Một số hình thức giao tiếp ở Nhật Nguyên tắc khi giao tiếp

Một phần của tài liệu Báo cáo Giao Tiếp trong Kinh Doanh (Trang 41)

14. Kết thúc bữa tiệc, chủ tiệc đứng dậy cảm ơn, khách sẽ lần lượt đứng dậy theo; nam

5.3.3. Một số hình thức giao tiếp ở Nhật Nguyên tắc khi giao tiếp

Nguyên tắc khi giao tiếp

- Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.

- “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.

Chào hỏi: Lễ nghi chào hỏi ở mọi nơi của Nhật Bản là động tác cúi chào, khi gặp nhau

người nhỏ tuổi, người cấp dưới chào trước. Người Nhật không có thói quen bắt tay, tuy nhiên bắt tay cũng được xem là động tác chào hỏi.

Giao tiếp bằng mắt: Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà

họ thường nhìn vào một vật trung gian như cà vạt, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Sự im lặng: Người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành

động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

Giao tiếp qua điện thoại: Khi có điện thoại đến người Nhật thường phải cầm máy

ngay trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng chuông và xưng tên công ty, không được để khách chờ. Trường hợp mà bận công việc bắt máy muộn sau 3 hồi chuông thì câu đầu tiên luôn là xin lỗi. khi gọi diện thoại thì phải nói thật ngắn ngọn nội dung của công việc tránh làm mất thời gian của người nghe (cần phải ghi những điều cần nói trước khi bấm số).

Danh thiếp : Cũng được coi là một trong những hình thức giao tiếp: khi nhập danh

thiếp cần phải giữ gìn cẩn thận như để thể hiện sự tôn trọng người mình gặp, không được nhét vào túi mà phải kẹp vào trong sổ danh thiếp. Nếu lúc đang nói chuyện thì tạm để nó lên bàn.

Tiền Tip: Tại Nhật Bản, người ta thường không cho tiền tip bạn cũng có thể hiểu là tiền

“boa” bạn không cần thiết phải cho tiền tip trong khách sạn, quán bar và nhân viên nhà hàng, hay tài xế taxi...Vì trong thực tế điều này sẽ khiến cho nhân viên, tài xế, bồi bàn…sẽ cảm thấy xấu hổ, và cho rằng việc làm đó của bạn là thô lỗ. Trong khi đó bạn không cần phải cho tiền tip mà vẫn được cung cấp những dịch vụ tốt nhất và nhận được sự giúp đỡ từ các nhân viên.

Bước vào một căn nhà: Khi bạn bước vào một vào một ngôi nhà theo phong cách Nhật

Bản hay vào một công ty Nhật Bản. Bạn thường sẽ thấy một giá để giầy dép ở cửa ra vào. Như vậy bạn nên để giày hoặc dép của mình vào giá để giầy. Một số người Nhật Bản chỉ mang dép của mình trong trường hợp để đi trong nhà vệ sinh, do đó bạn nên nhớ rằng, bạn không nên đi giày, dép vào trong một ngôi nhà Nhật Bản.

Dùng kính ngữ khi giao tiếp

“Lễ phép là chuẩn mực quan trọng”

Thực tế, kính ngữ trong tiếng Nhật rất phức tạp . Chẳng hạn, khi nói với cấp trên của mình ở công ty thì dùng lối nói kính trọng, nhưng khi nói với người ngoài công ty về người ấy thì phải dùng cách nói khiêm nhường.

Chương trình giáo dục bắt buộc ở tiểu học và trung học có đưa vào nội dung giảng dạy quốc ngữ một số tiết học về kính ngữ nên thanh thiếu niên có sự hiểu biết nhất định.

Nếu không biết dùng kính ngữ phù hợp với đối tượng mình giao tiếp thì sẽ bị coi là thiếu giáo dục. Không hiểu biết lễ nghi, vì vậy có thê nói rằng kính ngữ là một kiến thức cơ bản không thể thiếu được đối với người Nhật.

Có những công ty đưa việc sử dụng kính ngữ cùng với cách ứng xử qua điện thoại, cách giao tiếp với khách vào trong chương trình giáo dục, đào tạo nhân viên mới.

Ý thức tập thể cao, trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau đẻ đạt được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Báo cáo Giao Tiếp trong Kinh Doanh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w