Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước dân.Trong thời gian gần đây ngành dệt may của nước ta có thể nói đã xâm nhập khá rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất là từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện đó,kinh doanh may mặc ngày càng mở rộng, thì môi trường cạnh tranh ngành càng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm và áp dụng cho mình một phương thức sản xuất mới mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá thông qua việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai thác tiềm năng sẵn có. Tổng Công ty 28 là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đầu tư đồng bộ hệ thống khép kín từ kéo sợi, dệt nhuộm, hoàn tất và xử lú môi trường , may mặc và kinh doanh buôn bán, bán lẻ các sản phẩm dệt may. Với tiềm năng và thế mạnh của mình doanh nghiệp trong những năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước nhà. Song yêu cầu sự nỗ lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho ngành dệt may nước nhà. Là sinh viên đang thực tập và tìm hiểu thực tiễn về quá trình sản xuất của công ty – thông qua sản phẩm quần tây – công ty đang sản xuất , em đã học hỏi và tiếp cận thực tế sản xuất tại công ty Agtex 281. Từ đó làm báo cáo trình bày về trình tự, quá trình công nghệ ,cũng như tất cả thao tác kĩ thuật trong công nghiệp từ khâu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, thời gian chúng em thực tập tại đây cũng có hạn nên không thể tránh những thiếu sót, rất mong được sự góp ý tận tình của các Quý Thầy cô cùng các anh chị. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….1 LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….2 NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY………………………………………………………3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN…………………………. ……….4 CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT……………………………………………………5 PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY …………………………………………….9 I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ………………………………. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY AGTEX 281 13 III. CHỨC NĂNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG SX – KD………….14 IV. QUI MÔ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 15 V. CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SX – KD CỦA CÔNG TY 17 VI. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC SX – KD 18 VII. NĂNG LỰC SẢN XUẤT SP 3 NĂM TỪ 20052007 20 PHẦN II: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 21 I. QUI TRÌNH SẢN XUẤT SP CỦA CÔNG TY 22 II. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CẢU CÔNG TY 23 III. DIỄN GIẢI 24 1. Chuẩn bị sản xuất 24 2. Sản xuất……………… 28 PHẦN III: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SX CỦA MÃ HÀNG 31 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN HÀNG 32 CHƯƠNG II: QUI TRÌNH SẢN XUẤT CỦA ĐƠN HÀNG 32 I. TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG KĨ THUÂT 32 II. SƠ ĐỒ QUI TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 33 III. QUI TRÌNH THỰC HIỆN…………………………………..……………...... 1. BƯỚC 1: Tiếp nhận các yêu cầu …………… 34 2. BƯỚC 2 : Cắt và may mẫu 34 3. BƯỚC 3 : Kiểm tra mẫu may và duyệt của khách hàng 35 4. BƯỚC 4 : Chuẩn bị sản xuất 36 A. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ ………………………………………… a. Nghiên cứu mẫu 38 b. Thông số thành phẩm các size 40 c. Tiêu chuẩn giác sơ đồ 43 B. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU…………… …….44 a. Bảng định mức NPL 44 b. Lệnh sản xuất 48 C. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ CÔNG NGHỆ 50 a. Hướng dẫn trải vải, đánh số, ép keo, cắt 50 b. Bảng cân đối NPL 55 c. Bảng tiêu chuẩn kĩ thuật (Bao gồm qui cách may) 57 d. Tiểu chuẩn cắt 58 e. Thiết kế rập 60 f. Phiếu nhập kho 65 g. Bộ mẫu tất cả các size 67 5. BƯỚC 5 : Triển khai sản xuất a. Rập hỗ trợ 70 b. Bảng tác nghiệp màu…………………………………………72 c. Giác sơ đồ 73 d. Các bước công đoạn cắt 76 e. Bảng rải chuyền 77 f. Bảng số lượng chi tiết 82 g. Sơ đồ bố trí chuyền 85 h. Phiếu xuất kho 86 6. BƯỚC 6 : Công đoạn hoàn thành 87 a. Nhận phụ liệu ,nhãn dán, móc treo 87 b. Bắn thẻ bài, gấp xếp, bao gói 90 c. Packing list PHẦN IV: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ………………………………………. 91 PHẦN V : PHỤ ĐÍNH. TLKT Lệnh sản xuất Phiếu nhập kho Bảng cân đối nguyên phụ liệu Packking list Bảng hướng dẫn sử dụng NPL Bảng thiết kế chuyền Bảng quy trình công nghệ Bảng hướng dẫn trải vải , cắt,đánh số , ép keo
Trang 1KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG
- -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài :
QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG QUẦN
MOSS DINER SUIT ĐVTT : CÔNG TY MAY AGTEX 28.1
GVHD :TRẦN THANH HƯƠNG SVTH : PHẠM HOÀNG TÂM MSSV : 12709237
LỚP : 127093
LỜI CẢM ƠN
TP HCM , Tháng 4 năm 2015
Trang 2Kính thưa quý Thầy Cô!
