0
Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Sử dụng trang sức nam nữ:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH (Trang 26 -26 )

Ngoài bộ quần áo, giày, mũ, túi xách,…trang phục còn là các đồ trang sức, sự trang điểm của mỗi người, gọi là phục sức. Nguyên tắc chung về phục sức nam nữ đều giống nhau. Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt cần lưu ý.

Đối với nam giới

Nam giới thường đơn giản, ít cầu kì. Do vậy trang sức dành cho nam giới không nhiều. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận rất nhỏ trong giới trẻ có xu hướng lạm dụng dồ trang sức để tạo ra sự kỳ quặc, khác người. Như đeo hoa tai, vòng tay, dậy đeo cổ, nhuộm tóc thài quá với nhiều màu kì dị,…Hiện tượng này không phù hợp với môi trường nghiêm túc, trang trọng, không phù hợp với tác phong công nghiệp hiện nay.

Hiện nay có nước hoa dành cho nam giới nhưng bạn không nên lạm dụng quá nhiều gây khó chịu cho nhiều người xung quanh và họ sẽ nghĩ bạn không phải là nam giới.

Đối với nữ

Cần nhớ rằng trang sức làm tôn vinh lên nhan sắc cho phụ nữ. Đừng bao giờ đeo trên người quá nhiều đồ trang sức dù cái nào cũng đẹp, cũng lấp lánh. Hãy thay đổi chúng mỗi ngày để tạo sự mới lạ.

Phụ nữ cần trang điểm hằng ngày trước khi ra khỏi nhà, nhất là tham gia ở những chỗ đông người, hoạt dộng mới lạ. Tuy nhiên trang điểm không phải là hóa trang, trang điểm cho mình đẹp lên, đừng hóa trang để mình không còn là mình nữa.

Nước hoa là một “đặc chủng” tạo ra nét riêng cho mỗi phụ nữ trước các đấng mày râu. Vì vậy cần tìm loại nước hoa phù hợp cho mình. Do vậy không nên sức nước hoa quá nhiều làm ngột ngạt, khó chịu cho người bên cạnh. Không nên sức lên quần áo vì nước hoa sẽ đổi màu và dễ làm mục, ố vải.

Son môi cùng cần phù hợp với ánh sáng, nước da và hàm răng của mỗi người sử dụng chúng, nếu không sẽ gây tác dụng ngược lại. Nếu có nước da trắng thì nên dùng son có màu sắc tươi sáng, trẻ trung. Nếu răng bạn trắng nên sử dụng màu son lạnh, như màu mận chín, hồng tím, sắc tố xanh. Trong trường hợp răng bạn không được trắng hoặc hơi xỉn, hãy tránh màu son loại này, vì nó sẽ làm răng bạn đã xỉn lại vàng ra, bạn nên dùng loại son màu ấm như đỏ sẫm, nâu vàng cam,..

Tóm lại mọi người cần tạo cho mình một thói quen, khi ra khỏi nhà nhất thiết phải đứng trước gương giây phút để kiểm tra lại đầu tóc, quần áo, giày, mũ. Tránh để tóc rối, mặt nhọ, mắt mũi, hoặc kẽ răng trắng bóng còn mẫu thức ăn khác nào,…Chỉ khi kiểm nghiệm mình qua gương một cách kỹ cảng mới chắc chắn rằng toàn bộ diện mạo của bạn đã gọn gàng, tươm tất, sẵn sàng và tự tin khi tiếp xúc với công chúng.

3.3. Trang phục người làm du lịch

với mình, của khách du lịch với người làm du lịch. Thông qua đồng phục, khách du lịch có thể đoán biết được tính nề nếp, quy cũ và khả năng tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cảm nhận nhận được tính chất đặc trưng của từng doanh nghiệp. Từ đó có thể phân biệt được doanh nghiệp du lịch này với doanh nghiệp du lịch khác.

Đồng phục trong khách sạn du lịch được phân biệt theo nghề, theo tính chất công việc và môi trường làm việc. Chẳng hạn như đồng phục của lễ tân khác đồng phục nhân viên phục vụ, phục vụ buồng, chế biến bếp.

Hơn thế nữa đồng phục của mỗi nghề ở khách sạn này không nhất thiết phải giống khách sạn kia. Sự khác nhau là cần thiết, thể hiện tính đa dạng, nét đặc trưng riêng của từng nghề, từng doanh nghiệp.

Mặc dù khác nhau đến mấy, phong phú đến mấy nhưng một bộ trang phục đẹp phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản của nó. Đó là phải gọn gàng, không quá chật, không quá rộng, không hở hang, khiêu gợi hay diêm dúa. Điều đặc biệt là phải phù hợp với tính chất công việc và môi trường làm việc mỗi nghề.

Yêu cầu chung về đồng phục của mỗi nghề trong du lịch là:

- Hướng dẫn viên là người phải đi lại nhiều, xông xáo, năng động nên đồng phục của họ phải gọn gàng, khỏe khoắn và lịch sự. Nếu là hướng dẫn viên điểm có thể mặc áo dài nhưng hướng dẫn viên tuyến thì không phù hợp chút nào

- Nhân viên lễ tân là bộ mặt của khách sạn, vị trí làm việc thường là cố định, do đó đồng phục phù hợp nhất là com-lê ( nam), áo dài ( nữ). Tuy nhiên không nhất thiết phải như thế, vì com-lê không phải đặc trưng của đồng phục.Yêu cầu cao nhất đối với đồng phục lễ tân là phải lịch sự và đẹp, vì đó chính là bộ mặt của khách sạn.

- Nhân viên phục vụ nhà hàng ( bàn, bar) là người tiếp cận gần nhất đối với thực khách. Do vậy đồng phục cần phải gọn gàng, kín đáo, sạch sẽ và lịch sự. Kiêng kị những bộ đồ thước tha hoặc quá chật hay quá rộng.

- Nhân viên nhà bếp, nhà buồng chủ yếu là những người lao động chân tay và cường độ lao động tương đối nặng hơn so với những nghề khác trong khách sạn. Hơn nữa họ tiếp xúc những thứ khách ăn, khách ngủ đòi hỏi trang phục phải gọn gàng, sạch sẽ và chắc chắn. Nhân viên bếp còn phải có tạp vụ và mũ để đảm bảo vệ sinh khi làm việc.

- Nhân viên mở cửa, khuâng vác hành lí là người lao động chân tay nhưng lại là người đầu tiên tiếp xúc với khách nên cần phải có bộ đồng phục chắc, khỏe, để tạo sự vững chắc, khỏe khoắn, rắn rỏi khi làm việc.

Đã có bộ đồng phục, nhất thiết mọi người phải mặc nó trong khi làm việc và không được dùng nó khi rời nhiệm sở. Yêu cầu chung của người làm du lịch là phải luôn giữ gìn sạch sẽ, phẳng, không ngả màu, ố bẩn, không tuột chỉ, tưa gấu, đứt nút,…

Đồng phục không chỉ là bộ quần áo mà còn là giày, mũ, cra-vát và các đồ dùng khác được đơn vị trang bị. Trong khi làm việc nhất thiết phải đi giày, phải đảm bảo chắc chắn, đánh si bóng và không phát ra tiếng động khi đi lại. Tất cả phải hài hòa, đồng bộ với bộ trang phục, phù hợp với môi trường làm việc và sạch, đẹp trong mắt mọi người.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH (Trang 26 -26 )

×