Văn 7 tuần 34 CKTKN

6 157 0
Văn 7 tuần 34 CKTKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 34 Tiết 129 :Từ ngày 25/4-> 30/4/2011 Ngày soạn: 22/4 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp theo) Ngày dạy:25/4 I.Mục tiêu bài học:Giúp HS 1.Mức độ cần đạt: -Hệ thống hoá kiến thức đã học về các phép biến đổi câu. -Hệ thống hoá kiến thức đã học về các phép tu từ cú pháp. 2.Kiến thức trọng tâm: -Các phép biến đổi câu. -Các phép tu từ cú pháp. 3.Kĩ năng:Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp. 4.Thái độ:Tự hào về sự phong phú về tiếng Việt. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên:Soạn giáo án+ ĐDDH. 2.Học sinh: Học và chuẩn bị bài . III.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: ?Ở lớp 7 ta được học các loại dấu câu nào? ?Câu phân loại theo mục đích nói có mấy kiểu câu? * Đáp án: -HS nêu được 5 loại dấu câu đã học (10đ) -HS nêu được 4 kiểu câu theo mục đích nói (10đ) 3.Bài mới *Giới thiệu bài:Tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập tiếng Việt. *Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi GV nêu các vấn đề đã học và yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản. ?Thành phần nào thường được lược bỏ?Khi rút gọn cần chú ý điều gì? ?Trạng ngữ là gì ?Có mấy loại trạng ngữ ?Cấu tạo của trạng ngữ? Cho ví dụ? GV:Dạng mở rộng câu thứ hai là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu. ?Thế nào là câu chủ động, câu bị động?Mục đích chuyển đổi hai kiểu câu trên để làm gì?Có mấy kiểu câu bị động?Cho ví dụ mỗi loại? ?Vậy thế nào là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu? Các thành phần nào của câu có thể mở rộng bằng cụm chủ-vị? Cho ví dụ? ?Các phép tu từ đã học? ?Điệp ngữ là gì?Có mấy dạng điệp ngữ?Cho ví dụ? ?Liệt kê là gì ?Có mấy kiểu liệt kê ? Cho ví dụ? Hệ thống hoá kiến thức: 1.Lập sơ đồ về các phép biến đổi câu : 2.L ập sơ đồ về các phép tu từ cú pháp : 4.Củng cố: GV nhận xét giờ ôn tập. 5.Hướng dẫn tự học: -Ôn lại các khái niệm liên quan đến chuyển đổi kiểu câu ,tu từ cú pháp. -Nhận biết các phép tu từ cú pháp được sử dụng trong văn bản. -Xác định được mục đích sử dụng các phép tu từ cú pháp. -Phân tích tác dụng của các câu được biến đổi ,các biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản. IV.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………. Tuần 34 Tiết 130+ 131 Ngày soạn : 22 / 4 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN Ngày dạy: 25 / 4 I.Mục tiêu bài học:Giúp HS 1.Mức độ cần đạt: Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về văn bản biểu cảm và văn nghi luận. 2.Kiến thức trọng tâm: -Hệ thống kiến thức về văn bản biểu cảm. -Hệ thống kiến thức về văn nghi luận. 3.Kĩ năng: -Khái quát, hệ thống kiến thức về văn bản biểu cảm và văn nghi luận. Các phép biến đổi câu Thêm,bớt thành phần câu Chuyển đổi kiểu câu Rút gọn câu Mở rộng câu Chuy ển đổi câu chủ động thành câu bị động Thêm trạng ngữ cho câu Dùng cụm C-V để mở rộng câu Các phép tu từ cú pháp Điệp ngữ Liệt kê -Làm bài văn bản biểu cảm và văn nghị luận. 4.Thái độ:Chú ý các đặc điểm, nội dung, mục đích, phương tiện biểu cảm, các luận điểm,luận cứ trong văn nghị luận. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn giáo án+ ĐDDH. 2.Học sinh: Học và chuẩn bị bài . III.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định lớp -Các thành phần nào của câu có thể mở rộng bằng cụm chủ-vị? Cho ví dụ? -Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại? + Hùng Vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. + Cô giáo khen Nam. * Đáp án: -Các thành phần câu được mở rộng bằng cụm chủ -vị +Chủ ngữ: Mẹ về khiến cả nhà vui. +Vị ngữ :Chiếc xe máy phanh hỏng rồi. +Bổ ngữ: Tôi cứ tưởng tôi ghê ghớm lắm. +Định ngữ :Người tôi gặp là một nhà thơ.(10đ) -Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại +Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi . +Nam được cô giáo khen . (10đ) 3.Bài ôn tập:GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK *Giới thiệu bài:Tiết học này chúng ta sẽ ôn tập phần tập làm văn. *Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi HĐ1:Ôn tập văn bản biểu cảm và văn nghị luận. Mục tiêu:HS khái quát được kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận. ?Kể tên các văn bản biểu cảm đã học? ?Nhắc lại các văn bản nghị luận? ?Đặc điểm của văn bản biểu cảm? ?Những yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận? ?Các bước làm bài văn biểu cảm? I.Củng cố kiến thức: Câu 1:Hệ thống các văn bản biểu cảm( văn xuôi ) đã học ở kì I: STT Tên văn bản Tác giả 1 Cổng trường mở ra Lý Lan 2 Mẹ tôi Et-môn-đô đơ A-mi-xi 3 Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam 4 Sài Gòn tôi yêu Minh Hương 5 Mùa xuân của tôi Vũ Bằng Câu 2: Hệ thống các văn bản nghị luận: STT Tên văn bản Tác giả 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh 2 Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng 4 Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Câu 3:Đặc điểm của văn bản biểu cảm -Mục đích:biểu hiện tư tưởng,tình cảm,thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc. -Cách thức:Khai thác đồ vật, cảnh vật, sự việc ,con người nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá. -Bố cục :Theo mạch tình cảm, suy nghĩ. Câu 4:Luận đề, luận điểm, luận cứ ,luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận. -Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu làm bài văn có tính thuyết phục. -Luận đề:vấn đề chủ yếu khái quát. -Luận điểm:bộ phận, khía cạnh của luận đề. Câu 5:Các bước làm bài văn biểu cảm -Tìm hiểu đề -Tìm ý và lập dàn bài. ?Các bước làm bài văn nghị luận? HĐ2:Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu:HS làm được bài tập. +Mở bài:Giới thiệu tác giả,tác phẩm,nêu cảm xúc,tình cảm,tâm trạng và đánh giá cụ thể hay tổng quát. +Thân bài:Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tình cảm,tâm trạng. Nhận xét đánh giá cụ thể hay tổng hợp. +Kết bài:Ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết. -Viết bài và sửa bài. Câu 6: Các bước làm bài văn nghị luận -Tìm hiểu đề lập ý:Tìm vấn đề (tức là tìm luận điểm tổng quát). Trên cơ sở đó để xác định các luận điểm và sắp xếp ý thành một dàn bài. -Lập dàn bài. -Viết bài nghị luận. -Đọc lại và sửa chữa bài. II.Luyện tập: 1.Vai trò của miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm. -Miêu tả khêu gợi cảm xúc , tình cảm, không miêu tả đầy đủ chân dung hay sự việc.Miêu tả xen với tự sự và PBCN. Ví dụ :Đoạn tả đêm mùa xuân “Mùa xuân của tôi”. -Tự sự:giống miêu tả. Ví dụ :Ca Huế trên sông Hương. 2.Nêu vẻ đẹp bên ngoài,đặc điểm phẩm chất bên trong,ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú , ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao. -Con người :Vẻ đẹp ngoại hình , lời nói, cử chỉ, hành động, tâm hồn, tính cách. -Cảnh vật:Vẻ đẹp riêng , ấn tượng đối với cảnh và con người. Ví dụ: Miệng cười như thể hoa sen. 3.Xác định luận điểm chính trong 4 văn bản nghị luận đã học: -HS nhắc lại. 4.Trình bày nhiệm vụ của chứng minh và giải thích: CHỨNG MINH GIẢI THÍCH -Vấn đề nêu ra đã rõ -Dẫn chứng là chủ yếu -Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào - Vấn đề nêu ra chưa rõ - Lí lẽ là chủ yếu -Làm rõ bản chất của vấn đề như thế nào 5.Tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy giải thích lời dạy của Bác Hồ: “Học tập tốt, lao động tốt”. * Tìm hiểu đề và tìm ý: -Thể loại: Giải thích -Vấn đề cần giải thích: Học tập tốt, lao động tốt. -Hướng giải thích: + Học tập tốt là gì? Học tập như thế nào được gọi là học tập tốt? + Lao động tốt là gì? Đảm bảo các yếu tố nào thì được coi là lao động tốt? * Lập dàn ý 1.Mở bài: -Nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. -Dẫn vào vấn đề cần giải thích:“Học tập tốt, lao động tốt”. 2.Thân bài: -Giải thích:Học tập tốt là gì?Xác định động cơ, mục đích, học tập đúng đắn để trở thành con người phải có cả đức lẫn tài. -Học tập như thế nào được gọi là học tập tốt? Đó là thái độ học tập , phương pháp học tập khoa học. Muốn vậy phải cần cù ,chăm chỉ ,vượt mọi khó khăn -Giải thích :Lao động tốt là gì?Là lao động có ý thức , tự nguyện ,tự giác. -Đảm bảo các yếu tố nào thì được coi là lao động tốt? Ba yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao. -Nêu vài dẫn chứng trong cuộc sống để làm rõ lời dạy trên: trang trí góc học tập, trang trí lớp, yếu tố năng suất đối với xã hội hiện nay 3.Kết bài: -Khẳng định lời dạy của Bác :“Học tập tốt, lao động tốt” là hai việc làm luôn đi đôi với nhau. -Rút ra bài học cho bản thân . 