1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy qua bài dạy “công nghiệp silicat”

33 598 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Qua đó, các em có thể phát triển được tính độc lập trong mọi hoàn cảnh : tự học tập rèn luyện, tự tìm hiểu nghiên cứu, áp dụng những kiến thức bài học vào thực tiễn,… ; Trên cơ sở đó, tr

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

- oOo -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

QUA BÀI DẠY “CÔNG NGHIỆP SILICAT”

Trang 2

A - SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :

- Họ và Tên : THÁI THỊ HƯỜNG

- Ngày / Tháng / Năm sinh : 22/02/1974

- Giới tính : Nữ

- Địa chỉ : Tổ 7, KP1, P Long Bình, Tp Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

- Nhiệm vụ được giao : giảng dạy môn hóa học

- Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Trãi

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :

- Trình độ chuyên môn : Cử nhân (Đại học Sư phạm TpHCM)

- Năm tốt nghiệp : 1996

- Chuyên ngành đạo tào : Hóa học

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC :

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Hóa học

- Số năm kinh nghiệm : 18 năm

- Chuyên ngành đạo tào : Hóa học

Trang 3

Trang 2 / 32

B - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I ĐỀ TÀI VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU :

- Đề tài nghiên cứu : Phương pháp dạy học bộ môn Hóa Học

- Chủ đề : Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy từ bài dạy

“Công nghiệp Silicat”

II NỘI DUNG :

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong xu hướng chung của nền giáo dục hiện nay, với mục tiêu đào tạo Học sinh thành những công dân phát triển toàn diện Với mục tiêu đó, với vai trò là những nhà giáo, chúng ta cần phải đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp; không những đào tạo các em trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu, mà còn rèn luyện cho các em những kỹ năng sống Qua đó, các em có thể phát triển được tính độc lập trong mọi hoàn cảnh : tự học tập rèn luyện, tự tìm hiểu nghiên cứu, áp dụng những kiến thức bài học vào thực tiễn,… ; Trên cơ sở đó, trong tương lại các em có thể tự chủ động trong cuộc sống của chính mình

Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy với lượng kiến thức quá tải mà các em phải tiếp nhận từ chương trình hiện nay, việc thu xếp thời gian ở lớp để học sinh rèn luyện thêm những kỹ năng này là rất ít, bởi lượng thời gian chương trình dành cho mỗi tiết học là có hạn Vì vậy, việc hướng dẫn để học sinh tự nghiên cứu thêm ở nhà là điều hết sức quan trọng và cần thiết Việc này sẽ làm giảm bớt áp lực về thời gian dạy - học

ở lớp đối với giáo viên và học sinh, các em sẽ không cam thấy bị áp đặt kiến thức từ

giáo viên; Đây là nguyên nhân dẫn tới sự nhàm chán trong việc tiếp thu kiến thức của các em, dẫn đến học sinh sẽ rơi vào trạng thái lười tiếp nhận kiến thức ở lớp, cũng như lười rèn luyện tại nhà… Đặc biệt là những bài học mang nặng tính lý thuyết Ví dụ: Bài Công nghiệp Silicat (hóa học lớp 11), Bài Nguồn hidrocacbon thiên nhiên (hóa học lớp 11), Bài Hóa học với môi trường (hóa học lớp 12), …

Với những mục tiêu và nguyên nhân nêu trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài này cho đề tài nghiên cứu Từ đây, tôi có thể trao đổi thêm cùng các đồng nghiệp về một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và đưa ra cách thức rèn luyện thêm một

Trang 4

số kỹ năng học tập - nghiên cứu cho học sinh thông qua một tiết học điển hình, bài

“Công nghiệp Silicat” của chúng tôi trong chương trình Hóa học 11 hiện nay

2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

2.1 Cơ sở lý luận :

- Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các kiến thức liên quan về chủ đề được phân công, học sinh sẽ có được các nhìn khái quát về nền công nghiệp silicat hiện nay dựa trên những kiến thức Hóa học; Từ đó, giúp học sinh hiểu được phương hướng của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - cơ sở của nhiều ngành sản xuất trong thực tế đời sống hiện nay - Học sinh sẽ nhận ra được mối liên hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực tiễn, và thấy được vai trò quan trọng của hóa học đối với việc phục vụ cho khoa học sản xuất và đời sống

