1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình nuôi gà đẻ

80 762 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 17,11 MB

Nội dung

Mô đun nuôi gà đẻ gồm có 6 bài: Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống Bài 3: Chọn giống gà đẻ nuôi theo phương thức hữu cơ Bài 4: Nuôi dưỡng

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

NUÔI GÀ ĐẺ

MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: CHĂN NUÔI GÀ, LỢN HỮU CƠ

Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đàotạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề.Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá vàkinh nghiệm sản xuất khác nhau Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp mộtcách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độnghề nghiệp Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực vàcác kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên nănglực thực hiện

Chương trình đào tạo nghề Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ được xây dựng trên cơ

sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM Chươngtrình được kết cấu thành 7 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gíc nhằm cung cấpnhững kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về chăn nuôi gà, lợn hữu cơ

Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dânhoặc những người có nhu cầu học tập Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thểgiảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường Sau khi đàotạo, học viên có khả năng tự chăn nuôi làm việc tại các doanh nghiệp, trang trạichăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vựcchăn nuôi gà, lợn hữu cơ

Mô đun nuôi gà đẻ gồm có 6 bài:

Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ

Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống

Bài 3: Chọn giống gà đẻ nuôi theo phương thức hữu cơ

Bài 4: Nuôi dưỡng gà đẻBài 5: Chăm sóc gà đẻBài 6: Phòng và trị bệnhViệc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng chođào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới Vì vậy, chương trình còn nhiều hạn chế vàkhó tránh khỏi thiếu sót Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mongmuốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, cácbạn đồng nghiệp và các nhà chăn nuôi hữu cơ, để chương trình hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Nhóm biên soạn

1 Nguyễn Ngọc Điểm

2 Lê Trung Hưng

3 Nguyễn Trọng Đông

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 3

MỤC LỤC 4

MÔ ĐUN NUÔI GÀ ĐẺ 5

Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ 6

1 Chuẩn bị chuồng nuôi 6

1.1 Chọn hướng chuồng 6

1.1.3 Chọn kiểu chuồng 7

1.2 Chuẩn bị máng ăn 8

B Câu hỏi và bài thực hành 15

C Ghi nhớ 17

2.3 Nhận biết nguồn thức ăn tinh tại địa phương 22

B Câu hỏi và bài thực hành 24

C Ghi nhớ 25

B Câu gỏi và bài thực hành 35

C Ghi nhớ 36

B câu hỏi và bài thực hành 46

C Ghi nhớ 46

B Câu hỏi và bài thực hành 52

C Ghi nhớ 54

B Câu hỏi và bài thực hành 72

C Ghi nhớ 73

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 74

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 74

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 74

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh trên gà đẻ đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ 74

III NỘI DUNG MÔ ĐUN: 74

V HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 75

5.1 Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ 75

5.2 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống 75

5.3 Bài 3: Chọn giống gà thịt nuôi theo phương thức hữu cơ 76

5.4 Bài 4: Nuôi dưỡng gà thịt 76

5.5 Bài 5: Chăm sóc gà đẻ 77

5.6 Bài 6: Phòng và trị bệnh cho gà thịt 77

4 Tài liệu cần tham khảo 78

Trang 5

MÔ ĐUN NUÔI GÀ ĐẺ

Mã mô đun: MĐ 02

Giới thiệu mô đun:

Mô đun nuôi gà đẻ là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạynghề trình độ sơ cấp của nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ Được giảng dạy sau môđun nuôi gà thịt và trước mô đun nuôi lợn con Mô đun nuôi gà đẻ cũng có thểgiảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học

Mô đun có thời gian học tập là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết; 48 giờthực hành và 6 giờ kiểm tra Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹnăng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị điều kiện nuôi gà đẻ; Chuẩn bị thức

ăn, nước uống; Nuôi dưỡng, chăm sóc; Phòng và trị bệnh cho gà đẻ đạt chất lượng vàhiệu quả cao

Mô đun được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghềnghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hiện việcnuôi gà đẻ theo phương thức hữu cơ có hiệu quả

Trang 6

Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà đẻ hữu cơ

Mã bài: MĐ 02 - 01

Mục tiêu:

- Chuẩn bị được chuồng trại trong chăn nuôi gà đẻ theo phương thức hữu cơ

- Bố trí được các trang thiết bị cần thiết trong khu vực chăn nuôi gà đẻ

thước tùy thuộc

vào qui mô chăn

nuôi của trang trại

và đảm bảo định

mức diện tích

chuồng nuôi cho

gà (7con/m2) Hình 2.1.1 Kiểu chuồng hở

Trang 7

Pháp với nhiều ưu

điểm nổi trội Tuy

nhiên kiểu chuồng này

* Kiểu chuồng nuôi có vườn chăn thả:

Hình 2.1.3 Kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên

Trang 8

- Vườn phải được san phẳng để không đọng nươc khi trời mưa

- Trong vườn có trồng cây xanh để tạo bóng mát cho gà

Hình 2.1.4 Khay ăn cho gà con

Khi gà lơn thay bằng

Trang 9

Bố trí máng ăn ở nơi

cao ráo, thuận tiện

cho gà lấy được thức

ăn một cách dễ dàng

Hình 2.1.6 Máng ăn cho gà

1.2.3 Kiểm tra máng ăn

Thường xuyên kiểm tra máng ăn đảm bảo máng ăn luôn sạch sẽ và luôn có đủ thức ăn cho gà Bố trí đủ số lượng máng ăn cho gà nuôi đảm bảo được ăn đồng đều

Trang 10

với máng ăn để tiện cho

gà lấy nước uống sau

khi ăn

Đối với gà nhỏ sử dụng

máng tròn bố trí xen kẽ

với máng ăn trong quây

Đối với gà trưởng thành

Trang 11

Thường xuyên kiểm tra máng uống đảm bảo máng uống luôn sạch sẽ và luôn

có đủ nước sạch cho gà Bố trí đủ số lượng máng uống cho gà nuôi đảm bảo đủ nguồn nước Định mức máng uống:

nguồn nước Định mức máng uống: 50 con/ galon

Lưu ý: Khi chuyển đổi máng uống cần thay thế từ từ, bố trí đan xem máng để

gà uốngnước tốt hơn

4 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi

4.1 Liệt kê thiết bị và dụng cụ

Trang 13

đó kê lên cao để gà

không bới được độn

chuồng vào làm bẩn

nước uống, đặt máng

so le với khay ăn

Hình: 2.1.14 Máng uống cho gà

Trang 15

được thuận lợi.

Hình 2.1.17 Bố trí máng ăn, máng uống cho gà nhỏ

Hình 2.1.18 Bố trí măng ăn, máng uống cho gà lớn

B Câu hỏi và bài thực hành

1 Câu hỏi:

- Mô tả công việc chuẩn bị chuồng nuôi?

Trang 16

- Mô tả công việc chuẩn bị máng ăn, máng uống?

- Liệt kê và mô tả công việc bố trí dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi?

- Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các kiểu máng ăn, máng uống

- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người

- Nhiệm vụ của nhóm: chuẩn bị chuồng nuôi gà đẻ hữu cơ

- Thời gian hoàn thành: 30 phút

Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chuẩn bịchuồng nuôi đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ

2.2 Bài thực hành 2.1.2. Tổ chức thực hành chuẩn bị máng ăn, máng uốngtại một trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc chọnkiểu chuồng, kiểu máng ăn cách bố trí máng ăn máng uống phù hợp với điều kiệnchăn nuôi

- Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các kiểu máng ăn, máng uống

- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người

- Nhiệm vụ của nhóm: Chọn kiểu máng ăn, bố trí và kiểm tra máng ăn cho gàđẻ

- Thời gian hoàn thành: 30 phút

Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn chínhxác máng ăn máng uống đạt tiêu chuẩn hữu cơ (chất liệu, an toàn cho vật nuôi, tiệncho việc chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ) và phù hợp với gà đẻ

2.3 Bài thực hành 2.1.3. Tổ chức thực hành bố trí dụng cụ và trang thiết bịchăn nuôi cho một trại hoặc hộ gia đình nuôi gà đẻ hữu cơ nơi tổ chức lớp học

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc bố trítrang thiết bị chuồng nuôi gà đẻ

Trang 17

- Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ, các trang thiết bị đã nêu trongbài

- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người

- Nhiệm vụ của nhóm: Bố trí trang thiết bị đúng yêu cầu

- Thời gian hoàn thành: 30 phút

Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bố trí trangthiết bị đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật

C Ghi nhớ

- Các kiểu chuồng nuôi gà đẻ hữu cơ

- Chuẩn bị đầy đủ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống

- Bố trí dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi phù hợp

Trang 18

Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống

Mã bài: MĐ 02 - 02 Mục tiêu:

- Xây dựng được khẩu phần ăn cho gà đẻ theo tiêu chuẩn hữu cơ

- Phối trộn được các loại thức ăn cho gà đẻ

- Chuẩn bị được nước uống cho gà đẻ

A Nội dung

1 Xây dựng kế hoạch thức ăn

1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ qua các giai đoạn

Bảng 1 Chế độ dinh dưỡng nuôi gà theo các giai đoạn

Gà đẻ trên 20 tuần tuổi

0-3 tuần tuổi

4-9 tuần tuổi

1.2 Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho gà đẻ

- Gà phải được nuôi với một khẩu phần ăn cân đối đáp ứng tất cả các loại dinhdưỡng cần thiết Thức ăn phải được làm từ nguyên liệu 100% hữu cơ Trường hợpthức ăn hữu cơ không có đủ cả về số lượng và chất lượng thì tỷ lệ thức ăn thôngthường được sử dụng là 15%

Trang 19

- Trên 50% thức ăn phải do trang trại tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với cáctrang trại hữu cơ khác.

- Có thể cho gà ăn vitamin, các nguyên tố vi lượng và thức ăn bổ xung có nguồngốc tự nhiên chiếm tối đa là 5% trong tổng lượng thức ăn Tuy nhiên người vậnhành phải chứng minh được nguồn gốc của các loại thức ăn bổ xung này

- Chỉ được sử dụng các chất bảo quản thức ăn sau đây:

+ Vi khuẩn, nấm và enzyme

+ Phụ phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm

+ Các chế phẩm có nguồn gốc động vật

1.3 Lập khẩu phần ăn cho gà

- Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của

cả đàn trong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày) Phânphối thức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày

- Khi phân phối thức ăn vào máng cần đổ đều lượng, không cho máng cónhiều, máng có ít thức ăn

- Lượng ăn của gà sẽ được điều chỉnh hàng tuần sau khi có kết quả kiểm tra khốilượng cơ thể gà hàng tuần

1.4 Lịch cho gà ăn

* Giai đoạn gà nhỏ (giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi):

Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân

ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn

- Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm

từ 8-10 lần

Trang 20

- Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30

* Giai đoạn gà 4 – 9 tuần tuổi:

thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗnhợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu Nguyên liệu thức ăn phải cóchất lượng tốt

- Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau:

+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn giai đoạn 0-3 tuần tuổi và 25% thức ăn 0- 4 tuần tuổi+ Ngày thứ hai 50% thức ăn giai đoạn 0-3 tuần tuổi và 50% thức ăn 0- 4 tuần tuổi+ Ngày thứ ba 25% thức ăn giai đoạn 0-3 tuần tuổi và 75% thức ăn 0- 4 tuần tuổi+ Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn 0- 4 tuần tuổi

- Cho gà ăn bằng máng trung P30, sau đó chuyển dần cho gà ăn bằng máng đạiP50, đổ thức ăn vào máng có chiều cao bằng 1/2 của thân máng, định kỳ 2 giờ lắcmáng cho thức ăn rơi xuống Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng caongang lưng gà Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 30con-40con/máng

- Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm

từ 2 lần(sáng, tối) hoặc 4 lần(sáng, chiều, tối, đêm)

* Giai đoạn gà từ 10 – 19 tuần tuôi:

thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗnhợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu Nguyên liệu thức ăn phải cóchất lượng tốt, không mốc

- Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau:

+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn giai đoạn 4-9 tuần tuổi và 25% thức ăn 10-19 tuầntuổi

+ Ngày thứ hai 50% thức ăn giai đoạn 4-9 tuần tuổi và 50% thức ăn 10-19 tuần tuổi+ Ngày thứ ba 25% thức ăn giai đoạn 4-9 tuần tuổi và 75% thức ăn 10-19 tuần tuổi+ Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn 10- 19 tuần tuổi

Trang 21

- Cho gà ăn bằng máng đại P50, Máng được treo bằng dây sao cho miệng mángcao ngang lưng gà Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 17con- 15 con/máng

- Cho gà ăn hạn chế theo định lượng hàng tuần quy định: Mức ăn cho một gà/ngàycăn cứ vào bảng quy định Mức ăn này chỉ là gợi ý, nếu khối lượng gà trung bìnhkhi kiểm tra có giá trị tương đương theo quy định thì mức cho ăn như quy định, nếukhối lượng gà đạt thấp hơn thì mức ăn tăng thêm, nếu khối lượng gà đạt cao hơn thìmức ăn giảm đi

- Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của cả đàntrong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày) Phân phốithức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày

- Khi phân phối thức ăn vào máng cần đổ đều lượng, không cho máng có nhiều,máng có ít thức ăn

- Lượng ăn của gà sẽ được điều chỉnh hàng tuần sau khi có kết quả kiểm trakhối lượng cơ thể gà hàng tuần

* Giai đoạn gà đẻ:

- Khi gà bước vào nuôi ở tuần cuối cùng của giai đoạn hậu bị phải chuyển thức ăn

và cho gà ăn thức ăn gà đẻ

- Định mức ăn: Dựa vào mức ăn tiêu chuẩn đã quy định để làm căn cứ xây dựngđịnh mức ăn và cần lưu ý như sau

- Giữ nguyên mức ăn của tuần cuối giai đoạn hậu bị đến khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5%

- Khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% toàn đàn thì bắt đầu tăng mức ăn(tăng theo nguyên tắc tăngdần) và đạt mức ăn cao nhất tại thời điểm đẻ đạt tỷ lệ 50%, và giữ nguyên mức ănnày đến thời điểm đạt đỉnh và trong suốt thời gian đạt đỉnh đẻ

- Sau thời điểm đạt đỉnh đẻ, gà bắt đầu đẻ xuống thì mức ăn cũng giảm theo, tuynhiên không giảm đột ngột, thường giảm không quá 1g/con/ngày trong 1 tuần

- Mức ăn thấp nhất sau khi điều chỉnh bằng 88 – 92% so với mức ăn đạt đỉnh vàgiữ nguyên mức ăn này cho đến khi loại thải đàn gà

Trang 22

- Cho ăn: Bố trí máng ăn 20-22con/máng, hàng ngày cần nắm chắc số lượng gà cómặt trong chuồng để lấy thức ăn vừa đủ

- Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của cả đàntrong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày) Phân phốithức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày

2 Chuẩn bị thức ăn tinh

2.1 Các loại thức ăn tinh

Đây là nhóm chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong khẩu phần ăn chủ yếu là tinh bột baogồm cám, ngô, khoai, sắn, thóc, gạo…

Loại thức ăn này có tác dụng duy trì hoạt động sống của cơ thể như vận động,thở, tiêu hóa thức ăn… Nếu thiếu tinh bột cơ thể không thể hấp thu được chất đạm,

gà gầy nhanh, dễ suy kiệt, giảm sức đề kháng

2.3 Nguồn thức ăn tinh tại địa phương

2.3 Nhận biết nguồn thức ăn tinh tại địa phương

Có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: ngô, cámgạo, bột sắn,…

2.4 Lập kế hoạch

Kế hoạch sản xuất nguyên liệu tạo thức ăn hữu cơ cho chăn nuôi gia cầm :Cho 100 gà/72tuần (500ngay), mỗi ngày bình quân 0,09kgthức ăn/con

Tổng lượng TĂ = 500*0.09*100 = 4500kg thức ăn

Dưới đây là 5 loại cây trồng phổ biến nông dân có thể đưa vào cơ cấu sảnxuất của gia đình để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi hữu cơ từ giai đoạn gà úm đếnkhi loại thai

Trang 23

Lượngquy đổitheo nhucầu (kg)

Diện tích

SX cần có(m2)

NăngsuấtBQ/sào(kg)

SảnlượngThuhoạch(kg)

3 Chuẩn bị thức ăn giàu đạm

Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi gà đẻ

- Là nhóm nguyên liệu gồm có đậu tương, khô dầu, bột cá, tôm cua cá tép…

- Nhóm này có tác dụng tạo nên đạm của cơ thể, cho ăn thiếu thức ăn này con vậtchậm lớn

Trang 24

4 Chuẩn bị nước uống

4.1 Nhu cầu nước uống cho gà

Cho gà uống tự do nguồn nước sạch

4.2 Kiểm tra nước uống

Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh máng uống, nguồn cấp nước cho gà

Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh máng uống, nguồn cấp nước cho gà Trongchăn nuôi gà, cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề về nước uống; đặc biệt phải chú ýcung cấp nước uống cho gà đầy đủ hàng ngày Nguồn nước sử dụng phải là nướcsạch, đảm bảo vệ sinh để tránh cho đàn gà nhiễm phải các mầm bệnh hoặc các chấtđộc hại có trong nước

B Câu hỏi và bài thực hành

1 Câu hỏi:

- Mô tả công việc lập kế hoạch thức ăn cho gà đẻ hữu cơ?

- Mô tả công việc chuẩn bị thức ăn nước uống cho gà đẻ hữu cơ?

2 Bài thực hành:

2.1 Bài thực hành 2.2.1 Tổ chức thực hành lập kế hoạch thức ăn cho một

trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi gà đẻ nơi tổ chức lớp học

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch thức ăn cho

gà đẻ

- Nguồn lực: 10 tờ Giấy A0, bút dạ, máy tính

- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 - 8 người

- Nhiệm vụ của nhóm: Tính toán lập kế hoạch cụ thể cho 500 gà đẻ

- Thời gian hoàn thành: 60 phút

Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: kế hoạchthức ăn ăn đúng lịch, đúng thời gian và đủ số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

2.2 Bài thực hành2.2.2 Tổ chức thực hành chuẩn bị thức ăn, nước uống cho

nuôi gà đẻ

Trang 25

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuẩn bị thức ăn, mướcuống cho lợn gà đẻ

- Nguồn lực: thức ăn, nước uống,

- Cách thức tiến hành: thực hiện theo cá nhân

- Nhiệm vụ của từng cá nhân: thực hiện các thao tác chuẩn bị thức ăn, nướcuống cho gà đẻ với số lượng và trọng lượng cụ thể

- Thời gian hoàn thành: 10 phút/cá nhân

Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: cá nhân tựthực hiện chuẩn bị thức ăn, nước uống đúng yêu cần kỹ thuật (đảm bảo đúng sốlượng và chất lượng theo yêu cầu của đề bài)

C Ghi nhớ

- Lập kế hoạch thức ăn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng

- Chuẩn bị thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm và nước uống đủ số lượng theoyêu cầu

Trang 26

Bài 3: Chọn giống gà đẻ nuôi theo phương thức hữu cơ

Mã bài: MĐ 02 - 03 Mục tiêu:

- Liệt kê được các đặc điểm của từng giống gà đẻ

- Chọn được giống gà để nuôi theo phương thức hữu cơ

A Nội dung

1 Đặc điểm của các giống gà đẻ trứng nuôi tại Việt Nam

1.1 Các giống gà trong nước

nhau song phổ biến nhất là

con mái có lông vàng rơm

và vàng đen xung quanh cổ

đôi khi có rèm đen rèm hoa

mơ; con trống màu lông đỏ

thẫm, lông cườm cổ và

lưng phát triển có màu

vàng, lông bông màu đỏ

Trang 27

nhạt Lông mọc dầy ép sát vào thân Hình 2.3.1.

Giống gà ri

• Thân hình thon nhỏ, đầu nhỏ, mỏ nhỏ Da trắng hoặc vàng Gà trốngmào phát triển, tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc trắng, gàtrống và gà mái đều có mào đơn nhiều răng cưa

• Chân cao trung bình, chân và da có màu vàng

• Tiêu tốn thức ăn bình quân cho 1kg tăng trọng: 3,4 - 3,5 kg

• Gà Ri thích hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chăn thả cóvườn

Trang 28

chân cao, da chân màu vàng nhạt Hình 2.3.2 Giống gà Mía

• Gà mái : Lông màu lá chuối khô xám Thân hình to, mắt tinh nhanh, dachân vàng nhạt Đặc biệt sau khi đẻ 3 - 4 tháng lườn chảy xuống giống yếm

bò Gà con mọc lông chậm( gà Mía có đặc điểm là mọc lông rất chậm đến 4tháng tuổi lông mới mọc kín thân nên nuôi gà Mía vào mùa lạnh rất khó khăn)

• Sử dụng nuôi lấy thịt là phổ biến

Gà Mía thích hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chăn thả có vườn

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC GIỐNG GÀ NỘI

Trang 29

Ưu điểm: Dễ nuôi, chịu được kham khổ, có khả năng tự kiếm ăn, chống chịubệnh tật tốt, chất lượng thịt và trứng thơm ngon

Nhược điểm: Chậm lớn, thời gian nuôi dài Gà Mía mọc lông chậm

Gà Tam Hoàng có đặc điểm

lông vàng tươi, có cườm ở cổ

Chân vàng, da vàng

Khả năng sản xuất:

Hình 2.3.3 Giống gà tam hoàng

• Khối lượng cơ thể gà trống lúc 20 tuần tuổi đạt trung bình 2,5 – 3,0 kg; gàmái 1,7-1,9 kg Gà thương phẩm nuôi 3 tháng tuổi đạt 1,7-1,9 kg Tiêu tốn thức

ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 2,8-3,0 kg

• Gà thành thục sinh dục sớm Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 140-145 ngày Sảnlượng trứng đạt 157-160 quả /mái/năm

• Chủ yếu sử dụng nuôi kiêm dụng thịt, trứng

Gà Tam Hoàng không thích hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chăn thả chúng chỉ thích hợp với phương thức nuôi nhốt trong chuồng

1.2.2 Gà Lương Phượng

Nguồn gốc:

Nhập từ Quảng Tây, Trung Quốc

Trang 30

Đặc điểm ngoại hình:

• Gà có dáng bề ngoài gần

giống với gà Ri Gà mái lông màu

vàng, vàng đốm hoa hoặc đen

đốm hoa Mào, tích, mặt và dái

tai màu đỏ Chân vàng có chiều

cao vừa phải

• Gà trống có mào đơn, ngực

nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn

cong, chân cao vừa phải, thân

hình khá vạm vỡ chắc chắn, da màu vàng Hình 2.3.4 Giống gà Lương phượng

• Chủ yếu sử dụng nuôi lấy thịt

Gà Lương Phượng không thích hợp với phương thức nuôi chăn thả và bán chănthả chúng chỉ thích hợp với phương thức nuôi nhốt trong chuồng

1.2.3 Gà Leghorn

Trang 31

Có thể nuôi theo phương pháp thả

vườn, nhưng phải đảm bảo thức ăn

Trang 32

Tỷ lệ đẻ trứng của gà HA1 từ

tuần tuổi thứ 19 đạt 5%, tuần

tuổi thứ 26 đạt gần 90%, tỷ lệ

đẻ trứng tăng nhanh hơn qua

các tuần Ở 25 tuần tuổi, gà địa

phương chỉ có tỷ lệ đẻ 5%

nhưng với gà HA1 đã đạt tới

80%

Năng suất trứng của gà HA1

cũng rất cao với bình quân 230

quả/năm Trứng gà HA1 nhỏ

vừa phải, trắng hồng, chất

lượng thơm ngon

Hình 2.3.6 Giống gà Aicập (dòng HA1)

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC GIỐNG GÀ NHẬP NỘI

Ưu điểm: Lớn nhanh (nuôi 9 – 12 tuần tuổi đạt 1,7 – 2,5kg/con), tiêu tốn thức ăn

ít (2,5 – 2,8kg TĂ/kg tăng khối lượng)

Nhược điểm: Các giống gà này đòi hỏi chất lượng thức ăn, chăm sóc nuôi

dưỡng và điều kiện vệ sinh thú y cao hơn so với gà nội

2 Các tiêu chuẩn chọn giống gà theo chăn nuôi phương thức hữu cơ

2.1 Yêu cầu của giống với chăn nuôi hữu cơ

Trang 33

Con giống phải thích ứng với điều kiện địa phương và được nhân giốngtheo phương thức sinh sản tự nhiên Hệ thống nhân giống phải dựa vào các congiống có thể sinh sản một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của con người.

2.2 Các đặc điểm giống phù hợp với phương thức chăn nuôi hữu cơ

Dễ nuôi, chịu được kham khổ, có khả năng tự kiếm ăn, chống chịu bệnh tậttốt, tiêu tốn thức ăn thấp

3.Phương pháp chọn lọc giống gà

3.1 Chọn gà con 1 ngày tuổi

- Gà con mang từ máy nở ra phải để riêng theo từng dòng trống và dòng mái vàchọn tách trống mái theo yêu cầu đối vơí mỗi giống

- Cân 10% số gà nở ra để xác định khối lượng bình quân của từng dòng Chọnnhững cá thể có khối lượng xấp xỉ khối lượng sơ sinh trung bình của từng dòng

- Chọn những cá thể có ngoại hình chuẩn: Thân hình cân đối, không dị tật, lôngbông tơi xốp, bụng thon nhỏ, không hở rốn, mắt tinh nhanh, mỏ và chân cứng cápsáng bóng, dáng đi nhanh khoẻ Loại bỏ những cá thể có khác biệt so với mộttrong những đặc điểm nêu trên như: Mỏ vẹo, bắt chéo hoặc khác thường; mắtkém, đồng tử méo; cổ vẹo; lưng cong; không có phao câu; không có đuôi; xươnglưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dạng hoặc trồi ra ngoài; ngón chân và bàn chân cong, bànchân sưng hoặc bị nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối; ngực bị phồng lên; cơ ngực kémphát triển hoặc phát triển không bình thường so với cá thể khác; bộ lông không tơixốp hoặc bị ướt dính

- Gà con sau khi được chọn cho vào hộp và phải để riêng theo từng dòng, mỗi hộpđựng 100 con riêng biệt

Trang 34

- Chuyển gà con xuống chuồng nuôi riêng biệt theo từng dòng theo cơ cấu đànnhư sau: So với bà ngoại thì số lượng gà bà nội chiếm tỷ lệ 30%, ông ngoại chiếm20% và ông nội chiếm 19% so với bà nội.

- Mỗi ô nuôi không quá 300 con (nếu nuôi nền), nuôi tách riêng trống, mái từ lúc

1 ngày tuổi đến 19 - 20 tuần tuổi

3.2 Chọn gà lúc 21 ngày tuổi hoặc 42 ngày tuổi

- Trước khi chọn giống cần phải kiểm kê chính xác số gà còn laị của từng giống

- Xác định quy mô đàn giống dự kiến (số gà mái đầu kỳ của cả dòng mái và dòngtrống ông bà)

- Những khuyết tật của các cá thể được biểu hiện bằng 1 trong những đặc điểmsau: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo, cổ vẹo, lưng cong vẹo, xương lưỡi hái bịvẹo, ngắn, dị dang, đi bằng đầu gối, khèo chân, hở rốn, ngón chân bị cong, sưngbàn chân, lông phát triển kém

- Công việc chọn lọc được tiến hành như sau:

+ Nếu đàn gà vào chọn được nuôi trong nhiều ô chuồng thì chọn theo từng ôđộc lập Mục tiêu là giữ lại những cá thể tốt nhất của từng ô

+ Xác định khối lượng cơ thể trung bình của từng ô bằng cách cân chọn mẫu từ

10 - 20% số gà có mặt trong từng ô, sau đó tiến hành cân từng cá thể Căn cứ vàokhối lượng sống trung bình của từng mẫu, ngoại hình và số gà cần chọn của từng

ô, mà quyết định giữ lại những cá thể nào làm giống

3.3 Chọn gà lúc 19 - 20 tuần tuổi

- Trước khi đàn gà được chuyển lên chuồng gà đẻ để ghép trống mái, cần tiếnhành chọn lọc lần thứ 3

Trang 35

- Các tính trạng được chọn lọc trong giai đoạn này chủ yếu là ngoaị hình và thểchất.

- Đối với 2 dòng trống: Chọn những cá thể có khối lượng sống, đạt khối lượngchuẩn, khoẻ mạnh nhanh nhẹn, bộ lông phát triển, màu và tích tai to màu đỏ tươi,hai chân chắc chắn cân đối, không dị tật về ngón, dáng đứng tạo với mặt nềnchuồng một góc 450 Loại bỏ những cá thể quá gầy, bị dị tật về ngoại hình Tỷ lệtrống được giữ lại 12 - 13% so với dòng mái Sau đó sẽ loại thải dần trong quátrình khai thác trứng giống để đạt tỷ lệ trống so với mái khoảng 9 -10%

3.4 Chọn lọc giai đoạn gà đẻ

- Để giảm bớt sự lảng phí về thức ăn, trong qúa trình khai thác trứng, định kỳhàng tháng một lần tiến hành loại thải những cá thể đẻ kém dựa theo một số đặcđiểm ngoại hình sau đây: Những cá thể có mào và tích tai kém phát triển, màunhợt nhạt, lỗ huyệt nhỏ, khô, ít cử động, kể cả những cá thể vào giai đoạn cuốikhai thác trứng mà bộ lông vẫn bóng mượt, lông lưng và lông cổ vẫn còn nguyênvẹn thì chứng tỏ rằng những cá thể đó đẻ kém cần phải loại thải

B Câu gỏi và bài thực hành

1 Câu hỏi:

- Nêu đặc điểm của các giống gà nội và nhập nội?

- Xác định tiêu chuẩn chọn gà theo phương thức nuôi hữu cơ?

2 Bài thực hành:

2.1 Bài thực hành 2.3.1. Tổ chức thực hành nhận dạng, phân biệt cácgiống gà tại một trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi gà thịt hữu cơ nơi tổ chức lớphọc

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng xác định đặc điểm cácgiống gà đẻ

- Nguồn lực: các giống gà, bảng đặc điểm giống

- Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm

Trang 36

- Nhiệm vụ của từng nhóm: thực hiện ghi chép, phân tích, kết luận các giống

gà đẻ

- Thời gian hoàn thành: 60 phút

Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Kết luậnchính xác các giống gà đẻ

2.2 Bài thực hành 2.3.2. Tổ chức thực hành chọn lọc giống gà theo tiêuchuẩn hữu cơ tại một trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi gà thịt hữu cơ nơi tổ chứclớp học

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng chọn giống gà đẻ hữu cơ

- Nguồn lực: các giống gà, bảng đặc điểm giống

- Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm

- Nhiệm vụ của từng nhóm: chọn lọc giống gà thịt thích hợp với cơ sở

- Thời gian hoàn thành: 60 phút

Chú ý: Ngoài thời gian trên, đây là thời gian dành cho học viên trung bìnhthực hiện xong nhiệm vụ được giao

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn đượcgiống gà phù hợp

C Ghi nhớ

- Đặc điểm các giống gà phù hợp với phương thức chăn nuôi hữu cơ

- Chọn lọc giống gà đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ

Trang 37

Bài 4: Nuôi dưỡng gà đẻ

Mã bài: MĐ 02 - 04 Mục tiêu:

- Thực hiện được thao tác cho gà ăn, uống đảm bảo số lượng và chất lượng

- Thực hiện được việc theo dõi tình hình phát triển và đẻ trứng của gà

- Phát hiện được những dấu hiệu bất thường

A Nội dung

1 Úm gà con từ 0 – 3 tuần tuổi

* Chuẩn bị buồng úm:

- Kéo rèm che kín các cửa sổ và các chỗ hở khác trong chuồng nuôi

- Lắp đặt quây úm(thường làm bằng lá cót ép cắt dọc có chiều cao 50cm đến 60cm,được quây tròn với đường kính rộng 3-3,5m để úm cho 300 gà 01 ngày tuổi trong

14 ngày đầu

- Khay ăn( kích thước 70 x 60cm)hoặc mẹt tre(đường kính 50cm), gờ mép cao 3cm số lượng 3 cái, máng uống gallon 1,5lit 3 cái được xếp so le nhau dùng để úmcho 300 gà con

2 Chụp sưởi làm bằng tôn có đường kính rộng 802 100cm(1 chụp cho 300 gà), tronglắp 3 bóng điện so le nhau và treo cao cách mặt nền trấu 60cm

- Trải độn chuồng(trấu hoặc dăm bào) dầy 8cm và gạt phẳng để gà con đi lại dễdàng

- Cần bật điện hoặc bật gaz sưởi ấm trong quây úm trước 2 tiếng sau đó mới thả gàcon vào quây

* Nhận gà con:

- Phải có biên bản bàn giao số lượng và chất lượng và sức khỏe đàn gà giống ở nơigiao

Trang 38

- Gà con được đưa về phải chuyển ngay vào chuồng và rải đều dưới chụp sưởitrong quây úm với mật độ nuôi gà theo yêu cầu sau: Mùa hè thu 17con/m2 và mùađông xuân 20con/m2

- Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết

- Loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng

- Ghi vào biểu số lượng, chủng loại giống hoặc dòng, giới tính ngay từ ngày đầutiên của tuần tuổi

- Đưa ra khỏi chuồng úm các vỏ hộp đựng gà con, các chất lót vỏ hộp và gà conchết, gà loại để tiêu hủy

- Cho gà uống nước ngay trước khi cho ăn Trong nước uống cần pha thêm thuốc

bổ Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn Nước uống phải là nước sạch, antoàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh Nước uống được cho vàománg gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trênđệm lót

- Thường xuyên quan sát gà và theo dõi nhiệt độ trong quây để điều chỉnh thiết bịsưởi nhằm cung cấp đủ nhiệt sưởi ấm cho gà Những dấu hiệu sau cần chú ý đểđiều chỉnh chụp sưởi hoặc thiết bị sưởi khác

- Đàn gà ăn uống bình thường, nằm tản đều dưới quây là dấu hiệu đủ nhiệt khôngcần can thiệp

- Đàn gà tụ đống lại dưới chụp, không ăn là thiếu nhiệt cần tăng cường thêm nhiệtbằng cách hạ thấp chụp sưởi, tăng thêm công suất bóng hoặc bổ sung thêm chụp

- Đàn gà dãn xa nguồn nhiệt, kêu, há mỏ thở là thừa nhiệt cần giảm bớt nhiệt bằngcách kéo cao chụp sưởi, giảm bớt bóng đèn hoặc giảm công suất bóng đèn

- Yêu cầu nhiệt độ như sau

Tuần tuổi Nhiệt độ trong

nhà

Nhiệt độ dướiquây

Ẩm độ

Trang 39

* Cho gà ăn theo cách sau

- Dùng thức ăn gà con tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kgthức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu Nguyên liệuthức ăn phải có chất lượng tốt

- Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờdùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân rangoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn

- Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm

từ 8-10 lần

- Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30

* Cho gà uống theo cách sau

- Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, 2 tuần đầu dùng máng cỡ 2,0lit, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0lit

1,5 Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch mỏng cao hơn độn lót chuồng từ 1cm đến3cm tùy theo độ lớn của gà để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống

- Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn

- Máng uống được rửa sạch hàng ngày, thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng,chiều, tối, và giữa đêm)

* Chiếu sáng:

Thời gian chiếu sáng đảm bảo 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng từ 5-10luxtương đương 2-4w/m2 chuồng

Lưu ý: Trong hai tuần đầu rèm che phải đóng kín cả ngày đêm, từ tuần thứ ba trở

đi chỉ đóng rèm phía hướng gió và mở rèm phía không có gió Tuy nhiên việc đóng

và mở rèm còn tùy thuộc vào thời tiết và sức khỏe đàn gà

* Nới rộng quây úm:

Trang 40

Từ tuần thứ 2 trở đi quây úm được nới rộng để đảm bảo mật độ, gà vẫn đượcnuôi trong quây đến hết tuần thứ 3 Nuôi gà mùa hè có thể tháo quây sớm nhưng tốithiểu gà cũng phải được nuôi trong quây 2 tuần

* Kiểm tra sức khỏe gà

Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải Ghi chép đầy đủ số lượng

gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi gà giống

2 Nuôi gà dò từ 4-9 tuần tuổi

- Chuyển gà sang chuồng nuôi gà dò hậu bị, chuyển gà vào lúc thời tiết mát, mùa

hè từ 5-10 giờ , hoặc 18-20 giờ Khi bắt chuyển gà dùng lưới cước có chiều cao 2

m để quây bắt gà, lùa gà nhẹ nhàng với số lượng ít một để hạn chế gà dẫm đạp khi

bị quây dồn

- Từ tuần thứ tư trở đi kéo rèm che mở hoàn toàn, trừ khi có gió to, trời giông bão,mưa to, quá lạnh và đàn gà bị bệnh đường hô hấp

- Mật độ nuôi đảm bảo từ 15con đến 12con/ m2 chuồng tùy theo lứa tuổi gà

- Cho gà ăn theo cách sau

+ Dùng thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức

ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu Nguyên liệu thức ănphải có chất lượng tốt

+ Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau:

+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi và 25% thức ăn giai đoạn 4– 9 tuần tuổi

+ Ngày thứ hai 50% thức ăn giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi và 50% thức ăn giai đoạn 4 –

Ngày đăng: 29/06/2015, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w