4.Củng cố: Khái quát phần trọng tâm:Văn nghị luận. 5.Hướng dẫn tự học: - Nắm vững nội dung bài ôn tập về yêu cầu viết bài văn biểu cảm và văn nghị luận. -Ôn phần tiếng Việt. IV.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………. Tuần 34 Tiết 132 Ngày soạn: / CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN ( tiếp) Ngày dạy: / I.Mục tiêu cần đạt. 1.Mức độ cần đạt: -Nắm chắc yêu cầu và cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. -Hiểu rõ hơn về giá trị nội dung,đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương. 2.Kiến thức trọng tâm: -Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. -Cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. 3.Kĩ năng: -Sắp xếp các văn bản sưu tầm được thành hệ thống -Nhận xét về đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình -Trình bày kết quả sưu tầm được trước tập thể. 4.Thái độ:Giáo dục HS có ý thức tự giác trong khi tìm hiểu vấn đề văn học.Bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình. II.Chuẩn bị. -GV: Soạn giáo án -HS: Sưu tầm ca dao ,dân ca địa phương. III.Tiến trình bài giảng. 1.Ổn định: 2 Kiểm tra: -So sánh sự giống và khác nhau giữa văn nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích? * Đáp án ( 10 đ) CHỨNG MINH GIẢI THÍCH -Vấn đề nêu ra đã rõ -Dẫn chứng là chủ yếu -Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào - Vấn đề nêu ra chưa rõ - Lí lẽ là chủ yếu -Làm rõ bản chất của vấn đề như thế nào 3.Bài mới: *Giới thiệu bài:Tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục chương trình địa phương phần văn học. *Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Gv giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ. I.Nội dung thực hiện Tổng kết hoạt động sưu tầm -GV phân công cho một số HS khá giỏi trong mỗi tổ phụ trách việc biên tập (loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ. -Tổ chức cho HS nhận xét về phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm:Chọn câu hay, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được, đặc biệt là các câu về địa phương mình. -Nước sông Đồng Nai sóng dồi lên xuống Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi - Ngày xưa giặc Pháp sang đây La Ngà máu đổ chôn thây quân thù. - Nhà Bè nước chảy phân hai Lòng Tàu, Soài Rạp, Đồng Nai oai hùng -Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai Nước sông trong chảy lộn sông ngoài - Chừng nào còn nước Đồng Nai Anh còn giết giặc không sai lời thề. -Nồi đồng mà úp vung đồng Con gái xứ Bắc lấy chồng Ðồng Nai -Đồng Nai xứ sở lạ lùng Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um -Đồng Nai nguồn mọi cao sang Chảy xuống hai hàng, hàng Đại, hàng Sâm. -Biểu dương hoặc trao tặng phẩm cho tổ và cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy . ca dao, tục ngữ. II.Phương pháp thực hiện Hoạt động 1:Mỗi tổ thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên. Hoạt động 2:Tổ trưởng phụ trách biên tập, cử đại diện trình bày trước tập thể về giá trị tục ngữ, ca dao địa phương. Hoạt động 3:HS nhận xét. 4. Củng cố : -Đọc những bài hay. -Chuẩn bị cho: Hoạt động ngữ văn ở tiết sau. 5.Hướng dẫn tự học : Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học. IV.Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… . nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………. Tuần 34 Tiết 130+ 131 Ngày soạn : 22 / 4 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN Ngày dạy: 25 / 4 I.Mục tiêu bài học:Giúp HS 1.Mức độ cần đạt: Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về văn bản biểu cảm và văn nghi. tập làm văn. *Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi HĐ1:Ôn tập văn bản biểu cảm và văn nghị luận. Mục tiêu:HS khái quát được kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị. luận. ?Kể tên các văn bản biểu cảm đã học? ?Nhắc lại các văn bản nghị luận? ?Đặc điểm của văn bản biểu cảm? ?Những yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận? ?Các bước làm bài văn biểu cảm? I.Củng

Ngày đăng: 30/06/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan