Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi hữu cơMã bài: MĐ 03 - 01 Mục tiêu: - Chuẩn bị được chuồng trại trong chăn nuôi lợn con theo phương thức hữucơ - Bố trí được các trang thiết bị cần th
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI LỢN CON
MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: CHĂN NUÔI GÀ, LỢN HỮU CƠ
Trình độ: Sơ cấp nghề
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đàotạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề.Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá
và kinh nghiệm sản xuất Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cáchkhoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghềnghiệp Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các
kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên nănglực thực hiện
Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong
và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà nuôitrồng, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề vàsoạn thảo chương trình đào tạo nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ cấp độ công nhânlành nghề Chương trình được kết cấu thành 07 mô đun và sắp xếp theo trật tự lôgíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về chănnuôi gà, lợn hữu cơ
Chương trình đào tạo nghề “Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ” cùng với bộ giáo
trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cậpnhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế chăn nuôi tại các địa phươngtrong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ chăn nuôi
gà, lợn hữu cơ
Bộ giáo trình gồm 07 quyển:
1) Giáo trình mô đun Nuôi gà thịt
2) Giáo trình mô đun Nuôi gà đẻ
3) Giáo trình mô đun Nuôi lợn con
4) Giáo trình mô đun Nuôi lợn choai
5) Giáo trình mô đun Nuôi lợn vỗ béo
6) Giáo trình mô đun Nuôi lợn nái
7) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướngdẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - BộLao động - Thương binh và Xã hội Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu
và phát triển chăn nuôi hữu cơ Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiếnđóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở chăn
Trang 4nuôi hữu cơ, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Bắc Bộ Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổchức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo cácViện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy
cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi đểhoàn thành bộ giáo trình này
Giáo trình “Nuôi lợn con” giới thiệu cho học viên: Biết được các giống lợn đangnuôi ở nước ta, quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn con sau cai sữatheo phương thức hữu cơ
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúngtôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹthuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 4
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 7
MÔ ĐUN NUÔI LỢN CON 8
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi hữu cơ 8
A Nội dung: 8
1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ 8
2 Chăn nuôi hữu cơ 9
2.1 Khái niệm 9
2.2 Các đặc điểm chính của chăn nuôi hữu cơ 9
2.3 Đặc điểm của nuôi lợn hữu cơ 10
3 Chuẩn bị chuồng nuôi 10
3.1 Chọn hướng chuồng 10
3.2 Chọn vị trí đặt chuồng 11
3.3 Chọn kiểu chuồng 11
4 Chuẩn bị máng ăn 14
4.1 Chọn kiểu máng ăn 14
4.2 Chọn vị trí đặt máng ăn 14
4.3 Kiểm tra máng ăn 14
5 Chuẩn bị máng uống 15
5.1 Chọn kiểu máng uống 15
5.2 Chọn vị trí đặt máng uống 15
5.3 Kiểm tra máng uống 15
6 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi 15
6.1 Liệt kê thiết bị và dụng cụ 15
6.2 Bố trí thiết bị 17
6.3 Kiểm tra thiết bị và dụng cụ 18
B Câu hỏi và bài tập thực hành 18
C Ghi nhớ 20
Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống 21
A Nội dung 21
1 Lập kế hoạch thức ăn 21
1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con 21
1.2 Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho lợn con 21
1.3 Lập khẩu phần ăn cho lợn con 22
1.4 Lịch cho lợn ăn 22
2 Chuẩn bị thức ăn tinh 22
2.1 Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh cho lợn con 22
2.2 Các loại thức ăn tinh 22
2.3 Nguồn thức ăn tinh tại địa phương 24
Trang 62.4 Lập kế hoạch 24
3 Chuẩn bị thức ăn giàu đạm 24
3.1 Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn giàu đạm cho lợn con 25
3.2 Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi lợn con 26
