Về giải pháp thực hiện một cách tốt nhất các chính sách bảo đảm xã hội đối với người công nhân.

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 94 - 98)

hội đối với người công nhân.

Các chính sách bảo đảm xã hội quan hệ đến lợi ích vật chất và tinh thần trực tiếp của người lao động. Việc thỏa mãn về cơ bản những lợi ích đó sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc ổn định về đời sống người lao động tạo điều kiện để người lao động có cơ hội phấn đấu nâng cao năng lực sở trường của mình thúc đẩy sự phát triển của tỉnh và đất nước. Trong những năm gần đây, Thái Nguyên

rất quan tâm thực hiện các chính sách việc làm, điều chỉnh hợp lý chính sách tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội trong ký kết thỏa ước và hợp đồng lao động với các doanh nghiệp, thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc cho người công nhân, chăm lo, cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động. Để thực hiện các chính sách này hiệu quả hơn nữa, Thái Nguyên cần phải lưu ý những điểm cơ bản sau:

+ Tiếp tục giải quyết tốt vấn đề việc làm cho đội ngũ và điều kiện làm việc cho công nhân lao động

Việc làm là một nhu cầu thiết yếu đối với người lao động, là điều kiện để đội ngũ công nhân tồn tại và phát triển trên mọi phương diện. Không thể có đội ngũ công nhân lớn mạnh trong khi tình trạng thiếu việc làm đang hàng ngày trở thành nguy cơ thường trực đối với người công nhân. Chính vì vậy, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm và là một trong những tỉnh giải quyết tốt vấn đề việc làm. Theo điều tra sơ bộ 92 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh 2004, số người có việc làm thường xuyên là 95,87%, không thường xuyên là 2,09%. Mỗi năm tỉnh giới thiệu việc làm mới trên 11.806 lao động, riêng năm 2004 đã giải quyết 13.320 lao động. Để tiếp tục giải quyết việc làm tỉnh cần:

- Đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để tạo điều kiện giải quyết và phát huy mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và cơ cấu đầu tư; khuyến khích các thành phần, các ngành, các nhà đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh; đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đổi mới phát triển các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn; nâng cao hiệu quả sản xuất khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân khai thác mọi thế mạnh với mục đích tăng thật nhiều việc làm cho người lao động.

- Phục hồi các làng nghề truyền thống để giải quyết việc làm dư thừa tại nông thôn nhằm hạn chế sự cạnh tranh nhu cầu việc làm do người lao động từ nông thôn chuyển ra thành thị.

- Có chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ công nghệ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công nhân trên địa bàn. Mở rộng dịch vụ giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm việc làm phù hợp.

- Tạo điều kiện và khuyến khích công nhân phát triển kinh tế hộ gia đình để công nhân vừa tăng thu nhập, vừa sử dụng được thời gian nhàn dỗi một cách hợp lý.

- Cần quan tâm hơn nữa đến công tác xuất khẩu lao động sang các địa phương khác cũng như sang các quốc gia khác.

- Chú trọng cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân: ở Thái Nguyên môi trường làm việc của công nhân lao động nhìn chung còn kém. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nhiều, nhất là trong các ngành nghề công nghiệp truyền thống như khai thác quặng kim loại, khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng (điều kiện làm việc bị ô nhiễm, bụi, khói, tiếng ồn...). Việc tăng cường độ và thời gian lao động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước khiến sức khỏe của công nhân lao động không đảm bảo, có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Do vậy, biện pháp cấp bách hiện nay là chú trọng cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho công nhân Thái Nguyên như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Kiểm tra việc chấp hành luật và các điều khoản liên quan đến bảo vệ sức khỏe người lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các cơ sở sản xuất - kinh doanh điều kiện lao động không đảm bảo phải dừng ngay sản xuất và có biện pháp cụ thể để doanh nghiệp phải chấp hành các quy định về an toàn lao động và trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cũng như các điều khoản trong Luật lao động và Luật công đoàn... nhằm tạo ra môi trường ngày càng tốt cho hoạt động của người công nhân trong sản xuất.

+ Chăm lo hơn nữa các chính sách đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống cho công nhân lao động

Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này cần điều chỉnh chính sách tiền lương, tiền công theo hướng nâng cao thu nhập cho người công nhân. Trong mấy năm trở lại đây, thu nhập của người công nhân Thái Nguyên còn thấp, đời sống của các hộ gia đình công nhân còn khó khăn. Tỷ lệ hộ công nhân nghèo còn cao (11,8%); các hộ gia đình trung bình (78,2%), các hộ khá chiếm tỷ lệ rất ít (2,1%). Hơn thế nữa, doanh thu của nhiều doanh nghiệp không ổn định, do vậy, thường trả lương theo ngày, hoặc khoán theo thành phẩm nên ngoài lương người lao động không được hưởng bất cứ một quyền lợi nào khác và mức lương cũng không căn cứ theo quy định của nhà nước. Tỉnh cần có biện pháp điều chỉnh chính sách thu nhập phù hợp, đồng thời phải có chính sách hỗ trợ đối với người lao động có thu nhập thấp hoặc mất việc; có cơ chế giám sát các doanh nghiệp trong thi hành Luật lao động; tận dụng mọi nguồn lực giải quyết nhu cầu nhà ở cho đội ngũ công nhân. Hiện trạng nhà ở tại Thái Nguyên cho thấy, hầu hết công nhân không có đủ khả năng để giải quyết vấn đề nhà ở, các doanh nghiệp cũng hầu như không quan tâm đến vấn đề này. Trên địa bàn, số công nhân nhập cư từ các nơi khác đến khá cao, do vậy nhu cầu về nhà ở cho công nhân trở nên hết sức bức xúc. Tỉnh cần trích ra một khoản kinh phí nhất định, kết hợp sự đóng góp của các doanh nghiệp xây dựng khu nhà ở giành riêng cho công nhân để công nhân có thể thuê hoặc trả góp. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân bằng cách cho ưu tiên vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi trong sử dụng đất đai và quy hoạch nhà ở cho công nhân lao động... Giải quyết tốt vấn đề nhà ở sẽ giải quyết được nhu cầu thiết yếu và cấp bách nhất của người lao động tạo điều kiện để người lao động tái sản xuất sức lao động xã hội cũng thúc đẩy phát triển sản xuất và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

+ Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật lao động. Trên thực tế, trong những năm qua các doanh nghiệp ở Thái Nguyên đã

thực hiện tương đối đầy đủ chế độ bảo hiểm đối với người lao động, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Một số doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động thường lợi dụng sự kém hiểu biết của người lao động ký hợp đồng thời hạn ngắn để khỏi

chi trả chi phí bảo hiểm. Bản thân công nhân do thiếu hiểu biết cũng không muốn đóng BHXH. Doanh thu của các doanh nghiệp còn thấp chỉ đủ chi trả lương cho người lao động nên dư nợ BHXH còn lớn. Để khắc phục tình trạng trên cần một mặt tuyên truyền về quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH, mặt khác đề ra quy định bắt buộc các doanh nghiệp và người lao động phải đóng BHXH đầy đủ. Giảm bớt các thủ tục khi thanh toán chi trả BHXH, xử phạt nghiêm với những tổ chức và cá nhân cố tình vi phạm không đóng BHXH cho người lao động. Có cơ chế giám sát việc thực hiện các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, các chế độ nghỉ ngơi của đối với người lao động... Thực hiện tốt chế độ BHXH góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động tạo sự ổn định trong đời sống của công nhân lao động trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 94 - 98)