- Sau khi tái xong lô hàng, khách hàng sẽ tiến hành bóc hàng Final lần nữa, việc Final này sẽ diễn ra nhiều lần cho đến khi hàng đạt yêu cầu và chuẩn bị xuất hàng.
XUẤT HÀNG
Khi Khách hàng đã kiểm Final OK (Pass), thông tin với bộ phận kho thành phẩm và tổ bốc xếp để đóng container (cont) xuất hàng, yêu cầu khách hàng gửi Sơ đồ cont để đóng theo đúng quy định, chụp hình lưu lại tòan bộ cont (chụp cont rỗng, chụp cont đã đóng thanh đầu tiên, chụp đã đóng nữa cont, chụp đã đóng hoàn tất cont, chụp đã đóng cửa cont và chụp sau khi cont đã bấm seal). Trong quá trình xuất hàng lên container sẽ có một nhân viên phòng kế hoạch, bảo vệ theo dõi quá trình giao nhận.
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN.
- Kết thúc 4 tuần thực tập tại xí nghiệp may Bình Phát – Công ty may Nhà Bè, em đã có điều kiện tiếp xúc và học hỏi được những kiến thức từ thực tế, đồng thời cũng tích lũy được một số kinh nghiệm cho mình.
- Để có thể tìm hiểu cụ thể quy trình sản xuất một mã hàng, ở mỗi bộ phận,em đã được các anh, chị phụ trách tạo điều kiện cho em được tham gia sản xuất. Đây là cách tốt nhất để em hiểu rõ hơn về mã hàng của mình:
+ Tại chuyền may, em được sử dụng các loại máy chuyên dụng, được chứng kiến dây chuyền sản xuất, nhịp độ sản xuất hối hả,…
+ Em nhận thấy, mặt hàng áo Vest rất phức tạp, nhiều công đoan,… Nhưng trong sản xuất, việc sản xuất trở nên đơn giản hóa hơn khi mỗi một công đoạn lại được chia thành nhiều công đoạn nhỏ hơn, đơn giản hơn,… Nhằm giảm mức độ khó cho công nhân khi thực hiện. Ngoài ra, mặt hàng áo Vest đòi hỏi tính thẩm mỹ rất cao: đường may, góc túi mổ, tính đồng đều,… đòi hỏi tay nghề người công nhân phải cao. Nhưng ở đây, xí nghiệp đã đầu tư dàn máy tự động với độ chính xác cao, vì vậy đã khắc phục được tay nghề của người công nhân, sản phẩm đồng đều hơn,…
+ Tại tổ cắt, em được tham gia ép keo, trả vải cùng các anh chị ở đây. Tuy công việc có đứng cả ngày, nhưng đổi lại, em lại hiểu rõ hơn, giúp em giải đáp được nhiều thắc mắc: Tại
sao công việc này lại phải làm như vậy? Thứ tự như thế nào?... so với việc chỉ đứng nhìn
quan sát.
+ Ở bộ phận hoàn tất ( ủi – đóng gói) em được anh phụ trách hướng dẩn cách gắn nhãn,kết tà tuy lúc đầu sản phẩm chưa được đẹp, có thể nói là em làm cho xấu hơn ban đầu. Nhưng em không bị la mắng hay ngưng, không cho em làm nữa mà còn được các anh hướng dẫn tận tình hơn nữa,… tạo cơ hội cho em được làm tốt hơn. Em còn được cho tham gia đóng gói sản phẩm, giúp em hiểu hơn về qui trình của công việc,…
+ Quá trình tìm hiểu cũng đã giúp em có thêm sự hiểu biết ở tất cả các khâu, bộ phận,… quan sát được mô hình làm việc ở các phân xưởng, mối quan hệ giửa các bộ phận với nhau. Có thể nói, thời gian thực tập tại xí nghiệp, em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, quan sát thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, với thời gian thực tập 4 tuần, song song với việc tìm kiếm nguồn tài liệu làm báo cáo thực tập và đồ án công nghệ, em cảm thấy trôi qua rất nhanh, và nhận thấy mình còn bỏ lỡ nhiều:
+ Chưa tìm hiểu kỹ hơn quy trình sản xuất áo ghile, quần tây. + Quy trình làm việc cụ thề ở các bộ phận: kế toán, nhân sự,…
- Thời gian đầu thực tập, em cảm thấy mình chưa thật sự thích nghi, còn bỡ ngỡ,… Nhưng với sự giúp đỡ của Giáo Viên Hướng Dẫn: Trần Thanh Hương đã giúp em thích nghi hơn, biết cách quan sát và có được kiến thức từ trong quá trình làm việc, mạnh dạng hơn trong quá trình đặt câu hỏi với các anh, chị ở xí nghiệp. Ngoài ra, sau mỗi tuần thực tập là viết báo cáo gửi Cô và những nhận xét của Cô đã giúp em rất nhiều. Từ những gì đã làm được, chưa làm được ở mỗi tuần, em đã cố gắng hơn. Vì vậy, em nhận thấy, các sinh viên đi thực
tập có Giáo Viên Hướng Dẫn là rất cần thiết, giúp đỡ, hướng dẫn,… chúng em rất nhiều để hoàn thành khóa thực tập tốt đẹp.