- Trên cơ sở này, học sinh sẽ nhận thức được rằng để có thể áp dụng bài học lý thuyết vào thực tiễn sản xuất thì chính bản thân các em phải có được những kiến thức đầy đủ, chính xác và phù hợp với ngành sản xuất đó; Và chính nhận thức này sẽ hình thành cho các em ý thức định hướng nghề nghiệp trong tương lai ngay từ khi còn trên ghế nhà trường phổ thông

2.2 Nội dung và biện pháp thực hiện :

- Tìm hiểu kiến thức về Silicat, công nghiệp sản xuất Silicat trong sách giáo khoa thuộc chương trình Hóa học lớp 11, sách tham khảo khác, tạp chí khoa học và thông tin trên internet,…

- Sử dụng các thông tin, hình ảnh minh họa của Học sinh các lớp đã trực tiếp giảng dạy

và áp dụng phương pháp này để minh họa cho đề tài nghiên cứu này

- Hình thức chuẩn bị cho tiết học :

+ Giáo viên phân công mỗi lớp thành 04 tổ, mỗi tổ sẽ được phân công một chủ đề Giáo viên sẽ phân công chủ đề trước thời hạn 01 tuần (để các em chuẩn bị) theo gợi ý của giáo viên

+ Chủ đề phân công cho từng tổ :

• Tổ 1 : Viết về lời giới thiệu khái quát về Công nghiệp Silicat

• Tổ 2 : Trình bày kiến thức hiểu biết của các em về Thủy tinh

• Tổ 3 : Trình bày kiến thức hiểu biết của các em về Đồ gốm

• Tổ 4 : Trình bày kiến thức hiểu biết của các em về Xi-măng

Trang 5

Trang 4 / 32

+ Gợi ý của Giáo viên cho nội dung chuẩn bị chủ đề :

• Tìm hiểu về Thành phần hóa học chủ yếu

• Tính chất vật lý, tính chất hóa học, quy trình sản xuất công nghiệp

+ Mỗi tổ sẽ chuẩn bị nội dung và trình bày chủ đề của tổ mình trước lớp Thời gian trình bày : từ 7 phút đến 10 phút / tổ

2.3 Hiệu quả của đề tài :

- Qua tiết học với hình thức chủ yếu là học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu và thuyết trình trước giáo viên và các bạn, giúp học sinh phát triển những kỹ năng :

+ Hoạt động làm việc theo nhóm : các em cùng làm việc với nhau, cùng hỗ trợ, ohối hợp đề hoàn thành chủ đề được giao, từ đó hình thành ý thức tập thể, đây cũng là một

kỹ năng sống quan trọng trong nghề nghiệp của các em sau này

+ Phát triển khả năng tự nghiên cứu, tra cứu tài liệu, tư duy độc lập và sáng tạo

+ Phát triển khả năng thuyết trình, diễn thuyết trước đám đông, bởi khi đã nắmg vững kiến thức về vấn đề đó, bản thân sẽ tự tin khi nói trước đám đông

- Hơn thế nữa, hình thức này sẽ kích thích ở học sinh sự tò mò, tìm hiểu kiến thức, phát triển lòng yêu thích và say mê nghiên cứu khoa học Các em sẽ tìm thấy được niềm yêu thích và say mê hơn đối với môn học Đồng thời, qua đó Giáo viên cũng phát hiện

và bồi dưỡng những năng khiếu đặc biệt cho học sinh và giúp các em có định hướng

rõ ràng hơn về nghề nghiệp trong tương lai

Trang 6

3 MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CỦA CÁC EM HỌC SINH ĐÃ THỰC HIỆN (sau khi đã được Giáo viên kiểm tra và hiệu chỉnh) :

• Tổ 1 : Viết về lời giới thiệu khái quát về Công nghiệp Silicat

Trang 7

Trang 6 / 32

Trang 9

Trang 8 / 32

0

Trang 10

• Tổ 2 : Trình bày kiến thức hiểu biết của các em về Thủy tinh

Trang 11

Trang 10 / 32

Trang 13

Trang 12 / 32

Trang 14

- Qua phần trình bày của học sinh, giáo viên chốt lại phần kiến thức về Thủy tinh : Tóm lại :

* Giới thiệu về “Sợi thủy tinh và Sơi quang” :

