Báo cáo Giao Tiếp trong Kinh Doanh

47 378 0
Báo cáo Giao Tiếp trong Kinh Doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 LỜI MỞ ĐẦU Bất kì sự thành công trong nào tất cả các lĩnh vực đều xuất phát từ điểm bắt đầu: “Chúng ta đã tiếp xúc với nhau như thế nào?” Không chỉ đơn thuần là những cuộc hội thoại, gặp mặt hay trao đổi ý kiến về việc chúng ta và đối tác có những mong muốn gì từ nhau. Sâu hơn, đó là cả một quá trình thuyết phục, trình bày và diễn giải. Theo đó, như đã biết, giao tiếp là một hoạt động, một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tất cả các dự án kinh doanh đầy hấp dẫn hay các hợp đồng đầy triển vọng nào cũng phải trải qua những cuộc thương lượng giữa các bên để biến những điều đó thành hiện thực. Vì vậy, bất kỳ ai muốn thực hiện điều này đều phải biến mình thành những nhà ngoại giao thực thụ. Đây là một ứng dụng khoa học mới mẻ đối với chúng ta. Để có được hướng đi tốt trong kinh doanh, tất nhiên, chúng ta không thể chỉ dựa vào việc giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ cơ thể mà nó còn phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ tiếp đãi và dành cho phía đối tác sự đãi ngộ như thế nào cho hợp lý. Như đã nêu trên, giao tiếp đóng vai trò không nhỏ trong việc truyền đạt thông tin giữa mọi người với nhau. Cho nên, để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, sinh viên, các Tiến sĩ và Thạc sĩ đã cất công biên soạn và hướng dẫn cách phát triển và tìm hiểu về giao tiếp trong kinh doanh nhằm giúp nâng cao kỹ năng đàm phán nói riêng và giao tiếp nói chung để giúp chúng ta vươn đến một tầm cao mới. Nơi mà ta có thể thực hiện được ước muốn của mình, thông qua những bài học. 1 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 CHƯƠNG 1: NGHI THỨC XỬ SỰ TRONG GIAO TIẾP 1.1. Ra vào cửa Ra vào cửa được xem là một hoạt động không thể thiếu trong giao tiếp, bởi vậy mà chúng ta không thể bỏ qua nghi thức này, càng không thể làm một cách qua loa, thiếu tế nhị. Không quan tâm đến điều này dễ bị coi là người kém hiểu biết. Những người được tôn trọng, ưu tiên ( trưởng làng, già bản, người có địa vị cao sang, người cao tuổi, phụ nữ) luôn luôn được ra vào cửa trước (kể cả thang máy), mở cửa mời họ là người ít được tôn trọng, ưu tiên. Ví dụ như một đôi nam nữ (nữ đi trước, nam theo sau), nhưng trước khi qua cửa, nam giới phải tiến lên phía trước để mở cửa mời bạn nữ qua rồi nam giới mới được qua. Nếu đi đông người, nam giới phải đứng giữ cửa để những người được tôn trọng và phụ nữ ra hoặc vào trước. Nam giới giữ cửa là người được đi qua cửa tiếp ngay sau khi những người tôn trọng, ưu tiên đã qua hết. Lịch sự hơn nhiều nếu bạn nam giữ cửa cho cả đoàn qua hết rồi mới qua sau cùng. Một phụ nữ trẻ phải mở cửa mời phụ nữ cao tuổi qua. Nữ giới đi một mình thì phải tự mở cửa lấy, nếu có nam giới khác mở cửa giùm thì đừng quên câu cảm ơn. Nam giới đã thực hiện xong việc lịch thiệp với một nữ giới và cần rút ngay khi họ đã qua cửa. Không nên đứng quá lâu như một nhân viên làm phận sự mở cửa để phục vụ mọi người. Nếu mở cửa ra, người mở cửa phải đứng về phía cửa đề kéo cửa về lại phía