Trên thực tế, bên cạnh sự thành công luôn gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ ít hay
nhiều của người khác Cùng với sự tận tụy và nhiệt tình mà Thầy cô đã dành cho
chúng em, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho chúng em trong những
năm học vừa qua Đó là thời gian vô cùng quý giá cho chúng em làm hành trang
bước tiếp trên con đường phía trước
Để vận dụng những kiến thức về chuyên ngành mà chúng em đã học vào thực
tế – Quý Thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tế ở các công ty Kiến thức
của chúng em đã thực sự được mở rộng sau thời gian thực tập tại công ty 28 – 1
Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được khảo sát thực tế và nắm vững hơn
những kiến thức mà mình đã được học
Hơn hết chúng em xin chân thành cảm ơn đến các cô chú ,anh chị trong
Phòng Kĩ thuật, phòng Kế hoạch, phân xưởng cắt… đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện cho chúng em tiếp cận với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty
Hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian qua, tạo mọi điều kiện để chúng em hoàn
thành tốt bài báo cáo này
Đặc biệt , chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Trần Thanh
Hương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm báo cáo
Trong quá trình thực tập, cũng như hoàn thành báo cáo, dù đã có nhiều cố gắng để
hoàn thiện bài báo cáo, nhưng kinh nghiệm và thời gian còn hạn hẹp nên không thể
tránh những sai sót Kính mong quý Thầy Cô và các cô chú và anh chị chỉ dẫn, góp ý
kiến để em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa
Cuối cùng em xin chúc thầy cô trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM , đặc biệt là
các thầy cô của khoa công nghệ may & thời trang dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.Đồng kính chúc các cô chú, anh chị trong công ty TNHH
Nhà nước 1 thành viên Agtex 28-1 dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công tốt
đẹp trong cuộc sống cũng như công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt
Nam Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục
vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm
cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều
kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của
đất nước dân.Trong thời gian gần đây ngành dệt may của nước ta có thể nói
đã xâm nhập khá rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao,
nhất là từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước
Trong điều kiện đó,kinh doanh may mặc ngày càng mở rộng, thì môi
trường cạnh tranh ngành càng khốc liệt hơn Điều này đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải tìm và áp dụng cho mình một phương thức sản xuất mới mang
lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn
cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp
Chính vì vậy mà doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân
tích đánh giá thông qua việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản
mục chi phí, khai thác tiềm năng sẵn có Tổng Công ty 28 là một doanh
nghiệp hàng đầu Việt Nam đầu tư đồng bộ hệ thống khép kín từ kéo sợi, dệt
nhuộm, hoàn tất và xử lú môi trường , may mặc và kinh doanh buôn bán,
bán lẻ các sản phẩm dệt may Với tiềm năng và thế mạnh của mình doanh
nghiệp trong những năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của
ngành công nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước nhà Song yêu cầu sự nỗ
lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho ngành
dệt may nước nhà
Là sinh viên đang thực tập và tìm hiểu thực tiễn về quá trình sản
xuất của công ty – thông qua sản phẩm quần tây – công ty đang sản xuất ,
em đã học hỏi và tiếp cận thực tế sản xuất tại công ty Agtex 28-1 Từ đó làm
báo cáo trình bày về trình tự, quá trình công nghệ ,cũng như tất cả thao tác
kĩ thuật trong công nghiệp từ khâu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm
Tuy nhiên, thời gian chúng em thực tập tại đây cũng có hạn nên
không thể tránh những thiếu sót, rất mong được sự góp ý tận tình của các
Quý Thầy cô cùng các anh chị
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
………
TP.HCM, Ngày Tháng năm 2015
Đơn vị thực tập
Trang 5SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
TP.HCM, Ngày Tháng ,năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
Trang 7SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN……….1
LỜI MỞ ĐẦU……….2
