Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
50,2 KB
Nội dung
LƯƠNG HỒNG THỦY TIỂU THƯYÉT TRƯNG TRƯNG ĐỈNH NHÌN TỪ THI PHÁP HOC LUẬN VĂN THẠC sĩ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VỆT NAM LƯƠNG HÒNG THỦY TIỂU THƯYÉT TRƯNG TRƯNG ĐỈNH NHÌN TỪ THI PHÁP HỌC * Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 HÀ NỘI, 2013 LUẬN VÃN THẠC Sĩ NGÔN NGỮ VÀ VÃN HÓA VIỆT NAM * 1 . Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú Em xin tó lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS: NGUYỄN THANH TÚ, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn trước sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên về mọi mặt của các Thầy, Cô trong khoa Ngữ Văn Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 . Em chân thành cảm ơn nhà văn Trung Trung Đỉnh đã có những gợi mớ quý báu và hữu ích; cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng 7 năm 2013 TÁC GIẢ Lương Hồng Thủy Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vãn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2013 TÁC GIẢ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 HÀ NỘI, 2013 Lương Hồng Thủy BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 HÀ NỘI, 2013 MỤC LỤC 3.3.2.2 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 1 1 0 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau ba mươi năm kiên cường đánh đuổi giặc ngoại xâm, đất nước ta được hoàn toàn giải phóng. Từ đây sứ mệnh của văn học cũng khác trước nhằm đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển của thời đại mới. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh văn học cần phái nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Trên tinh thần đó, văn học sau 1975 đã có nhiều khởi sắc đặc biệt là the loại văn xuôi. Có the nói chưa bao giờ văn xuôi phát triến mạnh mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ, nhà vãn được thành thật như bây giờ. Tinh thần tại đại hội Đảng lần thứ VI về văn hóa văn nghệ đã thực sự cởi trói cho văn học. Trước 1975, với cách viết và lối tư duy cũ hầu hểt các tác phấm vãn học đều được sáng tác bởi khoảng cách sử thi cho nên con người cũng là con người sử thi, con người cộng đồng với những phấm chất cao cả. Sau 1975, tư duy nghệ thuật mới cho phép người viết trần thuật không khoảng cách. Nói cách khác đi, đó là sự trần thuật ở điểm nhìn hiện tại, ở cái chưa hoàn thành. Và người ta phát hiện ra rằng thế giới không phài là hiện thực khép kín, con người không phải ai cũng toàn bích. Trong con người luôn có sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thẩp hèn, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Con người phần lớn là làm chủ hoàn cảnh nhưng cũng không ít lần bị hoàn cảnh xô đẩy, trở thành nạn nhân của hoàn cảnh. Trong đó cần nhắc đến tiểu thuyết là thể loại quan trọng bậc nhất trong văn xuôi hiện đại, nó là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời và con người với năng lực khám phá cuộc sống ở chiều sâu lẫn bề rộng, về lịch sử ra đời tương đổi trẻ nhưng nó lại dồi dào sức sống hơn so với các thể loại khác. Sự khởi sắc của văn xuôi thời kì tiền đổi mới và đối mới có sự đóng góp của 5 nhiều thể loại tiểu thuyết khác nhau: tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết tâm lý xã hội, tiếu thuyết triết luận với hàng loạt các tên tuổi như Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Xuân Khánh, Trung Trung Đỉnh ,Họ với những nỗ lực của mình, đang ngày càng hoàn thiện và có những đóng góp quan trọng, tạo nên diện mạo mới cho tiếu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trung Trung Đỉnh được xem là một gương mặt đáng chú ý và có nhiều đóng góp trong việc đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ông là thế hệ nhà văn trưởng thành sau 1975. Có thể nói ông là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỉ đổi mới. Khởi nghiệp bằng truyện ngắn đầu tay Những khấc coong chung (1972) được in trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Nhưng Trung Trung Đỉnh được biết đến nhiều hơn từ nhừng năm 80 với hàng loạt truyện ngắn Người trong cuộc (1980) và Đêm nguyệt thực (1982).,.Trong lĩnh vực tiếu thuyết, mở màn với tác phẩm Những người không chịu sống thiệt thòi (1982), đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 Trung Trung Đỉnh cho ra đời ba tiểu thuyết : Ngược chiều cái chết (1989), Tiễn biệt những ngày buồn (1990) và Ngõ lỗ thủng (1990). Đó là khi ngọn gió đổi mới thổi lên trong nước, đầu óc con người thoát khỏi vòng bao cấp và thân phận con người hiện lên thật mong manh, đáng thương và đáng trân trọng nhưng cũng đáng buồn. Năm 1999, tiếu thuyết Lạc rừng ra đời. Tác phẩm đã được giải thưởng của Bộ Quốc phòng và giải chính thức của cuộc thi viết tiểu thuyết giai đoạn 1998-2000. Trung Trung Đỉnh là người có công nối tiếp thành công của thế hệ các nhà văn đi trước khi viết về đề tài Tây Nguyên, ngoài Lạc rừng ta còn thấy Đêm nguyệt thực, Đêm trắng, Chóp trên đỉnh Khon Từng đều là những tác phẩm của ông viết về mảnh đất anh hùng này, bởi Tây Nguyên đã là máu thịt của ông với tuổi trẻ hăm hở và biết bao kỉ niệm ở đó. Vài năm gần đây, Trung Trung Đỉnh sáng tác không nhiều nhưng với ba tác phẩm, Lạc rừng 6 (1999), sổng khó hom là chết (2008) và Lính trận (2010) lại một lần nữa khẳng định chồ đứng và sự riêng biệt trong ngòi bút của ông khi trăn trở và day dứt về chiến tranh ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc và con người đang phải đối mặt với bi kịch cuộc sổng thường ngày. Quan sát sự đổi mới của tiểu thuyết sau năm 1975 chúng tôi nhận thấy cần phải đề cao và đi sâu hơn nữa về một số khía cạnh trong sáng tác của Trung Trung Đỉnh đê thây được sự đòi mới trong cách nhìn cũng như nét độc đáo trong cách viết của ông dựa trên cơ sở kế thừa tiểu thuyết truyền thống. Đây chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài : Tiêu thuyết Trung Trung Đỉnh - nhìn từ thi pháp học. 2. Lịch sử vấn đề Trung Trung Đỉnh là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Với các tiếu thuyết của mình, ông đế lại nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc. Khi viết về chiến tranh Trung Trung Đỉnh đã không né tránh những mặt trái của cuộc chiến mà thể hiện khá sâu sắc hiện thực chiển tranh, bởi chiến tranh không chỉ là cái đẹp đẽ, hào hùng mà chiến tranh là đau thương, mất mát, chiến tranh với sức mạnh ghê gớm tàn khốc và hủy diệt đã nhào nặn, chi phoi đển tận cùng số phận con người. Tuy nhiên, dưới cái nhìn của mỗi nhà văn hiện thực chiến tranh lại được cảm nhận, khám phá và phản ánh dưới nhiều góc độ và phương thức khác nhau. Trung Trung Đỉnh đă tạo ra một góc nhìn mới về hiện thực chiến tranh, viết về “ nồi đau tinh thần” nhưng ông không dừng lại ở việc tổ cáo chiến tranh mà nhìn thẳng vào sự thật đế thấy cái tâm của tác giả đó là nỗi căm ghét cái ác, sự đòi hỏi về hòa bình và hạnh phúc cuộc sống. Tuy được giới nghiên cứu chú ý nhưng vẫn còn chưa nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của ông, nhất là khi hai cuốn sách Tiền biệt những ngày buồn và Chuyện tình Ngõ Lỗ Thúng được chuyển thể thành phim truyền hình. 7 Ọua việc tìm hiểu sự nghiệp của Trung Trung Đỉnh, chúng tôi thấy tuy được giới nghiên cứu chú ý nhưng vẫn còn chưa nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của ông, các bài viết chỉ dừng lại ở dạng giới thiệu sách, trình bày cảm xúc, và đánh giá các tác phẩm của ông nhất là khi hai cuốn sách Tiễn biệt những ngày buồn và Chuyện tình ngõ Lỗ Thủng được chuyển thể thành phim truyền hình. về công trình nghiên cứu tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh phải kể đến luận văn Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh (Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội- 2009) của Nguyễn Thị Anh, công trình nghiên cứu cua Hồ Thị Thái với đề tài Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài chỉển tranh và người linh cách mạng từ thập kỉ 80 đến nay (Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh- 2002), các tác giả đã đi sâu vào phân tích quan niệm nghệ thuật về con người, thể giới nhân vật và nghệ thuật tổ chức trần thuật. Đồng thời họ cũng đặt những nền móng ban đầu cho những nghiên cứu kế tiếp về nhà văn. Trong số các bài viết về tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh có thể kể đến một số ý kiến về những tác phấm tiêu biếu sau: Năm 1999, Trung Trung Đỉnh cho ra đời cuốn tiểu thuyết Lạc rừng và đoạt hai giải của Bộ Quốc phòng và Hội nhà văn trong cuộc thi viết tiểu thuyết 1998-2000, tác phẩm nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả và giới phê bình. Trên Báo Người Hà Nội nguyệt san số 5/2000, Hoàng Hoa YỚi bài viết Lạc rừng giao thoa không cùng tần so đã cho rang: “ Lạc rừng — sự hội ngộ ỉạ lùng của văn hóa : vãn hóa của người Bahnar, văn hóa của người Kinh với vãn hóa phương tây. Tác phẩm mang chất của thể loại phiêu ỉiru. Sự phiêu lưu thể hiện ở sự va đập trong cách ứng xử của người lính trẻ trước hoàn cảnh và bị hoàn cảnh số phận xô đẩy “Lạc rừng mà tìm được hướng đi” là tiêu đề bài viết của Thanh Thảo in trên Báo 8 Văn Nghệ số 4/2000. Trong đây, tác giả đánh giá cao cách xây dựng tình huống truyện và giai điệu của tác phẩm. “Sức mạnh và sức thuyết phục ỉớn của Lạc rừng là tác giả không hề giấu diểm con người thật của nhân vật chỉnh xưng tôi ” Lưu Khánh Thơ, trong bài giới thiệu tiểu thuyết Lạc rừng với nhan đề Lạc rừng cuốn tiếu thuyết thành công của Trung Trung Đỉnh (Báo văn nghệ Quân đội, sổ 40), đã khẳng định thành công của Trung Trung Đỉnh trên phương diện đề tài và nội dung phản ánh, cổt truyện, ngôi trần thuật cũng như nghệ thuật ngôn từ. Theo Lưu Khánh Thơ “Trung Trung Đinh đã đạt được những thành công đảng khích lệ. Anh tỏ ra là cây bút phân tích tâm lí tinh tế va kín đáo, giản dị mà không lên gân, không cường điệu Nguyễn Chí Hoan trong bài viêt Giông như chuyện cô tích xa xưa mà hiện đại in trên Báo Văn hóa - Sự kiện - Thể thao số 62/2000 cũng đánh giá cao cách xây dựng tình huống truyện, giai điệu cũng như cảm giác chân thật đem lại. Bản thân Trung Trung Đỉnh cũng đã từng tâm sự: Lạc rừng chính là cuốn sách viết về thân phận con người, về một phần tuổi trẻ, về vùng kỉ ức thường xuyên ám ảnh ông, có lẽ vì thế khi đọc tác phấm của ông, ta luôn nhận thấy một tâm hồn lắng động, sự hấp dẫn tù’ những tình huống cũng như tâm lí của nhân vật. Năm 2007, Trung Trung Đỉnh cho ra đời tiểu thuyết sống khó hơn ỉà chết, tác phầm cũng đã nhận được sự phản hồi tích cực của độc giả. Tâm An, Dương Bình Nguyên đã đi sâu vào phân tích khoảng trổng nghệ thuật ở cuối tiểu thuyết này. Dương Bình Nguyên nhận định khái quát về tác phẩm: "Sống khó hem ỉà chết đi vào sự tinh giản, tưởng nhẹ mà rất buồn, tưởng đơn giản mà không phải vậy. Như cuộc sống, cái chết có thể ỉà sự giải thoát, cắt đứt mình với thế giới còn lại. Chết là đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng sống như thể nào, sống sao cho ra sổng, mới là khó ỉẳm thay Gần ba chục năm cho một cuốn sách chưa đầy 200 trang, có the thay sự đứt đoạn trong sáng tác của 9 nhà văn với đứa con tinh thần này. Nhưng nó không phải là sự rời rạc trong cảm xúc. Trung Trung Đỉnh vẫn đau đáu về Tây Nguyên và những năm tháng chiến tranh thuộc về ông đã không bao giờ rời bỏ những trang giấy mà ông viết, dù ông không cố tình. Đây không phải là một thành công cỡ Lạc rừng, cũng khác nhiều so với Ngược chiều cái chết, Ngõ ỉô thủng, Tiên biệt những ngày buồn. Đề cập đến tiểu thuyết Sổng khó hơn là chết Nguyễn Chí Hoan, trong bài viết Khi đồng tiền kể chuyện (Báo Văn nghệ, số 28/2008) đã có cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết này: “Điều lạ lùng đầu tiên, ở đây ngay lập tức xuất hiện nhân vật kể chuyện tự giới thiệu về mình.,.Điều lạ thứ hai đó là cảm nhận về chất thơ ẩn trng một câu chuyện ngốn ngang, chất thơ của sự nghiệt ngã mà với nhiều người, khỉ thấy tuổi đời của mình đứng bóng đỉnh đầu thốt gọi So phận Bản thân nhà văn cũng đã từng tâm sự về tác phẩm này: “7oỉ ỉuôn cảm thay cõi thực của hôm nay chỉnh là cải kho quả khứ mà con người ta phải è co ra mang vác nó”, không những thể “Song khó hơn ỉà chết” mang đầy tính triết lý, ở đó tác giả đã để cho nhân vật tự nói lên những tiếng nói day dút, tiếng nói của nhũng phận người chịu nhiều đau xót và cay đắng. Năm 2010 tiểu thuyết Lính trận ra mắt bạn đọc với nhiều ý kiến khác nhau,nhưng nhìn chung tác phẩm này lại một lần nữa khẳng định chỗ đứng của Trung Trung Đỉnh khi viết về Tây nguyên. Nhà văn Đỗ Bích Thúy đã rất tinh tế khi nhận xét rằng : “Tôi từng nói với ông ngay sau khi đọc xong cuôn sách: gọi Lính trận ỉà tiêu thuyết cũng được mà gọi là tự truyện, hồi kí cũng được. Vì cỏ cảm giác cuốn sách đã được xuyên suốt băng những điêu gan ruột nhât, những hình ảnh sâu sảc nhát, những trạng thái tình cảm, tâm lý đã được đấy lên đỉnh cao nhất của chính tác giá ” - người mà nhà văn Nguyên Ngọc đã 1 0 [...]... của Trung Trung Đỉnh chúng tôi muốn đưa ra những nhận xét ban đầu về sự vận động của ngòi bút Trung Trung Đỉnh và sự vận động của thể loại tiểu thuyết Việt Nam trong mấy chục năm qua 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh từ góc nhìn thi pháp thể loại 4.2 Phạm vi nghiên cứu Chủng tôi chủ yếu khảo sát dựa vào ba tiểu thuyết mới nhất của Trrung Trung. .. Trung Đỉnh hiện lên trong tính chỉnh thể chú không phải là những tác phẩm đơn lẻ Việc sử dụng phương pháp hệ thống còn giúp ta nhìn thấy sự vận động của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh trong những năm qua 5.2 Phương pháp so sánh đổi chiểu Phương pháp này nhằm làm rõ những nét đặc trưng khác biệt của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh so với các tác giả tiểu thuyết khác, giữa văn học thời kì đổi mới và văn học. .. gắng tìm hiếu một cách bao quát tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh cả về nội dung lẫn hỉnh thức 3 Mục đích nghiên cứu 3.1 Dưới góc nhìn thi pháp học, chúng tôi muốn tìm hiếu sâu hơn,có hệ thống hơn những nét đặc sắc trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh và từ đó có cải nhìn cụ thể hơn về thế loại tiếu thuyết, một thế loại đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trong đời sổng văn học Việt Nam 1 2 3.2 Qua việc... sáng tác của nhà văn Trung Trung Đỉnh nhìn từ góc nhìn thi pháp thể loại Thông qua quá trình nghiên cứu chúng tôi muốn ghi nhận sự đóng góp của nhà vãn đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết Luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận vãn gồm 3 chương: Chương 1: Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau... Trung Đỉnh là : Lạc rừng, Song khó hơn là chết, Lỉnh trận Tuy nhiên, đề làm nổi bật hơn đặc điểm tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh chúng tôi sẽ tiến hành so sánh với các nhà văn khác cùng thời trước và sau Trung Trung Đinh 5 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sứ dụng các phương pháp nghiên cứu sau : 5.1 Phương pháp hệ thong Phương pháp hệ thống giúp cho việc nghiên cửu tiểu thuyết Trung. .. như một nhu cầu tất yếu của văn học, đồng thời thể hiện sự nhận thức về mình và nhừng hoài nghi về nhân cách con người Cho nên, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thời kì đổi mới có sự phong phú về cấp độ và hình thức đối thoại Khi tiểu thuyết Lạc Rừng được giải thưởng của Bộ Quốc phòng và giải chỉnh thức của cuộc thi viết tiểu thuyết giai đoạn 1998- 2000 sau hàng loạt các tiểu thuyết ra đời trước đó, người... vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 Chương 2: Kểt cấu và nhân vật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh Chưo’ng 3: Tô chức trân thuật KÉT LUẬN TÀi LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1: TIẺU THUYÉT TRUNG TRUNG ĐỈNH TRONG sụ VẶN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975 1.1 1.1.1 VÃN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐÒI MỞI - MỘT CÁI NHÌN TỐNG QUÁT Chuyển mình theo hưóìig đa dạng hóa Năm 1975 lịch sử nước ta bước sang... văn Trung Trung Đỉnh người ta dễ bị thu hút bởi câu chuyện giản đơn nhưng rất tò mò và gây thích thú, ranh giới của hiện thực và mơ ước, của sự sống chết .với cách kể chuyện rất đỗi bình dị, tạo nên nhà văn Trung Trung Đỉnh - một cây bút có bản sắc Trong toàn bộ sáng tác cúa Trung Trung Đỉnh thì thể loại tiểu thuyết đã góp phần rất lớn trong việc khẳng định tên tuổi của nhà văn trên diễn đàn văn học. .. khác, cho nên khi tìm hiểu về nó thì sự đổi mới của tiếu thuyết sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ nhất thành tựu của văn xuôi nói chung 1.2 Sự XUẤT HIỆN CỦA TIẺU THUYẾT TRUNG TRUNG ĐỈNH Trung Trung Đỉnh xuất hiện vào những năm 70 của thế kỉ XX , đây là giai đoạn có tầm ảnh hưởng hểt sức quan trọng đến tư tưởng và cách nhìn của nhà văn sau này, lúc này văn học có những dấu hiệu đổi mới về ý thức nghệ thuật và... mình đến những giá trị Chân - Thi n Mĩ Tiểu thuyết của ông vì thể, vừa có khả năng khơi gợi những nỗi đau nhân tình ở người đọc, vừa giúp họ cảm nhận cái đẹp, cái cao quý ở con người Chính điều đó khiển tiểu thuyết của ông có sức hấp dẫn riêng, cho dù vẫn có sự kén chọn độc giả Điều dễ nhận thấy trong tiểu thuyết Trang Trung Đỉnh là những chiêm nghiệm, suy tư Đọc tiểu thuyết của ông đôi lúc ta thay . THỦY TIỂU THƯYÉT TRƯNG TRƯNG ĐỈNH NHÌN TỪ THI PHÁP HOC LUẬN VĂN THẠC sĩ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VỆT NAM LƯƠNG HÒNG THỦY TIỂU THƯYÉT TRƯNG TRƯNG ĐỈNH NHÌN TỪ THI PHÁP HỌC * Chuyên ngành: Lí luận văn học. dựa trên cơ sở kế thừa tiểu thuyết truyền thống. Đây chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài : Tiêu thuyết Trung Trung Đỉnh - nhìn từ thi pháp học. 2. Lịch sử vấn đề Trung Trung Đỉnh là nhà văn trưởng. cứu 3.1 Dưới góc nhìn thi pháp học, chúng tôi muốn tìm hiếu sâu hơn,có hệ thống hơn những nét đặc sắc trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh và từ đó có cải nhìn cụ thể hơn về thế loại tiếu thuyết, một