Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
579,5 KB
Nội dung
Bi 1 TUYấN NGễN C LP (H Chớ Minh) I.Hon cnh sỏng tỏc: - Hon cnh ln: HCM vit bn tuyờn ngụn khi quc, thc dõn ang chun b chim li nc ta: + Di danh ngha quõn ng minh vo gii giỏp quõn i Nht, Quõn i Quc dõn ng TQ tin vo phớa Bc. + Quõn Anh tin vo phớa Nam + Thc dõn Phỏp theo chõn ng minh tuyờn b ụng Dng thuc quyn bo h ca Phỏp. - Hon cnh c th: Ngày 19 - 8 - 1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân . Ngày 26 - 8 - 1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu trở về Hà Nội . Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội Ngời đã soạn bản Tuyên ngôn độc lập . Ngày 2 -9 - 1945, tại quảng trờng Ba Đình -Hà Nội , Ngời thay mặt chính phủ lâm thời của Nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập trớc đồng bào cả nớc và thế giới. II.i tng v mc ớch: + i tng: nhõn dõn VN, nhõn dõn Th gii v bn quc Anh, Phỏp, M. + Mc ớch : - Tuyờn b v khng nh quyn c lp , t do ca dõn tc VN. - Bỏc b lun iu ca bn xõm lc trc d lun TG. - ng thi khng nh ý chớ bo v c lp dõn tc. III. Cõu hi v vn: 1. Vỡ sao HCM li chn trớch dn 2 bn tuyờn ngụn ca Phỏp v M m u cho bn tuyờn ngụn ca mỡnh? ( Tt c mi ngi u sinh ra cú quyn bỡnh ng. To húa cho h nhng quyn khụng ai cú th xõm phm c; trong nhng quyn y, cú quyn c sng, quyn t do v quyn mu cu hnh phỳc- M v Ngi ta sinh ra t do v bỡnh ng v quyn li v phi luụn c t do v bỡnh ng v quyn li- PHP) - Trớch dn t 2 bn tuyờn ngụn ca M ( 1776) v Phỏp (1791) Lm c s phỏp lớ cho bn tuyờn ngụn. - Mc ớch: + cao truyn thng bỡnh ng , tin b ca nhõn dõn M v Phỏp nhm ngn chn õm mu ca bn xõm lc Dựng chin thut gy ụng p lng ụng. + t 3 cuc CM ca nhõn loi ngang bng nhau, CM VN cựng lỳc th hin 2 nhim v ca 2cuc CM Phỏp, M. CM VN tr thnh mt b phn ca CM th gii. + T 2 bn tuyờn ngụn ny, HCM suy rng ra tt c cỏc dõn tc u cú quyn hng t do, c lp thỳc y phong tro gii phúng dõn tc trờn th gii. 2. Chng minh TNL khụng ch l vn kin lch s trng i m cũn l ỏng vn chớnh lun mu mc? a. TNL l mt vn kin lch s trng i: + Bản tuyên ngôn đánh dấu một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nớc . Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân , đánh đổ chế độ quân chủ lập hiến, lập nên nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa . + Tuyên ngôn độc lập còn đập tan những luận điệu xảo trá của bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp về việc khai hóa , bảo hộ để nhằm tái chiếm Đông Dng . + Tuyên ngôn độc lập vừa giải quyết đợc nhiệm vụ độc lập dân tộc, lại vừa giải quyết đợc nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân (Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mơi thế kỉ mà lập nên chế độ cộng hoà), tức là bên cạnh chữ Độc lập lại có thêm chữ Tự do, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nớc: kỉ nguyên độc lập, tự do. Đó là t tởng lớn , chân lí của thời đại mà sau này Bác đã đúc kết trong câu nói nổi tiếng : Không có gì quí hơn Độc lập, Tự do . + Tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh và là kết quả của bao nhiêu hi vọng ca nhõn dõn VN. 1 b. TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực thể hiện ở: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngơn ngữ hùng hồn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của kẻ thù, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch vừa bộc lộ tình cảm u nước thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và tồn dân tộc. * Trước hết, HCM xây dựng cơ sở pháp lí của chủ quyền dân tộc VN. Cơ sở ấy là hai bản bản tun ngơn của Pháp, Mĩ được tác giả trích dẫn nội dung cốt lõi (phần trích ở câu 1).Từ những ngun tắc ấy, HCM suy rộng ra “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và khẳng định “đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được” àĐiều này có ý nghĩa vơ cùng to lớn bởi Người đã: - Đề cao truyền thống bình đẳng , tiến bộ của nhân dân Mĩ và Pháp nhằm ngăn chặn âm mưu của bọn xâm lược àDùng chiến thuật “ gậy ơng đập lưng ơng”. - Đặt 3 cuộc CM của nhân loại ngang bằng nhau, CM VN cùng lúc thể hiện 2 nhiệm vụ của 2cuộc CM Pháp, Mỹ. àCM VN trở thành một bộ phận của CM thế giới. - Từ 2 bản tun ngơn này, HCM suy rộng ra “tất cả các dân tộc đều có quyền hưởng tự do, độc lập” à thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. *Tiếp đến, HCM đưa ra cơ sở thực tế của chủ quyền dân tộc VN: Thực dân Pháp đã chiếm nước ta trên 80 năm và hiện đang lăm le tái chiếm. Để dọn đường cho cuộc xâm lược mới, chung chuẩn bị dư luận, rêu rao về quyền của chúng ở VN nói riêng, ở Đơng Dương nói chung. Bởi vậy, để khẳng định chủ quỳên của dân tộc, Người đã phủ nhận quyền của chúng đối với VN, bằng cách chứng minh ngược lại những lời rêu rao của chúng: - Chúng kể cơng khai hóa, bản TN vạch trần những hành động tội ác “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” + Về chính trị, chúng: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ của ta; chia rẽ ba kì; tắm máu các phong trào u nước và cách mạng; thi hành chính sách ngu dân; đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn + Về kinh tế, chúng: bóc lột và vơ vét đến tận xương tủy; cướp khơng ruộng đất, hầm mỏ, giữ độc quyền in giấy bạc ; đặt ra hàng trăm thứ thuế vơ lí - Chúng kể cơng “bảo hộ”, bản TN kể tội trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật (mùa thu năm 1940, Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật; ngày 9.3.1945, Nhật tước khí giới của qn đội Pháp, bọn chúng hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng ) kết quả là: gây ra nạn đói khủng khiếp làm hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. - Chúng tun bố Đơng Dương trong đó có VN là thuộc địa và đòi lại, bản TN vạch rõ: ĐD và VN trở thành thuộc địa của Nhật từ năm 1940 và nhân dân ta đã giành độc lập từ tay Nhật chứ khơng phải từ tay Pháp. - HCM khẳng định dân tộc VN có quyền trên đất nước của mình: + Nếu P phản bội đồng minh, hai lần bán rẻ ĐD cho Nhật thì VN đã đứng lên chống Nhật giành chủ quyền. + Nếu P đê hèn, tàn bạo,và phản động ở hành động “thẳng tay khủng bố Việt Minh, giết nốt số tù chính trị ở n Bái, Cao Bằng thì ta khoan hồng, nhân đạo à Từ những cơ sở pháp lí và thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, HCM đi đến tun bố độc lập. Lời tun bố gồm: - Thốt li hẳn quan hệ thực dân với P, xóa bỏ hết những hiệp ước mà P đã kí về VN, xóa bỏ mọi đặc quyền của P trên đất nước VN. - Kêu gọi tồn dân đồn kết một lòng chống lại âm mưu của P. Khẳng định ý chí, quyết tâm mạnh mẽ của tồn dân tộc (tồn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do dộc lập ấy) - Kêu gọi cộng đồng quốc tế cơng nhận quyền tự do, độc lập của dân tộc VN Bài 2 “NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU-NGƠI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC” (Phạm Văn Đồng) 1. Hồn cảnh sáng tác: - Được viết nhân dòp ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 3/7) , được in trên tạp chí văn học số 7/1963. 2 - Viết vào thời điểm đất nước đang xảy ra những sự kiện quan trọng, đặc biệt trên q hương Nguyễn Đình Chiểu. 2. Mục đích sáng tác: + Kỉ niệm ngày mất của NĐC , nhà văn tiêu biểu , người chiến só yêu nước trên mặt trận văn hóa và tư tưởng . + Đònh hướng và đìêu chỉnh cách nhìn và chiếm lónh tác phẩm của NĐC . + Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống. + Khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc. 3. Cảm hứng và trình tự lập luận: - Cảm hứng chung: Ca ngợi cuộc đời và khẳng định giá trị văn chương của NĐC. - Trình tự lập luận: + Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời và thơ văn NĐC khi đặt trong hồn cảnh cụ thể của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ. + Chứng minh bằng cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của NĐC qua việc tái hiện cuộc khởi nghĩa hào hùng của dân tộc và phân tích sự phán ánh hiện thực đó trong văn thơ của ơng. + Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn NĐC: lối viết giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức truyền bá lớn. 4. Theo Phạm Văn Đồng thì có những lý do nào làm ngơi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa tỏa sáng hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc? - NĐC là ngơi sao có ”ánh sáng khác thường” , phải ”chăm chú nhìn” (phải tìm hiểu kĩ) mới phát hiện hết giá trị văn chương của ơng. Nhưng ít người có con mắt nhìn, ít người chịu tìm hiểu kĩ àchưa thấy hết giá trị của thơ văn NĐC. - Người ta chỉ biết NĐC là tác giả của ”Lục Vận Tiên” nhưng lại hiểu ”LVT” khá thiên lệch. - Ít người biết đến thơ văn u nước của NĐC , một khúc ca hùng tráng về phong trào u nước của nhân dân Nam Bộ. Bài 3 THƠNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHỊNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003 (CƠ PHI AN NAN) I. Xuất xứ : Văn bản là thơng điệp của Tổng thư kí Liên hợp quốc Cơ- phi An- nan gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003. II. Tóm tắt nội dung chính của bản thơng điệp : 1. Bản thơng điệp nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa cấp bách của việc phòng chống hiểm họa HIV /AIDS: Chống lại HIV/AIDS là trách nhiệm lớn của mỗi nhà nước và mỗi người. Tác giả cho rằng đó là vấn đề rất cần phải đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân là vì HIV/AIDS là một mối hiểu nguy lớn, một đại dịch đang hồnh hành đe dọa tồn nhân loại chúng ta”. 2. Phần điểm tình hình đã qua tuy viết khơng dài nhưng tác giả nhìn chung vẫn đảm bảo được u cầu tồn diện tổng hợp và bao qt. Ơng nêu đầy đủ cả mặt đã làm được và mặt còn chưa làm tốt tại nhiều khu vực khác nhau, với những hành động khơng chỉ của những quốc gia mà còn của cả những tổ chức, cơng ty và cả các nhóm từ thiện và cộng đồng. Phần điểm tình hình đó đã thể hiện một tầm nhìn rộng lớn của một con người trong cương vị lãnh đạo đứng đầu một tổ chức quốc tế lớn nhất, người đang đảm đương trọng trách tổng thư ký liên hợp quốc. Tồn diện, tổng hợp, bao qt nhưng khơng hề chung chung trừu tượng, văn kiện còn có khơng ít những số 3 liệu cụ thể đi kèm với tình hình cụ thể nắm rõ cả HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở giới nào và đang lan rộng nhanh nhất ở khu vực nào hay căn cứ vào đây để lo ngại “chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005”. Điều này đủ để cho thấy tác giả là một quan chức rất quan tâm trước tình hình cụ thể của cuộc chiến chống AIDS đã và đang diễn ra trên toàn cầu. Ông cũng là người có đầu óc phân tích, nhận xét thấu đáo và đặc biệt là có cách thể hiện dễ gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe. Chẳng hạn, thay vì nêu tổng số người bị nhiễm HIV trong một năm thì C.An-nan đã dùng cách nói gây ấn tượng mãnh liệt và tức thời đối với tâm trí mỗi người: “Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV”. Những lời tổng kết tình hình vừa nói có trọng tâm dồn cả sức năng vào luận điểm: “Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế”. Người đọc, người nghe dường như đã nhận ra được cảm xúc chân thành của tác giả ở đoạn nói về dịch HIV/AIDS “có rất ít dấu hiệu suy giảm, do chúng ta “chưa hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay” (2003) 3. Sau khi giúp người đọc nắm vững tình hình, bản thông điệp nêu rõ nhiệm vụ của mỗi người. Phần nêu tình hình gắn bó chặt chẽ với phần xác định nhiệm vụ cũng là phần chủ yếu mục đích, của thông điệp này. Câu cuối của phần trước: “Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005. Còn đây là câu đầu của phần sau. Rõ ràng, Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết”. Nhưng bản thông điệp không chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi chung chung như thế: “Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa”. Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo các thao tác so sánh và bác bỏ để nhấn mạnh là chúng ta không chỉ vì mục tiêu của cuộc cạnh tranh mà được phép quên cái thảm họa đang ngày một nhanh chóng cướp đi cái đáng quý nhất là mạng sống và tuổi thọ của con người. Ông còn tạo ra mối tương quan giữa một phía là sự thờ ơ trước đại dịch HIV/AIDS và một phía là cái chết để cho quá đông cho thấy sự lên tiếng chống lại HIV/AIDS,với nhân loại vấn đề có ý nghĩa sinh tử, tồn vong”, sống hay không sống”. Cho đến khi kết thúc thông điệp C.An-nan vẫn còn nhắc nhở chúng ta không được quên nghĩa vụ khẩn cấp ấy: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính bạn. Đặc biệt là C.An-nan còn gắn nỗ lực chống HIV/AIDS với việc dỡ bỏ đi thái độ kì thị, phân biệt đối xử với những ai không may mắn mắc phải chứng bệnh thế kỉ này. Ông nêu lên một luận điểm hơi bất ngờ đối với nhiều người “Chúng ta còn bị chậm hơn nữa nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Sau đó ông lại gộp chung sự im lặng cùng với sự chia rẽ và phân biệt đối xử vào chung “cái thành lũy” đang vây quanh bệnh dịch này, cái thành lũy mà ông kêu gọi, hô hào mọi người trên thế giới hãy sát cánh cùng ông chung tay giật đổ. 4. Trong bản thông điệp này phần có giá trị hơn cả là phần cuối bài. Ở phần này, tác giả sử dụng những câu văn ngắn gọn với một cảm xúc kìm nén, không lớn tiếng khoa trương mà có một vẻ đẹp cô đúc, sâu sắc. Theo hướng lời ít ý nhiều đó, có câu văn như một quy luật gọn ghẽ mà độc đáo bất ngờ: “Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Cũng có câu cô đọng mà tạo hình ảnh gợi cảm xúc: “Hãy cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử trong vây quanh bệnh dịch này”. Lại còn có câu vừa gọn ghẽ độc đáo vừa dễ hình dung và gợi cảm: “Hãy dừng lại để một ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới AIDS khắc nghiệt này không có khái niệm chúng ta và họ. III. “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Viết một văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. Gợi ý: 1. MB: 4 - Nêu vắn tắt sự lan tràn với tốc độ khủng khiếp của đại dịch AIDS trên phạm vi toàn thế giới. Chỉ rõ một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thức trạng này là thái độ bang quan, xa lánh của cộng đồng đối với những người bị nhiễm bệnh. - Nêu ý kiến của Cô- phi An- nan. 2. TB: a. Giải thích tư tưởng nêu trong lời thông điệp: * “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ.” - Tác giả gọi đó là “thế giới khốc liệt”: + Bởi theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi phút trôi qua có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Bệnh đang lây lan ở những khu vực mà trước đây vẫn còn an toàn, nhất là ở Châu Á. Đáng báo động là đối với phụ nữ bởi phụ nữ chiếm tới 50 % số người nhiễm bệnh. + Còn theo thống kê của Bộ y tế VN, trên đất nước ta cứ 15phút trôi qua lại có thêm một người mắc bệnh, như vậy sau mỗi ngày, ta lại có thêm 96 người nhiễm HIV, mỗi tuần là 672 người, mỗi tháng là 2920 người và sau mỗi năm là 35.040 người, bằng dân số của một huyện!. + Bởi bệnh không từ một ai, từ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ đến cả những thai nhi còn nằm trong bụng mẹ! Từ giới thượng lưu, trí thức, dân lao động đến bọn trộm cắp, giang hồ….Nói tóm lại, ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh chết người này nếu không có hiểu biết về nó và không biết cách tự bảo vệ mình. - Nhưng tại sao lại “không có khái niêm chúng ta và họ”? Cách nói “chúng ta và họ” thể hiện cái nhìn và cách ứng xử phân biệt, kì thị với những người bị lây nhiễm HIV/AIDS. “chúng ta”- những người chưa bị lây nhiễm HIV/ AIDS, “họ”- những nạn nhân của căn bệnh này. Nó thể hiện sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Chính vì thế, con người dễ ảo tưởng, luôn nghĩ rằng mình được bảo vệ an toàn. Nếu cứ giữ cách nhìn ấy, quan niệm ấy, cách ứng xử ấy trong cuộc đấu tranh chống lại AIDS thì rất nguy hiểm. ( Nêu dẫn chứng cụ thể). Bởi “Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” * “Im lặng” là gì? Và tại sao “im lặng đồng nghĩa với cái chết”? Phải chăng im lặng chính là sự kì thị, xa lánh của người khỏe mạnh với người nhiễm bệnh? Từ đó đẩy họ vào tình thế cô lập, mặc cảm, tự ti, thậm chí có thái độ hận đời, giấu giếm bệnh của mình và đi “trả thù đời”. Và như