mình, mời người được tôn trọng ưu tiên qua cửa. Nếu cửa phải đẩy vào, người đẩy cửa có thể tiến lên phía trước để mở cửa hoặc người được tôn trọng ưu tiên có thể đẩy nhẹ, người ít được tôn trọng đỡ cửa và đẩy vào để mời người được tôn trọng ưu tiên kia qua.Trong trường hợp này người mở cửa cần khéo léo nép về phía cánh cửa, không lúng túng, vụng về đến nổi để người được ưu tiên phải lách khó nhọc lắm mới qua được cửa hoặc phải chui qua cánh tay người mở cửa. Nếu là cửa quay, người ít được tôn trọng ưu tiên phải chú ý nhìn cửa, nhìn người được tôn trọng ưu tiên để điều chỉnh cửa quay từ từ sao cho họ có thể qua được một cách thoải 2 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 mái, dễ dàng. Nếu cửa quay nặng, khó đẩy, người ít được tôn trọng có thể đi trước để giúp đỡ người được tôn trọng ưu tiên, có điều phải xin lỗi trước khi làm việc đó. Và phải luôn nhớ rằng người đang đi phía sau là người được tôn trọng, ưu tiên hơn mình. 1.2. Lên xuống cầu thang Lên xuống cầu thang trong khi đón hoặc tiễn khách cũng là một nghi thức cần được lưu tâm. Ở đó cũng dễ để lại ấn tượng khó quên cho nhau trong mối quan hệ xã giao. Nếu không biết về điều này đôi khi cũng bị coi là người vụng về, kém xã giao. Kể cả khi lên và xuống, người được tôn trọng, ưu tiên luôn được đi trước một bậc về phía có tay vịn của cầu thang. Chủ nhà hoặc người ít được tôn trọng ưu tiên phải đi sau một bậc, so le về phía không có tay vịn để chuyện trò và hướng dẫn hoặc giúp đỡ họ khi cần thiết. Nhưng khi đi xuống, nếu cầu thang dốc, không có đèn hoặc người được tôn trọng ưu tiên già yếu có thể giúp đỡ họ đi trước một bước về phía so le lòng cầu thang để một tay họ vịn vào lan can, một tay vịn vào vai mình giữ thăng bằng. Và đừng quên xin lỗi họ trước khi làm việc đó. Không được đứng ở cầu thang để tán gẫu hoặc nói chuyện là cản trở người khác đi lại qua cầu thang. Không nên đón hoặc tiễn khách ngay khi họ đang lên hoặc xuống cầu thang. 1.3. Sử dụng thang máy Thang máy cũng như thang bậc, thang băng chuyền đều là nút giao thông cho hoạt động đi lại của con người. Do vậy, nơi đây cũng tập trung tương đối đông người. Cung cách xử sự trong việc sử dụng thang máy cũng là vấn đề để mọi người cần quan tâm. Việc ra vào thang máy cũng áp dụng như ra vào cửa. Có nghĩa là người được tôn trọng ưu tiên được quyền ra vào trước, người được tôn trọng ưu tiên ra vào sau. Tuy nhiên cũng đừng quá máy móc nhường cho người được tôn trọng ưu tiên đến mức gây phiền toái cho chính họ hoặc làm ùn tắc khi mọi người qua lại. Nhưng nếu phải ra hoặc vào trước phải xin lỗi những người xung quanh. Mỗi loại thang máy thường tải được một số trọng lượng nhất định, do đó nếu thang máy đã đông người (quá tải) hoặc không kịp vào (thang máy đã khép cửa) hãy điềm tĩnh, vui 3 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 vẻ chờ chuyến sau. Không nên cứ chen vào (nếu đông) hoặc từ xa chạy lại đến (nếu thấy không kịp nữa). Rất không lịch sự chút nào, nếu cứ giữ thang máy để trò chuyện với nhau hoặc phục vụ cho riêng mình để người khác phải chờ đợi lâu. Khi thang máy chuẩn bị khép cửa, phát hiện có người