Cơ cấu tuổi đời và tuổi nghề

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 63 - 64)

- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh

2.1.3.2. Cơ cấu tuổi đời và tuổi nghề

Tuổi đời của đội ngũ công nhân Thái Nguyên càng ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là từ 1991 trở lại đây. Năm 1991 tỷ lệ công nhân trong độ tuổi dưới 30 chỉ chiếm 20,6%. Do yêu cầu của công nghiệp nặng rất cần đội ngũ công nhân lành nghề và có kinh nghiệm sản xuất nên số lượng công nhân ở độ tuổi 30- 45 chiếm số đông (51,52%), thậm chí còn có độ tuổi cao hơn. Tuy nhiên đến năm 1998, đội ngũ công nhân có độ tuổi từ 21-30 đã tăng lên 40,1% và số công nhân có độ tuổi từ 30-45 chỉ còn 41,2%. Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu tuổi đời của đội ngũ công nhân Thái Nguyên có tỷ lệ như sau: Độ tuổi 16-20 chiếm 7,1%; từ 21-25 chiếm 22,5%; từ 26-30 chiếm 22,1%; từ 31-35 chiếm 15,2%; từ 36-40 chiếm 13,5%; từ 41-45 tuổi chiếm 11,2%; từ 46-50: 5,1%; từ 51-55 tuổi chiếm 2,3%; từ 56-60 chiếm 0,62%. Như vậy, thông qua cơ cấu tuổi đời, chúng ta thấy nhóm tuổi lao động của công nhân Thái Nguyên từ 16-35 tuổi chiếm tới 66,9%, nhóm từ 36

trở lên chiếm 24,7%; độ tuổi 46-60 chỉ chiếm 7,4%. Điều này cho thấy đội ngũ công nhân Thái Nguyên còn khá trẻ, có sức khỏe tốt là một trong những ưu thế trong sản xuất và tiếp thu khoa học công nghệ, thuân lợi trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Cơ cấu tuổi nghề:

Theo kết quả điều tra sơ bộ của Liên đoàn lao động tỉnh 2004, đội ngũ công nhân Thái Nguyên có tuổi nghề phổ biến là 1-5 năm chiếm 23,6%; từ 6-10 năm chiếm 16,5%; từ 11-20 năm chiếm 20,1%; trên 20 năm là 18,7%. Như vậy, xét về cơ cấu tuổi nghề thì tỷ lệ công nhân được hình thành chủ yếu trong thời kỳ đổi mới. Đội ngũ này đa phần có trình độ học vấn, có khả năng thích nghi với khoa học công nghệ hiện đại, năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất định như chưa được rèn luyện, thử thách trong khó khăn gian khổ. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có số lượnglớn công nhân có thâm niên nghề nghiệp khá cao có kinh nghiệm sản xuất, song do chuyển đổi của cơ cấu kinh tế và họ chủ yếu hoạt động trong các doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả nên bản thân chưa phát huy được hết năng lực sở trường, chậm tiếp thu khoa học công nghệ mới nên thu nhập còn thấp và chưa thật ổn định.

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w