thế, HIV/AIDS ngày càng lây lan nhanh hơn, cái chết sẽ có thể đến với bất kì ai… b. Bàn luận, mở rộng vấn đề: Tư tưởng mà Cô-phi An- nan nêu lên trong thông điệp trên hoàn toàn chính xác. Tác giả không ngần ngại nêu ra một thực tế đáng báo động về căn bệnh thế kỉ mà còn chỉ rõ sự lệch lạc, thiếu hiểu biết của con người, đồng thời phê phán thái độ kì thị, phân biệt đối xử với những nạn nhân của căn bệnh. c. Bài học nhận thức, hành động: - Mỗi người cần trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này. Từ đó có thái độ ứng xử công bằng, chia sẻ, cảm thông đối vơí những người không may là nạn nhân của nó. - Hơn thế, cần chung tay xây dựng một thế giới khỏe mạnh bằng những hành động thiết thực như: tuyên truyền, hướng dẫn mọi người hoặc giúp đỡ những người bệnh hòa nhập với cộng đồng. 3. KB: - Khẳng định sự đúng đắn và sâu sắc trong lời kêu gọi đầy tâm huyết của Tổng thư kí liên hiệp quốc. - Mỗi chúng ta cần phải sống lành mạnh, tự bảo vệ mình, cần phải tích cực góp phần vào việc thay đổi thái độ đối với những người nhiễm AIDS. Bởi vì, đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với mục đích đẩy lùi đại dịch này! IV. Viết bài văn trình bày những hiểu biết của anh, chị về căn bệnh HIV/AIDS và kêu gọi làm những việc cụ thể để góp phần phòng chống căn bệnh này? Gợi ý: – HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, chúng có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. – Có 3 con đường lây truyền HIV phổ biến: 5 + Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng + Qua đường tình dục không an toàn. + Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ – Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS: + Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ”: kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Triệu chứng bệnh thường không biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ. + Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 - 10 năm. Lúc này số lượng tế bào giảm dần. + Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân cuối cùng dẫn đến cái chết – Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS. Bài 4 TÂY TIẾN – QUANG DŨNG I. Hoàn cảnh sáng tác. -“Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN. - Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về ThanhHóa. Lính Tây Tiến phần đông là trí thức, thanh niên Hà Nội ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, Quang Dũng là đại đội trưởng. - Năm 1948, sau một năm hoạt động, đoàn binh Tây Tiến về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Tại Phù Lưu Chanh,nhớ về đơn vị cũ, Quang Dũng viết bài thơ này, lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến” II. Xuất xứ: “Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng, thể hiện rõ phong cách nghệ thụât của nhà thơ- lãng mạn, tinh tế, phóng khoáng và tài hoa. III. Đề văn và gợi ý: 1.Đề 1. Phân tích hình ảnh thiên nhiên miền Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến trong hoài niệm của tác giả qua đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! ……………………………… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Gợi ý: 1. MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. TB: 6 14 câu đầu bài thơ là nỗi nhớ đầy xúc động, bao trùm cả không gian, thời gian. Nỗi nhớ dường như nén chặt bỗng trào dâng, khiến kỉ niệm xôn xao hiện về: a. Hai câu mở đầu : “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” - nỗi nhớ đơn vị cũ được cát lên thành lời, thành tiếng gọi vừa xao xuyến, bồi hồi vừa xen lẫn tiếc nuối: + Sông Mã khơi nguồn cho nỗi nhớ vì đó là con sông từng chứng kiến vui buồn của người lính TT…. + “Tây Tiến ơi” ba từ đơn giản nhưng thật tha thiết nghe như tiếng gọi nguời thương…ẩn chứa niềm bâng khuâng, thương nhớ. - Nỗi nhớ được nhân lên với nghệ thuật sử dụng điệp từ “nhớ”: “nhớ về… nhớ chơi vơi” + “nhớ về” gợi liên tưởng thời gian + “rừng núi” biểu tượng không gian + “Nhớ chơi vơi”- cách dùng từ độc đáo, như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, rừng dày, vực thẳm. +Từ cảm “ơi” vần với từ láy “chơi vơi”, tạo âm hưởng mênh mang, da diết. b. 12 câu tiếp theo : Nhớ con đường hành quân của người lính qua núi rừng Tây Bắc: * Điều kiện thời tiết khắc nghiệt: “Sài Khao… đêm hơi “ - Những hình ảnh :“sương lấp”, “đoàn quân mỏi”, “đêm hơi”+ liệt kê những địa danh lạ “Sài Khao”, “Mường Lát”…, gợi lên sự khắc nghiệt của thời tiết, vẽ nên con đường hành quân cụ thể mà rộng khắp. Nhưng trong “sương lấp”, “đêm hơi” đoàn hùng binh vẫn dũng cảm vượt qua những nẻo đường chiến đấu. * Địa hình hiểm trở, dữ dội: “Dốc lên…….xa khơi” - Những từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút + những hình ảnh đối lập: “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” àNhững câu thơ giàu chất tạo hình vẽ ra cái thế gập ghềnh, cheo leo của dốc núi như thử thách ý chí can trường của người lính. Nhưng các anh vẫn phơi phới, lạc quan, yêu đời, vẫn hồn nhiên, tinh nghịch trong tư thế “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. -Sự phối thanh, ngắt nhịp lịnh hoạt đã tạo nên âm điệu lạ: +Những thanh trắc: nghe nhọc nhằn, vất vả, giống như con đường hành quân gian khổ mà người lính phải trải qua. +Những câu thơ phân nhịp bẻ đội, như hoạ lại con đường hành quân gian khổ ở độ cao, độ sâu chóng mặt. +Những thanh bằng: nghe êm ái, nhẹ nhàng, như tâm hồn lâng lâng của người lính khi đã chiếm lĩnh được những độ cao tuyệt đối. * Thiên nhiên hoang dại, dữ dội chứa đầy bí mật: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét… Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” - Những âm thanh ghê rợn: tiếng thác “gầm thét”, tiếng cọp “ trêu người” + những từ láy đối ứng nhau “chiều chiều”, “đêm đêm”, gợi tả cái bí mật quyền uy ghê gớm của rừng thiêng, nước độc. Nơi đây cái chết luôn rình rập, đe doạ mạng sống con người. * Nhưng thiên nhiên vùng Tây Bắc cũng mang nét thơ mộng, lãng mạn của đại ngàn: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” Hay “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi’ * Trên chặng đường hành quân gian khổ, có những người lính đã hy sinh : “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa” Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. - Âm điệu câu thơ trĩu xuống như một tiếng khóc thầm. Trong gian khổ, dãi dầu, có đồng đội đã không bước nữa, vĩnh biệt đoàn binh, nằm lại nơi chân đèo góc núi. - Những từ: “không bước nữa”, “Gục lên súng mũ” & “bỏ quên đời” được dùng thay thế cho cái chết nhằm giảm đi nỗi đau đớn nhưng người đọc vẫn cảm nhận rất sâu sắc nỗi xót xa thương tiếc đồng đội như trào lên trong lòng nhà thơ. 7 - Nhưng đây là những câu thơ được viết với cảm hứng bi tráng, nhằm ca ngợi cái chết đẹp của người chiến sĩ Tây Tiến vốn xuất thân từ những trí thức tiểu tư sản. c.Hai câu cuối đoạn : “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Diễn tả những kỉ niệm ấm áp tình quân dân.Câu thơ chứa đựng hình ảnh đẹp, hương vị ngọt ngào, giọng điệu êm nhẹ như xua tan không khí mệt mỏi, lạnh lẽo, chết chóc & tạo ra cảm giác êm ái, dễ chịu, ấm cả lòng người .3. KB: 2.Đề 2: Cảm nhận của anh, chị về thiên nhiên miền Tây Bắc và tình quân dân qua đoạn thơ: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa. ………………………………… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” Gợi ý: 1. MB: 2. TB: Đoạn thơ diễn tả một vẻ đẹp khác của thiên nhiên và con người miền Tây, đó là vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và tình quân dân thắm thiết, đậm đà. a. Bức tranh thứ nhất mở ra bằng đêm liên hoan lửa trại biên giới: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” - Những động từ mạnh: “bừng lên, khèn lên, về, xây” diễn tả buổi liên hoan tưng bừng, sôi động trong ánh lửa bập bùng, trong âm thanh rộn ràng cùng những màu sắc sặc sỡ của áo xiêm - Dùng hô ngữ “kìa em” như cô gái trong thực tại chứ không phải trong hoài niệm. Cái sống động của kí ức có tác dụng thực tại hóa, kéo quá khứ về thực tại. Chữ “kìa” như là tiếng reo gợi sự ngạc nhiên, hào hứng trước cái lạ của xứ lạ: trang phục lạ “xiêm áo”, vũ điệu lạ “man điệu”, cách giao tiếp “e ấp” - Cái nồng ấm và tình tứ của các cô gái đã biến các chàng trai, những người lính Tây Tiến thành thi sĩ “xây hồn thơ” àĐó là sức sống của một dân tộc, tình cảm và xúc cảm của những người lính lâu nay bị những cuộc hành quân gian khổ kìm hãm nay như được hồi sinh trước vẻ đẹp của cuộc sống. - Nghệ thuật chơi chữ “hội đuốc hoa” được sử dụng khéo léo, gợi nhiều ý nghĩa: + Nghĩa thực là đốt đuốc để thắp sáng trong đêm lửa trại + Nghĩa hàm ẩn: mĩ lệ hóa hình ảnh này, gợi nghi thức trong hôn lễ. Cử chỉ “e ấp” vừa gợi thái độ thẹn thùng, e lệ của cô gái miền sơn cước vừa gợi thái độ của cô dâu mới +Nét nhạc chơi vơi cùng vũ điệu Lăm vông của các cô gái Lào làm say đắm các chàng trai Hà Nội. à Đoạn thơ có giọng điệu hiền hòa êm ái phù hợp với không khí ấm áp của bản làng và tình quân dân thắm thiết. b. Bức tranh thứ hai diễn tả vẻ đẹp của con người và cảnh vật Tây Bắc trong cảnh hoàng hôn sông nước Châu Mộc: “Ngươì đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” - Bao trùm khổ thơ là vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên: + Cảnh vật như có linh hồn phảng phát trong gió, trong cây “hồn lau nẻo bến bờ” hài hòa với tâm hồn đa cảm của những người chiến binh. + Dáng người lái thuyền với tay chèo uyển chuyển “dáng người trên độc mộc” hài hòa với dáng “hoa đong đưa” - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc: ba chữ “chiều sương ấy” gói trọn cả thời gian, không gian và ấn tượng khó quên đối với cảnh vật và con người Tây Bắc. 8 - Điệp từ “có thấy, có nhớ” nhấn mạnh và khẳng định tình cảm tác giả àNgòi bút tài hoa, lãng mạn của nhà thơ đã làm tiêu tan vẻ dữ dội của “dòng nước lũ”, tạo ra chất thơ cho cảnh vật. 3. Đề 3: Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thụât khắc họa chân dung người lính Tây Tiến. Gợi ý: 1. MB: 2. TB: Trong đoạn 1 và 2, hình ảnh người lính đã hiện ra trên bối cảnh không gian núi rừng Tây Bắc. Nhưng phải đến đoạn thơ này chân dung ấy mới được khắc họa một cách chân thực với những đường nét đặc tả khó quên. * Đây là hình tượng tập thể của người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu của từng người lính để tạc nên bức tượng đài tập thể mang tinh thần chung của cả đoàn quân. Cái bi và cái hùng tạo nên vẻ đẹp bi tráng- thần thái chung của bức tượng đài. - Bút pháp lãng mạn khiến chân dung người lính Tây Tiến ánh lên vẻ đẹp phi thường, khác lạ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” + Ngoại hình: “ không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”àđầu trọc, da xanh vì gian khổ, thiếu thốn, vì bệnh sốt rét hoành hành. Nhưng tư thế khi xung trận thì “dữ oai hùm”, “mắt trừng”giận dữ khiến quân thù khiếp đảm. Ba nét vẽ chính xác, dựng lên bức chân dung về người lính với vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt. Bằng cái nhìn lãng mạn thì cái bi đã trở thành cái hùng. + Tâm hồn:vừa bản lĩnh, can trường vừa hào hoa, lãng mạn, tình tứ. Trong chiến tranh ác liệt, người lính luôn mang trong mình khát vọng lập công cháy bỏng hướng về tiền phương với giấc mộng chiến trường “gửi mộng qua biên giới”. Đồng thời họ đã sưởi ấm tâm hồn mình bằng một thoáng mơ mộng về “dáng kiều thơm”- dáng đẹp của người con gái Hà Nội thanh lịch. (Nếu người lính trong thơ Chính Hữu nhớ “gian nhà không”, ruộng nương”, ‘giếng nước”, “gốc đa”; người chiến sĩ trong “Nhớ” của Hồng Nguyên thương về “…người vợ trẻ. Mòn chân bên cối gạo canh khuya” thì người lính Tây Tiến có cách nhớ thương riêng đầy chất trẻ trung, hào hoa lãng mạn. Đó là nét khám phá của Quang Dũng khi vẽ chân dung anh bộ đội cụ Hồ tiểu tư sản thời chống Pháp) + Tính cách : gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận hi sinh. Dù phải đối mặt thường nhật với cái chết “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” nhưng họ không lùi bước “Chiến trường đi chắng tiếc đời xanh” vì đã tâm niệm và ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự hy sinh “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. - Sự mất mát, tổn thất của chiến tranh được Quang Dũng tiếp tục khai thác bằng bút pháp lãng mạn đậm màu sắc bi tráng : “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Aó bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Cái bi thương, bi lụy được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tư tưởng lãng mạn: + Dùng nhiều từ Hán Việt: “đoàn binh”, “biên giới”, “biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào”, “khúc độc hành”….gợi không khí trang trọng, cổ kính đồng thời giảm bớt đau thương. + Cái bi thương bị mờ đi trước lí tưởng quên mình cho Tổ quốc “Chiến trường đi chắng tiếc đời xanh”, mang dáng dấp của những tráng sĩ xưa. + Họ ra đi không có manh chiếu che thân nhưng lại được bọc trong những tấm “áo bào” sang trọng. Cách nói trang trọng ấy đã giảm đi phần thê lương của cái chết. + Tác giả không dùng từ “chết”, “hi sinh”, “anh ra đi” mà lại viết “anh về đất” đầy sáng tạo. Họ không chết mà chỉ đi tiếp con đường của tổ tiên để giữ vững sơn hà xã tắc. + Cái bi bị át đi trong tiếng gầm thét tiễn đưa của con sông Mã, cái chết của người lính đã động lòng cả đất trời, sông núi. 9 àTrong âm hưởng vừa dữ dội vừa hào hùng của thiên nhiên ấy, cái chết, sự hy sinh khơng hề bi thương mà thẫm đẫm tinh thần bi tráng. àGiọng thơ trang trọng thể hiện tình cảm đau thương và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hy sinh của đồng đội 3. KB: Bài 5 VIỆT BẮC (trích) - Tố Hữu I. Hồn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc” - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đơng Dương được kí kết. Hồ bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dân tộc được mở ra. - Tháng 10/1954,những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đơ. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. II. Đề tham khảo: Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau: “Ta về mình có nhớ ta …Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” (Trích “Việt Bắc” - Tố Hữu) G ỢI Ý 1. Khái quát: - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7-1954,Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đơng Dương được kí kết. Hồ bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dân tộc được mở ra. - Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đơ. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. 2. Phân tích: a . Hai câu mở đầu đoạn: “Ta về mình có nhớ ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. - Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của ca dao, dân ca. Hai câu thơ này có chức năng là những lời đưa đẩy để nối liền các đề tài ở những câu tiếp theo. Mở đầu là một lời ướm hỏi: “Ta về mình có nhớ ta” → Giọng hỏi tình tứ, với cách xưng hô mặn mà, quen thuộc: “ta – mình”. Câu thơ bày tỏ sự bòn ròn, lưu luyến của người ra đi đồng thời bộc lộ sự hồn hậu của con người thơ Tố Hữu. - Nhà thơ khẳng đònh: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Đó là nỗi nhớ dành cho những gì đẹp nhất của Việt Bắc “hoa và người”. ⇒ Hai câu thơ mở đầu đã giới thiệu chủ đề của đoạn thơ: hoa (thiên nhiên) và người (nhân dân) Việt Bắc. b. Tám câu thơ tiếp theo: Bộ tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc. * Bức tranh thứ nhất (mùa đông): “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 10 . Bắc” và hồn thơ Tố Hữu. Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau đây: “Ta với mình, mình với ta … Chày đêm, nên cối đều đều suối xa”. (Trích “Việt Bắc” - Tố Hữu) G ỢI Ý 1. Khái quát: (Đề 1) 11 2. Phân tích. mõ rừng chiều Chày đêm nên cối đều đều suối xa”. - Nỗi nhớ dội vào nỗi nhớ, điệp từ “nhớ” và kiểu câu bắt đầu bằng “Nhớ sao” khiến nỗi nhớ như trải dài vô tận. Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau: “Mình. rõ phong cách nghệ thụât của nhà thơ- lãng mạn, tinh tế, phóng khoáng và tài hoa. III. Đề văn và gợi ý: 1 .Đề 1. Phân tích hình ảnh thiên nhiên miền Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến trong hoài niệm