- Khi kéo thủy tinh nóng chảy qua một thiết bị có nhiều lỗ nhỏ, ta được những sợi có đường kính từ 2 đến 10 µm (1 micromet = 10-6m) gọi là sợi thủy tinh

+ Bằng phương pháp ly tâm hoặc thổi không khí nén vào dòng thủy tinh nóng chảy ta thu

được những sợi ngắn gọi là bông thủy tinh Sợi thủy tinh không giòn và rất dai, có độ chịu

nhiệt, độ bền hóa học và độ cách điện cao, độ dẫn nhiệt thấp

+ Nguyên liệu để sản xuất sợi thủy tinh dễ kiếm, rẻ tiền, việc sản xuất khá đơn giản, nên hiện nay được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau : sản xuất chất dẻo thủy tinh; làm vật liệu lọc; chế tạo vật liệu cách điện; may áo bảo hộ lao động chống cháy, chống axit; lót cách nhiệt cho các cột chưng cất, làm vật liệu kết cấu trong chế tạo máy, xây dựng, chế tạo sợi quang, …

- Sợi quang, còn gọi là sợi dẫn quang, là loại sợi bằng thủy tinh thạch anh được chế biến đặc biệt, có độ tinh khiết cao, có đường kính từ vài micromet đến vài chục micromet Do có cấu tạo đặc biệt, nên sợi quang truyền được xung ánh sáng mà cường độ bị suy giảm rất ít Sợi quang được dùng để tải thông tin đã được mã hóa dưới dạng tín hiệu xung laze Một cặp sợi quang nhỏ như sợi tóc cũng có thể truyền được 10000 cuộc trao đổi điện thoại cùng một lúc Hiện nay, sợi quang là cơ sở cho phương tiện truyền tin hiện đại, phát triển công nghệ thông tin, mạng internet điều khiển tự động, máy đo quang học, … Cáp quang là các sợi quang được bọc các lớp đồng, thép và nhựa

Trang 15

Trang 14 / 32

• Tổ 3 : Trình bày kiến thức hiểu biết của các em về Đồ gốm

Trang 17

Trang 16 / 32

Trang 19

Trang 18 / 32

Trang 21

Trang 20 / 32

Trang 22

• Tổ 4 : Trình bày kiến thức hiểu biết của các em về Xi-măng

Trang 23

Trang 22 / 32

Trang 25

Trang 24 / 32

Trang 27

Trang 26 / 32

Trang 29

Trang 28 / 32

0

Trang 30

Giáo viên chốt bài bằng cách đặt vấn đề :

1 Tính chất của xi măng là gì ?

- Tính chất của xi măng : dễ bị đông cứng khi tiếp xúc với không khí ẩm

2 Cách bảo quản xi măng như thế nào ?

- Cách bảo quản xi măng : Tránh ẩm, tránh tiếp túc trực tiếp với không khí, bảo quản ở nơi khô, cao Đối với xi măng xá (xi măng rời không đóng bao) thì phải bảo quản ở khu vực có tường bao và mái che (thông thường đối với các nhà máy sản xuất bê tông

sẽ bảo quản xi măng trong silô); Đối với xi măng đóng bao thì được xếp trong các kho chứa, các bao xi măng không được xếp cao quá 10 bao, cách tường ít nhất 20cm và riêng theo từng lô (theo Tiêu chuẩn TCVN 2682:1992 “Tiêu chuẩn Xi măng Poóclăng”)

Trang 31

Trang 30 / 32

TDCLA

Silô chứa xi măng

- - Ngoài xi măng poóclăng thông dụng,

còn có các loại xi măng có những tính năng khác nhau như: xi măng chịu axit,

xi măng poóc lăng chịu nước biển (trong công nghiệp còn gọi là xi măng poóclăng bền sulphate), xi măng poóclăng trắng, xi măng poóclăng hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt, …

3 Ứng dụng của xi măng :

+ Xi măng phần lớn được dùng trong

xây dựng dân dụng và công nghiệp

+ Một số sản phẩm cụ thể được làm từ

bê tông xi măng :

• Bê tông giả đá : sử dụng xi măng trắng

để chế tạo, dùng trong công nghiệp trang trí, làm các cấu kiện cần tính thẩm mỹ cao, ví

dụ: thời gian qua các cột mốc biên giới được làm từ xi măng trắng giả đá

• Cấu kiện Bê tông xi măng : sử dụng xi măng poóclăng hỗn hợp để sản xuất các cấu kiện đúc sẵn như : cột điện, cọc bê tông ly tâm dùng trong hạng mục nền móng các công trình Một số công trình chống xâm thực nhiễm mặn thì sử dụng xi măng poóclăng bền sulphate như : cầu cảng, nhà máy nhiệt điện gần biển,…

Trang 32

Giáo viên thông tin thêm :

- Mác xi măng cho biết điều gì ?

+ Xi măng có nhiều mác khác nhau : Theo tiêu chuẩn Việt nam, loại xi măng Pooclăng hỗn hợp (Portland blended cement, PCB) có mác PCB 30, PCB 40, …; loại xi măng Pooclăng trắng (White portland cement, PCW) có mác PCW 30, PCW 40, …

+ Các trị số 30, 40, … chỉ giới hạn tải trọng (cường độ nén) tính bằng niutơn trên milimet vuông (N/mm2), mà mẫu vữa xi măng đã hóa rắn có thể chịu được không bị biến dạng sau 28 ngày bảo dưỡng từ khi trộn xi măng với nước

Giáo viên và Học sinh cùng hệ thống lại bài học qua bảng hệ thống kê sau :

Đặt vấn đề : Hãy so sánh thành phần, tính chất và cho biết ứng dụng của Thủy tinh, Gốm và

Xi măng theo bảng sau :

Thủy Tinh Chủ yếu là SiO2, ngoài ra

còn có oxit của một số kim

loại như Natri, Kali, Magiê,

Canxi, Chì, Kẽm,…

Không có nhiệt độ nóng chảy xác định, giòn, hệ số giãn nhiệt lớn

Làm các vật dụng: chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm, vật dụng gia đình (ly, chén, nồi,…), …

Gốm Đất sét và Cao lanh

(Al2O3.2SiO3.2H2O)

Cứng, chịu nhiệt cao Cách điện, cách nhiệt Không thấm nước, không thấm khí

- Gạch, ngói trong xây dựng

- Vật dụng gia đình, phòng thí nghiệm

Xi măng Canxi silicat và Canxi

aluminat

Dễ đông cứng khi tiếp xúc với không khí ẩm, là chất kết dính tốt

- Dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp

- Chế tạo cấu kiện bê tông

III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :

- Qua tiết học do tự mình chủ động tìm hiểu kiến thức và trình bày chủ đề trước Thầy cô và

các bạn đã tạo cho Học sinh sự phấn khởi trong quá trình học tập Từ đó, các em cảm thấy yêu thích môn học hơn, tìm được niềm say mê trong nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy, sáng tạo Qua đó, hình thành kỹ năng tự học, tự lĩnh hội kiến thức cho học sinh thông qua nhiều kênh giáo dục : từ giáo viên, sách báo, tạp chí khoa học, mạng internet, …

- Từ việc các em được tự mình tìm hiểu để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa Hóa học với

đời sống và sản xuất để thấy được Hóa học là một môn học thực nghiệm, Hóa học gắn liền

Trang 33

Trang 32 / 32

với cuộc sống Từ đó, dẫn đến niềm say mê trong nghiên cứu khoa học, ý thức định hướng nghề nghiệp sau này cho các em

- Trên cơ sở nghiên cứu các kiến thức phục vụ cho tiết học, góp phần bổ sung thêm cho các

em kiến thức xã hội, những thông tin liên quan đến các sự kiện trong thực tế : như các vật dụng gốm sứ qua các thời đại, nguồn gốc của Gốm sứ (Trung Quốc), con đường gốm sứ Hà Nội phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, …

- Qua một số tiết học vận dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” bằng hình thức cho học sinh tự chủ động nghiên cứu và trình bày như tiết học trên, tôi đã vận dụng vào một số bài tương tự và nhận thấy phản ứng rất tốt từ phía học sinh Vì vậy, tôi cho rằng

đây là một kinh nghiệm hiệu quả theo phương pháp dạy “lấy học sinh làm trung tâm” mà tôi

muốn trao đổi cùng Qúy đồng nghiệp Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Qúy Thầy cô

để phương pháp dạy học của chúng ta ngày càng mang lại hiệu quả cao nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w