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY………3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN……… ……….4
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT………5
PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY……….9
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ………
II LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY AGTEX 28-1 13
III CHỨC NĂNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG SX – KD………….14
IV QUI MÔ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 15
V CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SX – KD CỦA CÔNG TY 17
VI THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC SX – KD 18
VII NĂNG LỰC SẢN XUẤT SP 3 NĂM TỪ 2005-2007 20
PHẦN II: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 21
I QUI TRÌNH SẢN XUẤT SP CỦA CÔNG TY 22
II SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CẢU CÔNG TY 23
III DIỄN GIẢI 24
1 Chuẩn bị sản xuất 24
2 Sản xuất……… 28
PHẦN III: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SX CỦA MÃ HÀNG 31
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN HÀNG 32
CHƯƠNG II: QUI TRÌNH SẢN XUẤT CỦA ĐƠN HÀNG 32
I TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG KĨ THUÂT 32
Trang 8II SƠ ĐỒ QUI TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 33
III QUI TRÌNH THỰC HIỆN……… ………
1 BƯỚC 1: Tiếp nhận các yêu cầu ……… 34
2 BƯỚC 2 : Cắt và may mẫu 34
3 BƯỚC 3 : Kiểm tra mẫu may và duyệt của khách hàng 35
4 BƯỚC 4 : Chuẩn bị sản xuất 36
A CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ………
a Nghiên cứu mẫu 38
b Thông số thành phẩm các size 40
c Tiêu chuẩn giác sơ đồ 43
B CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU……… …….44
a Bảng định mức NPL 44
b Lệnh sản xuất 48
C CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ CÔNG NGHỆ 50
a Hướng dẫn trải vải, đánh số, ép keo, cắt 50
b Bảng cân đối NPL 55
c Bảng tiêu chuẩn kĩ thuật (Bao gồm qui cách may) 57
d Tiểu chuẩn cắt 58
e Thiết kế rập 60
f Phiếu nhập kho 65
g Bộ mẫu tất cả các size 67
5 BƯỚC 5 : Triển khai sản xuất
a Rập hỗ trợ 70
b Bảng tác nghiệp màu………72
Trang 9SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
c Giác sơ đồ 73
d Các bước công đoạn cắt 76
e Bảng rải chuyền 77
f Bảng số lượng chi tiết 82
g Sơ đồ bố trí chuyền 85
h Phiếu xuất kho 86
6 BƯỚC 6 : Công đoạn hoàn thành 87
a Nhận phụ liệu ,nhãn dán, móc treo 87
b Bắn thẻ bài, gấp xếp, bao gói 90
c Packing list PHẦN IV: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ……… 91
PHẦN V : PHỤ ĐÍNH - TLKT
- Lệnh sản xuất
- Phiếu nhập kho
- Bảng cân đối nguyên phụ liệu
- Packking list
- Bảng hướng dẫn sử dụng NPL
- Bảng thiết kế chuyền
- Bảng quy trình công nghệ
- Bảng hướng dẫn trải vải , cắt,đánh số , ép keo
Trang 10PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AGTEX 28
Trang 11SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
2
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CÔNG TY:
Công ty 28 là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng cục Hậu
cần, Bộ quốc phòng, tiền thân là Xí nghiệp May 28, với quyết định thành lập số
579/QĐQP này 23/4/1976 của Bộ quốc phòng Năm 1992 Công ty May X28
đổi tên là Công ty 28 theo quyết định số 71B QP/QP ngày 11/2/1992 của Bộ
quốc phòng Tháng 1/2006 Công ty có quyết định của tổng cục hậu cần chính
thức thành lập theo mô hình công ty Mẹ - công ty Con Công ty là đơn vị sản
xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, và có tên và địa chỉ
giao dịch như sau:
Tên Công ty: CÔNG TY 28
Tên viết tắt: AGTEX
Trụ sở chính: Số 03 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: (083) 8942238
Fax: (083) 5943053
Email: agtexhcm@gmail.vnn.vn
1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty ( theo giấy phép kinh doanh):
- Sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, trang thiết bị ngành may
- Sản xuất và kinh doanh hàng dệt, nhuộm, sợi
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, nguyên liệu, hóa chất phục vụ ngành
dệt, nhuộm
- Kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm ngành dệt may
- Kinh doanh xăng dầu
Đầu tư phát triển cơ sỏ hạ tầng công nghiệp, dân dụng và kinh doanh nhà đất
- Kinh doanh những ngành nghề khác mà pháp luật không cấm
Tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty là: 406 tỷ đông
Trong đó: - Vốn cố định là: 325 tỷ đồng
Trang 12- Vốn lưu động là: 81 tỷ đồng
2 Một số đặc điểm của Công ty 28:
Công ty 28 thuộc Quân đội quản lý, cụ thể là Tổng cục hậu cần, vừa có
nhiệm vụ sản xuất phục vụ quốc phòng vừa tham gia làm kinh tế:
- Đối với nhiệm vụ sản xuất quốc phòng: dệt và may phục vụ theo
kế hoạch của Bộ quốc phòng Về mặt này Công ty hoạt động như một doanh nghiệp công ích
- Đối với nhiệm vụ sản xuất kinh tế: ngoài nhiệm vụ kế hoạch
được nêu trên, Công ty còn hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác theo giấy phép kinh doanh Về mặt này Công
ty hoạt động như một doanh nghiệp Nhà nước làm kinh tế có mục tiêu chính là lợi nhuận
Chất lượng sản phẩm là một trong những thế mạnh của Công ty 28
Năm 1995 khi tham gia Hội triển lãm Quốc tế Hàng Công nghiệp Việt Nam tại
Giảng Võ – Hà Nội, Công ty 28 đã đạt được 03 Huy chương vàng cho Bộ Đại
lễ phục cấp tướng, Bộ Veston Nam và Bộ Veston Nữ Trong năm 2001 Công ty
cũng đã đạt chứng chỉ ISO – 9002 và Hệ thống Quản lý chất lượng sản phẩm
trong sản xuất kinh doanh
Với những đóng góp to lớn của Ngân sách Nhà nước, cùng với việc
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế - chính trị nội giao, Công ty 28 đã
được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 và nhiều bằng
khen khác của Quân đội
3 Tình hình tổ chức Công ty 28:
Công ty 28 đã lớn mạnh không ngừng nhờ vào sự năng động trong sản
xuất kinh doanh của mình Từ một xưởng sản xuất quân trang của chế dộ cũ do
Ban Quân quản bàn giao đầu năm 1976, nay Công tu có 5 xí nghiệp sản xuất:
Công ty TNHH NN 1 thành viên 28-1; Công ty cổ phần May 28-2; Công ty cổ
phần may Đã nẵng 28-4; Công ty cổ phần may Quãng ngãi 28-5; Công ty cổ
Trang 13SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
4
phần Bình phú 28-3, Xí nghiệp Dệt, Xí nghiệp Nhuộm, Xí nghiệp sợi,Xí
nghiệp đo may; Xí nghiệp Thương mại 7 phòng Nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch,
Phòng Tài chính – Kế toán; Phòng Kỹ thuật – Đầu tư; Phòng Thị trường,
Phòng Chính trị, Phòng Hành chính, Phòng Kinh doanh và 1 chi nhánh tại Hà
nội Tính đến 30/4/2006 Công ty 28 có hơn 4.000 cán bộ, công nhân viên
(trong đó có 9 người trên đại học, 400 người có trình độ đại học)
Mô hình công ty Mẹ - công ty Con của công ty 28
Sứ mệnh ( nhiệm vụ) của công ty 28 (2012-2017)
- Xây dựng chủ đạo định hướng chiến lược phát triển chung của
công ty
- Nghiên cứu và phát triển thị trường và khách hàng, phát triển
thương hiệu, việc kết hợp tái sản xuất kinh doanh và khai thác tiềm năng của doanh nghiệp
- Đầu tư vốn vào các công ty con và các công ty khác
- Công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới
- Công ty cổ phần may Quãng Ngãi 28-5 ( 50%)
Công ty liên kết của công ty
Mẹ ( có dưới 50% VLĐ)
- Công ty cổ phần My Bình phú
TỔNG CỤC HẬU CẦN
Trang 14- Nhận vốn do Tổng Cục Hậu Cần, Bộ Quốc Phòng giao, có trách
nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nộp ngân sách theo luật định
- Qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ - công nhân
viên nghiệp vụ và phát triển nguồn lực cho công ty mẹ và công ty con
- Cử người trực tiếp quản lý nguồn vốn của công ty mẹ tại các
công ty con
- Kiểm tra, kiểm soát phần vốn đầu tư của công ty mẹ ở các công
ty con, các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty mẹ và các công ty con
Mục tiêu của công ty 28 (2012-2017)
- Nâng cao hơn nữa công tác phục vụ nhiệm vụ quốc phòng
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư
tại công ty 28 và tại các daonh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao
- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của tổ hợp công ty mẹ và các công
ty con
- Phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất
– kinh doanh hang dệt may; thương hiệu AGTEX nổi tiếng trên thị trường trong nước và nước ngoài
- Phát triển công ty 28 thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, mạnh,
có uy tín trong ngoài nước
II LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN – CÔNG TY 28.1
Công ty TNHH 1 thành viên 28-1 là một trong những các công ty thành
viên của Công ty 28, hạch toán kinh tế độc lập, có 100% vốn do Tổng công ty
Trang 15SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
6
28 cấp theo vốn cấp ngân sách Là một trong những đơn vị thành viên đóng tại
Tp Hồ Chí Minh, cùng với sự hình thành và phát triển của Công ty 28, Công ty
28-1 cũng đã trải qua những bước thăng trầm trong hoạt động và tổ chức của
mình
Được thành lập năm 1992 dựa trên cơ cấu và nền tảng của Cơ sở 1, Xí
nghiệp 28 với bộ máy sản xuất và quy mô hoạt động còn nhỏ, chủ yếu thực
hiện nhiệm vụ may quân phục cho quân đội Tháng 9/1994, Xí nghiệp được Bộ
quốc phòng đầu tư nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, hoàn thiện bộ
máy quản lý, và được Tổng công ty tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động
quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, chủ động tìm kiếm
mở rộng thị trường trong và ngoài nước Tháng 6/1996 được Công ty giao
nhiệm vụ tiếp nhận Cửa hàng đo may để phục vụ đo may cho Cán bộ trung cao
cấp trong Quân đội khu vực 30 tỉnh thành phía Nam Năm 2003, bộ phận đo
may tách ra thành Xí nghiệp đo may trực thuộc Tổng Công ty Tháng 1/2006
chính thức trở thành Công ty TNHH NN 1 thành viên thuộc Tổng công ty 28
III CHỨC NĂNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH
DOANH
- Chức năng: Công ty TNHH NN 28-1 có chức năng, nhiệm vụ : Sản xuất
kinh doanh các sản phẩm may phục vụ quốc phòng và kinh tế; Tập trung các
mặt hàng quốc phòng như: Bộ quân phục cán bộ đông len, đại lễ phục…; Các
mặt hàng kinh tế như: Bộ Veston Nam, Nữ các loại và các sản phẩm may mặc
khác Ngoài nhiệm vụ chính của Công ty là sản phẩm đảm bảo số lượng và chất
lượng mặt hàng quốc phòng mà Tổng công ty 28 giao theo kế hoạch hàng năm,
Công ty còn có nhiệm vụ gia công chế biến các mặt hàng, sản phẩm may mặc
khác theo hợp đồng ký kết với khách hàng, nhằm tăng thu nhập, đảm bảo đời
sống cho cán bộ, công nhân viên, tăng hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị cũng
như tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh…
- Phạm vi hoạt động: Được phép hoạt động theo các qui chế, qui định của
Tổng công ty Mẹ, các quy định của pháp luật, của Tổng cục hậu cần và Bộ
Trang 16quốc phòng Được phép lựa chọn hình thức kinh doanh và đầu tư nếu Công ty
mẹ cho phép
IV QUI MÔ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1 Qui mô:
Cùng với sự phát triển của Công ty 28, quy mô của Công ty 28-1 ngày
càng được mở rộng Hiện nay Công ty có 4 Phòng Nghiệp vụ, 2 Phân xưởng
sản xuất, với gần 1000 lao động và hơn 800 máy móc thiết bị các loại
2 Cơ cấu tổ chức:
Cũng như nhiều doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ khác, sơ đồ tổ chức
Công ty 28-1 được thiết lâp theo kiểu trực tuyến chức năng Đứng đầu là
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm chung trước cấp trên và trước pháp
luật, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty Dưới Giám đốc có
các Phó Giám đôc Sản xuất và PGĐ Chính trị, Các Phó Giám Đốc có
trách nhiệm điều hành một số hoạt động của Công ty theo sự ủy quyền
của Giám đốc Dưới đây là sơ đồ tổ chức của công ty:
Trang 17- Phòng Ban chức năng của Công ty có Phòng kế hoạch, Kỹ thuật, Tài chính –
Kế toán, và Hành chính – Hậu cần Các phòng Ban này có chức năng tham
mưu cho Giám đốc về các mặt chuyên môn được giao Mỗi phòng có 1 Trưởng
phòng và 1 Phó phòng
Các bộ phận trực tiếp sản xuất gồm có 2 phân xưởng: Phân xưởng may
1 và Phân xưởng may 2 Điều hành sản xuất ở Phân xưởng là Quản đốc, Phó
Phòng HCHC
Xưởng
May 1
Xưởng May 2
GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
Trang 18 Đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 28-1
Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
Chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban:
Phòng Kế hoạch:
Quan hệ với khách hàng
Xây dựng kế hoạch sản xuất, kiểm soát quá trình sản xuất
Kiểm soát chất lượng sản phẩm do khách hàng cung cấp
Lưu kho, bao gói, vận chuyển
Mua hàng, đào tạo
Đánh giá nhà thầu phụ/ nhà gia công
Kiểm soát công tác xuất nhập khẩu
Phòng Kỹ thuật:
Xác định định mức vật tư, kỹ thuật
Quản lý chất lượng sản phẩm theo hệ thống
Giám sát việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
Báo cáo sự không phù hợp của sản phẩm, đề xuất các hành động khắc phục phòng ngừa
Phòng Tài chính – Kế toán:
Lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ
Hỗ trợ các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm
Cung cấp các dữ liệu, số liệu cần thiết cho công tác quản trị cỉa Giám đốc
Trang 19 Kiểm soát công văn và FAX
Phân xưởng May 1,2:
Quản lý lao động và máy móc thiết bị của Phân xưởng
Triển khai sản xuất theo kế hoạch sản xuất
Kiểm soát quá trình sản xuât chất lượng sản phẩm của Phân xưởng
Đề xuất và thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa của đơn vị mình
V CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
- Đối với hàng phục vụ quân đội: Giám đốc Công ty nhận được chỉ thị
và mệnh lệnh của cấp trên sẽ trực tiếp triển khai cho Phó Giám đốc Sản xuất
Phó Giám đốc sản xuất căn cứ vào các chỉ thị trên sẽ triển khai cho các bộ phận
Phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, Phòng kỹ thuật
chuẩn bị mẫu mã cung cấp cho các phân xưởng phục vụ sản xuất Các phân
xưởng căn cứ vào kế hoạch, tiến độ sản xuất thực tế của phân xưởng sẽ trực
tiếp tổ chức cắt, may , hoàn thành bao gói và giao hàng theo kế hoạch trên
Trang 20 Hiện tại công ty có 966 CB – CNV Trong đó:
Đại học và trên đại học là : 34
Trang 22Tóm lại: Hiện nay Công ty 28-1 là công ty có đủ khả năng và năng lực trong
SX –KD đáp ứng tốt các nhu cầu trong và ngoài nước, cũng như có đủ khả
năng thực hiện các chiến lược lớn trong tương lai Nhìn vào năng lực Sx – KD
từ năm 2005-2007, chúng ta khẳng định doanh nghiệp có thể thực hiện tốt các
hợp đồng sản xuất với số lượng lớn, đáp ứng tốt về thời gian giao hang
Trang 24CHƯƠNG I : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
I QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
- Kho nguyên, phụ liệu thuộc phòng kế hoạch, sau khi nhận được
lệnh sản xuất từ phòng kế hoạch sẽ tiến hành cung cấp nguyên liệu, phụ liệu
cho phân xưởng may tiến hành sản xuất
- Phân xưởng may thực hiện qui trình sản xuất khép kín từ khi cắt
đến khi xuất hàng Sau khi nhận lệnh của phòng kế hoạch , quản đốc phân
xưởng sẽ trực tiếp triển khai cho bộ phận cắt nhân nguyên liệu từ kho lên, mẫu
cắt từ phòng kĩ thuật và tiến hành cắt bán thành phẩm, kiểm tra, chuyển ra các
bộ phẩn may tiến hành sản xuất Tại bộ phận may gồm có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó
kỹ thuật sẽ cùng nhau tiến hành tổ chức cho sản xuất ra thành phẩm dở dang
Sau đó sẽ giao cho bộ phận hoàn tất tiến hành ủi thành phẩm, kiểm tra, bao gói
, nhập kho, đóng thùng.Khi có lệnh của phòng kế hoạch sẽ tiến hành làm các
thủ tục xuất hàng theo kế hoạch xuất hàng của khách hàng Kết thúc một quá
Nhập kho chờ xuất hàng
Trang 25Cắt mẫu Giác sơ đồ
CN
Lập TCKT
Thiết kế chuyền
Bố trí mặt bằng
Nhập kho BTP
Ủi ép Đánh số
Bóc tập pkiện
Cắt phá cắt gọt
Ủi định hình
Lắp ráp
May Chi tiết
Bao gói
ủi Tẩy
NPL
Đóng kiện
CÁC CÔNG ĐOẠN SX
Trang 26III DIỄN GIẢI
1 Chuẩn bị sản xuất:
- Đây là khâu khá quan trọng trong quá trình sản xuất hàng công nghiệp,
năng suất lao động có cao hay không, có tiết kiệm nhiều nguyên liệu hay
không
a Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu:
- Tất cả nguyên phụ liệu nhập vào kho tạm chứa phải qua khâu đo đếm để
phân loại nguyên phụ liệu, góp phần xử lý và sử dụng nguyên phụ liệu
hợp lí, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm
- Trong tình hình thực tế ngày nay chất lượng của nguyên phụ liệu không
cao và không ổn định nên khâu chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu
chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất Nếu làm tốt sẽ tiết kiệm được
nhiều, đồng thời làm cơ sở hoạch toán nguyên phụ liệu chính xác
Sơ đồ tổ chức của kho nguyên phụ liệu :
b Chuẩn bị sản xuất về thiết kế :
Làm rập mẫu và kiểm tra rập:
Trang 27SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
18
Nếu có rập gốc của khách hàng bao gồm tất cả các size:
- In rập ra giấy mềm bao gồm tất cả các dấu và sao ra giấy cứng gồm tất
cả các dấu
- Kiểm tra độ chính xác của rập dựa trên kí hiệu ghi trên rập: mã hàng,
ngày làm, loại nguyên liệu, tên chi tiết
- Kiểm tra toàn bộ thông số, dấu bấm cảu các rập đã dược làm dựa trên
thông số trong tài liệu kỹ thuật
Nếu có rập gốc nhưng chỉ có một size chuẩn:
- Tính bước nhảy cho từng thông số
- Tiến hành nhảy size cho các size còn lại
- Đối với các sản phẩm có độ co rút khi nhảy size phải cộng thêm phần
trăm co rút
Nếu không có rập gốc :
- Thì tiến hành thiết kế rập theo yêu cầu tiếp nhận từ khách hàng
- Gởi thông số rập mẫu cho khách hàng phê duyệt, chỉnh sửa theo yêu cầu
khách hàng Nếu khách hàng phê duyệt thì tiến hành nhảy size như ở
trên
Viết tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Viết lại tiêu chuẩn kỹ thuật dựa vào áo mẫu, tài liệu, chất liệu vải
May mẫu:
- Bộ phận may mẫu sau khi nhận được mẫu rập phải kiểm tra toàn bộ
thông số về kích thước, quy cách lắp ráp, số lượng, các kí hiệu
- Trong khi may nếu phát hiện điều bất hợp lý phải báo ngay đến trưởng
phòng kỹ thuật để báo cho khách hàng
- Khi may mẫu xong phải kiểm tra toàn bộ thông số, cách sử dụng nguyên
phụ liệu…
- Trường hợp khách hàng chấp nhận mẫu đối thì ta tiến hành giác sơ đồ
Nếu khách hàng không chấp nhận thì bộ phận kỹ thuật phải chỉnh sửa lại