3.3 Lập kế hoạch sử dụng thức ăn 26
4 Chuẩn bị nước uống 26
4.1 Nhu cầu nước uống cho lợn con 26
4.2 Kiểm tra nước uống 27
B Câu hỏi và bài tập thực hành 27
C Ghi nhớ: 28
Bài 3: Chọn giống lợn nuôi theo phương thức hữu cơ 29
A Nội dung 29
1 Đặc điểm của các giống lợn nuôi tại Việt Nam 29
1.1 Đặc điểm một số giống lợn nội 29
1.2 Đặc điểm một số giống lợn ngoại 34
B Câu hỏi và bài tập thực hành 39
C Ghi nhớ: 40
Bài 4: Nuôi dưỡng lợn con 41
A Nội dung 41
1 Xác định nhu cầu dinh dưỡng 41
1.1 Xác định nhu cầu thức ăn tinh 43
1.2 Xác định nhu cầu thức ăn giàu đạm và thức ăn bổ sung 43
2 Lập khẩu phần ăn 43
3 Kiểm tra chất lượng thức ăn 47
3.1 Phương pháp cảm quan 49
3.2 Phương pháp hóa học 49
3.3 Phương pháp thí nghiệm trên vật nuôi 49
4 Cho lợn ăn, uống 50
5 Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn và điều chỉnh khẩu phần 50
B Câu hỏi và bài tập thực hành 51
C Ghi nhớ: 53
Bài 5: Chăm sóc lợn con 54
A Nội dung 54
1 Kiểm tra sức khỏe ban đầu 54
1.1 Quan sát cá thể 54
1.2 Quan sát đàn lợn 55
2 Kiểm tra khối lượng cá thể 55
2.1 Chọn mẫu kiểm tra 55
2.2 Cân cá thể 55
3 Ghi sổ sách theo dõi 55
B Câu hỏi và bài tập thực hành 56
Trang 7C Ghi nhớ: 58
Bài 6: Phòng và trị bệnh cho lợn con 59
A Nội dung 59
1 Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn 59
1.1 Đặc điểm của bệnh 59
1.2 Triệu chứng 59
1.3 Phòng bệnh 60
1.4 Điều trị 61
2 Phòng và điều trị bệnh dịch tả 61
2.1 Triệu chứng 61
2.2 Phòng bệnh 61
2.3 Xử lý 63
3 Phòng và điều trị bệnh lợn con ỉa phân trắng 63
3.1 Phòng bệnh 64
3.2 Điều trị 64
4 Phòng bệnh tai xanh 65
4.1 Đặc điểm của bệnh 65
4.2 Phòng bệnh 66
5 Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng 66
6 Vệ sinh môi trường chăn nuôi 69
7 Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 70
B Câu hỏi và bài tập thực hành 70
C Ghi nhớ: 71
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC 72
I Vị trí, tính chất của mô đun môn học: 72
II Mục tiêu: 72
III Nội dung chính của mô đun: 72
IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 73
4.1 Nguồn nhân lực: 73
4.2 Cách thức tổ chức 73
4.3 Thời gian: 73
4.4 Số lượng 73
4.5 Tiêu chuẩn sản phẩm 73
V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 74
5.1 Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn con 74
5.2 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống 74
5.3 Bài 3: Chọn giống lợn nuôi theo phương thức hữu cơ 75
5.4 Bài 4: Nuôi dưỡng lợn con 75
5.5 Bài 5: Chăm sóc lợn con 76
5.6 Bài 6: Phòng và trị bệnh 76
VI Tài liệu tham khảo 77
Trang 8CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT
EM Chế phẩm sinh học, chứa các vi sinh vật có lợi
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
IFOAM Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơPGS Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia
Trang 9MÔ ĐUN NUÔI LỢN CON
Mã mô đun: 03
Giới thiệu mô đun:
Mô đun Nuôi lợn con cung cấp cho học viên kiến thức về: chuồng nuôi lợncon, cách nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn con nuôi theo phươngthức hữu cơ
Mô đun 03: “Nuôi lợn con” có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 16 giờ
lý thuyết; 48 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra Môđun này trang bị cho người họccác kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị điều kiện nuôilợn con, chuẩn bị thức ăn, nước uống, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cholợn con đạt chất lượng và hiệu quả cao
Trang 10Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi hữu cơ
Mã bài: MĐ 03 - 01 Mục tiêu:
- Chuẩn bị được chuồng trại trong chăn nuôi lợn con theo phương thức hữucơ
- Bố trí được các trang thiết bị cần thiết trong khu vực chăn nuôi lợn con
- Có ý thức bảo vệ vật nuôi và môi trường khi chuẩn bị điều kiện chăn nuôi
A Nội dung:
1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ
Là việc không hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốctrừ sâu, các chất tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia có hại trong thức
ăn gia súc
Theo Tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM "Sử dụng nông nghiệphữu cơ là duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ vi sinh vật có kíchthước nhỏ nhất sống trong đất đến con người”
Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn:
+ Đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ cho đất
+ Củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinhdưỡng, an toàn sinh học, đề phòng thay cho điều trị, xen canh cây trông và vậtnuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,…
2 Chăn nuôi hữu cơ
2.1 Khái niệm
Chăn nuôi hữu cơ là một hệ thống sản xuất chăn nuôi nhằm thúc đẩy việc sử dụngcác yếu tố đầu vào hữu cơ và phân hủy sinh học từ hệ sinh thái về dinh dưỡngđộng vật, động vật y tế, chuồng trại và chăn nuôi Tránh sử dụng các yếu tố đầuvào tổng hợp như thuốc, phụ gia thức ăn và các yếu tố đầu vào chăn nuôi biến đổigen Chăn nuôi hữu cơ là chăn nuôi trong đó chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên,không sử dụng thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi
Chăn nuôi hữu cơ không có nghĩa là chỉ nuôi bằng thức ăn hữu cơ, tránh bổsung thức ăn tổng hợp, mà còn đảm bảo cho vật nuôi được thoải mái vận động vàthực hiện các hoạt động tự nhiên của chúng
Trang 112.2 Các đặc điểm chính của chăn nuôi hữu cơ
Chăn nuôi hữu cơ dựa trên mối quan hệ hài hòa giữa đất, thực vật và động vậtnuôi, tôn trọng nhu cầu sinh lý của vật nuôi và nuôi chúng bằng các thức ăn cóchất lượng tốt được sản xuất theo phương pháp hữu cơ
Hệ thống canh tác hữu cơ nhằm mục đích phát triển và sản xuất hầu hết cácthức ăn chăn nuôi trong nông trại để cho phép sản xuất bền vững và giảm thiểunguy cơ ô nhiễm của các nguồn cấp nguyên liệu bằng các hóa chất có thể được sửdụng ở các nguồn khác như nguồn cấp nguyên liệu đó có thể mua Sản xuất thức
ăn gia súc cũng thúc đẩy việc đạt được mục tiêu cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là
sử dụng các yếu tố đầu vào thấp bên ngoài
Động vật có quyền được hưởng không khí trong lành, nước sạch, thức ăn đủdinh dưỡng và được đối xử theo nhu cầu của chúng
Động vật có quyền được hưởng sự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, tiếng ồnquá mức, sự nóng nực, mưa gió, bùn lầy để giảm căng thẳng và đảm bảo chúng cócuộc sống thoải mái
Nếu động vật trú ở trong chuồng thì phải:
Có đủ chỗ cho chúng đứng, nằm thoải mái, quay trở, liếm lông và tất cả cácđộng tác tư thế bản năng của nó như là đi lại, vươn, duỗi hoặc vỗ cánh đều đượcchúng thực hiện dễ dàng
Có đủ vật liệu tự nhiên, mới, sạch sẽ để thay ổ cho các động vật có nhu cầu làm ổ(bò, cừu, dê, lợn, gà)
Xung quanh chuồng phải được xây dựng đảm bảo cách nhiệt thích hợp, giữ
ấm, làm mát và luôn thông thoáng để mức độ bụi, nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ khígas ở mức không gây hại cho vật nuôi
Có khả năng duy trì kết cấu của bầy đàn, đảm bảo rằng đàn động vật không
bị cô lập với các động vật khác cùng loài
Vật liệu được sử dụng để xây dựng xung quanh chuồng và bất kỳ thiết bịsản xuất nào được gắn liền với nó phải là loại vật liệu không gây hại cho sức khỏecủa con người hoặc động vật
2.3 Đặc điểm của nuôi lợn hữu cơ
Chăn nuôi lợn hữu cơ là tạo môi trường thoải mái nhất cho lợn sinh sống.Lợn không bị nhốt trong chuồng, được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, được tự dohoạt động
Mặt khác lợn được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với nguồn thức
ăn, đạt tiêu chuẩn hữu cơ PGS Trong chăn nuôi lợn hữu cơ sẽ không sử dụng thức
Trang 12ăn công nghiệp, không sử dụng các loại hóa chất, các chất kích thích tăng trưởng,các loại hoocmon Con vật sinh trưởng một cách tự nhiên
Do vậy, ngoài diện tích chuồng nuôi còn cần có diện tích bãi chăn thả rộngrãi đủ để lợn thực hiện các hành vi tự nhiên Các bãi chăn thường được trồng cỏ,các loại cây cỏ mà lợn có thể ăn, thường là các loại cỏ có hàm lượng dinh dưỡngcao, chất sơ ít Đồng thòi có bãi chăn luân chuyển để khi cỏ bị lợn ăn, dẫm đạp thì
có bãi khác để thay thế
* Ghi nhớ: Các đặc điểm của chăn nuôi hữu cơ và nuôi lợn hữu cơ
3 Chuẩn bị chuồng nuôi
3.1 Chọn hướng chuồng
Hiện nay trong chăn nuôi lợn việc thiết kế và xây dựng chuồng trại nhằmđảm bảo điều kiện sống tốt nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịchbệnh là nhu cầu tất yếu với mọi hình thức chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi Do vậy, chuồng nuôi khi xây dựng phải đạt được các tiêuchuẩn phù hợp với đặc điểm của từng loại lợn ở từng giai đoạn phát triển khácnhau
Trong chăn nuôi lợn con hữu cơ chuồng nuôi là nơi cho lợn con trú ẩn đểtránh các yếu tố bất lợi về thời tiết, do vậy nguyên tắc làm chuồng là phâi đảm bảothoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông Chính vì vậy thường hay để chuồnghướng Đông Nam hoặc hướng Nam
3.2 Chọn vị trí đặt chuồng
Đặt chuồng những vị trí có
nền đất cao, khô ráo tránh đọng
nước, ẩm thấp Thuận tiện cho lợn
ẩn nấp, ra vào
Hình 3.1.1 Vị trí đặt chuồng
3.3 Chọn kiểu chuồng
3.3.1 Chọn kiểu chuồng
Trang 13Hiện nay trong chăn nuôi hữu cơ có khá nhiều kiểu chuồng, tùy theo giốnglợn mà ta làm kiều chuồng phù hợp
Thường thì lợn tự nhiên chỉ đào hố để ngủ và trú ẩn, đối với các loại lợn sốnggần với hoang dã như lợn rừng, lợn mán, ta nên chọn kiểu chuồng hầm, kín Vìcác loại lợn này ít khi sống trong chuồng, chúng thường vận động bên ngoài chỉvào chuồng để ngủ hoặc vào ban đêm
Kiểu chuồng khép kín: Có
diện tích chuồng đủ lớn cho
lợn con hoạt động thoải mái,
tự do Thoáng mát vào mùa
hè, Mùa Đông có thể sử dụng
hệ thống rèm che để chắn gió
Hình 3.1.2 Chuồng khép kín
Kiểu chuồng nuôi thả tự do Diện tích
không cần quá lớn, lợn ra vào tự do
Chuồng chỉ là nơi trú ẩn của lợn con
Hình 3.1.3 Chuồng chăn thả
Trang 14Kiểu chuồng hầm, che chắn tốt vào
mùa đông, thích hợp với các giống lợn
Nền chuồng bằng đất, có thể lót rơm, mùn cưa hoặc đất tơi xốp đã qua sử lý,
có thể sử dụng độn lót sinh thái trên thị trường, trong chất độn chứa các vi sinh vật
có lợi nhằm tạo môi trường tốt nhất cho lợn phát triển
Chuồng nuôi không cần chuẩn tắc, nên sử dụng vật liệu địa phương, nhưngyêu cầu đặc biệt là cần đào hố:
Đào hố rộng 18 m2 (3m x 6m) sâu 90 – 100 cm Có thể nuôi 8 - 10 lợn
Đổ đầy hố với hỗn hợp đất và vật liệu hữu cơ theo một trong 2 phương án sauđây:
Trang 15Lớp chất độn chuồng như vậy chứa các vi sinh vật có lợi, có khả năng ức chế
vi sinh vật có hại, đồng thời phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong phân, hút ẩmtốt, tạo môi trường chuồng nuôi luôn sạch sẽ không hôi thối, ẩm ướt
4 Chuẩn bị máng ăn
4.1 Chọn kiểu máng ăn
Máng ăn được thiết kế thấp phù
hợp với lợn con, được đặt sát mặt đất
Máng ăn có thể làm bằng gỗ
Hinh 3.1.7 Máng ăn
Trang 16Máng ăn có thể tận dụng các
loại chậu, không nên xây kiên cố để
tiện cho việc vận chuyển, vệ sinh
Hình 3.1.8 Máng ăn
4.2 Chọn vị trí đặt máng ăn
Đặt máng ăn không quá xa chuồng nuôi
Đặt tại những vị trí lợn hay đi lại, tập trung nhiều, ví dụ như cửa chuồng
4.3 Kiểm tra máng ăn
Kiểm tra độ kín của máng ăn
Kiểm tra vị trí đặt máng ăn
Kiểm tra độ cao và độ sâu của máng ăn
Kiểm tra độ an toàn: Máng ăn không có các góc nhọn, cạnh sắc tránh làm tổnthương cho lợn con
5 Chuẩn bị máng uống
5.1 Chọn kiểu máng uống
Máng uống được thiết kế tương tự
máng ăn xong phải đảm bảo có nước
sạch cho lợn con uống, xây bằng gạch,
làm bằng gỗ hoặc thiết kế vòi nước
chảy tự nhiên với tốc độ chảy chậm
Hình 3.1.9 Máng uống bằng gỗ
Tùy theo điều kiện của từng vùng, từng trại lợn mà ta chọn máng uống chophù hợp
Trang 17Vào mùa hè có thể bố trí vòi nước chảy chậm ngoài sân chơi, lợn có thể uốngnước đồng thời tắm luôn tại đó
5.2 Chọn vị trí đặt máng uống
Vị trí đặt máng uống thường cách không xa máng ăn, thuận lợi cho lợn uốngnước, đặc biệt với kiểu vòi chảy chậm, cần chọn vị trí trũng dễ thoát nước hoặcthiết kế hố cho lợn đằm ngay tại vòi chảy để lợn chống nống trong mùa hè
5.3 Kiểm tra máng uống
Kiểm tra độ kín: Máng uống phải kín, không rò rỉ nước
Kiểm tra độ an toàn: Không góc nhọn, không cạnh sắc
Thoát nước tốt, dễ dàng thay nước và vệ sinh máng
6 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi
6.1 Liệt kê thiết bị và dụng cụ
Các dụng cụ chăn nuôi: là nhưng dụng cụ được sử dụng hàng ngày phục vụcông tác nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con
+ Dụng cụ vệ sinh: Chổi, xẻng, xô rác…
Hình 3.1.10 Xô đựng thức ăn, nước uống Hình 3.1.11 Xẻng
Hình 3.1.12 Chổi
Trang 18+ Dụng cụ khác: Xô, chậu, rèm che, bảo hộ lao động, …
Các dụng cụ thú y: Là nhưng dụng cụ phục vụ cho việc phòng và trị bệnh cholợn như: Bơm tiêm, pank, kéo, kim tiêm, bông, gạc… được bố trí sạch sẽ đảm bảo
vô trùng và tiện lợi trong việc sử dụng
tiêm
Trang 19- Xung quang bãi chăn thả ta
nên làm rào chắn bằng sắt vì với các
vật liệu khác lợn thường có thói
quen đào bới chân hàng rào, gây
hỏng
- Rào chắn không cần quá cao: với
lợn con chỉ cần 50 cm là đủ
Hình 3.1.18 Rào chắn
6.3 Kiểm tra thiết bị và dụng cụ
Thiết bị được kiểm tra đảm bảo sử dụng tốt, không gây khó khăn cho người
sử dụng cũng như an toàn cho vật nuôi
Trang 20B Câu hỏi và bài tập thực hành
1 Câu hỏi:
- Xác định hướng chuồng, vị trí đặt chuồng và các kiểu chuồng nuôi lợncon?
- Mô tả cách chọn kiểu máng ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng ăn?
- Mô tả cách chọn kiểu máng ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng uống?
- Liệt kê các thiết bị chuồng nuôi và cách bố trí?
2 Thực hành:
2.1 Bài thực hành số 3.1.1 Tổ chức thực hành chọn kiểu, vị trí đặt và kiểm
tra máng ăn máng uống?
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc chọn kiểu chuồng, kiểu máng ăn cách bố trí máng ăn máng uống phù hợp với điều kiện chăn nuôi
- Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các kiểu máng ăn, máng uống
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người
- Nhiệm vụ của nhóm: Chọn kiểu máng ăn, bố trí và kiểm tra máng ăn cholợn con
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn chínhxác máng ăn máng uống đạt tiêu chuẩn hữu cơ (chất liệu, an toàn cho vật nuôi,tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn con) và phù hợp với lợn con
2.2 Bài thực hành số 3.1.2 Tổ chức thực hành bố trí các trang thiết bị
chuồng nuôi lợn con hữu cơ?
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc bố trítrang thiết bị chuồng nuôi lợn con hữu cơ
- Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các trang thiết bị đã nêu trongbài
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người
- Nhiệm vụ của nhóm: Bố trí trang thiết bị đúng yêu cầu
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao
Trang 21- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bố trí trangthiết bị đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
2.3 Bài thực hành số 3.1.3 Tổ chức thực hành đào hố chuồng và rải chất
độn lót chuồng nuôi?
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc đào hố
và chuẩn bị chất độn chuồng
- Nguồn lực: diện tích đào hố, dụng cụ đào hố, nguyên liệu độn chuồng: trấu,
rạ, mùn cưa, phoi bào, chế phẩm EM
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 8 người
- Nhiệm vụ của nhóm: Đào hố sâu sâu 1m2 rộng 18 m2, rải chất độn chuồngtheo một trong 2 phương án
- Thời gian hoàn thành: 120 phút
Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: đào hố vàrải chất độn chuồng đúng tỷ lệ và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
C Ghi nhớ
- Các kiểu chuồng nuôi phải phù hợp với cơ sở
- Chất độn lót phải đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn hữu cơ
- Bố trí thiết bị chuồng nuôi hợp vệ sinh
Trang 22Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống
Mã bài: MĐ 03 - 02 Mục tiêu:
- Xây dựng được khẩu phần ăn cho lợn con theo tiêu chuẩn hữu cơ
- Phối trộn được các loại thức ăn cho lợn con
- Chuẩn bị được nước uống cho lợn con đảm đủ số lượng và vệ sinh
A Nội dung
1 Lập kế hoạch thức ăn
1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con
Sử dụng thức ăn dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôithiu, mốc như: bột ngô, bột đậu tương, tấm xay, bột cá nhạt, bột xương
Trong giai đoạn này lợn có thể ăn 0,5 – 1,0 kg thức ăn một ngày Trong đónhu cầu về tinh bột là chủ yếu
Như vậy nếu nuôi con lợn con giai đoạn này một ngày có thể tiêu thụ 15 đến
27 kg thức ăn và kết thúc giai đoạn lợn con 30 lợn có thể ăn hết 300 – 540 kg thức
ăn, tùy theo giống lợn và mức độ tăng trưởng
1.2 Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho lợn con
Với chăn nuôi hữu cơ, thức ăn hoàn toàn có nguồn gốc tù thiên nhiên, không
sử dụng các loại thức ăn bổ sung, các hoocmon tăng trưởng, chất kích thích và bất
kỳ một loại hóa chất nào
Thức ăn là sản phẩm của trồng trọt hữu cơ, tốt nhất là cơ sở chăn nuôi tự sảnxuất với các tiêu chí như sau:
Không sử dụng cám tổng hợp có bán sẵn trên thị trường vì nguyên liệu đượccác công ty sử dụng như ngô, đậu tương là sản phẩm nhập khẩu có biến đổigen
Gia đình tự trộn các nguyên liệu như cám gạo, ngô nghiền, bột đậu tương,bột cá… Thức ăn không được để lưu cữu, ẩm mốc
Nguồn thức ăn: Do gia đình tự sản xuất theo phương pháp hữu cơ Ở lứađầu tiên, nếu thiếu, nông dân có thể đi mua một phần từ bên ngoài tại cácchợ địa phương nhưng phải đảm bảo các nguồn nguyên liệu được sản xuấttheo chương trình bền vững (IPM) giàu năng lượng không phải là sản phẩmbiến đổi gen Cho phép 20% nguyên liệu thức ăn là sản phẩm thông thường
Trang 23 Có thể cho lợn ăn vitamin có nguồn gốc tự nhiên từ các nguồn rau xanhđược gia đình trồng và quản lý trên các diện tích khác nhau
1.3 Lập khẩu phần ăn cho lợn con
Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn này như sau
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 2900
2 Chuẩn bị thức ăn tinh
2.1 Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh cho lợn con
Thức ăn tinh cho lợn con, phải được trồng theo phương thức hữu cơ Có thể
sử dụng thêm thức ăn bình thường nhưng không quá 20%, không phải là sản phẩmbiến đổi gen
2.2 Các loại thức ăn tinh
Thức ăn tinh hay thức ăn giàu năng lượng:
Trang 24- Là nhóm nguyên liệu có giá trị năng lượng cao (trên 2500 kcal/kg nguyênliệu).
- Dùng cho các hoạt động sống: Vận động, thở, tiêu hóa
Trang 25Hình 3.2.5 Sắn Hình 3.2.6 Khoai lang
* Ghi nhớ: Các nguyên liệu trên phải được sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ
2.3 Nguồn thức ăn tinh tại địa phương
Tùy từng địa phương mà chúng ta sử dụng thức ăn tinh nào là chủ yếu trongthức ăn cho lợn
Khu vực miền núi phía Bắc, các nguyên liệu như: ngô, sắn…
Khu vực đồng bằng: thóc, tấm, khoai lang…
2.4 Lập kế hoạch
Căn cứ vào lượng thức ăn tinh cần sử dụng cho lợn con, căn cứ vào số lượnglợn mà có kế hoạch cụ thẻ để chủ động nguồn thức ăn cho lợn Với lợn nội giaiđoạn này ăn hết khoảng 300 – 540 kg thức ăn hỗn hợp, như vậy có tối thiểu 70%
là thức ăn tinh do đó lượng thức ăn tinh cần thiết là: 210 – 378 kg Vì vậy cần chủđộng sản xuất thức ăn tinh, diện tích trồng tùy thuộc các cơ sở sản xuất, ví dụ: 30lợn cần trồng: 300 m2 ngô, 50 m2 sắn và 350 m2 lúa… để đảm bảo cho công thứccủa phần 1.3
Ngoài ra còn cần có các phương án dự phòng, trong trường hợp bất thườngcần có nguồn thức ăn bổ sung Có như vậy mới chủ động
3 Chuẩn bị thức ăn giàu đạm
Nhóm thức ăn giàu đạm:
Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao
Dùng để tạo thành đạm của cơ thể
Nếu cho ăn thừa đạm theo nhu cầu, gà sử dụng không hiệu quả sẽ bị lãng phí
Trang 26Hình 3.2.7 Lạc Hình 3.2.8 Đậu tương
3.1 Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn giàu đạm cho lợn con
Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và động vật không phải là sản phẩmbiến đổi gen, không sử dụng các loại thuốc tăng trưởng, thuốc kích thích và hóachất trong quá trình sản xuất, sơ chế và bảo quản
Trang 27Không sử dụng các loại sản phẩm sau lang thức ăn cho lợn:
- Sản phẩm giết mổ của động vật cùng loài;
- Tất cả các loại phân kể cả phân chim và phân chuồng;
- Thức ăn chiết xuất từ dung môi (như hexane) hoặc chất xúc tác hóa họckhác;
- Axit amin tổng hợp hoặc axit amin phân lập;
- Ure, và các loại hợp chất đạm tổng hợp khác;
- Các chất kích thích hoặc hoạt chất tăng trưởng tổng hợp;
- Các chất tổng hợp kích thích ăn uống
- Các chất bảo quản trừ khi sử dụng hỗ trợ chế biến;
- Các chất tạo màu nhân
3.2 Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi lợn con
Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Đậu tương, vừng, lạc và các loại khôdầu
Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Cá, tôm, bột cá, bột tôm, bột thịtxương, bột nhộng tằm, giun đất, mối, dòi
3.3 Lập kế hoạch sử dụng thức ăn
Đây là những nguyên liệu có thể tự sản xuất hoặc mua về, chú ý khi mua cầnbiết nguồn gốc và đảm bảo về chất lượng Theo như công thức ở phần 1.3 chúng ta
có 25% là đậu tương và 5% bột cá Giai đoạn lợn con từ 10 – 20 kg, 30 lợn có thể
ăn hết 300 – 540 kg thức ăn, như vậy lượng đậu tương và bột cá cần là: 75 – 135
kg đậu tương và 15 – 22 kg bột cá
Nếu tự trồng đậu tương có thể trồng trên diện tích 650 m2 là đủ cho giai đoạnnày, ngoài ra có thể thay thế bằng lạc, vừng …
* Ghi nhớ: Thức ăn phải đảm bảo thiêu chuẩn hữu cơ
4 Chuẩn bị nước uống
4.1 Nhu cầu nước uống cho lợn con
Tùy theo từng giai đoạn, từng loại thức ăn, lượng thức ăn, nhiệt độ môitrường tình trạng sức khỏe… mà nhu cầu nước uống của lợn con là khác nhau.Lợn càng lớn nhu cầu về nước uống càng cao Thức ăn càng khô thì lợn càng uốngnhiều nước Nếu cho lợn ăn tự do với thức ăn khô lượng nước uống trong 1 ngàycủa lợn con sau cai sữa như sau:
Trang 28- Sau cai sữa 3 tuần: 1 lợn con uống hết 0,49 lít nước/ngày
- Sau cai sữa 5 tuần: 1 lợn con uống hết 0,89 lít nước/ngày
- Sau cai sữa 6 tuần: 1 lợn con uống hết 1, 46 lít nước/ngày
Căn cứ vào số lượng lợn, từng giống lợn, từng giai đoạn, nhiệt độ môi trường,thức ăn để xác định nhu cầu nước uống cho phù hợp
4.2 Kiểm tra nước uống
Kiểm tra nguồn nước định kỳ theo tiêu TCVN, đảm bảo vệ sinh, các chỉ tiêusinh hóa trong giới hạn cho phép
Ngoài ra khi cho gia súc uống cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và
số lượng để kịp thời điều chỉnh
Kiểm tra cảm quan: Kiểm tra màu sắc nước, kiểm tra độ trong của nước,kiểm tra mùi, vị của nước Nếu thấy có hiện tượng bất thường cần xét nghiệm, đểđảm bảo an toàn cho vật nuôi
B Câu hỏi và bài tập thực hành
1 Câu hỏi:
- Mô tả kế koạch xây dựng thức ăn trong nuôi lợn con hữu cơ
- Mô tả được công việc chuẩn bị thức ăn, nước uống cho lợn choai?
2 Thực hành:
2.1 Bài thực hành 3.2.1 Tổ chức thực hành lập kế hoạch thức ăn cho lợn
con nuôi hữu cơ
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch thức ăn cholọn con hữu cơ
- Nguồn lực: 10 tờ Giấy A0, bút dạ, máy tính
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 - 8 người
- Nhiệm vụ của nhóm: Tính toán lập kế hoạch cụ thể cho 30 lợn nuôi theophương thức hữu cơ giai đoạn lợn con sau cai sữa
- Thời gian hoàn thành: 60 phút
Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: kế hoạchthức ăn ăn đúng lịch, đúng thời gian và đủ số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
Trang 292.2 Bài thực hành 3.2.2 Tổ chức thực hành chuẩn bị thức ăn, nước uống
cho nuôi lợn con
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuẩn bị thức ăn, mướcuống cho lợn con
- Nguồn lực: thức ăn, nước uống,
- Cách thức tiến hành: thực hiện theo cá nhân
- Nhiệm vụ của từng cá nhân: thực hiện các thao tác chuẩn bị thức ăn, nướcuống cho lợn con với số lượng và trọng lượng cụ thể
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/cá nhân
Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: cá nhân tựthực hiện chuẩn bị thức ăn, nước uống đúng yêu cần kỹ thuật (đảm bảo đúng sốlượng và chất lượng theo yêu cầu của đề bài)
C Ghi nhớ:
- Xác định được tiêu chuẩn hữu cơ cho các loại thức ăn
- Sử dụng các loại thức ăn sẵn có tại cơ sở
- Xây dựng được kế hoạch thức ăn cho nuôi lợn con
Trang 30Bài 3: Chọn giống lợn nuôi theo phương thức hữu cơ
Mã bài: MĐ 03 - 03 Mục tiêu:
- Liệt kê được các đặc điểm của từng giống lợn
- Chọn được giống lợn để nuôi theo phương thức hữu cơ phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật
- Bảo tồn được nguồn gen trong nước và các gen tốt ngoại nhập
A Nội dung
1 Đặc điểm của các giống lợn nuôi tại Việt Nam
1.1 Đặc điểm một số giống lợn nội
1.1.1 Lợn mẹo
Tên khác: Lợn Mèo
Nguồn gốc: Là giống lợn của người H.Mông
Phân bố: Vùng cao của Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái
Hình thái:
Lông da màu đen, lông dài và cứng Thường có 6 điểm trắng ở 4 chân,trán, và đuôi, một số có loang trắng ở bụng Đầu to, rộng, trán dô và thường cókhoáy trán, mõm dài, tai nhỏ và hơi chúc về phía trước Vai, lưng, rộng, phẳnghoặc hơi phồng lên Mông cao hơn vai Bụng to nhưng không sệ Chân cao, thẳng,vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước
Khối lượng sơ sinh: 480-500 g/con, trưởng thành 110-120kg/con
Năng suất sản phẩm:
Bắt đầu phối giống lúc 10 tháng tuổi Một năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 6-7 con.Nuôi ở đồng bằng có thể đẻ lên đến 9 - 10 con
Trang 31Hình 3.3.1 Lợn mẹo
1.1.2 Lợn Mường Khương
Nguồn gốc: Huyện Mường Khương – Tỉnh Lào Cai
Phân bố: Chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn, Tả Thàng, La Pau Tẩn, Huyện Mường
Khương – Tỉnh Lào Cai
Hình thái:
Màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân.Lông thưa hoặc mềm Mõm dài, thẳng hoặc hơi cong Trán nhăn, tai hơi cúp, tủ vềphía trước Lợn có tầm vóc to nhưng lép người, bốn chân cao to, vững chắc Lưnghơi cong, bụng to nhưng không sệ sát tới đất, mông hơi dốc
Khối lượng sơ sinh: 600 g/con, trưởng thành: 90kg/con, có con nặng đến120kg/con
Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối lúc 10-11 tháng tuổi Một năm đẻ 1,2
lứa; mỗi lứa đẻ 5-6 con
Hình 3.3.2 Lợn Mường Khương
Trang 32Khối lượng lợn sơ sinh: 350-450g/con, trưởng thành nặng 140-170kg/con, có connặng đến 200kg.
Trang 33Lông và da trắng, có bớt đen nhỏ trên da Tai to, đứng.
Thân hình to, tròn, đuôi bé Chân nhỏ và thon
Khối lượng sơ sinh: 600-700g/con, khối lượng trưởng thành 140-160kg/con
Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 7-8 tháng tuổi Một năm đẻ 2
lứa, mỗi lứa 8-10 con
Hình 3.3.4 Lợn thuộc nhiêu
1.1.5 Lợn Móng Cái
Nguồn gốc: Đầm Hà – Đông Triều – Quảng Ninh
Phân bố: Các tỉnh phía Bắc và miền Trung cao của Nghệ An, Hà Tĩnh,
Lào Cai, Yên Bái
Hình thái:
Màu sắc lông da trắng, đầu lưng và mông có khoang đen yên ngựa, lôngthưa và thô Đầu to, mỗm nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to, ngắn ởmiệng
Khối lượng sơ sinh: 450-500 g/con, trưởng thành 140-170kg/con, có connặng đến 200 kg
Năng suất sản phẩm:
Bắt đầu phối giống lúc 7-8 tháng tuổi Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 10-14con Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35-38%
Trang 351.1.7 Lợn Vân Pa
Tên khác: Lợn Mini
Nguồn gốc: Huyện Pa Kô – Vân Kiều – Quảng Trị
Phân bố: Chủ yếu ở huyện Đắc Krong, Hướng hóa, Do Linh, Vĩnh Linh,
Trang 37Tên tiếng Anh: Duroc
Nguồn gốc: Là giống lợn của Mỹ, được nhập vào miền Nam Việt Nam
trước năm 1975, nhập vào miền Bắc từ Cu Ba (năm 1978), từ Mỹ năm 2000
Phân bố: Các tỉnh phía Nam
Trang 38Mỗi lứa đẻ 7-8 con Tăng khối lượng nhanh 0,74kg/ngày Nuôi 175 ngàyđạt 100 kg Tỷ lệ nạc: 58-60,4%
Hình 3.3.10 Lợn Duroc
1.2.4 Giống lợn Hamsia
Tên tiếng Anh: Hampshire
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bắc Mỹ, được công nhận giống năm 1820 Phân bố: Một số tỉnh phía Nam
Hình thái:
Lông màu đen, vai ngực và hai chân trước có đai màu trắng
Tai thảng, đầu to vừa phải, mõm thẳng Thân dài to, bốn chân chắc khỏe
Năng suất sản phẩm:
Khả năng sinh sản thấp hơn lợn Yóoc Sai và Landdrat
Mỗi lứa đẻ được 7-8 con
Hình 3.3.10 Lợn Hampshire
Trang 392 2 Các tiêu chuẩn chọn giống lợn theo chăn nuôi phương thức hữu cơ
2.2.1 Yêu cầu của giống với chăn nuôi hữu cơ
Con giống phải thích ứng được với điều kiện địa phương Động vật phải đượcnhân giống bằng phương pháp sinh sản tự nhiên
Động vật hữu cơ là động vật được sinh ra và lớn lên tại các cơ sở chăn nuôihữu cơ
Động vật phải được nuôi theo phương pháp hữu cơ ngay từ khi chúng sinh ra.Tuy nhiên, nếu không có con giống hữu cơ thì có thể sử dụng con giống thôngthường để nuôi hữu cơ nhưng phải đạt số ngày tuổi tối đa như sau:
- 2 ngày tuổi đối với gà nuôi lấy thịt;
- 18 ngày tuổi đối với gà mái nuôi lấy trứng;
- 2 tuần tuổi đối với các loại gia cầm khác;
- Lợn giống 6 tuần tuổi và sau khi cai sữa;
- 4 tuần tuổi đối với bò sữa và dê (nhưng động vật phải được quản lý theophương pháp hữu cơ trong vòng 1 năm trước khi được bán như là một sản phẩmhữu cơ)
Động vật nuôi không tuân thủ đủ các điều kiện trên không thể chuyển đổiđược thành hữu cơ
Ngoài động vật nuôi đã được chứng nhận hữu cơ, bất kỳ động vật nào đưa từbên ngoài vào nuôi phải được kiểm dịch trong một khu vực quy định riêng biệtcách xa hệ thống sản xuất hữu cơ tối thiểu 48 giờ Khu vực chăn thả được sử dụng
để kiểm dịch sẽ không được đưa vào sử dụng trong hệ thống chăn nuôi hữu cơ ítnhất 12 tháng kể từ khi kết thúc kiểm dịch; chỗ quây thả và lồng nhốt có thể được
sử dụng chỉ khi đã dọn sạch phân động vật và các vật liệu được sử dụng làm ổtrong khi kiểm dịch
Yêu cầu đầu tiên với giống lợn chăn nuôi hữu cơ là lợn phải sống được trongmôi trường tự nhiên Hiện nay ở nước ta đang theo xu hướng chọn những giốnglợn bản địa, cho ăn các loại thức ăn ở địa phương và mở rộng các món thịt đắc sảnhiếm có
Tuy nhiên một thực tề cho thấy các giống lợn bản địa, cho năng suất thấp và
tỷ lệ mỡ cao, chính vì vậy chưa hẳn đáp ứng nhu cầu thị trường
2.2.2 Các đặc điểm giống phù hợp với phương thức chăn nuôi hữu cơ
Do vậy, trong sản xuất hữu cơ, yêu cầu về giống cần có những đặc điểmsau: