CHƯƠNG 5: TẬP QUÁN GIAO TIẾP TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ NƯỚC 5.1 Pháp

Một phần của tài liệu Báo cáo Giao Tiếp trong Kinh Doanh (Trang 37)

14. Kết thúc bữa tiệc, chủ tiệc đứng dậy cảm ơn, khách sẽ lần lượt đứng dậy theo; nam

CHƯƠNG 5: TẬP QUÁN GIAO TIẾP TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ NƯỚC 5.1 Pháp

5.1. Pháp

Trong cuộc sống đời thường, người Pháp luôn được đánh giá là lịch sự, trang trọng, “chau chuốt” về cả văn hóa ăn mặc, trang trí và đi đứng, giao tiếp, từ trong sân vườn, cổng ngõ cho tới ngoài đường. Văn hóa đặc trưng của người Pháp được thể hiện ở sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng tự do cá nhân của người khác. Họ cũng luôn tôn trọng giờ giấc và những cuộc hẹn hay những buổi làm việc, hội họp. Điều này được xem như một trong những “nguyên tắc sống” của người Pháp. Đặc biệt, người Pháp luôn tự hào về những gì họ có, nhất là văn hóa hay những nghề thủ công mà tổ tiên họ truyền lại. Từ đó, họ luôn có ý thức lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa ấy.

Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp

Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp được thể hiện khi đi thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già và phụ nữ và người

khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần cửa thang máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp cũng như các đất nước văn minh khác, các công trình hay phương tiện công cộng đều rất chú ý đến người khuyết tật.

Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi đi trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua bên trái, đồng thời xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh, đây là nét văn hóa tế nhị đặc trưng thường thấy của người Pháp. Người đàn đàn ông luôn là người đi gần nhất với lề đường để bảo về cho những người già, phụ nữ và trẻ em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người. Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên. Người Pháp không thích sự bàn tàn trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, bởi sẽ ảnh

hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn. Và thường thì hai nam giới sẽ ngồi ở hai đầu của hàng ghế.

Xếp hàng cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, mọi lúc mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào cửa , nhất là những khu có đông khách du lịch thì thời gian xếp hàng là khá dài, họ thường có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông thường có hai hình thức 1 là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động.

Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp

Nụ hôn má chính là nét văn hóa đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà. Thường thì những người trong gia đình, bạn bè thân thiết sẽ “Bisous” còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự. Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau, thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.

Một phần của tài liệu Báo cáo Giao Tiếp trong Kinh Doanh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w