Về tham gia các tổ chức đảng và đoàn thể

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 55 - 57)

- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh

2.1.2.3. Về tham gia các tổ chức đảng và đoàn thể

- Tổ chức đảng và tổ chức đoàn thanh niên:

Tính đến thời điểm 2004, số công nhân là đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ rất thấp, nhất là trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên so với giai đoạn 1986- 1998 đã xóa bỏ được tình trạng trắng đảng viên và đoàn viên trong hai khu vực kinh tế này.

Hiện tại số đảng viên trong đội ngũ công nhân chỉ chiếm gần 10% (9,92%) chủ yếu là trong khu vực kinh tế nhà nước (14,89%). Đây là số đảng viên thuộc lớp thợ lành nghề còn lại từ trước đổi mới. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ chiếm 4,94%. Số công nhân là đoàn viên thanh niên cũng chỉ chiếm 40,2% trong đó khu vực kinh tế nhà nước cũng chiếm số đông (49,5%), khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 30,5%) [9, tr.40]. Nếu so sánh với trước đổi mới thì tỷ lệ này tăng không đáng kể, trong doanh nghiệp nhà nước tỷ lệ này không những không tăng mà còn giảm do giảm biên chế và giải thể cũng như cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Một thực tế nữa là số công nhân tuổi đời còn trẻ không có nguyện vọng tham gia vào các tổ chức này. Mặt khác một số tổ chức cơ sở đảng, đoàn ở tỉnh Thái Nguyên hoạt động kém hiệu quả, chỉ mang tính hình

thức; đảng viên và đoàn viên thanh niên cũng chưa thật gương mẫu trong lao động sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày.

- Tổ chức công đoàn:

Theo Báo cáo tổng kết của Liên đoàn lao động tỉnh trong 5 năm 1998 đến 2003 việc xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và công tác phát triển đoàn viên rất được chú trọng. Chưa tính các doanh nghiệp mới thành lập do số lượng công nhân còn ít và chưa ổn định thì có tới 89,78% số công nhân lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia công đoàn, 90% các doanh nghiệp đã thành lập các công đoàn cơ sở và con số này đến 2004 tiếp tục được tăng lên. Sở dĩ công tác phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở ở tỉnh đạt kết quả cao là ngoài sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thì hoạt động của bản thân công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động, trong tuyên truyền đường lối chủ trương, pháp luật của nhà nước tương đối thành công, nhất là trong giải quyết tranh chấp lao động. Theo kết quả điều tra sơ bộ hầu hết số công nhân được hỏi về hoạt động của công đoàn cơ sở đều trả lời công đoàn đã đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, có vai trò quan trọng trong tuyên truyền đường lối, chủ trương luật pháp của Nhà nước nhất là Luật lao động, Luật công đoàn.

Công nhân khu vực nhà nước xác định chức năng này 92,13%. Công nhân trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước 80,3%.

Công nhân trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài: 62,1%.

Theo kết quả phân loại của Liên đoàn lao động tỉnh có tới 75% công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn công đoàn vững mạnh trong đó 30% đạt xuất sắc, song chủ yếu là công đoàn thuộc doanh nghiệp nhà nước hoặc công đoàn cơ sở thuộc khối hành chính sự nghiệp. Còn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tỷ lệ này chỉ đạt 48,2% [9, tr.9].

Tuy nhiên cũng cần nhận thấy một thực tế là các tổ chức công đoàn làm công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị, ý thức giác ngộ giai cấp còn rất hạn chế, thậm chí còn tránh đề cập đến trong các sinh hoạt công đoàn thường

kỳ. Hiện tượng này diễn ra chủ yếu ở các công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, trong giải quyết tranh chấp lao động chưa thực sự thể hiện rõ vai trò là tổ chức đại diện hợp pháp của người lao động mà chỉ tồn tại với tư cách trọng tài hòa giải gây ra những hiểu lầm không đáng có đối với người lao động. Trong việc ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động giữa tập thể người lao động và chủ doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được công đoàn cơ sở thực hiện tốt dẫn đến quyền lợi hợp pháp của người lao động bị xâm hại. Bản thân cán bộ công đoàn trình độ học vấn, trình độ pháp luật, nghiệp vụ công tác công đoàn chưa cao, do vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động chung của công đoàn cơ sở. Đã có một số ít cán bộ công đoàn bị giới chủ lợi dụng nên chưa bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất thiết phải khắc phục những hạn chế đó để vai trò công đoàn ngày càng thực hiện đầy đủ. Có như vậy công đoàn mới thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai cấp công nhân và người lao động.

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w