, số lớp giới hạn là 80 lớp (đối với kaki, demin giãn), 100 lớp (đối với demin, vải không giãn).

 Khi trải vải không đƣợc kéo căng.

 Hai ngƣời đứng ở hai bên của bàn vải, tay nắm hai bên mép biên và cùng lúc dẫn vải sang phía đầu kia của bàn vải, đặt chính xác dấu phấn đầu bàn, dùng vật nặng chặn giữ đầu cây vải.

 Sử dụng thƣớc thẳng dài, láng để gạt mặt vải cho êm.

 Trong quá trình trải, công nhân đồng thời kiểm lỗi vải, nếu phát hiện vải bị lỗi thì dùng giấy phủ lên vị trí lỗi để dễ thay thân sau này. Nếu vải có lỗi nặng thì tiến hành cắt bỏ đoạn đó hoặc báo với văn phòng trên để có hƣớng giải quyết.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 31

Phương pháp sang sơ đồ lên bàn vải:

Sử dụng phƣơng pháp cắt sơ đồ cùng bàn vải: đặt sơ đồ lên bàn vải, dùng ghim thật chắc và cắt cũng bàn vải.

2.4.4. Công đoạn cắt:

Dụng cụ, thiết bị:

 Găng tay bảo hộ.  Thiết bị đè nặng.  Máy cắt tay.  Máy cắt vòng.  Tiêu chuẩn cắt:

 Xổ vải 24 tiếng trƣớc khi cắt.  Trải êm, không căng, không đùn.  Cắt đúng số lớp, đúng thông số.

 Chiều dài bàn vải phải lớn hơn ít nhất 2cm so với chiều dài sơ đồ.  Khổ vải phải lớn hơn khổ sơ đồ

Tiến trình cắt:

 Sau khi thực hiện trải vải xong, lấy ghim cố định bàn vải rồi sử dụng máy cắt tay để cắt các chi tiết.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 32

 Những chi tiết nhỏ, có độ cong nhiều, cần độ chính xác cao thì sử dụng máy cắt vòng.

Cắt chi tiết bằng máy cắt vòng.

2.4.5. Ép keo, đánh số, bóc tập – phối kiện

Ép keo:

Ép keo một số chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật : lƣng quần,… các chi tiết nhỏ, có đƣờng cong lớn.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 33 Bảng quy định ép keo

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 34 Công đoạn ép keo

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 35 Bảng kiểm tra ép keo từng đơn hàng.

Đánh số:

- Mục đích đánh số:

 Tránh hiện tƣợng khác màu trên các chi tiết của một sản phẩm.  Kiểm tra đƣợc số lớp vải đã trải trên một bàn vải.

 Dễ dàng cho bóc tập và điều động rải chuyền.

 Dễ dàng phân biệt đƣợc mặt trái, mặt phải của vải trong quá trình may. - Nguyên tắc đánh số:

 Đánh số trên mặt trái hay mặt phải phụ thuộc vào quy định của khách hàng.  Đánh số trong diện tích đƣờng may của chi tiết sao cho sau khi may xong thì

khuất số.

 Đánh số phải quan sát lá giấy trên mặt để phát hiện số bàn, cỡ vóc có đúng với phiếu hoạch toán bàn cắt hay không.

 Đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết từng màu một.

 Vị trí đánh số phải đúng nhƣ quy định, chiều cao của số không đƣợc vƣợt quá 2/3 độ rộng đƣờng may.

Bóc tập:

Là công việc chia số chi tiết đã cắt thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của mã hàng để tiện cho việc điều động rải chuyền sau này.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 36 Công nhân thực hiện đánh số - bóc tập

Phối kiện

Là công tác kết hợp các nhóm chi tiết đã bóc tập vào thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Chuẩn bị cho việc điều động rải chuyền.

Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các chi tiết, các kiện hàng đƣợc nhập vào các kệ để bán thành phẩm chờ rải xuống chuyền may.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 37 Kệ để bán thành phẩm.

2.5. Công đoạn may

Tổng quan về bộ phận may:

- Xí nghiệp có tất cả 5 line, mỗi line đều có 1 tổ trƣởng điều hành sản xuất ở line của mình.

- Mã hàng 1335 đƣợc sản xuất ở line 3, gồm tổ trƣởng là chị Phạm Thị Hƣờng, 1 kỹ thuật chuyền (chị Oanh), 1 KCS inline ( chị Chi) và gần 50 công nhân thực hiện quá trình sản xuất.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 38

- Trƣớc khi bắt đầu sản xuất hàng loạt, tổ trƣởng sẽ tham khảo bảng phân tích công đoạn may để sắp xếp, phân công vị trí cho từng công nhân một cách hợp lý để tăng năng suất của tổ may.

- Những ngày đầu mới lên hàng, công nhân trong tổ may sẽ đƣợc tổ trƣởng, kỹ thuật chuyền chỉ cách may cho công nhân.

- Tổ trƣởng cùng kỹ thuật chuyền theo dõi, kiểm tra xem cách may mà mình đƣa ra có dễ dàng hay không, có nhanh hay không, kỹ thuật may có đạt chất lƣợng hay không. Để từ đó, cùng tìm ra cách may khác nhanh hơn, chất lƣợng hơn.

- Trong tổ may, ngƣời may xong công đoạn trƣớc sẽ tự kiểm tra công đoạn của mình rồi chuyển lên cho ngƣời may công đoạn kế tiếp, ngƣời này cũng sẽ kiểm tra công đoạn của ngƣời may trƣớc đó để tránh sai sót nhiều. Bên cạnh đó, KCS inline kiểm tra chất lƣợng của từng công đoạn. Phát hiện sai sót ở công đoạn nào thì lập tức sửa ở công đoạn đó.

- Tổ trƣởng có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi tiến độ, treo bảng năng suất và báo cáo sản lƣợng cho phòng kế hoạch.

- Để công nhân dễ hình dung về sản phẩm, luôn có một sản phẩm mẫu ở đầu chuyền

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 39

2.5.1. May chi tiết

Khi may luôn có ngƣời chạy chuyền chuyển các bán thành phẩm cho công nhân, chuyển các chi tiết vừa may xong đến ngƣời may công đoạn tiếp theo.

Trong quá trình may, công nhân luôn phải kiểm tra chất lƣợng cho công đoạn của mình, nếu chƣa đƣợc thì phải tháo ra và điều chỉnh may lại. Nếu công nhân chƣa hiểu cách hay gặp sự cố về kỹ thuật thì lập tức phải hỏi kỹ thuật chuyền may hoặc tổ trƣởng để giải quyết sự cố.

2.5.2. Lắp ráp

Khi may phải có ngƣời chạy chuyền để lấy chi tiết lắp ráp hoặc chuyển các chi tiết vừa may xong đến công đoạn tiếp theo.

Trong quá trình may, công nhân luôn phải tự kiểm tra chất lƣợng công đoạn may của mình. Và ngƣời may sau sẽ kiểm tra công đoạn may trƣớc đó xem đã đạt yêu cầu kỹ thuật chƣa.

KCS inline tiến hành kiểm tra:

 Kiểm tra đƣờng may xem có bị mất mũi, nhăn, vặn hay không; các đƣờng diễu, mí có bị le hay không. Nếu lỗi đƣờng may do máy thì phải báo cáo ngay với nhân viên cơ điện để sửa máy.

 Kiểm tra xem các đƣờng ráp đáy có khớp với nhau hay không.

 Kiểm tra các vị trí đính nút, gắn nhãn, thông số có đúng yêu cầu kỹ thuật hay không.

 Các bấm, lỗ dùi không đƣợc lòi ra.

 Kiểm tra số lƣợng nhãn, nút, passant xem có đủ yêu cầu kỹ thuật hay chƣa.  Kiểm tra chi tiết, toàn bộ sản phẩm xem có bị dơ, bị rách hay không.

 Kiểm tra xem các chi tiết có khác màu hay không. Nếu có phải báo ngay với tổ trƣởng, bộ phận cắt để tiến hành thay thân.

 Nhân viên KCS inline tổng hợp các lỗi và ghi vào phiếu kiểm chuyền. Công việc này đƣợc thực hiện 2 giờ/lần.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 40 Nhân viên KCS inline đang kiểm tra hàng.

 Một số hình ảnh trực quan trong tổ may:

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 41 Công đoạn lấy dấu chi tiết

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 42 Công đoạn may chi tiết

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 43 Công đoạn đính nút

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 44 Thành phẩm mã hàng 1335.

Sau khi may xong, sản phẩm sẽ đƣợc vận chuyển đi wash (nếu là hàng wash theo yêu cầu khách hàng) rồi đƣa tới khu vực hoàn tất.

2.6. Hoàn tất

Tổng quan về bộ phận hoàn tất:

- Bộ phần hoàn tất có khoảng 65 ngƣời bao gồm: tổ KCS, tổ ủi, tổ bao gói ( tổ trƣởng là chị Phạm Thị Ngọc Anh).

- Tổ trƣởng bộ phận hoàn tất có trách nhiệm điều động công nhân của mình làm thế nào vừa đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo năng suất, kịp tiến độ giao hàng.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 45 Sơ đồ kiểm tra chất lượng ở bộ phận hoàn tất.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 46

Khu vực nhân viên KCS kiểm đầu chuyền:

KCS đầu chuyền đang kiểm hàng.

- Nếu hàng không đạt, nhân viên KCS đầu chuyền sẽ đánh dấu lỗi và trả sản phẩm yêu cầu chuyền may sửa lại.

SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 47

- Nếu hàng bị lỗi do đƣờng may, quy cách may ở công đoạn nào thì sẽ đƣợc trả lại cho

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ĐỒNG PHỤC MÃ HÀNG: 1335 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)