- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh
2.1.2.2. Về trình độ lý luận chính trị và sự giác ngộ chính trị
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đội ngũ công nhân Thái Nguyên cũng giống giai cấp công nhân Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách gay gắt về việc làm, thu nhập, đời sống và vấn đề thực thi quyền dân chủ. Bên cạnh một số công nhân có thu nhập cao vẫn còn một số đông công nhân có thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, nhìn chung đội ngũ công nhân Thái Nguyên vẫn rất tin tưởng và ủng hộ đường lối đổi mới, đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Họ nhất trí cao với việc từ bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp, ủng hộ việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước mặc dù biết điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân; luôn nêu cao tinh thần vượt khó khăn và đã góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Thời gian qua, vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công nhân được Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh quan tâm đưa vào chương trình hoạt động thường xuyên của Liên đoàn lao động tỉnh, song kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.3: Trình độ chính trị của công nhân Thái Nguyên tính đến 2004
Đơn vị tính: %
Toàn tỉnh
Khu vực kinh tế Giới tính Quốc doanh Ngoài quốc doanh Nam Nữ Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 1. Chưa qua các lớp chính trị 65,72 60,40 81,31 65,11 73,1 - Chưa học 50,71 50,40 60,71 52,39 54,1 - Không có điều kiện đi
học 13,31 9,60 18,23 11,08 17,5 - Không đi học 1,0 0,4 2,37 1,64 1,5 2. Đang học ở các lớp chính trị 2,1 2,4 1,82 1,94 1,90 3. Đã qua các lớp chính trị 32,18 37,2 16,87 32,95 25,0 - Sơ cấp 25,32 29,84 12,16 23,53 20,55 - Trung cấp chính trị 6,23 7,28 4,52 8,61 4,02 - Cao cấp chính trị (tương đương) 0,63 1,08 0,19 0,81 0,43
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Trước đổi mới công nhân chủ yếu lao động sản xuất trong các doanh nghiệp quốc doanh cùng với nó là các tổ chức Đảng và đoàn thể như tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công... được xây dựng và hoạt động tương đối hiệu quả. Bước vào thời kỳ đổi mới với việc phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN nhiều thành phần kinh tế ra đời các tổ chức đảng, đoàn thể rất khó thâm nhập và hoạt động có hiệu quả trừ tổ chức công đoàn. Hơn thế nữa, trong điều kiện cạnh tranh về việc làm thu nhập nên rất nhiều công nhân ít quan tâm đến, thậm chí coi nhẹ rèn luyện ý thức chính trị, giai cấp. Chính điều này, giải thích vì sao trong đội ngũ công nhân Thái Nguyên vẫn còn một bộ phận không nhỏ hạn chế về nhận thức chính trị, về ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chưa đầy đủ về các tổ chức trong hệ thống chính trị, chưa có nhận thức đúng về nhu cầu, về lợi ích lâu dài của mình trong tiến trình xây dựng và phát triển xã hội mới...
Qua số liệu điều tra trên cho thấy, số công nhân chưa học qua một lớp lý luận chính trị nào chiếm tới 65,72%, trong đó chưa học chiếm tới 50,71% và không có điều kiện đi học 13,68%. Số hiện đang học các lớp bồi dưỡng chính trị chiếm tỷ lệ rất thấp (2,1%). Số đã qua các lớp học chính trị là 32,18%, song chủ yếu là sơ cấp chính trị 25,32%, trong đó chủ yếu là đang làm việc trong các Công ty nhà nước được đào tạo từ trước và đa số là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ lệ trên còn thấp hơn nữa. Ví dụ không qua các lớp chính trị chiếm tới 81,31% mà chủ yếu là chưa đi học, nếu có thì cũng chủ yếu là sơ cấp chính trị, trình độ rất thấp. Vì thế, trong quá trình điều tra xã hội học có những câu trả lời về đường lối, chủ trương, pháp luật của Nhà nước, về sứ mệnh giai cấp công nhân... hầu như không đúng hoặc không có ý kiến. Vì sao lại có tình trạng như vậy? có thể do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chưa tuyên truyền hiệu quả hoặc quan tâm chưa đúng mức đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao ý thức chính trị cho công nhân nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nguồn bổ sung vào đội ngũ công nhân chủ yếu là học sinh phổ thông, tuổi đời còn rất trẻ chưa từng trải qua đấu tranh trong lao động sản xuất và chiến đấu cho độc lập dân tộc.
- Đời sống còn khó khăn do thiếu việc làm và phải cạnh tranh nên ít có thời gian tham gia hoạt động xã hội, có tư tưởng ngại học tập chính trị.
- Diễn biến phức tạp của thế giới và sự sụp đổ của hệ thống XHCN cùng với âm mưu diễn biến hòa bình cũng là một nguyên nhân làm suy giảm lòng tin của công nhân.
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền quan liêu, cửa quyền, tham nhũng - là nguyên nhân chủ yếu khiến công nhân thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và các đoàn thể nhân dân.
Tất cả những hạn chế ấy cần phải được khắc phục trong thời gian sớm nhất, có như vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng XHCN mới có thể thành công.