Tổ chức không gian

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh nhìn từ thi pháp học (Trang 42)

Không gian và thời gian nghệ thuật là những yếu tố trong cấu trúc nội tại của tác phẩm. Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng phái xuất phát từ một điểm nhìn trong một không gian nhất định, diễn ra trong một trường nhìn và trong một thời gian nhất định. Không gian và thời gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cún loại hình của các hình tượng nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Trong đó không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả, nó chính là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lí hay không gian vật lí, Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là sự mô hình hóa các mối liên hệ về thời gian, xã hội và đạo đức của bức tranh thế giới và thể hiện sự lựa chọn của nhà văn. Không

gian nghệ thuật có thể là không gian điểm hoặc không gian tuyển, không gian mặt phẳng có hướng vưon ra chiều rộng và chiều thẳng đứng, ứng với các kiểu không gian ấy là những kiểu nhân vật khác nhau, có nhân vật khép kín trong không gian điểm, không thay đổi như nhân vật Hải của Trung Trung Đỉnh đi đâu anh ta cũng đem theo không gian đầy hồi ức chiển tranh của mình.

Có rất nhiều không gian nghệ thuật tương ứng với mồi giai đạn văn học, như không gian sử thi, không gian thần thoại, không gian văn học cận hiện đại... và mỗi không gian nghệ thuật ẩy đều bộc lộ tính cách nhân vật theo sự sáng tạo của nhà văn cho thích hợp với phưong diện con người.

Trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh thì chính không gian nghệ thuật đã tạo nên nét độc đáo và bản sắc riêng. Với các tiểu thuyết được khảo sát thì điếm nhìn không gian nối bật chính là không gian văn hóa Tây Nguyên và không gian xã hội. Nhưng hai khoảng không gian này dường như luôn song hành và gắn kết với nhau xuyên suốt trong các tác phẩm. Nểu như trong sống khó hơn là chết ta thấy hiện lên một không gian chật chội, tăm tối, ngột ngạt đến bề bộn của những đêm ven hồ, căn phòng của nhà văn hay nơi điều tộ bệnh của Hải đển nhà ga, bệnh viện, Tất cả đều bao bây và kìm nén nhân vật không cho họ thoát khỏi không gian đó đế trở về không gian đúng nghĩa của mình. Mỗi người trong họ: chị Nhài, Hải và cả nhà văn đều phải gồng mình lên để tồn tại, họ hy vọng rồi lại thất vọng xen lần hạnh phúc và khổ đau...

Không gian còn lại cua Lạc rừngLỉnh Trận lại là điểm nhẩn tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên đẹp, hoang sơ kì vĩ, nơi mà các nhân vật thỏa sức vùng vẫy và bộc lộ tính cách. Neu tước bỏ không gian văn hóa Tây Nguyên trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh thì nhũng giá trị nghệ thuật tâm huyết của ông đã bị mất đi. Với nhà văn, Tây Nguyên là máu thịt là nơi ông sống, chiến đấu và trải nghiệm cùng sự ám ảnh khôn

nguôi.

Neu nói về trải nghiệm cùng với Tây Nguyên bằng văn chương thì Trung Trung Đỉnh còn đứng sau nhiều cây bút, tuy nhiên không vì thể mà tiểu thuyết của ông viết về Tây Nguyên trở nên cũ kĩ và sáo mòn. Nguyên Ngọc một người đi trước, thành công trước Trung Trung Đỉnh về mảng đề tài này đã có những nhận xét đáng trân trọng về ông “Tây Nguyên được phát hiện ra, hiện lộ trong chiến tranh, cuộc chiến trang mà Trung Trung Đỉnh lâm vào đó - và ở đỏ anh gặp được Tây Nguyên - như một so kiếp. Toàn bộ cái ẩy - Tây Nguyên và chiến tranh, chiên tranh và Tây Nguyên đã làm ra anh, con người anh cuộc đời anh, so phận anh và kiếp người anh

Từ sau 1975 đến nay không ít tác phẩm của ông viết về Tây Nguyên khá thành công như Đêm nguyệt thực, Chóp trên đính Kon Tìmg, Lạc Rừng, Lính trận... là những tác phâm đề đời của tác giả viết về Tây Nguyên. So với Nguyên Ngọc thời Đất nước đứng lên, nhà văn đã có một hướng đi mới để tiếp cận mảnh đất này. Từ những ngày đói khổ trong máu lửa chiến tranh ông đã tiếp nhận được ở đây một tầng văn hóa đặc sắc để ông hòa nhập dễ dàng khi bước vào địa hạt của văn chương. Nhân vật chính của ông không cao siêu, lạnh lùng mà bình thường như chính cuộc đời thật đang diễn ra ở nơi này mà qua đó con người mới bộc lộ hểt mình một cách nhân bản nhất. Là nhà văn có vốn sống, ông đưa Tây Nguyên giới thiệu với bạn đọc qua những lời văn bằng kinh nghiệm của bản thân đã được thử thách bằng chiến tranh. Tây Nguyên và chiến tranh không chỉ là nền tảng mà còn là trung tâm của tiểu thuyết.

Lạc rừng được bao phủ bởi không gian núi rừng Tây Nguyên tù’ cốt truyện cho đen nhân vật, trong đó bao hàm nhiều dạng không gian nghệ thuật khác nhau, đó là không gian của cái hang nơi Bình bị giam giữ bởi những người du kích. Có không gian tâm lí đa chiều trong nội tâm nhân vật: “Tôi thiểp đi trong lung linh của tuôi thơ, quên

biên những tai họa bât thường mà cuộc chiên đã từng ập xuống. Tôi mơ thấy tôi được nàng tiên cả nâng lên nối dập dềnh trên mặt nước trong veo”[29,tr.l01]. Lại có không gian đậm chất sử thi nhưng là không gian thiêng liêng của cộng đồng dân cư bản địa với những ngôi nhà sàn, nhà rông, đêm liên hoan đầy rượu cần trai gái cùng múa hát bên đống lửa.,. tác phẩm xây dựng trên nền của cuộc chiến tranh du kích ở chiến trường Tây Nguyên, chính không gian nghệ thuật này đã tạo điều kiện cho ngòi bút của Trung Trung Đỉnh phát huy thể mạnh của mình, với Lạc rừng - văn hóa và con người Tây Nguyên hiện lên một cách chân thực nhất. Từ cuộc chiến đẩu cho đến đời sống sinh hoạt hàng ngày được thể hiện rất rõ nét, sự khó khăn thiếu thốn “ đã từ lâu bà con anh em ở đâu ăn củ mì, tức là củ sắn nấu cơm. Gạo chỉ dành cho người ốm Trong hang đá giữa rừng người dân chỉ có “rá sẳn lát nấu như cơm đã được đảnh nát vụn. Một cái hãng gô cà đắng ninh nhuyễn... một xong canh chua lá bứa nấu với ôc và cả vụn, vài con cua đả và cả mây con ngóe” [29,tr.47]. Thế nhưng họ lại có tinh thần cách mạng kiên cường, ý thức giản dị mà trong sáng “chạy trôn khỏi nhiệm vụ cách mạng phân công tức là phản bội cách íìĩẠA/g”[29,tr.66]. Tất cả những nét đời thường đó qua cái nhìn của người lính trẻ trở nên lạ lùng và bí hiểm: “Tôi nhận ra cuộc chiến trong cải loi nhỏ ngóc ngách giữa rừng già đầy chông thô bà những con người bẻ nhỏ mà tôi lạc vào đây có cái gì đỏ thật bỉ hiểm... ’’chiến thắng cùa đồng bào Tây Nguyên nói riêng và của đất nước nói chung được Trung Trung Đỉnh lí giải và cắt nghĩa một cách đầy bí ẩn nhưng cũng rất đơn giản qua suy nghĩ của những con người nơi đây.

Đen với Tây Nguyên ta không chỉ biết về lòng kiên cường, dũng cảm của những anh hùng chân đất mà còn thấy ở đó cả một không gian văn hóa đậm bản sắc dân tộc, núi rừng. Đứng đầu một buôn làng là các già làng, như già Phới là một minh chứng sống mãnh liệt, ông đại diện cho linh hồn niềm tin và trách nhiệm của con người nơi đây, bảo

vệ mạng sống cho già Phới là nghĩa vụ thiêng ỉiêng ai cũng phải làm. Trong bất cứ sự kiện nào của buôn làng đều có mặt già Phới. Chỉnh anh lính trẻ đã được chứng kiến tận mắt cảnh tượng người đàn bà

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh nhìn từ thi pháp học (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w