đang đến gần, hãy dừng thang máy chờ họ cùng đi. Trong trường hợp này, chắc chắn bạn nhận được lời cảm ơn, vì bạn đã có công chờ họ. Trong thang máy, mọi người tự ấn nút cho tầng của mình. Nếu đứng xa không thể ấn nút được, hãy nhờ người đứng cạnh bảng điều khiển giúp làm chuyện đó và đừng quên cảm ơn người đã giúp mình. Khi sắp đến tầng hầm mình muốn, hãy xin lỗi mọi người ra cửa đứng sẵn để tránh làm phiền mọi người trong thang máy. 1.4. Ghế ngồi và cách ngồi 1.4.1. Ghế ngồi Ghế ngồi cũng là một vấn đề nhạy cảm và được quy định theo ngồi thứ, vai vế rõ ràng, nhất là trong hoạt động ngoại giao. Trong lĩnh vực này người ta quan tâm đến chủng loại ghế, vị trí đặt ghế và hướng của ghế ngồi. Nhiều quốc gia, dân tộc còn mang nặng tính đẳng cấp. Đặc biệt, nghi lễ trong các triều đại vua chúa phong kiến người ta rất coi trọng đến chỗ ngồi (chủng loại ghế và vị trí ngồi). Mỗi loại đẳng cấp khác nhau phải được ngồi một loại ghế khác nhau và ở vị trí khác nhau. Nếu cùng một đẳng cấp phải có cùng một loại ghế như nhau và được xếp ở vị trí ngang hàng nhau. Sơ suất điều này khó tránh khỏi phiền toái. Hiện nay, việc phân biệt về chủng loại ghế vẫn tồn tại ở những nơi còn mang nặng tư tưởng phân biệt đẳng cấp theo tôn giáo hoặc trong hoàng tộc. Nhưng về khoảng cách, vị trí thường chỉ phân biệt trong nghi thức ngoại giao. Chủng loại ghế có thể được phân biệt khi các đại diện (trưởng đoàn, nguyên thủ quốc gia) không ngồi cùng dãy với các thành viên. Nguyên thủ quốc gia ngồi trong các nghi lễ tiếp xúc xã giao chẳng hạn. 4 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 Yêu cầu chung về các loại ghế là phải chắc chắn, đồng kiểu, đồng mẫu (theo từng chủng loại), khoảng cách giữa bàn và ghế phải hợp lí để người ngồi thoải mái (khoảng cách từ 60 đến 70 cm). Đặc biệt không xếp ghế đối diện với chân bàn. Những người được tôn trọng, ưu tiên bao giờ cũng được người phục vụ hay người khác kéo ghế (dỡ ghế) mời ngồi. Khi đứng dậy ra khỏi phòng (không còn quay lại nữa) người phục vụ hay người khác phải giúp họ đẩy ghế sát vào bàn. Nam giới phải làm việc đó giúp bạn gái của mình (nếu không có người phục vụ). Nhưng nếu cùng trang lứa (ngang hàng, thân mật) thì mọi người sẽ tự lo liệu lấy. Khi kéo ghế, không lôi cả bốn chân, mà cần kéo ghế hơi ngả về phía mình, chỉ để hai chân sau tiếp xúc với sàn, rồi kéo ra, đẩy vào dễ dàng. Nếu sàn nhà không bằng phẳng hoặc trải thảm hãy nâng nhẹ ghế lên một chút. Kéo ghế vừa tầm để khách ngồi thoải mái, không phải điều chỉnh lại hoặc thậm chí kéo ra quá xa bàn đến nỗi khách bị hẫng, ngồi phịch xuống sàn. Cần lưu ý là những bộ xa lông, đi văng không phải kéo đẩy như trên mà chỉ đặt một tay lên giá tựa của ghế, một tay hướng từ khách vào ghế đã thay lời mời lịch sự rồi. 1.4.2. Cung cách ngồi Trong thực tế có nhiều cách ngồi ghế, mỗi cung cách thể hiện vị thế, thái độ, tính nết, bản chất của người ngồi. Các nhà tạo mốt danh tiếng trên thế giới cho rằng, ngồi theo hình chữ S là kiểu ngồi đẹp nhất, lịch sự, chuẩn mực và dễ được mọi người chấp nhận nhất. Kiểu hình chữ S có nghĩa là ngồi ngay ngắn người hơi ngả về phía trước, hai đầu