rập dựa vào bản duyệt dối của khách hàng
Giác sơ đồ:
Các yếu tố chung khi giác sơ đồ :
Trang 28- Tính chất nguyên liệu
- Định mức giác sơ đồ ban đầu
- Số lượng cỡ vóc, số lượng chi tiết trên sơ đồ
- Đảm bảo độ vuông góc của sơ đồ
- Khổ sơ đồ phải nhỏ hơn vải từ 1cm đến 2cm tính từ biên vải để đảm bảo
an toàn khi cắt
- Phải đảm bảo các yêu cầu về: canh sợi, hướng sợi, các chi tiết đối xứng,
các chi tiết trên cùng một sản phẩm phải cùng chiều ( tùy thuộc vào yêu
cầu khách hàng và tính chất vải)
- Nắm được những chi tiết cho phép sự sai lệch để hiệu quả sơ đồ là cao
nhất
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giác sơ đồ:
- Kiểu dáng sản phẩm: số lượng chi tiết trên sản phẩm, sản phẩm có nhiều
chi tiết nhỏ thì hiệu suất sơ đồ tăng
- Tính chất vải: các vải hoa văn một chiều, caro, sọc hiệu suất sơ đồ
không cao
- Kinh nghiệm và trình độ người giác sơ đồ
Cách giác sơ đồ:
- Công ty sử dụng chương trình gerber để giác sơ đồ
c Chuẩn bị sản xuất về công nghệ :
Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu:
- Thống kê tất cả nguyên phụ liệu cần dùng, ghi đầy đủ các kí hiệu, màu
- Bước 1 : Phân tích sản phẩm thành từng cum chi tiết và lấp ráp TRong
mỗi cụm phải xác định các bước công việc may cụm chi tiết, cụm lắp
Trang 29- Bước 2: Điền đầy đủ các bước công nghệ trong từng cụm
Phân công lao động:
Mục đích và ý nghĩa của phân công lao động:
- Trong chuyền may số lượng công nhân khác với số lượng công đoạn
hay bước công viếc, sự khác biệt này bắt đầu từ việc bố trí các vị trí lao
động trên chuyền Nếu ta không tách ghép bước công việc để phù hợp
với tay nghề của người công nhân thì sẽ dẫn đến tình trạng những người
công nhân
- Có tay nghề cao không sử dụng hết khả năng của mình tạo ra giá trị lao
động thấp Người công nhân có tay nghề thấp thì sẽ không có khả năng
hoàn thành công việc
- Phân công lao động trên chuyền may hướng tới việc xây dựng các vị trí
làm việc có sức làm việc trong thời gian ứng với một sức người Cơ sở
của việc phân công này là sự ghép các công đoạn hoặc các bước công
đoạn lại với nhau
Các nguyên tắc khi phân công lao động:
- Phải ưu tiên các công đoạn trong cùng một cụm chi tiết sau đó mới đến
các công đoạn khac cụm Nếu khác cụm nên ghép các công đoạn có tính
chất công nghệ liền kề hoặc giống nhau
- Nguyên tắc ghép công đoạn:
+ Chọn các công đoạn có hệ số nhân công nhỏ hơn 1 hoặc lơn hơn 1
( HSNC = Định mức thời gian thực hiện công đoạn / Nhịp độ sản xuất )
+ Sử dụng cùng loại thiết bị, cùng cữ gá lắp
+ Cùng một bậc thợ
Bố trí chuyền:
Khái niệm:
Trang 30- Là việc tính toán, sắp xếp các bước công việc một cách hợp lý nhất để
đạt được năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm
Yêu cầu của bố trí chuyền:
- Thực hiện cách ghép các bước công việc hợp lý, phù hợp với tay nghề,
thiết bị
- Căn cứ vào trang thiết bị của xí nghiệp
Quy trình thực hiện:
- Dựa vào bảng phân công lao động
- Bố trí các máy móc thiết bị theo dạng hàng dọc hoặc ngang Ghi rõ vị trí
máy và bước thực hiện công đoạn
- Chọn lựa dây chuyền tối ưu nh
2 Sản xuất :
a Khâu cắt:
Định nghĩa:
- Khâu cắt là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất, là khâu cung cấp các
chi tiết của sản phẩm phục vụ khâu may Nếu phân công không thận trọng sẽ
gây lãng phí, nếu không đúng có thể gây ảnh hưởng đến năng suất
Trang 31SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
22
Diễn giải :
- Nhận kế hoạch, lệnh sản xuất từ phòng kế hoạch
- Kỹ thuật cấp định mức cho hoạch toán
- Hoạch toán cấp phiếu cho trải vải
- Trải vải nhận nguyên liệu từ kho nguyên liệu
- Trải vải tiến hành trải vải lên bàn cắt
- Kỹ thuật xưởng cắt đặt sơ đồ cho thợ cắt, cắt ra thành áo
- Kỹ thuật xưởng cắt kiểm tra BTP đưa ra gọt và ép keo
- Nhập BTP vào kho BTP và cấp BTP lên xưởng may
Trang 32Công đoạn may chiếm vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất Số
lượng lao động khâu may chiếm khoảng 70% đến 80% số lượng lao động lao
động của công ty
Hiện nay khâu may là khâu khó quản lý nhất trong tất cả các khâu : Phụ
thuộc tay nghề, tâm sinh lý, điều kiện làm việc
Nhiệm vụ: từ những chi tiết bán thành phẩm đa dạng, phức tạp được lắp
ráp với nhau bằng mũi may, đường may tạo thành sản phẩm
Quá trình làm việc:
- Tiếp nhận kế hoạch:
+ Chuyền trưởng nhận kế hoạch, quy trình may, bảng rải chuyền
- Triển khai sản xuất:
+ Khi triển khai sản xuất của từng cụm phải có sự phối hợp của tổ
trưởng và kỹ thuật chuyền
+ Kỹ thuật chuyền sẽ hướng dẫn từng công nhân quy trình may các
bước công việc mà họ đảm nhận từ đầu tiên đến cuối cùng
c Khâu hoàn tất:
Khâu hoàn tất là khâu cuối cùng để cho ra một sản phẩm Được
thực hiện theo các bước: tẩy, ủi, bao gói , đóng kiện
Tẩy:
- Các vết bẩn thường gặp: vết bẩn trên bề mặt vải ( mỡ, nhựa, phấn,
viết chì, mực) , vết bẩn ăn sâu trong lòng vải ( thường do các chất lỏng như dầu
máy, rò rỉ sắt)
- Cách tẩy các vết bẩn:
+ Phấn, viết chì thường dung xà phòng để tẩy
+ Vết bẩn do dầu máy: đặt 1 miếng vải lót ở dưới rồi dung bàn ủi nóng
ủi lên, hoặc cho hóa chất lên vết, chất bẩn hòa tan thấm vào vải lót
+ Vết bẩn do rỉ sắt: dung axit nhẹ xát lên chỗ rỉ sau đó rắc muối lên, để
sau 12 tiếng sau đó xả sạch
Ủi:
Trang 33SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
24
- Ủi là làm sạch, đẹp sản phẩm, xóa đi các nếp gấp trên bề mặt, tạo
những nếp gấp mới che khuyết điểm trong quá trình may, đồng thời làm tăng
giá sản phẩm
- Trước khi ủi phải chỉnh nhiệt độ phù hợp với thông số qui định, xem
lại toàn bộ thông số, phải nhặt hết chỉ còn dính trên sản phẩm, tẩy sạch vết ố
- Trong quá trình ủi nếu phát hiện những co rút quá lớn, nhãn …thì
phải báo cáo cho phòng kỹ thuật
- Cách ủi: ủi thẳng, ủi dãn, ủi rẽ đường may, ủi định hình…
Gấp xếp, bao gói:
- Sau khi ủi xong gấp lại bao gói theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của
khách hàng
Đóng thùng:
- Đóng thùng theo quy định cụ thể của mã hàng
- Dán thùng bằng keo theo quy định
Trang 34PHẦN III:
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
CỦA MÃ HÀNG MOSS DINER SUIT 45 - 47
Trang 35CHƯƠNG II : QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MÃ HÀNG
I: TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG KĨ THUẬT
1 Tiếp nhận tài liệu kĩ thuật,rập, sản phẩm mẫu kiểm tra
2 Kiểm tra NPL đầu vào (chất lượng NPL 10%: độ co, ánh màu, lỗi)
Trang 363 Kiểm tra rập cứng tạo rập thành phẩm
4 Chế thử sản phẩm : mẫu đối giao cho KH nhận thông tin từ
9 Lập bảng quy trình may giao xưởng
10 Chỉnh rập giác sơ đồ phân xưởng cắt
11 Phát triển râp thành phẩm giao xưởng
12 Hướng dẫn chuyền
13 Kiểm mẫu giao KH
II SƠ ĐỒ QUI TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG
TIẾP NHẬN CÁC YÊU CẦU
Trang 37SVTH :Phạm Hoàng Tâm MSSV: 12709237
28
III QUI TRÌNH THỰC HIỆN:
1 BƯỚC 1: Tiếp nhận các yêu cầu:
Nhân viên thiết kế rập- làm TCKT nhận tất cả các thông tin, tài liệu từ
khách hàng về:
Rập size may mẫu
Mẫu gốc
NPL may mẫu
2 BƯỚC 2: Cắt và may mẫu
Tiến hành triển khai may mẫu theo yêu cầu của khách hàng.Tại bộ phận phòng
kỹ thuật
Cắt mẫu:
- PKT giao tất cả NPL , rập hoặc sơ đồ may mẫu cho tổ may mẫu
- Công nhân cắt hàng mẫu theo sơ đồ
May mẫu:
- Thực hiện may mẫu theo đúng yêu cầu của khách hàng
a.RẬP MẪU b.BP MAY MẪU
3 BƯỚC 3: Kiểm tra mẫu may và duyệt mẫu của khách hàng:
- Nhân viên thiết kế rập và làm TCKT sẽ kiểm tra lại mẫu về ngoại quan,
thông số, đường may và yêu cầu kỹ thuật trước khi gửi khách, nếu:
Trang 38* Không đạt(nghĩa là sản phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh, đứt chỉ hoặc
không đúng yêu cầu kỹ thuật) :
Ghi tất cả các thông tin và trả lại cho tổ mẫu sửa chữa
* Đạt: Chuyển mẫu cho PKH gửi cho khách hàng theo yêu cầu
- Trên áo mẫu phải có treo thẻ bài ghi nhận lại tất cả các thông tin của sản
phẩm bao gồm: tên style, size, màu, loại vải, ngày tháng hoàn thành mẫu
** Khách hàng duyệt mẫu:
- Khách sẽ gửi mail, hoặc ký trực tiếp lên sản phẩm
o Đạt: mẫu may đã được khách hàng đồng ý, se tiếp tục chuẩn bị các
bước tiếp theo tiến hành cho sản xuất
o Không đạt: Nếu khách hàng không đồng ý mẫu hay có góp ý chỉnh
lại rập sẽ quay lại các bước liên quan trong quy trình
Lưu ý:
o Trường hợp phải may lại mẫu do các nguyên nhân(sai nguyên phụ
liệu, không đúng yêu cầu khách…), các nơi yêu cầu sẽ lập lại bước
1
o Trường hợp mẫu đối không cần khách hàng duyệt thì PKT có trách
nhiệm kiểm tra và duyệt áo mẫu đối cho sản xuất
4 BƯỚC 4 : Chuẩn bị sản sản xuất
Trang 39Nghiên cứu tài liệu,
áo mẫu
Thiết lập bảng HDSD NPL
Xây dựng bảng định mức NPL
Xây dựng tiêu chuẩn
kĩ thuật
Thiết kế chuyền
Bảng xác định chi tiết và đánh số cho phân xưởng
Trang 40A CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ :
a nghiên cứu mẫu
Hình mô tả sản phẩm của mã hàng :
MÔ TẢ: Thân trước không ly, túi xéo bên sườn, thân sau có 1 túi 1 cơi
bên phải (khi mặc) và mỗi ly mỗi bên thân.Quần có đầu quai nhê, viền
sườn và có lót gối cách nhiệt
Bảng vẽ kĩ thuật: