1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI XÍ NGHIỆP MAY BÌNH PHÁT THUỘC TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ NỘI DUNG: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 80851

85 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 14,25 MB

Nội dung

II. Chuẩn bị sản xuất mã hàng 80851: 1. Kho nguyên phụ liệu Khi nhận NPL về kho, có nhiệm vụ kiểm tra 10% và đánh giá lỗi ngay chuyển Phòng kế hoạch xí nghiệp giải quyết với khách hàng. Sau đó sẽ kiểm tra 100% NPLBB xem có đạt chất lượng và đúng số lượng không. Có 2 KCS kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, một người kiểm tra nguyên liệu, một người kiểm tra phụ liệu, bao bì sau đó sẽ điền thông tin về tình trạng nguyên phụ liệu đó vào Biên bảng kiểm tra chất lượng nguyên liệu, phụ liệu, bao bì. Trường hợp có quá nhiều lỗi, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì cần báo ngay với nhân viên phòng kế hoạch để làm việc lại với khách hàng.

Trang 1

em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập này cũng như viết lênbài báo cáo cuối kỳ Em xin chân thành cám ơn.!

Lời cám ơn đầu tiên em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các cô chú, anhchị trong Xí Nghiệp May Bình Phát – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho em tiếp cận thực tế sản xuất và nắm bắt quy trình công nghệ

Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại Học Sư Phạm

Kỹ Thuật TP HCM, quý thầy cô khoa Công Nghệ May & Thời Trang đã tận tâm giảng dạy

và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em Đặc biệt, em xin cán ơn côTRẦN THANH HƯƠNG, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, rất mong sự góp ý của Xí Nghiệp, quý thầy cô và các bạn, để em rút kinh nghiệm

và hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN 1

MỤC LỤC 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY NHÀ BÈ VÀ XÍ NGHIỆP MAY BÌNH PHÁT 6

CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 6

Lịch sử hình thành và phát triển 6

Sơ đồ tổ chức 8

Những thành tích đạt được 10

XÍ NGHIỆP MAY BÌNH PHÁT 11

Lịch sử hình thành và phát triển 11

Mô hình hoạt động 13

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 14

Các quy định chung trong lao động 33

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 80851 44

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 80851 45

CHUẨN BỊ SẢN XUẤT 47

Kho nguyên phụ liệu 47

Bộ phận kỹ thuật 48

I. TIẾN HÀNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 80851 51

Tổ cắt 51

Chuyền may 58

Kiểm tra chất lượng sản phẩm KCS 62

Hoàn tất 63

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 76

CHƯƠNG IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

………

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành dệtmay Việt Nam đang ngày càng phát triển và lớn mạnh Tuy không phải là ngành mới mẻnhưng sự đầu tư và thu hút của nó trên trường quốc tế vẫn đang trở thành cơn lốc xoáy.Việt Nam là một quốc gia với dân số đông, có đội ngũ lao động trẻ, khỏe, đầy lòng nhiệttình và siêng năng trong công việc, đang là điểm thu hút lớn đối với các nhà đầu tư Trảiqua một thời gian dài với những biến cố và thăng trầm, chịu ảnh hưởng không nhỏ tử nềnsuy thoái kinh tế Thế Giới nhưng cuối cùng ngành dệt may Việt Nam cũng đã vượi qua vànhanh chóng khôi phục, phát triển Tất cả đều là do sự phấn đấu không ngừng để cho ranhững sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, đủ sức cạnhtranh, khẳng định được vị trí, vai trò, thương hiệu trên thị trường Có được điều đó là nhờ

sự nổ lực, cố gắng, góp phần không nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công

ty Nhà Bè nói riêng

Xí nghiệp may Bình Phát là một trong những đơn vị trực thuộc của công ty may Nhà Bè,chuyên gia công các mặt hàng cao cấp như: quần tây, Veston,… Để hiểu rõ tiến trình hoạtđộng và cho ra một mã hàng, trong thời gian thực tập em đã theo dõi và chọn mã hàng 2589

để làm bài báo cáo Tuy nhiên do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên sẽ không tránhkhỏi sự thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô, quý công ty và bạn bè

Trang 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY NHÀ BÈ VÀ

XÍ NGHIỆP MAY BÌNH PHÁT

I CÔNG TY MAY NHÀ BÈ

Tên gọi: Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè

Tên giao dịch quốc tế: Nha Be Garment Corporation Joint – Stock Company

Trụ sở chính: 04 đường Bến Nghé, P.Tân Thuận Đông, Q.7,Tp.HCMĐiện thoại: (84.8) 38720077

Đến nay NBC đã phát triển thành một tổng công ty có 34 đơn vị thành viên, 17.000 cán bộcông nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng khắp cả nước

1975

NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp mayLedgine và Jean Symi thuộc khuchế xuất Sài Gòn hoạt động từtrước năm 1975

Sau ngày thống nhất, Bộ Côngnghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên hai đơn vị này thành Xí nghiệpmay khu chế xuất Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xínghiệp khoảng 200 người

Trang 7

Đầu những năm 90 là giai đoạnngành dệt may phát triển mạnh theođịnh hướng trở thành một chủ lựctrong chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của Việt Nam hướng về xuấtkhẩu Trước yêu cầu cần xây dựngnhững đơn vị mạnh đáp ứng nhiệm vụ chiến lược của ngành,tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Công tymay Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp may Nhà Bè

2008

Trong năm 2008 Công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức vàphát triển thị trường trong nước Công ty sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh gọn, táchmột số chức năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang những lĩnh vực nhiều tiềm

năng

Tháng 10/2008 Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP MayNhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diệnthương hiệu mới

Thị trường trong nước trở thành một trọng tâm hoạt động vớinhững kế hoạch quy mô NBC đổi mới ngay từ khâu khảo sát thị trường và thiết kế sảnphẩm, giới thiệu các nhãn hàng mới và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước

Trang 8

MỘT SỐ NHÃN HÀNG NBC ĐÃ SẢN XUẤT:

2 Sơ đồ tổ chức

Trang 10

- Kiến nghị, bổ sung, sửa đổi điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ.

- Thực hiện, trích lập các quỹ thuộc thẩm quyền, chia lợi tức cổ phần

- Thành lập, giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc

- Bổ nhiệm, mãn nhiệm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, kế toán trưởng phòng,phó phòng, chánh phòng giám đốc các đơn vị trực thuộc,…

* Ban kiểm soát

Trưởng ban kiểm soát chỉ đạo và phân công từng kiểm soát viên, có quyền hạn và nghĩa vụnhư sau:

- Kiểm tra hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh

và kiến nghị khắc phục các sai phạm

- Tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm pháp luật hay điều lệ của các đơn vịtrực thuộc đối với Hội Đồng Quản Trị, ban Tổng Giám Đốc trong quá trình thi hànhnhiệm vụ

- Được quyền yêu cầu Hội Đồng Quản Trị, thành viên của Hội Đồng Quản Trị, TổngGiám đốc và các quản lý của cá xí nghiệp, đơn vị trực thuộc,… cung cấp đầy đủ, kịpthời, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để thựchiện nhiệm vụ của mình

- Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát của Hội Đồng Quản Trị

- Tham gia các buổi họp Đại hội Cổ Đông, phát biệu ý kiến và có những kiến nghịnhưng không được tham gia giải quyết

* Ban tổng giám đốc

- Tổng giám đốc là người vừa đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho công nhân viênchức quản lý trong công ty

- Tổng giám đốc có quyền quyết định và điều hành mọi công việc của công ty theo đúng

kế hoạch, chính sách và pháp luật của Nhà nước, theo chỉ định của Nhả nước và theothỏa ước của tập thể, của Hội Đồng Cổ Đông, công nhna6 viên chức

- Tổng Giám Đốc do Hội Đồng Cổ Đông bổ nhiệm có quyền quyết định, tổ chức bộ máyquản lý trong công ty, thành lập, xác nhận hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc làm gọnnhẹ bộ máy quản lý

Trang 11

3 Những thành tích đạt được

- 1995-2002: Huân chương lao động nhất, nhì, ba.

- 1996-2009: Hàng Việt Nam chất lượng cao (Báo Sài Gòn tổ chức, người tiêu dùng bìnhchọn)

- 1998-2008: Cờ thi đua của chính phủ

- 2004: Chủ tịch nước phong tặng giải thưởng anh hùng lao động do thành tích xuất sắctrong thời kì đổi mới

- Danh hiệu đơn vị anh hùng lao động thời kì đổi mới năm 2004

- 2004-2008: Top doanh nghiệp may trong cuộc bình chọn “ doanh nghiêp tiêu biểungành dệt may Việt Nam”

- 2006 : Huân chương Độc lập hạng nhất

- 2008 : Một trong 30 doanh nghiệp đầu tiên được lựa chọn của chương trình thươnghiệu quốc gia

- Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á-Thái Bình Dương

- 9 năm liên tục nhận cờ thi đua của thủ tướng chính phủ

- 2009: VRN 500-500DN lớn nhất Việt Nam

- Sao vàng Đất Việt

- Doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may da giày VN

- Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín

- Hàng Việt Nam chất lượng cao

- 2010: Thương hiệu Quốc gia (2 năm một lần)

- Cờ thi đua của chính phủ

- Hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều danh hiệu thi đua cao quý khác

Ngoài trụ sở chính đặt tại TP.HCM, NBC có rất nhiều công ty con, xí nghiệp thành viên,tổng đại lý, chi nhánh nằm trên khắp đất nước, trải dài từ bắc vào nam, từ cao nguyêncho đến đồng bằng

Trang 12

II XÍ NGHIỆP MAY BÌNH PHÁT

- Giám đốc Xí Nghiệp: Phan Quang Cương

- Xây dựng ngày 27/9 / 2004, trực thuộc khu công nghiệp dệt may Bình An

- Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4613000117 , cấp ngày 14/ 04/ 2005

- Với tổng số vốn đầu tư 25 tỷ đồng, xí nghiệp được trang bị máy móc hiện đại, quy trìnhsản xuất quốc tế và được đánh giá là hiện đại so với các doanh nghiệp khác

- Ngoài hệ thống nhà xưởng 8.000m2, xí nghiệp còn xây dựng nhà ở tập thể, nhà ăncho 900 cán bộ công nhân ngoại tỉnh và chuyên gia Do có uy tín trên thương trường, cùngvới đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi, nên tuy mới khai trương nhưng xí nghiệp đã được cácđối tác nước ngoài đặt hàng liên tục

- Từ năm 2005 đến nay doanh nghiệp đã đạt được khen thưởng của tỉnh Bình Dương vềnghĩa vụ đóng thuế hằng năm như: - theo tờ trình số: 3970/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương về việc cấp bằng khen cho tậpthể doanh nghiệp Nhà Nước cục thuế

Trang 13

- Hiện nay hơn 600 cán bộ và lao động đang làm việc tại xí nghiệp được hưởng nhiều chế

độ qui định theo luật lao động Công ty thường xuyên nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho cán bộ lao động như: trang bị các thiết bị: tivi,… cho nhà tập thể, tố chức thi đuahàng tháng cho lao động đạt năng suất tốt, đảm bảo chất lượng bữa ăn,… và đặc biệt là khunhà ở của công nhân xí nghiệp May Bình Phát , đó là một khu nhà khang trang, sạch sẽ với

3 dãy nhà gồm 150 phòng ở Trong khuôn viên còn có cả nhà trẻ, căng-tin, câu lạc bộ,phòng đọc sách, phòng Internet, phòng ăn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và giải trí củacông nhân Xây nhà ở cho công nhân là niềm ấp ủ của rất nhiều công ty lớn trong ngành dệtmay, nhưng rất khó thực hiện bởi phải có nguồn đất và kinh phí đủ lớn Vì vậy đã có nhiềucông ty mong muốn thực hiện được mô hình này, tuy vậy, đến nay những công ty có khunhà tập thể như xí nghiệp Bình Phát vẫn còn rất ít

- Được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và tin cậy như: Motives, H&M,PHÚ KHANG…

- Sau nhiều năm hoạt động, xí nghiệp đã có nhiều khách hàng quen thuộc như: Mark &Spencer, Đông Bắc, Motives,…

- Tọa lạc tai khu công nghiệp Bình An, với nguồn lao động dồi dào và trẻ tuổi, ham họchỏi, đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt huyết với nghề Là một yếu tố quan trọng trong sựthành công của doanh nghiệp

- Nguồn khách hàng phong phú, cả trong và ngoài nước tạo công ăn việc làm cho toàn xínghiệp

- Tuy mới thành lập chưa lâu, xí nghiệp Bình Phát là một doanh nghiệp còn non trẻ Nhưnghoạt động theo ủy quyền của một công ty lớn, có thương hiệu và uy tính là Nhà Bè

- Nằm trên tuyến giao thông lớn, giáp thành phố lớn Hồ Chí Minh nên thuận tiện cho việcgiao nhận nguyên phụ liệu cũng như xuất hàng

Trang 14

2 MÔ HÌNH HỌAT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP:

Trang 15

3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

o Các sản phẩm kinh doanh

Xí nghiệp may Bình Phát chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc như:

 Các chủng loại áo vestton nam, nữ với nhiều kiễu dáng , chất liệu của nhiều khách hàng khác nhau

 Các loại áo ghile nam, nữ

 Quần tây nam

 Các loại áo mangto nam, nữ các sản phẩm này thường do các đơn đặt hàng của các khách hàng nước ngoài

Tuy nhiên sản phẩm mà xí nghiệp chuyên sản xuất và nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất vẫn là mặt hàng áo vestton nam

o Thị trường và khách hàng

- Xí nghiệp may Bình Phát là đơn vị chuyên sản xuất gia công các mặt hàng cho cả thịtrường trong và ngoài nước:

- Các thị trường tiềm năng ở nước ngoài như: Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc…

- Có nhiều khách hàng lớn và hợp tác lâu năm với xí nghiệp như MARKS & SPENCER.,MOTIVES, H&M, PHÚ KHANG, BURTTON, TOPMAN,…

o Quy trình sản xuất

Là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sản xuất, nó có tính chất quyết định chấtlượng sản phẩm và giá thành Chính vì vậy, ở xí nghiệp, quá trình sản xuất được bố trí nhưsau

Trang 16

Qua sơ đồ khép kín trên, ta thấy có tất cả 12 khâu:

- Hợp đồng: Ta có thể xem hợp đồng là khâu xuất phát vì Tổng công ty khi có ký hợp

đồng thì mới tiến hành sản xuất Sau khi ký kết hợp đồng, tổng công ty sẽ huy động, phân

bổ nguyên phụ liệu, giao chỉ tiêu cho các xí nghiệp sản xuất để cung cấp đúng số lượng,chất lượng và chủng loại theo hợp đồng đã ký

- Giác sơ đồ: Sauk hi lên kế hoạch sản xuất, phân bổ nguồn nhân lực, tồng công ty sẽ giao

cho phòng kỹ thuật tài liệu kỹ thuật thiết kế các sản phẩm mẫu theo hợp đổng, tính toánmức hao phí nguyên phụ liệu, công cụ lao động và các chi phí khác

- Xí nghiệp nhận vải: Khi xí nghiệp nhận được kế hoạch sản xuất, tài liệu kỹ thuật thì kho

nguyên phụ liệu sẽ giao nguyên phụ liệu với số lượng và chất liệu đúng như kế hoạch sảnxuất cho xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất

- Khâu cắt: Sau khi nhận được vải, xí nghiệp sẽ giao cho tổ cắt số vải được giao theo tài

liệu được gửi xuống, sau đó, vải được cắt và chuyển sang khâu kế tiếp

- Bán thành phẩm: Là những chi tiết đã qua khâu cắt và tiếp tục chuyển qua khâu may.

- Khâu may: Khâu hoàn thiện bán thành phẩm.

- Kiểm phẩm: Ở công đoạn này, bộ phận KCS của xí nghiệp sẽ kiểm tra các sản phẩm đã

qua khâu may, nếu sản phẩm nào bị lỗi sẽ loại ra

- Thành phẩm: Là những sản phẩm gần như hoàn hảo.

- Ủi thành phẩm: Các thành phẩm đã qua khâu kiểm tra sẽ được chuyển qua tổ ủi và ủi lại

bằng nhiệt để sản phẩm thẳng hơn

- Kiểm ủi: Phát hiện ra các sản phẩm ủi chưa đúng kỹ thuật và cho ủi lại, sau đó, sẽ được

chuyển qua khâu đóng gói

- Đóng gói: Sản phẩm hoàn thành sẽ được đóng thùng hoặc không,… Tùy theo yêu cầu

của khách hang và đặc trưng của sản phẩm

- Giao kho thành phẩm: Khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm.

Khâucắt

BTP

Khâumay

Đóng

gói

Kiêmủi

phẩm

KiểmphẩmGiao

kho TP

Trang 17

Mỗi khâu đều đóng vai trò quan trọng riêng vì sản phẩm tạo ra được kết tinh từ các khâutrên Do vậy, xí nghiệp không được xem nhẹ bất kỳ khâu nào để từ đó nâng cao tối đa tỷ lệthành phẩm và giảm thiểu tỷ lệ phế phẩm.

- Kho nguyên phụ liệu

Giam đốc ( Phan Quang Cương)

- Phân công trách nhiệm đào tạo công nhân, nhân viên, cán bộ mới của xí nghiệp

- Kiểm tra quá trình thống kê ngân sách, kiểm kê, báo cáo tài chính của xí nghiệp

- Tham gia góp ý và quyết định các chính sách đãi ngộ, tiền lương, tiền thưởng cho côngnhân và phổ biến luật lao động, qui chế tuyển dụng lao động…

- Phê duyệt và ký tên các văn bản khi cần thiết

- Duy trì kiểm soát theo hệ thống ISO

Trang 18

* Quyền hạn:

- Tham dự hội nghị giao ban công ty, hội nghị về chuyên môn, đại hội công nhân viên

- Ký duyệt các báo cáo của xí nghiệp, các quyết định nội bộ

- Được quyền ngưng sản xuất khi phát hiện những vấn đề không an toàn, không phù hợp, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đến năng suất chất lượng sản phẩm, an toàn lao động

- Ký xét các hợp đồng lao động

- Đề xuất phương án cải tiến sản xuất, cũng như bố trí và phân công lao đông hợp lý

- Làm người chủ trì các cuộc họp ở xí nghiệp

- Ký duyệt bảng lương hàng tháng, vấn đề liên quan đến tài chính

- Tổ chức thi nâng bậc cho công nhân

Trang 19

Phụ trách phòng kế hoạch ( Hùynh Công Dũng )

Sơ đồ hoạt động

* Trách nhiệm:

- Lập kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp theo lệnh điều hành của công ty

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định nằm trong phạm vi quản lý củamình, về quá trình tổ chức sản xuất của xí nghiệp cũng như về hoạt động của các bộphận liên quan như: cắt, ủi, lắp ráp…

- Báo cáo về quá trình điều hành sản xuất đang quản lý cho giám đốc nắm rõ

- Quản lý và kiểm tra kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất cho đến khi giao hàng theo

ủy quyền của giám đốc xí nghiệp

- Giải quyết một số khó khăn và yêu cầu trong quá trình sản xuất của các bộ phận theo

chức năng và quyền hạn của mình.

- Làm việc trực tiếp với khách hàng về vấn đề chất lượng, mẫu mã, kỹ thuật khi kháchhàng trực tiếp xuống các bộ phận sản xuất

- Báo cáo năng xuất, kiểm tra quá trình ghi năng xuất của các chuyền trưởng, đồng thờiđộng viên sản xuất qua loa phát thanh trong quá trình sản xuất

- Phân công lao động, bố trí vị trí làm việc thích hợp cho công nhân viên cho hợp lý

* Quyền hạn:

PHỤ TRÁCH PHÒNG KẾ HOẠCH

Phụ trách

Bộ VestonNam

Phụ trách

Bộ VestonNữ

CLSP năng suất giao hàng

Trang 20

- Đề xuất và yêu cấu giám đốc giải quyết một số vấn đề vế sản xuất như: lương thưởng,

xử phạt vi phạm…một số trường hợp phó giám đốc còn trực tiếp xữ lý

- Tiếp nhận kế hoạch phân bổ đơn hang từ phòng Kế Hoạch Thị Trường tổng công ty sau

đó lập kế hoạch sản xuất cụ thể theo năng lực của từng chuyền sản xuất

- Tiếp nhận Áo mẫu, Tài liệu kỹ thuật (TLKT), rập ban hành đến các bộ phận liên quan

- Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm cho xí nghiệp dựa trên năng lực sản xuất thực tế vàchiến lược của xí nghiệp

- Tìm kiếm, phát triển nguồn hang mới trên cơ sở ký trực tiếp với khách hang nhằm từngbước tạo dựng cơ sở ổn định về nguồn hàng để đi vào hoạt động độc lập một cách cóhiệu quả

- Tổ chức, điều độ sản xuất một cách có hiệu quả nhằm đem lại danh thu cũng như năngsuất cao nhất cho xí nghiệp

- Phối hợp với các bộ phận liên quan cũng như khách hàng nhằm giải quyết kịp thời cácvấn đề phát sinh trong sản xuất để đảm bảo đúng tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm

* Nhiệm vụ chung:

- Lập kế hoạch sản xuất dựa trên năng lực thực tế của xí nghiệp

- Chuẩn bị quá trình sản xuất

- Tổ chức, điều hành sản xuất

- Theo dõi tiến độ xuất hang và thanh toán

Trang 21

- Phân công nhiệm vụ theo dõi từng đơn hàng đến từng cán bộ mạt hàngcụ thể.

- Theo dõi, hối thúc tình hình NPL cũng như mậu rập đồng bộ kịp thời phục vụ sảnxuất

- Nắm bắt, cập nhật tình hình sản xuất nhằm phục vụ cho công tác báo cáo hàng ngày

- Báo cáo tiến độ sản xuất, tình hình doanh thu hàng ngày dựa trên tình hình sản xuấtthực tế của xí nghiệp

- Lập báo cáo doanh thu, thống kê tình hình sản xuất tháng của xí nghiệp

Cán bộ mặt hàng

* Nhiệm vụ:

- Nhận thông tin ban đầu về đơn hàng mình phụ trách từ nhân viên điều độ

- Lập bảng màu Nguyên Phụ Liệu

- Lập kế hoạch may mẫu, theo dõi hối thúc nhận NPL để phục vụ kịp thời cho sảnxuất

- Cấp phát NPL phục vụ sản xuất

- Theo dõi xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất

- Lập kế hoạch xuất hàng và thanh lý NPL

T.BP KH/XNK

NV THEO DÕI ĐƠN HÀNG 2

NV THEO

DÕI ĐƠN

HÀNG 1

NV THEO DÕI ĐƠN HÀNG 3

BỘ PHẬN GIAO NHẬN

BỘ PHẬN LÀM CHỨNG TỪ NHẬP-XUẤT

BỘ PHẬN KHAI NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP-XUẤT

CÁC CHUYỀN MAY

Trang 22

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán của xí nghiệp.

- Thực hiện các nghiệm vụ khác do Giám đốc xí nghiệp giao

- Thẩm định tài liệu, số liệu trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch thu – thu chi tài chính,các dự án sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, công cụ lao động,

Bộ phận tiền lương: (chị Hoa)

* Chức năng:

Phòng Tổ Chức Nhân Sự và Tiền Lương là phòng nghiệp vụ tham mưu và giúp việc choGiám đốc xí nghiệp trong việc quản lý và điều hành công tác tổ chức nhân sự, bồi dưỡng vàphát triển nguồn nhân lực, tiền lương và chế dộ chính sách đối với người lao động, công tác

an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của xí nghiệp

* Nhiệm vụ:

- Liên quan đến việc tổ chức nhân sự, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực: nhưtuyển dụng lao động, theo dõi biến động nhân sự, quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên trongtoàn xí nghiệp

- Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, các chế độ chính sách đối với người laođộng.như lập bảng lương, quyết toán lương hằng tháng, lập qui định tiền thưởng…

- Thực hiện soạn thảo các văn bảng về công tác vệ sinh an toàn và bảo hộ lao động trong

Kiểm soát hệ thống hành chánh của xí nghiệp:

- Kiểm soát bộ phận Bảo Vệ thực hiện nghiêm kỷ cương ra vào cổng đúng quy định,đúng nguyên tắc chung của toàn công ty, bảo quản tài sản xí nghiệp, xây dựng phương

án Phòng cháy chữa cháy

- Kiểm soát nhà ăn phải thực hiện tốt bửa ăn cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp

Trang 23

- Kiểm soát Y tế, quan tâm theo dõi sức khỏe người lao động khám định kỳ, đột xuất.

- Kiểm soát tạp vụ: phải vệ sinh mặt bằng trong và ngoài nhà máy sạch sẽ, gọn gang,ngăn nắp

- Kiểm soát tác phong làm việc của anh chị em nhân viện trong xí nghiệp về: đội nónphân cấp, đeo bảng tên, đùa giỡn trong công việc,

Bộ phận cơ điện ( anh Toàn)

* Nhiệm v ụ :

- Tổ chức phân công nhiệm vụ cho tổ trưởng và các thợ điện, thợ máy trong tổ cơ điện

và kiểm tra việc thực hiện công việc của tổ cơ điện

- Lập lịch trực cho tổ cơ điện và theo dõi thực hiện

- Lập danh sách thiết bị, hồ sơ lý lịch, kế hoạch bảo trì, sửa chữa cho toàn bộ thiết bịtrong xí nghiệp Duy trì các thiết bị hoạt động tốt, phục vụ sản xuất

- Lập sổ sách nhằm quản lý theo dõi việc mượn, cho mượn thiết bị giữa các đơn vị trong

xí nghiệp và với bên ngoài, sỗ theo dõi điều động thiết bị theo thủ tục ISO

- Căn cứ vào yêu cầu sản xuất hàng tháng và kế hoạch bảo trì, sửa chữa, lập dự trù vật tư

để sản xuất và bảo trì sửa chữa Theo dõi việc mua vật tư, phụ tùng cơ điện

- Lập kế hoạch kiểm tra an toàn thiết bị, an toàn điện, kết hợp với ban an toàn xí nghiệpthực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn xí nghiệp

- Báo cáo cho ban Giám đốc xí nghiệp những khó khăn và có biện pháp giải quyết

Phòng kỹ thuật.

Nhân sự: khoảng 20 nhân viên bao gồm 1 tổ trưởng phòng kỹ thuật, một số nhân viên kỹ

thuật may mẫu ( ở chuyền may), nhân viên kỹ thuật chuyền ( ở chuyền may)…

* Chức năng chung:

- Cung cấp chính xác thời gian chuẩn để sản xuất, phân tích công đoạn và thiết kếchuyền hiệu quả để gia tăng sản lượng

- Tiếp nhận thông tin, kế hoạch sản xuất và triền khai các đơn hàng

- Thực hiện công tác tổ chức, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra nhiệm vụ của Tổtrưởng từng bộ phận trong đầu giờ họp giao ban

- Giải quyết mọi vướng mắt trong quá trình kỹ thuật triển khai tại các dây chuyền

- Làm việc trực tiếp với khách hàng theo nhu cầu khó khăn cần thiết của bước đi sảnphẩm

- Là bộ phận đi đầu trong công tác chuẩn bị các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, nhữngmấu chốt cần đầu tư kỹ nhằm đảm bảo khi sản xuất không vướn lỗi kỹ thuật

* Nhiệm vụ chung:

- Phòng kỹ thuật thiết kế toàn bộ cỡ vóc cho toàn bộ mã hàng dựa trên những tài liệu màkhách hàng cung cấp, đồng thời tiến hành may mẫu đúng với những yêu cầu của kháchhàng Sau đó tiến hành chỉnh sửa nếu có, theo những góp ý của khách hàng trong quátrình duyệt mẫu và đi sơ đồ, và lập qui trình công nghệ cho từng mã hàng

Trang 24

- Sau khi nhận kế hoạch sản xuất đơn hàng từ phòng kế hoạch và dựa vào đó nhân viêntác nghiệp làm tác nghiệp cắt và tiêu chuẩn cắt chuyển các bộ phận liên quan.

Tổ trưởng phòng kỹ thuật (Vũ Đình Chương)

- Tiếp nhận thông tin và kế hoạch sản xuất

- Tổ chức và phân công lao động, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân

- Giải quyết các thắc mắc về kỹ thuật trong quá trình triển khai mã hàng

- Làm việc với khách hàng về những thông tin kỹ thuật cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình thiết kế

Nhân viên giác sơ đồ

- Nhận kế hoạch đi sơ đồ từ tổ trưởng

- Đi sơ đồ cắt theo sơ đồ

- Kiểm tra trước khi giao cho tổ cắt

- Đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật

- Báo cáo ngay cho tổ trưởng khi có sự nghi ngờ không phù hợp

- Chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về công việc được giao

Nhân viên may mẫu

- Nhận tài liệu kỹ thuật, mẫu, kiểm tra lắp ráp, thông số, nguyên phụ liệu, cắt và may mẫu đối

- Sau khi may xong thì kiểm tra lại mẫu, giao cho khách hàng duyệt, chỉnh lại mẫu, rập

có góp ý

- Dựa vào rập gốc, làm các rập lấy dấu

- Chịu sự phân công của tổ trưởng Chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về công việc được giao

Trang 25

Kỹ thuật triển khai

BÀN NHÂN VIÊN QUY TRÌNH MAY

- Là cánh tay đắc lực của Giám đốc và Phó giám đốc trong vấn đề chất lượng sản phẩm

- Là bộ phận triển khai đến chuyền may cũng như công nhân nắm bắt được quy trình sảnxuất và bước đi của sản phẩm

- Kỹ thuật triển khai phải dựa vào áo mẫu đối để hướng dẫn công nhân may đúng quy trìnhsản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất

- Phải thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở những công nhân may không đúng thao tác làmảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này

Tổ cắt ( Phụ trách: anh Phương)

* Nhiệm vụ chung của tổ cắt:

- Đảm bảo cho quá trình sản xuất không xảy ra sai xót → sản xuất diễn ra liện tục → năng suất cao

- Đảm bảo bán thành phẩm cắt, ép keo không xảy ra sai sót

- Tận dụng tối đa nguồn nguyên phụ liệu, tiết kiệm nguồn nguyên phụ liệu

Trang 26

- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch sản xuất tháng của xí nghiệp.

- Phân công, triển khai theo từng bước công việc, cung cấp bán thành phẩm cho chuyềnmay đồng bộ, đạt chất lượng

- Thực hiện công tác tổ chức phân công, giao và kiểm tra nhiệm vụ của Tổ trưởng từng

bộ phận trong đầu giờ họp giao ban

- Giải quyết mọi khó khăn trong sản xuất

- Làm việc trực tiếp với khách hàng khi nguyên liệu không đạt yêu cầu

- Duy trì việc thực hiện quy trình cắt đúng theo tiêu chuẩn

- Kiểm soát việc thực hiện nội quy về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp

Tổ trưởng cắt ( Đỗ Văn Chiến)

* Nhiệm vụ:

- Nhận lệnh sản xuất và cấp phát nguyên phụ liệu từ người phụ trách

- Nhận kế hoạch tác nghiệp cắt

- Nhận nguyên liệu tại kho nguyên phụ liệu

- Điều hành, sắp xếp kế hoạch tại tồ cắt theo nhiệm vụ được giao để đảm bảo tiến độ sảnxuất

Cắt Tay

Cắt Vòng

Đánh số

Chất Lượng sảnphẩm năng suấtvào chuyền Thống KêCắt

Trang 27

- Kiểm soát số lượng bán thành phẩm ra vào trong quá trình sản xuất.

Tổ trưởng ép keo ( Anh Trí )

* Nhiệm vụ:

- Điều hành, sắp xếp kế hoạch theo nhiệm vụ được giao để đảm bảo tiến độ sản xuất

- Bố trí, sắp xếp công việc cho công nhân

- Triển khai mã hàng mới cho công nhân

- Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về chất lượng ép keo

- Đốc thúc công nhân làm việc để tránh ùn ứ cũng như đảm báo năng suất ở chuyền

Trang 28

- Đảm bảo đạt kế hoạch với sự quan tâm chi phí và lợi nhuận.

- Quyết định năng suất của doanh nghiệp

Phụ trách sản xuất (Nguyễn Trịnh Nguyện)

* Trách nhiệm:

- Dựa vào KHSX chuyền phân công lao động và đăng ký máy móc hợp lý phục vụ chosản xuất Nghiên cứu áo mẫu đối và quy trình bước đi của sản phẩm thật kỹ trước khixếp chuyền cho phụ hợp Sau đó trình Giám đốc ký duyệt

- Quản lý chung về mặt an ninh, trật tự, nội quy xí nghiệp, chính sách công nhân, chấtlượng sản phẩm

- Chịu trách nhiệm thực hiện 5S tại chuyền

- Đôn đốc nhắc nhở và cân đối sản xuất liên tục nhằm tránh cụm trước ùn ứ những cụmsau không có hàng làm

- Kiểm tra thật kỹ bậc thợ và tay nghề công nhân nhằm đảm bảo phân công lao động hợp

lý với từng công đoạn sản xuất

- Kiểm tra năng suất sau mỗi giờ của các chuyền

- Tổ chức họp triển khai sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm tại các chuyền

- Đề suất, khen thưởng năng suất ở các chuyền

- Tồ chức, đào tạo tay nghề cho công nhân mới vô

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về năng suất, chất lượng sản phẩm

Tổ trưởng cụm

- Bố trí, sắp xếp công việc cho công nhân trong chuyền

- Triển khai kế hoạch hàng mới cho công nhân

- Làm việc với kỹ thuật về những vấn đề phát sinh trong khi may

- Qua tổ cắt nhận nguyên liệu và ký nhận

- Quản lý bán thành phẩm và thành phẩm

- Đổi nguyên phụ liệu khi phát hiện không phù hợp

- Đốc thúc công nhân làm việc để đảm bảo năng suất chuyền

- Chuyền bán thành phẩm cho công nhân khi công nhân có dấu hiệu sắp hết hàng

- Ghi năng suất mỗi giờ của công nhân trong chuyền

- Thông tin kịp thời cho các bộ phận chức năng trong chuyền (chuyền trưởng, tổ trưởng,

kỹ thuật, KCS trưởng, cơ điện, công nhân) các vấn đề chất lượng phát sinh trong chuyền

để có hướng xử lý và khắc phục kịp thời

Trang 29

- Lập báo cáo kiểm tra theo mẫu.

- Hàng ngày, tuần, tháng thống kê tập hợp tình hình thực hiện chất lượng tại bộ phậnmình phụ trách và báo cáo cho KCS trưởng

- Đề xuất các phương án xử lý sản phẩm hư hỏng Kết hợp với KCS trưởng và các bộphận chức năng trong chuyền tìm kiếm các phương án khắc phục, phòng ngừa nhằmtránh các sai sót lặp lại

Tổ trưởng KCS ( Huỳnh Thị Thơ)

* Nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Xí Nghiệp về toàn bộ chất lượng các mã hàng

- Tham mưu cho Giám Đốc Xí Nghiệp các vấn đề kiểm soát chất lượng và quản lý chấtlượng

- Đào tạo, hướng dẫn KCS mới

- Giải quyết với khách hàng các vấn đề chất lượng phát sinh

- Đảm bảo tất cả KCS mình phụ trách phải có đầy đủ các thông tin, tài liệu của mã hàngkiểm tra một cách kịp thời

- Kết hợp với chuyền trưởng, tổ trưởng và các bộ phận khác tổ chức các hành động khắcphục và phòng ngừa

- Thu thập các tài liệu kiến thức về kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng, quản lýchất lượng và hướng dẫn lại cho lực lượng KCS nhằm nâng cao kiến thức chuyên mônnghiệp vụ

- Thực hiện việc kiểm final, đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi khách hàng đến Final

và xuất hàng về công ty

Kiểm soát quá trình ( Phạm Thị Lan Anh)

Trang 30

- Đóng dấu, kiểm tra tính hợp lý của các giấy tờ cấp phát cho các bộ phận.

- Kiểm tra 5S ở tất cà các phòng ban

Bộ phận hoàn thành

Nhiệm vụ chung: Tác động đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, làm cho sản phẩm đẹp

hơn Đồng thời, có ảnh hưởng sâu sắc tới các quyết định sau cùng là chấp nhận hay khôngchấp nhận đối với những lô hàng đã sản xuất

- Đảm bảo chất lượng và năng suất của tất cả các sản phẩm

- Cân đối vá kiểm soát sao cho tránh ùn ứ hàng

- Đảm bảo đúng số lượng và yêu cầu khi xuất hàng

Tổ ủi Kho thành phẩm

Cơ cấu nhân sự của phân xưởng hoàn tất

- Tổ ủi: có 27 công nhân

Trang 31

trưởng thu hóa để nắm bắt được và giải quyết mọi vướn mắt với khách hàng tại khu vựchoàn thành.

- Cân đối kiểm soát hàng ủi theo thứ tự từng mã hàng, từng màu cho phù hợp để tránh ùn

ứ tại khu vực tổ hoàn thành từ các chuyền ủi đến trong kho thành phẩm

- Kiểm tra từng loại vải trước khi ủi để tăng hoặc giảm nhiệt độ hơi nóng, khí nén chânkhông cho phù hợp tránh tình trạng bóng vải để sản phẩm sau khi ủi đạt chất lượng, vừa

- Đề xuất phương án thay đổi từ bộ phận này sang bộ phận khác hoặc chuyển trả những

cá nhân không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, ngày công

- Đề xuất khen thưởng cá nhân, tập thể trong tổ có thành tích tốt trong công việc trướcGiám Đốc xí nghiệp

- Được quyền đình chỉ đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền nếu có sai phạmnghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới đơn vị

Tổ trưởng ủi (Trịnh Văn Dũng)

- Điều động nhân sự

- Thường xuyên kiểm tra năng suất giờ của từng công nhân trong dây chuyền ủi và báocáo năng suất hàng ngày cho phụ trách để người phụ trách báo cáo lại cho Giám Đốc XíNghiệp, để Giám Đốc có hướng giải quyết với khách hàng vế tiến độ giao hàng

Kỹ thuật ủi (Võ Minh Đạt)

- Ủi mẫu cho khách hàng duyệt

- Khi bắt đầu ủi mã hàng mới, Kỹ thuật ủi phải có nhiệm vụ hướng dẫn cho mỗi ngườicông nhân trên dây chuyền ủi 1 sản phẩm đầu tiên và kèm theo bảng hướng treo đối diệntừng người, đồng thời sản phẩm đó phải được khách hàng duyệt mẫu theo công nghệ ủi

- Lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm quy trình công nghệ và làm ảnh hưởng đếnchất lượng sản phẩm

Trang 32

- Lập phiếu đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật ùi cho công nhân.

- Điều chỉnh thông số ủi cho phù hợp với từng mã hàng

- Tiến hành trực tiếp sửa chữa một số máy ập ủi bị trục trặc…

Tổ trưởng kho thành phẩm (Phạm Công Tú)

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phụ trách về đóng thùng, dán nhãn

- Thường xuyên kiểm tra,nhắc nhở treo hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp, phân hàng theo lô… theo khu vực tên mã hàng

- Nhận các tài liệu tác nghiệp như bảng màu, packing list, tài liệu kỹ thuật… để hướng dẫn công nhân cách thức bao gói sao cho đúng kỹ thuật và đúng tiến độ

- Bảo quản kho về số lượng hàng xuất cũng như hàng tồn kho

- Phải có sổ ghi chép, giao nhận quá trình nhận phụ liệu bao gói cũng như hàng xuất kho

Kho nguyện phụ liệu ( Phụ trách kho: Nguyễn Văn Ngon)

- Thường xuyên sắp xếp lại kho gọn gàng

- Đảm bảo cung cấp đúng và đủ số lượng nguyên phụ liệu mà các bộ phận yêu cầu

- Thực hiện tốt các quy định phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động,…

KHO NGUYÊN PHỤ LIỆUKho được sắp xếp theo kiểu nguyên liệu riêng, phụ liệu riêng Trên mỗi kệ đựng nguyênliệu, phụ liệu có bảng treo phân theo khách hàng

Phụ trách kho (Nguyễn Văn Ngon)

Trang 33

* Trách nhiệm:

- Nhận và kiểm phân theo từng đơn hàng

- Đối chiếu với kế toán kho theo hàng tháng, theo dõi các nguồn hàng nhập xuất chínhxác

- Có trách nhiệm quản lý quá trình hoạt động của kho NPL, phân công lao động hợp lýnhân sự trong kho, đảm báo quá trình giao nhận NPL

- Làm việc với phòng kế hoạch về các vấn đề liên quan sản xuất

- Ký kết các văn bản giấy tờ xuất nhập kho

- Chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động của kho

Nhân viên bốc xếp

- Có nhiệm vụ xuống hàng NPL nhận về kho và lên cont khi đóng hàng xuất

- Có nhiệm vụ sắp xếp vận chuyển thiết bị trong toàn xí nghiệp khi có yêu cầu

MÁY SOI VẢI

MÁY HẤP VẢI

Trang 34

3 Các quy định chung trong lao động.

o Phương châm của doanh nghiệp:

phương châm của doanh nghiệp: UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ

phương châm sản xuất : LÀM ĐÚNG, LÀM TỐT NGAY TỪ ĐẦU.

o Quy định về phòng cháy chữa cháy

- Cấm hút thuốc tại nơi làm việc

- Cấm mang các vật liệu dễ cháy nổ như nến, nhang, vào nơi làm việc

Các xí nghiệp may là nơi tập trung nhiều vật liệu dễ cháy Vì vậy, xí nghiệp đã trang bị rấtnhiều dụng cụ, sơ đồ, các quy định,… ở mỗi khu vực nhằm đảm bảo an toàn tính mạngcông nhân viên trong quá trình làm việc

Trang 35

Bình CO2 Bình bột

Trang 37

o Những quy định về an toàn điện

- Không để chất dễ cháy gần cầu dao, bảng hiệu

- Khi gặp sự cố về điện hoặc các thiết bị điện phải báo ngay với nhân viên bảo trì, không được tự ý sửa chữa

- Tắt các thiết bị điện khi rời nơi làm việc hay tang ca

o Những quy định về sử dụng thiết bị, máy móc

- Đối với nhân viên mới cần được đào tạo trước thao tác

- Không được vận hành máy móc, thiết bị nếu không được cấp trên cho phép

o Những quy định về an toàn lao động

- Mỗi bộ phận làm việc (kho NPL, chuyền may, cắt,…) đều được gắn bảng hướng dẫn antoàn lao động tại bộ phận đó

- Trang bị tủ thuốc y tế ở tất cả các bộ phận

Trang 38

- Mỗi thiết bị đều có thể gây nguy hại đối với người lao động khi sử dụng Vì vậy, xí nghiệp cần hướng dẫn công nhân thực hiện đúng thao tác cũng như sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi sử dụng máy.

Trang 39

o Qui định về vệ sinh công nghiệp, 5S:

 Quy định chung trong toàn xí nghiệp:

 Đi làm đúng giờ, sáng 7h15 có mặt tại vị trí làm việc

 Quẹt thẻ từ giờ vào làm và giờ ra về, trường hợp ra ngoài trong giờ làm việc( 5 phút/lần) cũng phải quẹt thẻ để kiểm soát

 Mặt đồng phục công ty theo quy định thứ 2,4,6 hàng tuần, đối với những CB – CNVchưa có đồng phục thì phải mặc áo trắng hoặc áo nhạt màu

 Thực hiện đúng việc ăn mặc nghiêm túc, lịch sự khi vào xí nghiệp

 Đeo bảng tên trong suốt thời gian làm việc

 Công nhân sản xuất không được mang dáy dép trong xưởng( trừ trường hợp thaisản)

 Không mang thức ăn, nước uống vào trong xưởng( kể cả giờ nghĩ trưa)

 Tại khu vực chuyền may:

 Chân ghế, chân bàn không được gắn ống chỉ vào

 Khi rời vị trí làm việc phải tắt máy

 Máy phải có vòng chắn kim, kính bảo vệ của máy chuyên dùng, cần an toàn

 Phải may đúng số thứ tự từ nhỏ đến lớn

 May xong phải cắt chỉ

 Phiếu con, giấy sơ đồ, dây buộc hàng không được để rớt xuống nền nhà

 Thường xuyên quét rác ra ngoài để nhân viên vệ sinh dọn sạch

 Tại bộ phận cơ điện:

 Không để dầu mỡ, bụi bặm trên nền xưởng

 Có lí lịch máy và lịch bảo trì

 Các đồng hồ dự báo phải hoạt động tốt và sạch sẽ

 Cơ điện, thợ máy ngồi đúng vị trí chuyền đã phân công

 Cơ điện, thợ máy khi đấu máy phải có dây tiếp đất

 Tại bộ phận kỹ thuật chuẩn bị+ kỹ thuật chuyền:

 Rập ốp cắt phải có lằn chì và dấu xác nhận

 Trước khi chỉnh rập phải có phiếu may mẫu đối của kỹ thuật chuyền

 Đi sơ đồ không được cấn rập

 Kiểm tra và kí tên sơ đồ trước khi ban hành

 Tại khu vực cắt:

 Phải họp triển khai trước khi cắt

 Trước khi trải vải phải có mẫu xác định mặt trái phải, lỗi vải được kháh hàng kíduyệt

 Mẫu rập ốp cắt, sơ đồ phải để và treo đúng vị trí

 Đánh số phải rõ ràng chính xác, đúng vị trí, không lộn bàn lộn tập

 Tại tổ ủi:

 Công nhân ủi không được sử dụng thùng carton để đựng móc

 Phải ghi năng suất theo quy định

Trang 40

 Hàng sửa từ thành phẩm phải có sổ kí nhận với quản lí chuyền theo từng giờ.

 Tổ KCS:

 Hàng kiểm từ KCS thành phẩm qua kho phải chốt số lượng và kí xác nhận

 Biên bản kiểm tra, tài liệu, huongs dẫn công việc phải có tại nơi làm việc

 Phụ trách KCS phải hướng dẫn và làm phiếu đào tạo cho từng KCS khi vào mã hàngmới

 Phải đọc, hiểu tài liệu mã hàng mình đang kiểm tra

 Kho NPL:

 Không được cung cấp bất kì thùng carton lớn, nhỏ qua khu vực chuyền sản xuất

 Kho cấp vải qua tổ cắt phải có tem kí xác nhận cưa KCSsoi vải

 Cấp phụ liệu 2 lần/ ngày theo số liệu đac đăng kí

 Kế hoạch:

 Kế hoạch nếu có thay đổi phải thông tin cho ban giám đốc và các bộ phận liên quan

 Ban hành tỷ lệ cắt, lệnh cấp phát, bảng màu, packing list……, các thay đổi liên quanđến mã hàng kịp thời

 Phòng kế hoạch cung cấp đồng bộ viền lưng lót để chạy lưng lót để đáp ứng đủ chochuyền

 Tạp vụ:

 Luôn giữ sạch sẽ thật tốt nhà vệ sinh

 Thùng rác phải được kiểm tra làm vệ sinh và đổ rác hàng giờ

 Xà phòng hoặc nước rửa tay phải được cung cấp trong các khu vực vệ sinh

Ngày đăng: 11/07/2015, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w