TIẾT 49 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN –TIẾNG VIỆT Thực hiện 7a:………………… 7b: ………………… I.Mục tiêu học bài : - Ôn tập củng cố các kiến thức về thơ văn trữ tình dân gian và trung đại. - Ôn tập củng cố kiến thức về đại từ, qh từ, từ HV, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. - Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi về cách dùng từ, đặt câu. II.Chuẩn bị : +GV chấm bài kỹ để phát hiện các lỗi mà học sinh thường mắc phải để có biện pháp sửa chữa giúp học sinh khắc phục . - Bảng phụ ghi đáp án + HS: Xem lại đề bài III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định : 2.Kiểm tra Bài cũ : ( kết hợp trong giờ) 3.Bài mới Hoạt động Thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Trả bài + Giáo viên đọc lại nội dung của đề kiểm tra 1 lượt để học sinh nhớ lại. + Hướng dẫn trả lời từng phần : theo đáp án HS : Lần lượt trả lời từng câu hỏi đã kiểm tra. GV+ HS nhận xét, chuẩn đáp án. * Hoạt động 2 : Nhận xét 1.Ưu điểm: - Một số HS có ý thức học bài nghiêm túc , làm bài cẩn thận , chữ viết rõ ràng. - Biết phát hiện những chi tiết cần thiết trọng tâm để trả lời đúng câu hỏi. 2. Nhược điểm: - Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề, lỗi chính tả, trình bày cẩu thả. - Không học bài làm bài chưa đầy đủ và chính xác - Chưa dùng lập luận để phân tích. * Rút kinh nghiệm chung về bài làm + Phần trắc nghiệm: Chú ý đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng, tùy theo câu hỏi và phân bố thời gian hợp lí. Gv đưa ra những nhận xét chung, xác đáng giúp học sinh nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của mình để phát huy và khắc phục. *Hoạt động 3 : Sửa bài - Học sinh đối chiếu, tự nhận thấy lỗi của bài làm : Trình bày lỗi chính tả, đúng sai và phần trắc nghi - Đọc bài điểm cao bài em - Đọc bài điểm thấp bài em (Chỉ ra nguyên nhân, hướng khắc phục) I.Đáp án. 1. Văn bản ( tiết 42) 2. Tiếng Việt ( tiết 46) II.Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh: III.Chữa lỗi: GV sửa chữa một số lỗi về cách dùng từ, câu sai của HS. Lỗi Câu sai chỗ sai Chữa lại C tả, thanh Kánh đồng lũa Kánh lũa Cánh .lũa Biện pháp: - Học sinh ôn lại toàn bộ kiến thức trong bài - Chú ý cách trình bày cho khoa học, sạch đẹp. +GV: Lấy điểm vào sổ cá nhân. 4.Củng cố Nhận xét tiết học 5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà Đọc trước bài :”Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”. --------------------------------------------------------------------------------- TIẾT 50 I.Mục tiêu bài học : Giúp HS - Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình. 1.Kiến thức: - Yêu cầu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. 2.Kĩ năng: - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học. - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Làm được bài văn biểu cảm ề tác phẩm văn học. 3.Thái độ: II.Chuẩn bị: +GV: Giáo án –SGK - Bảng phụ +HS: Soạn bài III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới : Hoạt động Thầy và trò Ghi bảng @ Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học GV: Yêu cầu HS đọc kĩ văn bản cảm nghĩ về một bài ca dao trong SGK. ? Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? “Đêm qua ra đứng bờ ao”. + Hs trình bày và đọc bài ca dao . ? Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách nào ? Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn Người viết tỏ ra xúc động trước cảnh và nhân vật trong bài ca dao: Đứng ở bờ ao nhìn trời, nhìn đất nhìn sao và có những cảm tưởng riêng. Tác giả đã p.biểu c.nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách: Tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm vè những h/ă chi tiết trong bài ca dao. +GV: Chú ý đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên. Cảnh minh hoạ nói ở đây là minh hoạ trong sgk thời trước. Tranh minh hoạ vẽ người đàn ông mặc áo dài, đội khăn (nhưng ta I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 1.Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học: 1.1. Đọc bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao. 1.2. các yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm. - Có bóng một người đàn ông mặc áo dài, đội khăn, một người quen nhớ quê. - Cảnh ngóng trông, tiếng kêu, tiếng nấc của CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC vẫn có thể tưởng tượng lời trong bài ca dao là lời của cô gái nhớ đến người yêu . ). ? Bài văn có mấy đoạn? Mỗi đoạn được trình bày ntn? Bài cảm nghĩ có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát ? Bước 1, tác giả cảm nhận như thế nào về 2 câu đầu? Bước 1: Cảm nhận của tác giả về 2 câu đầu: Một ng đàn ông, thậm chí là ng quen nhớ quê. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc. Nếu tưởng tượng là cô gái thì lại khác. Tưởng tượng ? Bước 2, tác giả cảm nhận về 2 câu tiếp theo như thế nào ? +Bước 2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. tưởng tượng, liên tưởng . ? Bước 3, tác giả cảm nhận về điều gì ? Bước 3: Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ. Suy ngẫm ?Tác giả cảm nghĩ gì về hai câu thơ cuối? Từ 2 chữ “Tào khê” mà tác giả liên tưởng đến con sông Tào Khê chảy qua sông Cầu và thể hiện lòng chung thuỷ với Tào khê như chính dòng Tào khê không bao giờ cạn . Suy ngẫm . GV: Đây là bài văn p.biểu cảm nghĩ về t.p văn học. ? Vậy em hiểu thế nào là p.biểu c.nghĩ về tp vh ? HS đọc ghi nhớ 1(SGK/147) * Chuyển ý – Cách làm bài văn biểu cảm ? Bài p.biểu cảm nghĩ về tp vh thường có bố cục mấy phần, nhiệm vụ của từng phần là gì ? + HS đọc ghi nhớ : sgk/147 GV bổ sung rõ hơn về cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học cụ thể : + Cảm xúc về cảnh , người trong tác phẩm + Cảm xúc về tâm hồn con người …số phận nhân vật . + Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm . + Cảm xúc về tư tưởng tác phẩm . Gv: trong quá trình nêu c.nghĩ, phải bám sát các chi tiết, hình ảnh , có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Tránh tình trạng nêu c.nghĩ chung. Để c.nghĩ về tp thêm sâu sắc, có thể liên hệ tới h.cảnh ra đời của tp; liên hệ so sánh với những tp khác cùng chủ đề (có thể cùng tác giả hoặc khác tác giả ).Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành. Tránh tình trạng bắt chước 1 cách sống sượng, sáo mòn, giả tạo. @ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập + Đọc đề bài 1/148, người ngóng trông. - Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, nhớ thương đối với Ngưu Lang – Chức Nữ. - Cảm nghĩ về sông Tào Khê. 1.3. Kết luận: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức tác phẩm đó. 3. Các yêu cầu làm văn biểu cảm. * Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có 3 phần: a.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. b.Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. c.Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm Ghi nhớ : sgk/147 II.Luyện tập Bài1/148: Hs đọc bài thơ Cảnh khuya. ? Để viết được cảm nghĩ về bài thơ này thì cảm nghĩ của ng viết phải bắt nguồn từ đâu, từ cái gì? + Định hướng đề bài - Lập dàn ý ? Phần MB em định nêu ý gì ? +HS tự bộc lộ ,GV nhận xét ,chốt ý. ? Ở phần thân bài em sẽ lập ý bằng cách nào ? ? Hướng giải quyết ra sao ? + Các em thảo luận nhóm – đại diện trả lời + GV nhận xét ,chốt ý . ? Phần kết bài em sẽ trình bày cảm nghĩ gì về Bác . Đề: PBCN về bài thơ Cảnh Khuya của HCM + Cảm xúc của ng viết bắt nguồn: -Từ 1 so sánh mới mẻ, hấp dẫn (câu 1 ). -Từ nhiều hình ảnh quấn quýt sinh động (câu 2 ). -Từ sự hài hoà giữa cảnh và người (câu 3 ). -Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ (câu 4) Bài 2 /148: Dàn ý bài p.biểu c.nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. a.Mở bài: - G.thiệu tp (Thể loại, đề tài, tác giả ) - G.thiệu ngắn gọn h.cảnh s.tác bài thơ. - Nêu cảm nhận chung về tp: Nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới trở về thăm quê nhà. b.Thân bài: - Nêu cảm xúc, suy nghĩ do tp gợi ra. - Tưởng tượng, suy ngẫm về 2 câu thơ đầu. - Tưởng tượng, suy ngẫm về 2 câu thơ cuối. c.Kết bài: K.định lại tình yêu q.hg da diết của nhà thơ. 4.Củng cồ: ? Cách làm bài văn PBCN về tác phẩm văn học . ? Bố cục bài văn PBCN về tác phẩm văn học . 5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà - Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học. - Chuẩn bị giờ sau viết bài số 3- văn bản biểu cảm. Tiết 51+ 52 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3- VĂN BIỂU CẢM Thực hiện7a: . 7b: I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự, miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm. 2. Kỹ năng: - Làm bài, phương pháp làm bài văn cảm nghĩ về một người thân của mình. 3. Thái độ: - Có thái độ làm bài, trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, nội dung đầy đủ, có cảm xúc về người thân mà mình viết. II. Chuẩn bị 1. Thầy: Đề bài, dàn ý, biểu điểm. 2. Trò: Ôn nắm chắc phần văn biểu cảm về tác phẩm văn học. III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn dịnh tổ chức 2. Bài mới. ĐỀ BÀI Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…) * Yêu cầu: - HS nêu được những suy nghĩ, tình cảm của mình về người thân. - HS có thể chọn bất cứ người nào mà HS thấy gần gũi, thân thiết nhất. - Bài viết đòi hỏi diễn đạt lưu loát, rõ ràng, rành mạch những cảm xúc, suy nghĩ riêng có thực, có tính sáng tạo của HS. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM 1. Mở bài: (2 điểm) - Nêu cảm nghĩ chung về người thân mình định viết. 2. Thân bài: (6 diểm) - Gợi tả vài nét về ngoại hình, hình dáng người thân đặc biệt tập trung làm nổi bật những phẩm chất, tính cách, việc làm của người thân ( 3 điểm ) - Tình cảm gắn bó thân thiết và những kỉ niệm sâu sắc đối với người thân.( 2 điểm ) - Ấn tượng tốt đẹp nhất về người thân.( 1 điểm ) 3. Kết bài: (1 điểm) - Khẳng định cảm nghĩ của mình về người thân. * Trình bày: ( 1 điểm ) - Không mắc lỗi chính tả, câu văn, dấu câu .Bài viết trình bày sạch sẽ, khoa học . HƯỚNG DẪN CHẤM - Điểm 9 -10: Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, nêu được cảm nghĩ về một người thân, bài viết có cảm xúc chân thực, xúc động, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát. Thể hiện được các kĩ năng viết văn biểu cảm. - Điểm 7 - 8: Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, nêu được cảm nghĩ về một người thân, bài viết có cảm xúc, diễn đạt khá lưu loát có thể sai hai, ba lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài viết đủ ba phần, phát biểu cảm nghĩ về một người thân theo yêu cầu, song cảm xúc chưa thật sâu sắc, có thể mắc vài ba lỗi các loại. - Điểm 3 - 4: Bài viết sơ sài hoặc thiếu ý, đã phát biểu cảm nghĩ về người thân, song diễn đạt chưa lưu loát, sai khoảng 5, 6 lỗi các loại. - Điểm 1 - 2: Bài viết diễn đạt yếu, trình bày thiếu ý hoặc bố cục không rõ ràng, quá sơ sài, mắc nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng, không nộp bài 3. Thu bài, nhận xét giờ viết bài: - GV thu bài. - Nhận xét giờ làm bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại phần lý thuyết đã học, đối chiếu với bài của mình xem mức độ bài viết của mình. - Chuẩn bị bài: Tiếng gà trưa. . tác phẩm văn học. 2.Kĩ năng: - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học. - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Làm được bài văn biểu. làm bài văn PBCN về tác phẩm văn học . ? Bố cục bài văn PBCN về tác phẩm văn học . 5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà - Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn phát