Làm giảm giá trị các nhân vật huyền thoại

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux (Trang 70)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Làm giảm giá trị các nhân vật huyền thoại

Giải thiêng hay làm giảm giá trị các nhân vật huyền thoại cũng là một trong những phương cách để Giraudoux hướng tới việc gợi ra trong khán giả những suy nghĩ về cuộc sống, con người hiện đại.

Giraudoux đã thêm vào vở kịch của ông các nhân vật soi chiếu lẫn nhau, thêm vào những số phận thấp kém bên cạnh những số phận xuất thân từ tầng lớp quý tộc: Agathe / Clytemnestre (Hồi II, cảnh 6 và Hồi II, cảnh 8) , Égisthe / người trai trẻ - tình nhân của Agathe (Hồi II, cảnh 2) ; Hoặc xuất thân từ dân chúng như bà Narsès, được tuyển chọn là mẹ đỡ đầu cho Électre, thế vào vị trí của Clytemnestre.

Một biện pháp khác mà Giraudoux cũng hay sử dụng đó là việc cài vào những tình huống lố bịch: chứng máy cơ của Agamemnon, cái chết của hai người trong hoàng tộc (mà lẽ ra phải là nguồn gốc của sự thống thiết). Bên cạnh đó là các tình huống dễ quy chiếu đến các kiểu kịch đường phố hoặc tiểu thuyết trinh thám.

Các bình luận cũng góp phần vào việc làm giảm giá các nhân vật huyền thoại: những lời bình phẩm của người ăn mày, cực kì vô lễ đối với các nhân vật không thuộc hoàng gia: “Khối u độc hoàng tộc chấp nhận những thị dân” (Hồi I, cảnh 3).

Như vậy, bằng việc lố bịch hóa các nhân vật huyền thoại, Giraudoux đã không nhắm tới sự thanh lọc thông qua mối cảm thương như bi kịch cổ đại. Trong sự chuyển hóa đó, Giraudoux đã thực hiện những thao tác rất điêu luyện của một nhà soạn kịch tài năng. Ông làm bừng sáng lên những cách tân nghệ thuật của mình bằng cách làm phong phú thêm cốt truyện thông qua việc thường xuyên đưa vào những yếu tố hiện đại. Ông tăng gấp đôi tình tiết của những người Atrides trong hoàng tộc từ một tình tiết thị dân (tình tiết về những người Théocatholès). Ông chuyển hóa tình tiết vào trong tình tiết trinh thám bởi Électre ban đầu không biết ai là kẻ sát nhân, đồng thời đưa vào các yếu tố của tình tiết về việc bị ngã của Oreste từ tay mẹ chàng, việc chàng bị những tiểu nữ thần Euménides giam giữ...

Bên cạnh đó, Giraudoux còn sửa đi các nhân vật có trong huyền thoại: ông khiến họ người hơn qua việc tô điểm thêm cách diễn đạt của họ; Égisthe không chỉ là một kẻ sát nhân hạ tiện: vào cuối vở kịch, y còn cho thấy một chút cao thượng trong tâm hồn; Với tư cách là vợ, Clytemnestre cũng gây xúc động bởi nỗi đau đớn của bà ta; Người nông dân trong kịch của Euripide trở thành người làm vườn, anh ta còn là một công cụ - là người ca hát về tình yêu. Các tiểu nữ Euménides biến thành các thiện nhân, họ không còn là những Erynnies chuyên trả thù trong kịch của Eschyle. Giraudoux còn sáng

tạo hơn nữa, nhân vật của ông phần đông xuất thân từ thế giới hiện đại. Người ăn mày, bà Narsès và đám đông người nghèo khổ đều là sự hiện đại hóa của dàn đồng ca cổ đại.

Tóm lại, trong khi tấn công vào huyền thoại cổ đại, Giraudoux đã cho thấy trí tuệ hiện đại qua việc trình bày các sự kiện, con người một cách trêu đùa và ông mong muốn gây bất ngờ ở nơi mà không có bất cứ sự bất ngờ nào được chờ đợi. Ông muốn sáng tạo ra sự phức tạp mang tính trí tuệ giữa ông với khán giả. Với vở Chiến tranh thành Troie sẽ không xảy ra, Giraudoux đã trộn lẫn cả bi kịch và hài kịch, một số cảnh lố lăng lại luân phiên một số cảnh khác khơi gợi sự thống thiết, cảm động. Chúng có tác dụng làm giãn bớt căng thẳng cho khán giả và sắp xếp các tương phản. Đó thường là các tính cách mâu thuẫn đối lập nhau, chính sự mâu thuẫn đó đã tạo ra tiếng cười. Sự nghiêm nghị cứng nhắc của Hector đụng phải lời lẽ xấc xược của Pâris (Hồi I, cảnh 4) và sau đó, là sự bướng bỉnh, ngoan cố của Hélène (Hồi I, cảnh 8). Trong cảnh 6 hồi I, những lời đối đáp của Hécube và những tiếng cười rộ lên của các mụ hầu đã lật tẩy vẻ long trọng và tham vọng của Démokos. Những thay đổi về giọng điệu được đưa vào trong một vài cảnh đã tạo ra những đứt đoạn cần thiết cho vở kịch và lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Ví như cuộc thi ứng khẩu đã làm thay đổi nhịp của hội đồng chiến tranh do những người già tổ chức (Hồi II, cảnh 4). Xa hơn một chút (Hồi II, cảnh 5), việc tham khảo ý kiến của Busiris đã tạo ra sự đan cài thú vị về sự châm biếm và hề kịch, đồng thời mang lại cho công chúng một niềm vui thích.

Giraudoux đã đưa vào kịch của ông sự phóng túng qua các sai trật niên biểu và tạo ra tiếng cười sảng khoái qua các đồ vật: lâu đài được xây dựng bằng “đá gaulois”, Électre được ví như “ngọn đèn dầu mazut” (Hồi I, cảnh 13), người chồng của Agathe uống “café” và hút “thuốc lá” (Hồi II, cảnh 6), người làm vườn giống như nhân vật Hernani của Hugo. Cái hài được tạo ra từ

tập hợp của các từ bất nhã; ông còn cài một phần quan trọng cái hài vào kịch tạo nên đối âm với cái bi. Thậm chí Giraudoux còn thường xuyên giễu nhại cái bi.

Sự giễu nhại huyền thoại ở đây phục vụ cho việc giải thiêng một cách hài hước các vị thần và cho việc nhấn mạnh ý nghĩa tượng trưng, toàn nhân loại của những xung đột cuộc sống đã được miêu tả.

Các vị thần trong kịch hiện đại của Giraudoux đã bị “lột tẩy” tấm áo khoác linh thiêng, chỉ còn lại hình hài rất con người: các vị ấy cũng là những kẻ đam mê tình dục, những kẻ lố bịch, tham lam và kém cỏi, thậm chí vô dụng. Rõ ràng trong thế giới hiện đại, quyền năng của các vị thần không còn ý nghĩa, con người đã khẳng định được giá trị và vị trí của họ. “Đúng là con người sợ thần thánh. Nhưng vì các vị thần giống con người nên các vị thần không đảo lộn được cuộc sống của những quan hệ bình thường và tự nhiên vốn gắn bó với cuộc sống của con người” [4, tr. 17].

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong kịch Jean Giraudoux (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)