Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa trong công nhân lao động

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 100 - 103)

- Về giải pháp thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội tạo cho công nhân lao động phát huy tài năng, sở trường của bản thân thúc đẩy sự

3.2.5.Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa trong công nhân lao động

nếp sống văn hóa trong công nhân lao động

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thi đua vẫn là động lực, biện pháp quan trọng nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng, tinh thần năng động sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt qua khó khăn với nhiều sáng kiến làm lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần ổn định chính trị, thiết thực xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị 35/CT-TW năm 1998 của Bộ Chính trị về công tác thi đua khen thưởng, Luật thi đua khen thưởng được Quốc hội thông qua 2003 và có hiệu lực từ ngày 01.7.2004. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND đặc biệt là Liên đoàn lao động tỉnh đã phát động phong trào thi đua rộng khắp trong toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức lao động trong toàn tỉnh. Cụ thể hóa phong trào thi đua thành 5 nội dung chủ yếu là:

- Phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, tiết kiệm phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh và công tác hàng năm.

- Phong trào thi đua giỏi việc nước, đảm việc nhà trong nữ công nhân lao động.

- Phong trào thi đua vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Phong trào xanh, sạch đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

- Phong trào học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hàng năm đều có sự tổng kết, đánh giá. Nhìn chung kết quả đạt được rất khả quan, song trong phong trào còn tồn tại khá nhiều hạn chế; hiệu quả còn thấp như phong trào "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng"; có những nhận thức sai lệch về thi đua khen thưởng; chính sách động viên thi đua còn bất cập; nội dung thi đua chưa thật phù hợp với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong thời gian tới để phong trào thi đua được đẩy mạnh hơn

nữa, có tác dụng tích cực trực tiếp đến sự phát triển chung, các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh cần tập trung vào những nội dung cụ thể sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy nội lực trong công nhân lao động trọng tâm là thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến mẫu mã, giữ vững thương hiệu sản phẩm của nền kinh tế tỉnh nhà, tăng hiệu quả cạnh tranh, mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống công nhân lao động.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ trong công nhân lao động.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, thực hiện tốt các chính sách xã hội và quy chế dân chủ cơ sở.

- Động viên cán bộ công nhân lao động tham gia đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 2000 - 2010, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, củng cố khối liên minh công - nông - trí thức; tích cực tham gia liên kết 4 nhà, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/1 ha, hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm.

- Phát triển và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" và phong trào "xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động"...

Trên cơ sở những nội dung chủ yếu đó, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp công đoàn cũng cần có những biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh như:

+ Tuyên truyền sâu rộng trong công nhân lao động, chủ các doanh nghiệp về chủ trương, chính sách của Đảng, của công đoàn về thi đua khen thưởng trong tình hình mới.

+ Công đoàn chủ động phối hợp với chính quyền, cơ quan quản lý các cấp và người sử dụng lao động để tổ chức chỉ đạo phong trào.

+ Nghiên cứu, rà soát phân loại đối tượng, tính chất nghề, giới để đưa nội dung thi đua cho phù hợp.

+ Tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị người lao động cơ sở để tạo điều kiện tổ chức thi đua tốt.

+ Kiện toàn bộ phận theo dõi, chỉ đạo phong trào thi đua.

Bên cạnh đẩy nhanh phong trào thi đua yêu nước, tỉnh cũng cần chú trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn hóa trong công nhân lao động. Cần lưu ý rằng trong điều kiện kinh tế thị trường, người lao động quan tâm tới việc làm và thu nhập, đó là một khách quan. Song điều đó cũng không có nghĩa là họ chỉ dừng lại ở đời sống vật chất đơn thuần không quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần. Việc 'xây dựng nếp sống văn hóa trong công nhân lao động không chỉ tạo điều kiện để giai cấp công nhân có điều kiện sinh hoạt, thưởng thức giá trị văn hóa cộng đồng mà còn có tác động tích cực tới việc tái sản xuất sức lao động hình thành lối sống mới, lối sống có văn hóa mà những mặt trái của cơ chế thị trường có thể ảnh hưởng khá mạnh mẽ. Xây dựng nếp sống văn hóa trong công nhân lao động cần được kết hợp với các phong trào chung của đất nước, nhằm nâng cao hiệu quả của phong trào như phong trào xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa... Để đẩy mạnh nếp sống văn hóa trong công nhân lao động cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng nếp sống văn hóa trước hết phải quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục cho công nhân lao động ý thức làm việc có kỷ cương, kỷ luật, tuân thủ Hiến pháp pháp luật và chấp hành đúng quy định của cơ sở sản xuất kinh doanh. Có lối sống lành mạnh, nhân ái, tình nghĩa theo phương châm "mình vì mọi người, mọi người vì mình".

- Tổ chức tốt việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, gắn chính sách sinh đẻ có kế hoạch với chính sách giáo dục, đào tạo, phúc lợi xã hội nhằm khuyến khích công nhân thực hiện thật tốt các chính sách đó.

- Phát triển các hoạt động văn hóa quần chúng, thể dục thể thao, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn bài trừ những trào lưu, tài liệu phi văn hóa, mở rộng mạng lưới thư viện, cung cấp sách báo và văn hóa phẩm đến tận tay người công nhân. Giáo dục tinh thần gương mẫu, gương điển hình tiên tiến trong thực hiện các chủ trương, trong các phong trào thi đua, trong chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

- Thường xuyên tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong công nhân, tổ chức cho công nhân đi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng sức định kỳ...

Thực hiện tốt những điều đó sẽ tạo ra những điều kiện cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đội ngũ công nhân trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 100 - 103)