- Bên cạnh việc giúp đỡ rất cần thiết của GVHD, thì đòi hỏi các bạn sinh viên cũng cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn để có thể áp dụng trong quá trình thực tập, so sánh thực tế,…Và quan trọng không kém là những kỹ năng giao tiêp, sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh, và quan trọng hơn nữa là ấn tượng tốt về Khoa Công Nghệ May & TT của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, …
+ Kiến thức chuyên môn: Công nghệ sản xuất Chuẩn bị sản xuất Thiết kế trang phục Anh văn chuyên ngành
+ Kỹ năng: Quan sát
Lắng nghe
Làm việc độc lập cõng như làm việc nhóm Giao tiếp tốt
+ Trao đổi với các anh chị khóa trước, GVHD,… để truyền đạt về những kinh nghiệm thực tập
- Về định hướng nghề nghiệp cho bản thân: Quá trình học tại trường và thời gian thực tập đã giúp em yêu thích hơn về ngành Công nghệ may mà mình đã chọn. Mặc dù, áp lực công lớn, nhiều vấn đề phát sinh, thu nhập so với các ngành khác là không cao, ... Nhưng được làm với công việc mà mình yêu thích thì đó mới là quan trọng, được học hỏi nhiều kỷ năng cần thiết từ các anh, chị phụ trách, tồ trưởng,… trong xí nghiệp: Bình tĩnh xử lý vấn đề, động viên anh chị em công nhân viên, cách triển khai công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân,…
- Thời gian thực tập tại xí nghiệp may Bình Phát_Công ty may Nhà Bè, tiếp xúc với anh chị, cô chú trong toàn thể xí nghiệp, em nhận thấy môi trường làm việc tại xí nghiệp tốt, các mối quan hệ của bộ phận quản lý với người lao động rất tốt, ít gặp phải những mâu thuẫn lớn. Công việc tại các công đoạn làm việc riêng rẽ với nhau nhưng lại được liên kết chặt chẽ với nhau bằng giấy tờ. Do đó, công việc luôn được hoàn thành tốt và đạt kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, xí nghiệp đang rất thuận lợi với đội ngũ công nhân viên trẻ, đầy lòng nhiệt huyết với nghề,… Cùng với nhiều chế độ ưu đãi đối với công nhân viên, chăm lo đời sống cho anh chị em nhân viên rất chu đáo,… những người luôn làm việc với cường độ cao, áp lực nặng,.... Điều này, đã góp phần tác động đến sự gắn kết giữa các thành viên với xí nghiệp.
+ SỰ KHÁC NHAU GIỮA THỰC TẾ VÀ LÝ THUYẾT
-Muốn cho sự hiểu biết được nang cao chúng ta phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tế vì “ Học đi đôi với hành”. Trong quá trình học tập tại trường chúng em được tiếp xúc với các loại máy móc thiết bị hỗ trợ cho việc học. Chúng em còn được giáo viên cung cấp cho những kiến thức cơ bản về quy trình may hoàn tất một sản phẩm.Tuy nhiên trong quá trình thực tập tại công ty chúng em đã thấy được sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết như sau :
Lý Thuyết
Thực Tế - Tác phong công nghiệp chưa cao, chưa có
tinh thần trách nhiệm
- Tác phong công nghiệp cao, đòi hỏi sự nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm lớn - Sản xuất sản phẩm với số lượng ít,sinh
viên thực hiện từ đầu đến cuối theo sự hướng dẫn của giáo viên, và chịu trách nhiệm về sản phẩm mình làm ra.
- Sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, công nhân được bố trí thực hiện công đoạn theo sự hướng dẫn của kỹ thuật chuyền và chịu trách nhiệm ở công đoạn đó.
- Thiết kế, may và kiểm tra theo ý của bản thân.
- Thiết kế, may và kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật do khách hàng quy định.
II. KIẾN NGHỊ
* Về phía khoa
Kéo dài thời gian thực tập, chia làm 2 khoảng thời gian là kiến tập và thực tập:
- Kiến tập: bắt đầu từ hè năm 2, thời gian là 1-2 tuần cách thời gian thực tập chính thức là 1 học kỳ, để tìm hiểu chung về tình hình công ty như: mối quan hệ giữa các phòng ban,quá trình làm việc của từng bộ phận… Từ đó có thể định hướng được đề tài mà mình muốn viết, chuẩn bị thêm các tư liệu cần thiết cho bài báo cáo sau này. Đồng thời để quá trình thực tập chính thức sau này không bị bỡ ngỡ.
- Thực tập: bắt đầu tham gia vào quá trình sản xuất song song với việc hoàn thành bài báo cáo. Trong thời gian đó cũng tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện được năng lực của mình, có cơ hội tìm được công việc ổn định, phù hợp sau khi ra trường tại đơn vị thực tập.
* Về phía xí nghiệp
- Từ những kiến thức đã học kết hợp với quá trình thực tập thực tế tại quý xí nghiệp, em có một vài đóng góp nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện vào hệ thống sản xuất tại xí nghiệp và nâng cao chất lượng đời sống của công nhân viên:
+ Thứ nhất là thiết kế lại chuyền may, vì trong quá trình tham gia sản xuất, em nhận thấy đường đi của bán thành phẩm chưa hợp lý nên cần phải thiết kế lại để rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm.
+ Hai là xây dựng hệ thống liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong ngành để đáp ứng nhu cầu nguồn lao động lành nghề, đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao,… góp phần vào sự phát triển của xí nghiệp.
+ Ba là, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích nâng cao đời sống công nhân viên để họ gắn bó lâu dài với xí nghiệp hơn. Vì hiện nay, vấn đề nhân sự không chỉ là khó khăn riêng của xí nghiệp mà còn là nỗi lo của toàn ngành may nói chung. Sự thiếu hụt công nhân liên tục khiến cho tiến độ sản xuất hàng bị chậm trễ, số lượng công nhân còn lại thì phải tăng ca nhiều hơn dẫn tới sự chán nản là không thể tránh khỏi. Việc thiếu hụt công nhân dẫn đến xí nghiệp luôn phải tuyển thêm lao động mới, điều này khiến cho nhiệp độ sản xuất bị thay đổi, phải mất thời gian đào tạo lại lao động mới.
+ Thứ tư, việc an toàn về vận hành, vận chuyển hàng.
- Công nhân sử dụng máy cắt tay và máy cắt vòng phải đeo gang tay
- Đối với máy móc và cấc loại máy chuyên dung khác phải trang bị và duy trì đầy đủ các che chắn bảo hiểm an toàn và chấp hành nội quy , quy định về công tác vệ sinh sử dụng an toàn máy móc thiết bị.
+ Thứ năm, cải tiến về thiết bị,, tân trang theo hướng tự động hóa,.. để hạn chế việc sử dụng lao đông để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm động nghĩa với sự nâng cao giá trị của sản phẩm.
+ Thứ sáu, Em nghĩ môi trường làm việc,, đặc biệt là không gian làm việc là điều hết sức quan trọng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy , công ty nên mở rộng,, thiết kế một cách khoa học hơn, đảm bảo về ánh sáng là điều hết sức lưu tâm.
+Thứ bảy, Giám đốc cũng như các nhân viên kỹ thuật thường xuyên phổ biến cho công nhân về chỉ tiêu chất lượng trong quá trình sản xuất cho tất cả các bộ phận hàng hư, hàng sửa…
CHƯƠNG IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Tài liệu giáo trình:
+ Công nghệ sản xuất – Th.s Trần Thanh Hương + Chuẩn bị sản xuất – Th.s Trần Thanh Hương
+ Công nghệ may trang phục 2 - Th.s Trần Thanh Hương + Công nghệ may trang phục 3 - Th.s Trần Thanh Hương + Quản lý chất lượng trang phục - Th.s Trần Thanh Hương + Thiết kế trang phục 5 - Th.s Trần Thanh Hương
- Tài liệu trên WED:
Trang www.google.com.vn , www.congnghemay.com.vn - Và một số tài liệu do xí nghiệp cung cấp.