gối khép lại, bàn chân thu vào trong chân ghế, hai tay đặt lên đầu gối hoặc hai bàn tay đặt lên nhau trên đùi hay trên mặt bàn. Trong tiếp xúc, hội đàm, dự tiệc người được tôn trọng, ưu tiên, khách mời bao giờ cũng được ngồi xuống ghế trước và đứng lên trước. Ngồi cạnh người được tôn trọng, ưu tiên không được bắt chân chéo ngũ, không rung đùi. Rất bất nhã khi đặt cả hai bàn chân lên ghế hoặc duỗi cả hai chân về phía trước. không nên chống tay lên cằm, khuỳnh tay ôm lấy bàn, ngửa mặt về phía sau hay gục mặt xuống bàn. 5 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 Nếu ngồi trên giường, dưới sàn trong trường hợp không có ghế, nam giới nên xếp chân bằng bằng, nữ giới đưa cả hai chân về đằng sau cùng một phía (theo kiểu người Nhật). Rất mất lịch sự nếu ngồi xổm khi tiếp xúc với người khác. Trên tàu xe, tròn rạp hát nếu không đủ ghế cho mọi người, người ít được tôn trọng ưu tiên phải nhường ghế cho những người được tôn trọng ưu tiên (người cao sang, cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người tật nguyền,…). 1.4.3. Vị trí và khoảng cách ngồi theo nghi thức ngoại giao. Vị trí ngồi Trong các cuộc tiếp xúc, hội đàm, tiệc chiêu đãi,…thông thường bố trí chủ và khách ngồi đối diện nhau, nếu theo nghi lễ chính thức, ngoại giao. Nhưng bố trí ngồi cạnh nhau cùng phía, nếu thân tình và không phải là nghi lễ chính thức. Vị trí ngồi tiếp xúc xã giao, chào xã giao đối với các nguyên thủ quốc gia theo nghi thức ngoại giao thường bố trí ghế xa-lông, chủ và khách ngồi cùng phía. Khách ngồi phía bên tay phải của chủ, các thành viên trong đoàn ngồi ở phía trưởng đoàn của mình, càng gần trưởng đoàn chức vụ càng lớn. Bàn ghế có thể xếp theo nhiều cách khác nhau.Việc đó phụ thuộc vào không gian, địa hình, tính chất, số lượng người tham gia và ý đồ của phía chủ, Có thể sắp xếp bàn theo hình tròn, vuông, chữ nhật, chữ T, chữ E, rẻ quạt, răng lượt,… Nếu ngồi bàn tròn, vuông, hình chữ nhật, đại diện chủ và khách ngồi đối diện nhau ở chính giữa, khách được bố trí ngồi ở vị trí thuận tiện, hướng về phía có khung ảnh đẹp. Càng xa hai đại diện chủ và khách địa vị càng thấp dần. Nếu ngồi bàn theo hỉnh chữ T, chữ E,… Đại diện chủ ngồi bên trái, đại diện khách ngồi phía phải, các thành viên ngồi theo phía của trưởng đoàn hoặc ngồi xen kẽ. Khoảng cách ngồi Khoảng cách ngồi tiếp xúc do chủ nhà hoặc người được tôn trọng hơn qui định. Nếu chưa quen biết hoặc thể hiện tính nghiêm túc hai bên thường ngồi đối diện nhau và khoảng cách xa hơn. Nhưng thể hiện tình cảm, gần gũi thân mật hoặc cuộc trao đổi không chính thức, hai người thường ngồi cùng phía và khoảng cách càng gần, càng thân thiết. 6 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 Khi đã xác định được vị trí và khoảng cách ngồi, người ít được tôn trọng ưu tiên hoặc khách không nên thay đổi, nếu không có sự đề nghị của chủ nhà hoặc người được tôn trọng ưu tiên. 1.5. Quà tặng Trong các tổ chức về các mối quan hệ giữa các tổ chức, tập thể , gia đình, cá nhân, quà tặng thể hiện thái độ giữa những nhóm người và mỗi người với nhau. Quà tặng là sợi dây vô hình là chất dính kết mọi người lại với nhau. Quà tặng là thông điệp cuối cùng về thái độ tình cảm mà người được tặng quà đón nhận nó từ phía người tặng. Quà tặng có thể thay lời nói lên nhiều điều về nhau thông qua đó có thể hiểu nhau hơn. Chẳng thế mà nhiều người quan niệm rằng: một hình ảnh có giả trị bằng ngàn lời nói, một món quà có ý nghĩa như một bài diễn văn. Và như vậy quà tặng không chỉ mang giá trị vật chất thuần túy mà nó còn mang giá trị tinh thần to lớn. Thông qua quà tặng hai bên có cơ hội củng cố và phát triển mối quan hệ. Ngạn ngữ có câu: “Quà tặng duy trì tình bạn” điều đó đúng trong cả đời công và tư. Người tặng và người nhận có những thái độ đúng đắn về bản chất của quà tặng để có hành vi ứng xử cho phù hợp làm tăng giá trị quà tặng và ý nghĩa hiện thực của nó. Người nhận đừng quá bận tâm đến giá trị kinh tế cũng như giá trị hiện thực của nó mà nên coi trọng tình cảm và thái độ của người tặng đối với mình. Tuy nhiên không phải món quà nào cũng có giá trị tích cực như vậy, mà điều đó còn phụ thuộc nhiều yếu tố quan trọng khác. Tặng quà phải đúng lúc đúng cách: Giá trị của món quà sẽ tăng lên nêu nó được tặng đúng lúc và đúng cách kèm theo thái độ và ngôn ngữ biểu đạt, tình cảm đúng với ý nghĩa. Ngạn ngữ có câu “của cho không bằng cách cho”, “cho chậm nghĩa là từ chối’’ Tặng quà có cách thứ trao nhận nhất định của nó, điều quan trọng của cách thức đó là phải lịch sự, thể hiện đúng cách thức của người nhận và người tặng, không có hành vi mờ ám và nhất là không đúng thời điểm. Một món quà sinh nhật có ý nghĩa khi nó được tặng đúng ngày hay đúng lúc diễn ra sinh nhật, không có lời thanh minh nào có thể bù lại món quà đến không đúng thời điểm. 7 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 Quà tặng quà lưu niệm là hai loại quà khác nhau dành cho các đối tượng khác nhau thể hiện sự trọng thị, lòng biết ơn thái độ của riêng người nhận. Quà lưu niệm thường đại trà, rộng rãi mang nặng giá trị vật chất ít hơn là quà giá trị biết ơn. Tặng quà lưu niệm mang giá trị tinh thần nhằm gợi nhớ hoặc ghi nhận một kỉ niệm, một dấu ấn nào đó một chuyến đi gặp gỡ, một cuộc chia tay, xum họp Và nó luôn trở thành kỉ vật không gì so sánh được. Cách thức tặng quà: quà tặng có thể cho tập thể, cá nhân, người đi xa, người đau ốm hay người mới sinh con. Quà tặng có thể tặng công khai hay tặng riêng ai đó tùy hoàn cảnh và cách thức tặng quà khác nhau. Nếu quà tặng được mở công khai khi trao tặng làm tăng giá trị quà tặng từ đó tăng thân thế cho cả người cho lẫn người nhận, quà tặng loại này thường được đóng trong hộp đẹp để mở ra và đóng lại khi đã trao nhận quà xong. Nếu cá nhân tặng quà riêng thì quà tặng vẫn được để trong hộp đẹp tuy không cần phải mở khi nhận, tuy nhiên người nhận vẫn có thể mở quà để thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của mình cũng như sự tò mò khi nhận được món quà. Đối với người đi xa quà tặng cần gọn nhẹ, dễ đóng gói vận chuyển và nhất thiết phải được gửi trước khi người nhận xuất phát một hoặc hai ngày. Đây là việc cần lưu tâm, tránh người nhận lúng túng khi nhận quà trước thời điểm xuất phát. 1.6. Sử dụng xe hơi Vị trí ngồi trong xe Thông thường nếu có hai người thì đều được bố trí ngồi phía trước, người được tôn trọng ưu tiên bao giờ cũng được ngồi ở vị trí thoải mái hơn, thuận lợi hơn. Vị trí đó ở phía lề đường không có xe chạy ngược chiều, không bị chắn bởi lái xe. Người được ưu tiên thường ngồi ở phía trong lòng lề đường vì đó là chỗ an toàn và thoải mái nhất, thông thường người người lái xe phải mở cửa cho hai người ngồi phía trong lòng lề đường trước. Nếu có người thứ ba cùng đi thì thông thường đó là người phục vụ, người giúp việc, vệ sĩ trợ lí ngồi ngang hàng với lái xe hoặc gần người được tôn trọng ưu tiên nhất.Trong 8 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 trường hợp này người phục vụ phải mở cửa cho người quan trọng nhất và thứ hai lên hoặc xuống xe. Nhưng nếu quan hệ bình thường bạn bè đồng nghiệp và không coi trọng nguyên tắc ngoại giao, không nhất thiết phải sắp đặt theo thứ tự trên mà cần ngồi một cách hài hòa, tế nhị để tạo ra bầu không khí vui vẻ. Ví dụ người ngồi trong xe ngang hàng nhau thì bố trí vị trí nào cũng được nhưng nếu có người khác phái ở trong xe thì tốt nhất nên để người khác phái ngồi ở giữa hai người cùng phái ngồi hai bên, trong trường hợp naỳ nam giới mở cửa cho nữ giới lên và xuốn xe. Cung cách lên xuống xe Nếu là xe sàn cao, trần cao trước hết phải đặt chân trái lên sàn xe sau đó xoay nhẹ nhàng để ngồi vào đệm ghế rôi rút chân phải vào sàn xe. Nếu là xe trần thấp sàn thấp thì vịn tay lên mui xe rôi ngồi thẳng vào ghế đệm sau đó xoay người ngồi vào ghế đệm rút hai chân vào và điều chỉnh chỗ ngồi của mình. Muốn rời khỏi xe hãy xê dịch dần theo ghế ra ngoài, cho đến khi có thể đặt một chân xuống đất cúi đầu bước ra khỏi xe. Người được tôn trọng luôn được người phục vụ hoặc người khác mở cửa và lên xuống trước, phụ nữ được nam giới mở cửa, cấp trên được cấp dưới hoặc người phục vụ mở cửa khách được chủ mở cửa, trong các hoạt động hằng ngày thì việc mở cửa thường do tài xế, người trực cổng hoặc bảo vệ làm. Nếu nơi đến có tổ chức nghi lễ như khách sạn nhà hàng để thể hiện sự tôn trọng thì đại diện chủ nhà mở cửa cho người ưu tiên số một trước sau đó vòng ra sau mở của cho người ưu tiên số hai hoặc người ưu tiên số hai phải tự mở cửa. Nếu xe đỗ dọc đường không được mở theo nghi thức ngoại giao như thế có nghĩa là không được mở cửa xe giữa lòng đường cũng như lên xuống xe, vì làm vậy là rất nguy hiểm và vi phạm luật giao thông. Trong trường hợp này người ưu tiên số hai lên trước chuyển giao vị trí của mình người ưu tiên số một lên sau, người lên trước phải xin phép hay xin lỗi trước khi làm việc đó. 9 GVHD: Trần Thị Thùy Trang Lớp: CĐKS15N2. Nhóm: 8 Khi xuống phục vụ hoặc người lái xe mở cửa cho người số một xuống trước người số hai tự điều chỉnh rồi xuống sau cho cùng một bên lề. Trường hợp xe có một nam một nữ nam ngồi bên trái phía lề đường vươn tay đẩy cửa cho nữ xuống trước mình xuống sau đóng cửa xe và đưa nàng đi cùng. 1.7. Tiếp xúc nơi công cộng Giao tiếp nơi công cộng là một khái niệm chỉ chung cho các quan hệ ở những nơi đông người, với những người mà bạn chỉ thoáng gặp tình cờ trong đám đông. Có thể đó là khi xếp hàng mua vé xem ca nhạc, đi chung trên xe buýt, hoặc dạo chơi trong công viên, cho đến như khi mua sắm trong siêu thị Đặc điểm của những mối quan hệ giao tiếp này là bạn sẽ được người khác – những người mà bạn giao tiếp – nhìn nhận một cách đơn giản như là trong quan hệ giữa con người với con người, thế thôi. Bởi vì bạn chỉ xuất hiện trước mắt họ với những gì của chính bản thân bạn, như trang phục, cử chỉ, phong cách nói năng, đi đứng Ngoài ra, những thứ như cương vị xã hội, gia đình, quyền lực hay tri thức, thậm chí danh tiếng mà bạn có được đóng vai trò rất nhỏ hoặc không có gì trong những mối quan hệ thoáng qua này. Giao tiếp nơi công cộng là sự giao tiếp làm bộc lộ rõ nét nhất sự lịch thiệp và khả năng giao tế của mỗi người. Bởi vì bạn phải hoàn toàn dựa vào chính mình để tạo ra một ấn tượng – tốt hoặc xấu – trong mắt nhìn của những người mà bạn giao tiếp, hoặc thậm chí không hề giao tiếp mà chỉ là được nhìn thấy. Tuy là những mối quan hệ thoáng qua, nhưng các quan hệ giao tiếp nơi công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của một con người. Suy cho cùng, nếu đã là người có một nếp sống đẹp, điều đó phải có nghĩa là sống đẹp với tất cả mọi người chứ không chỉ riêng gì với những người mà ta đã từng quen biết. Hơn thế nữa, rất nhiều mối quan hệ thoáng qua này, nếu tốt đẹp, sẽ là khởi đầu cho những mối quan hệ dài lâu khác – một người hợp tác làm ăn, một khách hàng, thậm chí một 10 [...]... hài trong cuộc sống thường nhật Khả năng tự kiềm chế Ba trạng thái tự ngã trong giao dịch: trạng thái bản ngã phụ mẫu, thanh niên, nhi đồng Tự kiềm chế: khống chế bản ngã, biết khoan dung, kiềm chế cơn giận dữ Kỹ năng giao tiếp đa phương và lễ nghi trong giao dịch Các loại hình giao tiếp Chính bản thân, song phương, nhóm, tổ chức Hạt nhân cơ bản của giao tiếp liên nhân cách là lòng tin Kỹ năng giao tiếp. .. một trong những hình thức giao tiếp trong kinh doanh, nhằm mục đích tăng sự hiểu biết và tính thân thiện trong quá trình hợp tác, làm ăn với nhau phục vụ cho lợi ích chung Trong quá trình vui vẻ trong bữa tiệc, khách và chủ có thể kết hợp bàn bạc những vấn đề có quan hệ với kinh doanh một cách tự nhiên và cởi mở, nhiều trường hợp có thể dẫn tới ký kết các hợp đồng kinh tế có lợi cho cả đôi bên Trong. .. của giao dịch kinh doanh Xác lập mục tiêu của cuộc giao dịch kinh doanh Cái đích hoặc kết quả cụ thể giao dịch phấn đấu đạt được Phân loại : Thời hạn: Ngắn, trung, dài hạn Mức độ: Tối ưu, thấp Cấp độ: Xã giao, có mức độ, đối tác, liên minh chiến lược Tiêu thức: Cụ thể 18 GVHD: Trần Thị Thùy Trang - Lớp: CĐKS15N2 Nhóm: 8 Linh hoạt Định lượng Khả thi Nhất quán Hợp lý Các hình thức giao dịch kinh doanh. .. mình nhất, • giao tiếp mạng lưới đang chéo: tất cả, giao tiếp phân nhóm: bè phái Kỹ năng giao tiếp trong một tổ chức Hệ thống qui định rõ ràng, có cấu trúc Tính chất: mục đích, phụ thuộc, chuyên môn hóa, cấp bậc Cấu trúc ảnh hưởng đến hành vi; tranh đua đạt vị trí cao hơn – tích cực hoặc tiêu cực nên cần biện pháp giao tiếp cởi mở tăng cường tinh thần hợp tác Hai hệ thống - - quá trình giao tiếp: Đối... đặc quyền: Duy nhất, giao kèo quyền và nghĩa vụ, có - phạm vi lãnh thổ Môi giới: Trung gian giao tiếp, nắm thông tin, 2 bên hay 1 bên… Xét giao dịch kinh doanh theo địa điểm: Giao dịch ở văn phòng: khách hàng truyền thống, mua buôn; tiếp xúc trực tiếp, cần gây ấn - tượng, chiều khách… Giao dịch ở cửa hàng: bán lẻ, buôn, quan tâm cửa hàng lớn, trưng bày, giới thiệu, tuyên - truyền… Giao dịch tại hội trợ... 2.2.2 2.2.3 Lớp: CĐKS15N2 Nhóm: 8 Một số học thuyết trong giao dịch Học thuyết về giao dịch của Jurgen Ruesch Hệ thống cấp độ nhu cầu trong học thuyết của Maslow Học thuyết của McGregor Một số phẩm chất của nhà kinh doanh Kinh doanh là người có cao vọng Nhu cầu thực hiện chương trình ngày càng nâng cao, không phải tham vọng dùng mọi thủ đoạn Nhà kinh doanh là người dám chấp nhận rủi ro Không thể thiếu,... hình thức giao dịch Gia tăng hệ thống hàng hóa trung tâm dịch vụ: trung tâm thương mại, đầu tư, đầu mối… - môi trường giao tiếp tăng, tăng thông tin, rủi ro… Gia tăng khối lượng và danh mục sản xuất làm mua bán nhộn nhịp hơn Bản chất của giao dịch kinh doanh Giao dịch là cảm xúc, quan hệ giữa các cá nhân để trao đổi thông tin hoặc thỏa mãn một nhu cầu nào đó Khái quát: Chủ thể là các nhà kinh doanh Đang... bạn là người có một nghề nghiệp đòi hỏi giao tiếp rộng, đôi khi bạn khó lòng phân biệt được những mối quan hệ giao tiếp nơi công cộng này với các quan hệ khác Những người hoạt động xã hội lại càng xem trọng các quan hệ giao tiếp nơi công cộng, bởi vì chính thông qua đó mà họ bộc lộ chính mình để chinh phục sự ủng hộ của người khác Nguyên tắc đầu tiên trong giao tiếp nơi công cộng là phải tôn trọng người... năng giao tiếp trong nhóm Điều phối giải quyết mâu thuẫn lợi ích có ý nghĩ rất quan trọng Một số qui tắc: Qui tắc hành động của nhóm: Ai tham gia, vị lợi hay vô vị lợi Qui tắc về thời gian và địa điểm tập hợp, sinh hoạt nhóm Nội qui của nhóm: Qui tắc hành xử cá nhân và phát ngôn: Năm hình thức giao tiếp cơ bản: Giao tiếp hình sao: Trưởng nhóm – thành viên, giao tiếp vòng tròn: 1-2, giao tiếp chuỗi: gần... lợi nhuận lớn Nhà kinh doanh là người có lòng tự tin Thấy khó nhưng tin là qua Cách rèn luyện: Phát triển đức tính giúp thành công Làm từ việc thành công đến việc khó hơn Giao du người có lòng tự tin Ăn mặc, cử chỉ, sức khỏe Nhà kinh doanh là người có đầu óc nhạy bén Nhạy bén thị trường, tổ chức, biết chộp cơ hội, ngược lại sẽ thất bại Nhà kinh doanh phải giỏi kỹ năng quản trị kinh doanh Chủ trì, lãnh . tập đoàn kinh tế lớn như Microsoft, Unilever, P&G,… 2.2. Học thuyết phân tích giao dịch 2.2.1. Những vấn đề cơ bản của giao dịch kinh doanh Khái niệm chung về giao dịch kinh doanh 16 GVHD:. thuyết trong giao dịch - Học thuyết về giao dịch của Jurgen Ruesch - Hệ thống cấp độ nhu cầu trong học thuyết của Maslow - Học thuyết của McGregor 2.2.3. Một số phẩm chất của nhà kinh doanh Kinh doanh. biên soạn và hướng dẫn cách phát triển và tìm hiểu về giao tiếp trong kinh doanh nhằm giúp nâng cao kỹ năng đàm phán nói riêng và giao tiếp nói chung để giúp chúng ta vươn đến một tầm cao mới.

Ngày đăng: 01/07/2015, 20:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan