Sự XUẤT HIỆN CỦA TIẺU THUYẾT TRUNG TRUNG ĐỈNH

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh nhìn từ thi pháp học (Trang 29)

Trung Trung Đỉnh xuất hiện vào những năm 70 của thế kỉ XX , đây là giai đoạn có tầm ảnh hưởng hểt sức quan trọng đến tư tưởng và cách nhìn của nhà văn sau này, lúc này văn học có những dấu hiệu đổi mới về ý thức nghệ thuật và những nỗ lực cách tân hiện đại, đặc biệt sau Đại hội VI của Đảng thì ngọn gió đổi mới để lan tỏa vào cách viết của các nhà văn. Giữa mênh mông sách vở của những tác giá lớn bé, đông tây kim cổ để viết văn làm sao mà người ta đọc được của mình, mà phải những tầng lớp uyên bác và khó tính nữa kia là một thách thức lớn nhất của người cầm bút, Họ sẽ phải thử nghiệm ngòi bút của mình ở nhiều đề tài, đề tim ra sự sáng tạo và phong cách riêng. Trung Trung Đỉnh đã vượt qua được cái thừ thách ẩy và khẳng định mình ở thể loại tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết về chiến tranh Tây Nguyên và con người hậu chiến - nơi ông chiến đấu và gắn bó cả quãng đời của mình.

Trung Trung Đỉnh có quan niệm: “Kinh nghiệm cuộc sống rất đáng quý, nhưng đôi khi nó rất có hại cho quá trình sáng tác. Với tôi, nếu viết hoàn toàn thời bỉnh cũng

không được, mà hoàn toàn chiến tranh cũng không ổn”. Với giọng thâm trầm sâu sắc, nhà văn đưa lại cho người đọc những dư vị khá đặc biệt. “Đọc văn anh có lối đi riêng cúa mình, không thời thượng, không ồn ào, lặng lẽ cày xới trên những điều mình cảm, mình nghĩ” (Phạm Xuân Nguyên). Với những trải nghiệm của mình, nhà văn chân thành bày tỏ suy nghĩ của mình, diễn đạt nhu cầu đổi mới như một nhu cầu tất yếu của văn học, đồng thời thể hiện sự nhận thức về mình và nhừng hoài nghi về nhân cách con người. Cho nên, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thời kì đổi mới có sự phong phú về cấp độ và hình thức đối thoại.

Khi tiểu thuyết Lạc Rừng được giải thưởng của Bộ Quốc phòng và giải chỉnh thức của cuộc thi viết tiểu thuyết giai đoạn 1998- 2000 sau hàng loạt các tiểu thuyết ra đời trước đó, người ta mới thấy rằng có lẽ chỉ có Trung Trung Đỉnh mới về về chiến tranh và con người Tây Nguyên hay đến vậy. Cùng với những chuyển biến xã hội sâu sắc từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986), báo cáo của Ban chấp hành hội nhà văn tại các Đại hội IV và V đều đã khắng định: "Đời song văn học đang có nhừng chuyến biến mới mang nhiều hứa hẹn và đồng thời cũng đang nảy ỉên những vẩn đề mói" và xuất hiện hai chũ “đổi mới” trong văn học. Hòa chung vào không khí ấy, nhiều cây bút đã hòa mình vào đề tài xã hội hiện tại, với những tệ nạn, những thiếu thốn, những nhu cầu không biết đến sự thỏa mãn, và cuộc vật lộn giữa con người và đời sống hàng ngày. Không nằm ngoài dòng chảy đó nhà văn đã đi sâu vào tâm hồn của nhũng người lính trong và sau chiến tranh với những xung đột trong tâm tưởng, nhận thức kể cả những mất mát, cô đon được đẩy lên thành bi kịch.

Hầu hết tác phẩm nào của Trung Trung Đỉnh ta cũng thấy xuất hiện nhân vật người lính, chỉ có điều người lính chiến thắng, vẹn toàn của văn học đã thay đổi, thậm chí còn tỏ ra yếu kém không bắt kịp với đời sổng hậu chiến phức tạp, gai góc nên họ trở

nên đau khổ, bẩt hạnh. Nhân vật người cha trong Ngược chiều cái chết đã từng là người lính chiến thắng khi lãnh đạo buôn làng đánh Mỹ nhưng khi trở về với cuộc sổng đời thường ông lại mắc những sai lầm ấu trĩ, những quan niệm lỗi thời do kinh nghiệm chỉ rút ra từ bản thân nên cuối cùng phải trả giá bằng chính tính mạng của con trai mình. Hay nhân vật Ron, Xoay, Luân trong Tiễn biệt những ngày buồn đều là những người lính khoác ba lô từ mặt trận về thủ đô rồi tiếp tục lao vào cuộc chiến đấu khác, khắc nghiệt không kém đó là cuộc chiến cơm, áo, gạo tiền. Nhà văn tập trung khai thác bản tính thiện, cao đẹp của người lính, họ không chịu khuất phục cái ác, và tin vào tính thiện của cuộc đời. Một nhóm bạn quanh năm suốt tháng chỉ tin vào tình cảm, và theo họ mọi chuyện đều có thể giái quyết bằng tình cảm, nhưng cuộc đời không đơn giản như vậy, các nhân vật đều phải chửng kiến những sự thật đau lòng trong cuộc sống. Có lẽ đáng thương nhất trong tác phẩm này là nhân vật Ron khi con chết, bị ép về mẩt sức, sụp đổ niềm tin. Với sự thay đổi về quan niệm con người Trung Trung Đỉnh đã nhìn thẳng vào số phận người lính một cách điềm tĩnh và trung thực.

Chiến tranh là môi trường thử thách con người một cách ghê gớm và không ít người sa ngã trước những cám dỗ của vật chất và danh vọng, tiền bạc. Khoái trong Tiễn biệt những ngày buồn là một người lính trở về sau chiến tranh nhưng anh ta lại là một con người ích kỉ, biết lợi dụng cơ hội để đi lên, sống ích kí và không tin vào bất cứ điều gì kể cả những điều mà người khác rất tin.

Sự chia sẻ, đồng cảm của Trung Trung Đỉnh không chỉ dùng lại ở nhũng số phận không mấy vui vẻ, đáng thương một cách cụ thể, riêng lẻ, tác phẩm của ông còn tiếp tục kế không dứt về nhũng nỗi khổ đau của con người mà ý nghĩa nhân sinh của nó đáng để người ta suy nghĩ rất nhiều. Người đọc sẽ nhận thấy nỗi đau của nhà văn được mở rộng, đi sâu trong sống khó hơỉĩ ỉà chết. Khi một đồng tiền đi lạc qua bao nhiêu cuộc đời, lắng

nghe tiếng nói tù trái tim của những kiếp người ấy rồi nó kể cho nhà văn nghe những câu chuyện thăng trầm của cuộc sống. Đồng tiền chỉ trị giá 1.000 đồng nhưng lại mang theo cuộc hành trình dài những ám ảnh quá khứ và ám ảnh về thế giới người, để rồi bật ra nhũng suy ngẫm về nhân tình thế thái. Hay trong Ngõ Lỗ thủng, nhà văn đã tạo nên một bức tranh về nhiều mảnh đời sống chung trong một cái ngõ với những nhân vật không hoàn hảo, ai cũng mang trong mình một vài tật xấu như Hạn dám sống thực và thẳng thắn nhiệt ình nhung lại bồ bịch để kiếm tiền, ông tiến sĩ thì toàn nói những lời triết lí nhưng bên trong lại là tên đàn ông dối trá, kiêng kiệu... những nhân vật trong tiểu thuyết này đã đem lại cho người đọc tiếng cười chua xót, bởi họ chính là đại diện cho những mặt đối lập trong xã hội chân thật - thực dụng, thật thà - tính toán, ích kỉ... và những nghịch cảnh trở trêu trong xã hội được phơi bày một cách rõ nét. Chính tác phấm này đã đưa chúng ta có một cái nhìn sòng phẳng về thân phận con người trong cuộc chuyển giao giữa bao cấp và cơ chế thị trường. Từ đỏ nhìn nhận chính xác hơn về con người.

Có thể thấy, phần lớn tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh đều hướng về con người, chính xác hơn là hướng về thế giới tinh thần của con người với sự đồng cảm và chia sẻ cao độ. Sâu sắc hơn là nhà văn còn có khả năng đi sâu khai thác những uẩn khúc, tạo nên tấm bi kịch ngầm diễn ra trong tâm hồn nhân vật, điều này thể hiện rõ nét trong Ngõ lỗ thủngSong khó hơn là chết. Nỗi đau, sự trăn trở về nhân tình thể thái, về bản chất con người luôn ám ảnh nhà văn khiến ông day dứt khôn nguôi.

Theo dõi gia tài văn chương của Trung Trung Đỉnh, người đọc dễ dàng nhận thấy phần lớn tiểu thuyết của ông đều là những chuyện xoay quanh cuộc sống trong và sau chiến tranh với những mất mát, khố đau. Nhưng không vì thế mà truyện của ông tăm tối, lạnh lẽo. Bới ánh sáng cùa lương tri, hơi ấm của lòng nhân ái luôn chứa chan trong từng

trang viết. Nhân vật trong tiểu thuyết đều cố gắng vượt qua nỗi đau để hướng đến những điều tốt đẹp, người viết luôn hướng ngòi bút của mình đến những giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Tiểu thuyết của ông vì thể, vừa có khả năng khơi gợi những nỗi đau nhân tình ở người đọc, vừa giúp họ cảm nhận cái đẹp, cái cao quý ở con người. Chính điều đó khiển tiểu thuyết của ông có sức hấp dẫn riêng, cho dù vẫn có sự kén chọn độc giả.

Điều dễ nhận thấy trong tiểu thuyết Trang Trung Đỉnh là những chiêm nghiệm, suy tư. Đọc tiểu thuyết của ông đôi lúc ta thay mình như bị lẫn quất trong những suy tưởng về quá khứ - cái quá khử tràn đầy sức sổng thanh xuân của ông như các đồng đội - những con người ý thức được cái giá phải trả của mình trong chiến tranh giữ nước. Ta cũng dễ dàng nhận thấy bóng dáng làng Sưa quê hương ông qua những hồi ức và hoài niệm với những mảnh đời đang trôi chảy theo dòng thời gian đầy ắp những kỉ niệm thời thơ ẩu. “Toàn bộ những tác phẩm của tôi chủ yếu viết bằng kí ức, hư cấu từ kí ức. Những kí ức Tây Nguyên và cả những kí ức tuổi thơ ở quê hương”.

Tây Nguyên - kí ức không bao giờ quên về mảnh đất đầy nắng và gió làm nên một phần sức sổng tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Con người, phong tục tập quán và cuộc chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên hiện lên rõ ràng như những thước phim quay cận cảnh đã góp phần làm nên phong cách độc đáo của tiếu thuyết Trung Trung Đỉnh.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh nhìn từ thi pháp học (Trang 29)