Phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập

16 516 0
Phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

II.SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên SKKN: “Phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập” III.CAM KẾT: Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi.Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GDĐT về tính trung thực của bản cam kết này. II.SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên SKKN: “Phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập” III.CAM KẾT: Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi.Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GDĐT về tính trung thực của bản cam kết này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC BẢN CAM KẾT I.TÁC GIẢ: Họ và tên : Mai Thu Trang Ngày, tháng, năm sinh : 10/9/1986 Đơn vị : Trường THPT Thái Phiên Điện thoại : 0982068901 Email : tranghoa@thaiphien.edu.vn II.SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên SKKN: “Phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập” III.CAM KẾT: Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi.Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GDĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Hải phòng ngày 20 tháng 01 năm 2011 Người cam kết Mai Thu Trang 2 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Bài luyện tập, ôn tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành phương pháp nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh. Thông qua các hoạt động học tập trong giờ luyện tập, ôn tập học sinh tiếp tục được hình thành và rèn luyện các kĩ năng hóa học cơ bản như kĩ năng giải thích, vận dụng kiến thức, kĩ năng tính toán, sử dụng ngôn ngữ hóa học, … Không những thế, qua hoạt động tổng kết, hệ thống kiến thức mà học sinh phát triển được tư duy và phương pháp nhận thức của mình… Vì vậy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các giờ học luyện tập, ôn tập là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập - ôn tập”. 2. Mục đích nghiên cứu – kết quả cần đạt Thông qua việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập, ôn tập, tôi xin được đề xuất một số ý kiến về việc chuẩn bị cho một giờ dạy luyện tập – ôn tập, và những chú ý khi giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập, từ đó góp phần làm nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh nắm vững kiến thức và có hứng thú hơn với giờ học. 3. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Việc đổi mới phương pháp được tiến hành đối với các bài luyện tập, ôn tập thuộc phần phi kim lớp 11, gồm các chương: Chương 2: Nhóm cacbon Chương 3: Nhóm nitơ - Kế hoạch nghiên cứu Tháng 8-9/2010: nghiên cứu lí thuyết về phương pháp giảng dạy Tháng 10-12/2010: áp dụng vào việc giảng dạy các bài cụ thể thuộc hai chương đã nêu. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG PHẦN 2: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU I. NHỮNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ CHO BÀI DẠY LUYỆN TẬP, ÔN TẬP Khi chuẩn bị cho bài luyện tập, ôn tập ta cần tiến hành các bước sau: 1. Nghiên cứu tài liệu: Giáo viên cần nghiên cứu nội dung bài luyện tập và các bài học có liên quan đến bài luyện tập có trong sách giáo khoa, các sách tham khảo để xác định mức độ kiến thức cần hệ thống, kiến thức cần mở rộng, phát triển và các kĩ năng cần rèn luyện, các dạng bài tập cần được lưu ý. 2. Xác định mục tiêu bài học. Mục tiêu của bài học cần được xác định rõ ràng về kiến thức, kĩ năng ở các mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng thành thạo…cho từng đối tượng học sinh cụ thể. 3.Lựa chọn các nội dung kiến thức cần hệ thống và các dạng bài tập vận dụng các kiến thức. Hệ thống các kiến thức cần nắm vững đã được nêu ra trong sách giáo khoa nhưng giáo viên có thể lựa chọn thêm những nội dung kiến thức để kết nối, liên kết, mở rộng hoặc cung cấp thêm tư liệu mang tính thực tiễn, cập nhật thông tin và sắp xếp theo một logic chặt chẽ. Hệ thống các bài tập hóa học dùng để luyện tập cũng có thể được thiết kế, lựa chọn thêm cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và yêu cầu rèn luyện kĩ năng ngoài những bài tập có trong sách giáo khoa. 4.Lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Tùy theo nội dung, mục tiêu của bài luyện tập, ôn tập và khả năng nhận thức của học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạyhọc và phương tiện dạy học cho phù hợp. Trong bài luyện tập có sử dụng phương pháp đàm thoại thì giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi có các mức độ nhận thức khác nhau để buộc học sinh bộc lộ được thực trạng kiến thức của mình. Với các bài luyện tập cần làm rõ các khái niệm, các kiến thức gần nhau thì cần sử dụng phương pháp so sánh, lập bảng tổng kết thì giáo viên cần chuẩn bị nội dung cần so sánh và nội dung của bảng tổng kết hoặc khi cần khái quát hóa kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức có thể sử dụng các sơ đồ, đồ thị, khi cần mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành ta có thể sử dụng thí nghiệm hóa học hoặc các phương tiện trực quan khác nhau 5.Dự kiến tiến trình của bài luyện tập. Dựa vào nội dung các kiến thức của bài luyện tập giáo viên thiết kế các hoạt động học tập trong giờ học, dự kiến các hoạt động dạy (hoạt động của giáo viên) và hoạt động học (hoạt động của học sinh), hình thức tổ chức giờ học và các phương tiện dạy học kèm theo. Các hoạt động học tập được sắp xếp theo sự 4 phát triển của kiến thức cần hệ thống, khái quát và các kĩ năng cần rèn luyện theo mục tiêu đề ra. Bài luyện tập, ôn tập có thể trình bày theo hai phần (như sách giáo khoa) hệ thống, tổng kết các kiến thức cần nắm vững và học sinh làm một loạt các bài tập để vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng. Giáo viên cũng có thể hệ thống các kiến thức theo các đề mục hoặc các vấn đề trong nội dung cần luyện tập và cho học sinh làm bài tập vận dụng kiến thức ngay sau đó chuyển sang vấn đề khác. Giáo viên có thể trình bày nội dung các kiến thức cần nắm vững dưới dạng bảng tổng kết hoặc các sơ đồ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức thì sẽ giúp học sinh dễ nhớ và có sự khái quát cao hơn. Bảng tổng kết hoặc các sơ đồ cần rõ ràng, thông tin cần cô đọng, chính xác, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ. Bài luyện tập được trình bày ở dạng bảng tổng kết hoặc sơ đồ giáo viên có thể sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu các nội dung trong sơ đồ thì sẽ có hiệu quả cao hơn. 6. Dự kiến phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau giờ luyện tập. Giáo viên cần xác định rõ yêu cầu hoạt động kiểm tra đánh giá cuối giờ luyện tập và chuẩn bị chu đáo cho hoạt động này. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh kiểm tra nhanh 10 – 15 phút trả lời khoảng 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc 2 câu hỏi tự luận và cần chuẩn bị nhiều đề để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá. 7.Dự kiến các yêu cầu về sự chuẩn bị của học sinh cho giờ luyện tập. Giáo viên cần xác định các yêu cầu cụ thể về sự chuẩn bị của học sinh cho giờ luyện tập, ôn tập như xem lại nội dung các bài học, so sánh các khái niệm, lập bảng tổng kết, thiết lập các sơ đồ, giải một số dạng bài tập hóa học xác định. Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh sẽ tạo ra được sự tương tác và phối hợp thống nhất giữa các hoạt động nhận thức của học sinh với giáo viên và học sinh với học sinh làm cho giờ học sôi nổi, sinh động hiệu quả hơn. 8. Thiết kế kế hoạch giờ học. Giáo viên tiến hành thiết kế kế hoạch giờ học trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị theo hướng dạy học tích cực. Dạy học tích cực chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tư giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. II. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý VỀ MẶT PHƯƠNG PHÁP KHI TIẾN HÀNH BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP 1. Bài ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh. Vì 5 vậy cần có sự xác định mục tiêu rõ ràng cho bài ôn tập về kiến thức, kỹ năng cần hệ thống, khái quát và mức độ phát triển kiến thức cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Khi chuẩn bị bài ôn tập cần sắp xếp các kiến thức cần khái quát, hệ thống cho một chương hay một phần theo hệ thống có logic chặt chẽ, theo tiến trình phát triển của kiến thức, cùng các kỹ năng cần rèn luyện. 2. Phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong giờ ôn tập là đàm thoại tìm tòi, sử dụng bài tập hóa học. Việc khái quát hóa kiến thức, phát triển tư tưởng, năng lực nhận thức của học sinh đựơc điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng quát nhất. Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần kiến thức, mối liên hệ giữa các kiến thức, vận dụng kiến thức, đào sâu phát triển kiến thức. Các câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày suy luận, thể hiện được khả năng tư duy khái quát của mình. 3. Sự trình bày các bài tổng kết: Tùy theo nội dung cần tổng kết và sự phát triển của kiến thức, bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề của nội dung mang kiến thức cần ôn tập. Đồng thời bài tổng kết cũng có thể trình bày ở dạng các bảng tổng kết, các sơ đồ thể hiện mối liên hệ các kiến thức giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ và hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao. Khi xây dựng các bảng tổng kết cần rõ ràng các sơ đồ dễ nhìn, đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. 4. GV cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết. – Đưa ra một số câu hỏi chính, dạng bài tập cần luyện tập yêu cầu học sinh đọc, khái quát. – Hướng dẫn học sinh làm bảng tổng kết, chuẩn bị các nội dung cho các bảng tổng kết, sơ đồ. Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của giờ ôn tập. Ngoài việc chuẩn bị nội dung, kiến thức, câu hỏi cho bài ôn tập, hệ thống kiến thức đã đựơc trình bày trong sách giáo khoa, giáo viên cần chuẩn bị thêm một số kiến thức để mở rộng, đào sâu kiến thức và một số dạng bài tập mang tính vận dụng sâu kiến thức trong các sách tham khảo, đề thi Olympic hóa học Các kiến thức, bài tập được lựa chọn cần đảm bảo trên cơ sở kiến thức phổ thông học sinh có thể hiểu vận dụng được, có tính chất mở rộng, giải quyết được một phần thắc mắc học sinh đặt ra khi đọc các sách tham khảo khác. 6 B. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP – ÔN TẬP HIỆN NAY Ở TRƯỜNG THPT Hiện nay, qua tham khảo các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc giảng dạy các bài luyện tập ôn tập ở các trường phổ thông còn một số hạn chế sau: – Trong giờ luyện tập phần lý thuyết chưa được chú trọng, một số GV cho rằng thiếu thời gian, 45 phút không đủ để vừa củng cố lý thuyết, vừa làm bài tập. – GV chủ yếu dùng bài tập định lượng, yêu cầu HS tính toán vì GV quan niệm rằng làm BT tốt nghĩa là nắm chắc lý thuyết. – Việc sử dụng một số PPDH tích cực còn ít, hoặc chưa thực sự hiệu quả dẫn đến việc giờ luyện tập chưa thực sự lối cuốn được HS. Giờ luyện tập đôi khi trở thành giờ bài tập. C. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Trên cơ sở thực trạng giảng dạy các bài luyện tập – ôn tập như trên, tôi xin được đề xuất một số các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong giờ luyện tập – ôn tập như sau: − Trong giờ luyện tập – ôn tập, giáo viên phải tổng kết, hệ thống lại nội dung lí thuyết cho HS. Việc tổng kết không nhất thiết phải ở dạng thuyết trình, liệt kê mà có thể đưa ra dưới dạng bảng câm để HS tự hoàn thành, hoặc dạng câu hỏi trắc nghiệm, bài tập ô chữ, hoặc tổng kết tính chất hóa học bằng bài tập dãy biến hóa, − Chọn lọc các dạng bài tập cơ bản, điển hình, tái hiện được đầy đủ lí thuyết cho HS, nhưng phải phù hợp về mặt thời gian. − Sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học, nhất là các bài tập thực nghiệm để nâng cao hứng thú cho HS. Ngoài ra có thể trình chiếu các thí nghiệm, HS quan sát hiện tượng, dự đoán các chất tham gia phản ứng, 7 Ví dụ: Trong bài “Luyện tập về tính chất của cacbon – silic và hợp chất của chúng”, giáo viên có thể: - Hệ thống lí thuyết bằng các câu hỏi trắc nghiệm (sử dụng phần mềm violet). - Trên cơ sở các kiến thức lí thuyết đã tổng kết, HS vận dụng để viết dãy PTPƯ liên quan đến tính chất hóa học, điều chế cacbon – silic. Thông qua PTPƯ, HS lại một lần nữa được khắc sâu hơn về nội dung kiến thức này. - Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực nghiệm: dán nhãn cho các dd bị mất nhãn. - Trên cơ sở khắc sâu kiến thức, HS về nhà tổng kết lại các kiến thức cơ bản vào bảng câm. (Tiến trình cụ thể của tiết học: xem phụ lục) D. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Giáo án đổi mới được tiến hành giảng dạy đối với các lớp 11A5, 11A7, 11A9, 11A11. Kết quả cho thấy các em đều hào hứng với tiết học, nắm chắc các kiến thức đã được ôn tập. Cụ thể, trong kì thi chung hết kì 1 ở trường, các lớp đều đạt được kết quả tương đối tốt so với toàn khối: 11A5: xếp thứ 7/16 11A7: xếp thứ 4/16 11A9: xếp thứ 8/16 11A11: xếp thứ 4/16 8 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Thông qua việc đổi mới trong giờ luyện tập, bằng cách đưa thêm bài tập thực nghiệm vào trong giờ dạy, tôi nhận thấy học sinh cảm thấy hứng thú với giờ luyện tập hơn rất nhiều, đồng thời, nhờ việc tự tay làm thí nghiệm, các em có điều kiện khắc sâu kiến thức hơn, vì vậy, chất lượng và hiệu quả của giờ dạy được nâng cao. 2. Khuyến nghị Việc đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài luyện tập – ôn tập bằng cách kết hợp các phương pháp dạy học tích cực là cần thiết, tuy nhiên việc sử dụng đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thời gian để chọn lọc, tìm tòi phương pháp dạy phù hợp nhất. Không những thế, việc đưa vào các bài tập thực nghiệm yêu cầu giáo viên phải tổ chức hoạt động của HS một cách hợp lí, chủ động được về mặt thời gian nhằm đảm bảo hoàn thành được tiết học. Vì vậy việc đổi mới đòi hỏi phải có thời gian, tốn nhiều tâm huyết của GV. 9 PHỤ LỤC: KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHỤ LỤC: KẾ HOẠCH DẠY HỌC LUYỆN TẬP VỀ CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm vững tính chất cơ bản của C, Si, các hợp chất CO, CO 2 , muối cacbonat và hidrocacbonat, H 2 SiO 3 , muối silicat. 2. Kĩ năng: o Viết PTPƯ o Vận dụng kiến thức cơ bản trên để giải một số bài tập liên quan: nhận biết, tính toán,… II. Phương pháp Đàm thoại - Nêu vấn đề, kết hợp sử dụng phương tiện trực quan. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập về các nội dung kiến thức trên - Dụng cụ, hóa chất: ống nghiệm, kẹp, các dd Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , Na 2 SO 4 , NaNO 3 , BaCl 2 , Ba(OH) 2 , HCl. Các phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: 1. Cacbon và silic cùng là ……… ………. nhóm ………., tính phi kim của Cacbon ……………… của Silic. Chúng vừa có tính ……………., vừa có tính ……… 2. CO 2 và SiO 2 là các oxit …, có tính ……… ….… 3. H 2 CO 3 và H 2 SiO 3 là các ………….………, vì vậy, chúng dễ bị đẩy ra khỏi dd muối bởi các axit mạnh. H 2 CO 3 là ax ……… … ax, có tính ax ……… …… ax H 2 SiO 3 Câu 2: Sục hỗn hợp khí A gồm CO và CO 2 qua dd nước vôi trong dư thu được khí B và kết tủa C. Dẫn khí B qua ống đựng CuO nung nóng thu được chất rắn D màu đỏ. Lọc kết tủa C, đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Các chất B, D, E lần lượt là: A. CO, CaCO 3 , Cu B. CO, Cu, CaCO 3 C. CO 2 , CuO, CaO D. CO, Cu, CaO Câu 3: Để khắc chữ trên thủy tinh người ta dùng A. HCl B. HNO 3 C. H 2 SiO 3 D. HF Câu 4: Để phân biệt khí CO 2 và SO 2 có thể dùng A. quì tím B. dd nước vôi trong C. dd nước brom D. dd HCl Câu 5: Chọn một thuốc thử duy nhất để phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dd riêng biệt sau: Na 2 CO 3 , Na 2 SiO 3 , NaNO 3 10 A. dd NaOH B. dd HCl C. dd H 2 SiO 3 D. quì tím Câu 6: Sản phẩm rắn thu được khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NaHCO 3 và Ca(HCO 3 ) 2 là A. Na 2 CO 3 , CaCO 3 B. Na 2 O và CaO C. Na 2 CO 3 và CaO D. NaHCO 3 và Ca(HCO 3 ) 2 Câu 7: Dẫn a mol khí CO 2 qua dd chứa b mol Ca(OH) 2 thu được dd X và kết tủa Y. Đun nóng dd X lại thu được Y. DD Y là A. Ca(HCO 3 ) 2 B. Ca(OH) 2 C. Ca(HCO 3 ) 2 và . Ca(OH) 2 D. H 2 CO 3 Câu 8: Đổ từ từ đến hết 100ml dd HCl 2M vào 100ml dd hỗn hợp gồm Na 2 CO 3 1M và NaHCO 3 1M. Thể tích khí CO 2 thu được (ĐKTC) là A. 2.24 lit B. 4.48 lit C. 6.72 lit D. không xác định được PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Viết PTPƯ thực hiện dãy biến hóa: Câu 2: Sục 4.48 lit (đktc) khí cacbonic vào 100ml dd hỗn hợp gồm kali hidroxit 1M và bari hidroxit 0,75M. a. Tính khối lượng kết tủa thu được. b. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Câu 3: Bài tập thực nghiệm Hãy dán nhãn cho các dd mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt sau: Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , Na 2 SO 4 , NaNO 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (về nhà) Đơn chất Cacbon Silic Các dạng thù hình Số OXH Tính chất hóa học Oxit Cacbon monooxxit Cacbon dioxxit Silic dioxxit Công thức phân tử Trạng thái Số OXH Tính chất hóa 11 [...]... PHIẾU THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập Họ và tên người viết: Mai Thu Trang Đơn vị : Trường THPT Thái Phiên Môn : Hóa học Bậc học, ngành học : TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Kết quả thẩm định – đánh giá TIÊU ĐIỂM TIÊU CHÍ CHUẨN TỐI ĐA Hình 1.1 Cấu trúc đầy đủ các phần theo qui định 5 1 1.2 Trình... dung 4 A Cơ sở lí luận của vấn đề cần nghiên cứu .4 B Thực trạng tình hình giảng dạy các bài luyện tập – ôn tập hiện nay ở trường THPT 7 C Các giải pháp đề xuất 7 D Kết quả thực nghiệm .8 Phần 3: Kết luận và khuyến nghị 9 Phụ lục: kế hoạch dạy học bài: Luyện tập về cacbon, silic và hợp chất của chúng” 10 Phần 4: Tài liệu tham khảo ... vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, 2007 2 Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu, Phương Pháp dạy học hoá học tập I , NXBGD, 2000 3 Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình- sách giáo khoa hoá học phổ thông, NXB ĐHSP, 2006 4 Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường , NXBĐHSP, 2005 5 Sách giáo khoa lớp 11 ban KHTN 6 Sách giáo...học Axit Công thức phân tử Tính chất hóa học Muối Tính tan Tính chất hóa học Axit cacbonic Muối cacbonat Axit Silixic Muối hidrocacbonat Muối silicat 2 Học sinh Xem lại các nội dung kiến thức cơ bản của chương và làm một số bài tập điển hình IV Hoạt động dạy và học 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ GV tiến hành kiểm tra trong quá trình học và luyện tập để đánh giá 3 Luyện tập Hoạt động của... Na2CO3 và NaHCO3 bằng dd BaCl2 (không dùng dd Ba(OH)2) Hoạt động 3: BTVN Trên cơ sở các kiến thức đã nhắc lại trong tiết học, HS về hoàn thành PHT 3 14 Câu 2: Chú ý: phản ứng trung hòa xảy ra trước: CO2 + 2 OH- → CO32CO2 + OH- → HCO3Sau đó xảy ra phản ứng tạo kết tủa: CO32- + Ba2+ → BaCO3 PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học Một số vấn đề cơ... thu được (ĐKTC) là A 2.24 lit B 4.48 lit C 6.72 lit D không xác định được Hoạt động 2: - GV phát PHT số 2 Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: làm câu 1 Nhóm 2: làm câu 2 Nhóm 3, 4: làm bài tập thực nghiệm Sau đó đại diện từng nhóm lên bảng chữa, GV gọi nhận xét chéo Câu 1: Viết PTPƯ thực hiện dãy biến Câu 1: hóa: Chú ý các điều kiện phản ứng và cân bằng phương trình Câu 2: Sục 4.48 lit (đktc) khí cacbonic... nước brom có tính oxh mạnh, tác dụng với SO2 có tính khử mạnh CO2 không có tính khử nên không tác dụng Câu 5: Chọn một thuốc thử duy nhất để Câu 5: B phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dd Hiện tượng: riêng biệt sau: Na2CO3, Na2SiO3, NaNO3 Na2CO3: sủi bọt khí A dd NaOH B dd HCl Na2SiO3: kết tủa trắng keo C dd H2SiO3 D quì NaNO3: không có hiện tượng tím Câu 6: C Câu 6: Sản phẩm rắn thu được khi nhiệt... trình bày 5 khoa học 2.3 Phù hợp đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà 10 nước và ngành GD&ĐT 3.1 Có đối tượng nghiên cứu mới 5 Tính 3.2 Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng hiệu quả 3 15 sáng tạo công việc 3.3 Có đề xuất hướng phát triển của SKKN 5 4.1 Các giải pháp SKKN đưa ra phù hợp với Tính nghiệp vụ, trình độ người áp dụng và các điều 15 4 thực tiễn kiện CSVC của ngành, của đơn vị 4.2 Có thể áp dụng... Lọc kết tủa C, đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E Các chất B, D, E lần lượt là: A CO, CaCO3, Cu B CO, Cu, CaCO3 C CO2, CuO, CaO D CO, Cu, CaO Câu 3: Để khắc chữ trên thủy tinh người ta dùng A HCl B HNO3 C H2SiO3 D HF Câu 4: Để phân biệt khí CO2 và SO2 có thể dùng A quì tím B dd nước vôi trong C dd nước brom D dd HCl lớn hơn Câu 2: Chú ý: CO không tác dụng với dd Ca(OH)2 do CO là oxit... dạy và học 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ GV tiến hành kiểm tra trong quá trình học và luyện tập để đánh giá 3 Luyện tập Hoạt động của trò và thầy Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: GV phát phiếu học tập số 1 Sau 5 phút, thu phiếu của 5 HS bất kì, sau đó chữa và chấm chung trước lớp Câu 1: Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: 1 Cacbon và silic cùng là ……… ……… nhóm ……… , tính phi kim của . tranghoa@thaiphien.edu.vn II.SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên SKKN: “Phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập” III.CAM KẾT: Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân. TẠO HẢI PHÒNG HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH PHIẾU THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp giảng dạy kiểu bài luyện tập – ôn tập” Họ và tên người. trong nội dung cần luyện tập và cho học sinh làm bài tập vận dụng kiến thức ngay sau đó chuyển sang vấn đề khác. Giáo viên có thể trình bày nội dung các kiến thức cần nắm vững dưới dạng bảng

Ngày đăng: 29/06/2015, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan